Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Đóng góp của chế lan viên trong lĩnh vực phê bình, lý luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.5 KB, 136 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Võ thị thanh Phơng

Đóng góp của Chế Lan Viên
trong lĩnh vực lý luận,
phê bình văn học
Chuyên ngành: Lý luận văn học
MÃ số: 62 22 32

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2010


2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong văn học Việt Nam hiện đại, Chế Lan Viên (1920 - 1989) là
tác gia lớn với một di sản văn chương rất phong phú và đa dạng. Hơn nửa thế
kỷ cầm bút, ông đã để lại cho nền văn học dân tộc một khối lượng tác phẩm
khá lớn, có giá trị nhiều mặt, sâu sắc bao gồm nhiều loại hình: thơ (14 tập),
văn xi (6 tập), tiểu luận - phê bình văn hc (8 tp). Nm 2002 v 2009, Nhà
xuát bản Vn học phối hợp cùng gia đình nhà thơ cơng bố Chế Lan Viên Toàn tập, gồm 5 tập, với hơn 4000 trang.
1.2. Từ trước đến nay, tài năng và thành tựu văn chương của Chế Lan
Viên được dư luận quan tâm nhiều hơn cả là ở mảng thơ ca. Từ Điêu tàn (1937)
đến Di cảo thơ được công bố sau khi ông mất (1992, 1994, 1995), Chế Lan Viên
luôn tạo được cho mình một mạch thơ hết sức độc đáo, xác lập một vị trí chắc


chắn của mình trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, trở thành nhà thơ của thế kỷ.
Nhưng như đã nói, khơng chỉ làm thơ, Chế Lan Viên cịn viết văn xi, tiểu luận
- phê bình văn học, và những trước tác này cũng có giá trị khơng kém gì thơ ca.
Riêng với lĩnh vực phê bình, lý luận văn học, Chế Lan Viên để lại những trang
viết sắc sảo, tài hoa, trí tuệ với giọng văn nhiệt tình, sơi nổi.
1.3. Tuy nhiên, nếu như thơ của Chế Lan Viên đã được nhiều nhà phê
bình nghiên cứu, nhận xét ngay từ khi tập thơ đầu tay ra đời, thư mục nghiên
cứu về thơ Chế Lan Viên nối dài hàng trăm trang, trải dài từ 1937 cho đến
hơm nay thì lĩnh vực phê bình, lý luận văn học của ông chưa được quan tâm
đúng mức, tương xứng với khối lượng tác phẩm và sự đóng góp của ơng. Vì
những lý do trên chúng tơi lựa chọn đề tài: Đóng góp của Chế Lan Viên
trong lĩnh vực phê bình, lý luận văn học làm đối tượng nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các tập tiểu luận - phê bình văn học
của Chế Lan Viên được các nhà nghiên cứu văn học quan tâm đánh giá ngay
từ khi mới xuất bản, nhưng không đều đặn, tập trung mà tản mạn, rải rác suốt
chừng nửa thế kỉ. Các bài viết đều đánh giá cao những đóng góp của Chế Lan
Viên đối với lĩnh vực phê bình, lý luận văn học.
Có thể nói, việc nghiên cứu mảng phê bình, lý luận văn học của Chế
Lan Viên bắt đầu được quan tâm khi cuốn Phê bình văn học (1962) của ơng ra


3
đời. Với bài Phê bình cuốn Phê bình văn học của Chế Lan Viên (1963), Triêu
Dương là người đầu tiên có những nhận xét, đánh giá về các bài viết trong tập
phê bình này. Mở đầu bài viết, Triêu Dương khẳng định: “Với mười chín bài
viết từ 1956 đến 1961 nay tập hợp lại trong cuốn Phê bình văn học này, Chế
Lan Viên đã cho thấy người đọc ở anh một phong cách riêng khó lẫn với
nhiều cây bút phê bình, nghiên cứu lý luận khác - “phong cách” ở đây khơng
chỉ hiểu là lối viết, nó cịn là cách nhìn, cách suy nghĩ và giải quyết những

vấn đề đặt ra. Có thể thấy ngay điểm nổi bật ở Chế Lan Viên: anh muốn tới
thẳng với người đọc bằng những điều tìm tịi, khám phá, đúc kết của chính
anh hơn là thơng qua một số ngun lí, nhận định rút ra từ những sách vở có
sẵn” [4, 488]. Nhận xét quan niệm về nghề nghiệp của Chế Lan Viên, Triêu
Dương cho rằng, ơng đã có những suy nghĩ, kiến giải “nghiêm túc của một
người đã sống lâu năm trong nghề, bây giờ “nghĩ về nghề” cố gắng truyền đạt
lại cho lớp người đi sau những kinh nghiệm thiết thân rất đáng hoan nghênh”
[4, 489]. Tác giả bài viết trân trọng sự nhiệt tình của Chế Lan Viên trong khi
nghiên cứu văn học: “Anh đến với văn học, với những cây bút đã khuất,
những tác phẩm đã ra đời cách đây hàng mấy trăm năm cũng như với những
cây bút, những tác phẩm hiện nay, bao giờ cũng sẵn một niềm sôi nổi, chân
thành” [4, 489]. “Với lối viết, lối suy nghĩ như vậy, Chế Lan Viên đã đem lại
cho người đọc nhiều trang viết hấp dẫn (...) khiến cho độc giả phải dừng lại lâu ở
những nhận xét ngắn mà đúng đắn và rất dễ gợi nhớ về sau” [4, 490]. Bên cạnh
việc đánh giá giá trị của tập sách, Triêu Dương cũng chỉ ra những hạn chế của
nó, như: “trong Phê bình văn học cịn có nhiều điểm cần bàn thêm. Đó là Chế
Lan Viên chưa chú ý lắm tới việc định nghĩa và giới thuyết cho thật rõ ràng
về mặt lý luận, việc chuyển ý “hơi dễ dãi” nên “cách diễn đạt của anh làm cho
người ta khó mà đồng ý” [4, 491]. Hay, ông cho rằng, phương pháp suy luận
của Chế Lan Viên có phần chủ quan: “Người ta thấy Chế Lan Viên có khi vì
q sơi nổi bảo vệ một nguyên tắc của mình mà đi đến những nhận xét không
được thỏa đáng lắm về tác phẩm” [4, 493],...
Năm 1974, tác giả Hồ Sĩ Vịnh có bài Nghĩ về Suy nghĩ và bình luận của
Chế Lan Viên. Trong bài viết này, Hồ Sĩ Vịnh khẳng định: “Tác giả của tập sách
này là một nhà thơ có khuynh hướng trí tuệ, một nhà viết kí chính luận - trữ tình,
một nhà hoạt động văn hóa giàu kinh nghiệm… Bấy nhiêu đặc điểm ấy đều được


4
phản ánh vào tập tiểu luận - phê bình, tạo nên và khẳng định Chế Lan Viên là nhà

phê bình độc đáo, có một phong cách riêng khơng trùng lặp” [4, 476]. Ông cũng
cho rằng, những suy nghĩ của Chế Lan Viên khơng phải là suy nghĩ mang tính
riêng tư, lí tính mà “ở Chế Lan Viên những điều ấy lặp đi lặp lại như một điệp
khúc, những điều ấy nói ra nghe sao da diết, sâu thẳm và khẩn thiết ở mức độ cao”
[4, 476]. Tác giả nhấn mạnh những trang viết về tội ác của quân xâm lược có sức
tố cáo mạnh mẽ: “Do vậy mà tiếng nhạc căm thù trong nhiều bài viết của Chế Lan
Viên có sức tố cáo lớn, có âm vang xa, cao vút, gây được những phản ứng sôi sục,
căm giận của người đọc đối với chủ nghĩa đế quốc Mĩ” [4, 478]. Những bàn luận
của Chế Lan Viên về thơ, theo tác giả, là những “trăn trở, nung nấu từ lâu và được
kiểm nghiệm, cọ xát trong thực tế bão táp của đời sống, của phong trào, bây giờ
anh nói ra nhuần nhuyễn, dễ có sức thuyết phục” [4, 478]. Tác giả bài viết cũng
khẳng định: “Không phải chỉ ở đây, trong Suy nghĩ bình luận, nhưng nhất là ở đây,
Chế Lan Viên là nhà phê bình đã đưa văn phê bình trở về với cuộc sống xanh
tươi, sinh động” [4, 480 - 481]. Về phương pháp làm việc của nhà phê bình, Hồ Sĩ
Vịnh cho rằng Chế Lan Viên có “khả năng khái quát lớn, sức liên tưởng và
phương pháp so sánh sự kiện khá tốt” [4, 482]. Giá trị của cuốn sách được đánh
giá cao ở chỗ nó “cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu mới, nhiều kết luận đúng,
nhiều nhận xét thú vị, hoặc nêu được nhiều vấn đề cơ bản, cần thiết tạo nên âm
hưởng chủ đạo của tập sách là tính chiến đấu sâu sắc” [4, 483].
Tiếp đó, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn, tư tưởng và
phong cách (1979) có bài: Đọc Suy nghĩ và bình luận của Chế Lan Viên. Trong bài
viết này, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định đây là tập sách có “quy mơ khác nhau,
cơng phu khác nhau, được viết theo những yêu cầu rất khác nhau” [52, 81]; “Có
bài chỉ là những điều ghi nhanh nghĩ vội, lấy tính sốt dẻo của cảm hứng làm
duyên. Có bài là kết quả của một quá trình nghiền ngẫm nghiêm túc xứng đáng là
những tiểu luận hoàn chỉnh” [52, 81]. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của tập
sách: “Nếu lấy chiều sâu của suy nghĩ, lấy tính hệ thống hồn chỉnh làm chuẩn thì
chất lượng khơng đều nhau... Có một số ý, một số cách diễn đạt lặp đi lặp lại…
Có bài đặt vấn đề sắc sảo nhưng giải quyết vấn đề chưa có gì sâu, chưa có gì
mới…” [52, 81]. Song nhìn chung, tác giả đánh giá cao mặt thành cơng của Chế

Lan Viên trong tập phê bình văn học này, như: “Cuốn sách đã hấp dẫn được
người đọc” bởi “sức nghĩ khỏe, cách nghĩ tốt” [52, 82]; “cách đặt vấn đề của anh


5
thường mới mẻ, và dưới con mắt anh, các hiện tượng, vấn đề, thường hiện lên với
nhiều cạnh khía phong phú và đôi khi bất ngờ một cách thú vị” [52, 85]; “cách
viết giàu hình ảnh, ngắn gọn” [52, 85]; “sử dụng tu từ, mĩ từ chiếm tỉ số cao” [52,
86]... Tác giả cịn ví những trang phê bình của Chế Lan Viên giống như “người
đàn bà sắc sảo, có văn hóa ưa làm dáng, thích trang sức... đây là một nét thói
quen, một nét phong cách khá sâu của Chế Lan Viên” [52, 86].
Nhân ngày giỗ lần thứ 5 của Chế Lan Viên (19-6-1994), Trần Mạnh Hảo
có bài Người làm vườn vĩnh cửu. Trong bài viết này, Trần Mạnh Hảo chủ yếu đề
cập đến thành tựu và đánh giá cao giá trị thơ ca của Chế Lan Viên, nhưng bên
cạnh đó, tác giả cũng khơng qn bình luận về những trang tùy bút, tiểu luận của
nhà văn: “đối với thời đại này, ông quả thực là một đại công thần về văn hóa.
Ơng đã đi hầu khắp thế giới, trừ có châu Mĩ, để làm người thuyết khách, người
rao giảng của Cách mạng, của cuộc kháng chiến cứu nước. Trong thời chống Mĩ,
tùy bút Những ngày nổi giận của ông có sức mạnh tinh thần của cả mười đạo
binh. Những bài thơ đánh giặc… của ơng có sức mạnh ngang hàng với sức mạnh
của những dàn tên lửa Sam một, Sam hai” [41, 253 - 254]. Và đặc biệt là “thái
độ quyết liệt, thậm chí dữ dằn, đằng đằng sát khí của ơng trong hàng loạt bài tiểu
luận về quan điểm nghệ thuật khi phải tranh biện, cãi vã” [41, 254].
Nguyễn Xuân Nam, trong bài Vẻ đẹp văn Chế Lan Viên (1995), đánh giá
cao cách viết tiểu luận - phê bình văn học của Chế Lan Viên. Theo Nguyễn
Xuân Nam, “giọng văn phê bình nghị luận của Chế Lan Viên là giọng văn hùng
biện” [41, 260 - 261], “lối đối thoại sinh động, hoạt bát, thú vị” [41, 261 - 262],
cùng với “cách suy tưởng, cách diễn đạt đầy chất thơ làm cho người đọc dễ lây
lan cảm hứng từ người viết” [41, 263]. Ở bài viết này, như chính tác giả đã nói ở
phần kết luận: “Tơi cứ muốn xem bài viết này như một phác thảo về những đóng

góp của Chế Lan Viên về lý luận, phê bình và bút kí” [41, 268], nên Nguyễn
Xn Nam mới chỉ dừng lại ở những nhận xét khái quát về vẻ đẹp của văn Chế
Lan Viên, nghiêng về cảm nhận mà chưa đi vào những phân tích cụ thể.
Trong cuốn Sống với văn học cùng thời (1997), Lại Nguyên Ân có bài
Giọng văn xi tiểu luận Chế Lan Viên. Trong đó, tác giả khẳng định: “Chế
Lan Viên của thơ - đó là chân dung nhìn nghiêng; Chế Lan Viên của văn xi ấy mới là chân dung nhìn thẳng” [7, 155]. Và theo ông, khoảng cách giữa thơ và
văn xuôi của Chế Lan Viên thật mong manh: “Nhưng cũng cứ theo thể loại mà
nhìn rộng ra, giữa văn xi của bút kí, chính luận, tiểu luận với thơ - mà lại là


6
thơ Chế Lan Viên càng về sau này - ranh giới cũng thật mong manh, khơng thấy
gì thật rạch rịi ngoại trừ một chỉ dẫn duy nhất: có hoặc khơng có sự chắp chữ
thành vần, hoặc nói bằng chính chữ của ơng, có sự qua hàng” [7, 157]; “Điều
muốn nói ở đây chỉ là sự thống nhất, thuần dạng của một tác giả đằng sau những
thể loại tưởng như rất khác nhau. Có người đã quan sát sự giống nhau từ ý tứ
đến câu chữ của các bút kí, chính luận và những bài thơ của Chế Lan Viên để
xác nhận chất thơ trong các bút kí ấy cũng như chất chính luận trong những
thơ ấy” [7, 157]. Với riêng giọng văn xuôi tiểu luận, tác giả bài viết chỉ ra, đó
là “giọng của một người có nghề đi truyền nghề, dạy nghề, tâm sự và lí sự về
nghề mình, giọng của một người làm văn đã quyết “phụng sự đêm nay cho
bánh lái con thuyền” trước những sắc thái mới của thời cuộc. Giọng của một
người muốn đại diện cho một nền thơ ca, một kiểu văn nghệ này đối thoại với
với những đại diện của các nền thơ ca và văn nghệ khác. Giọng của một thể loại
này muốn can dự vào các thể loại khác. Giọng của một kiểu số phận văn học này
muốn “chỉnh hướng” cho những kiểu số phận văn học khác… Ở đây “cái - tơi trữ - tình” thực sự nhường chỗ cho “cái - tơi- biện - lí” [7, 157 - 158]. Đó cịn là
“giọng quyết đốn thể hiện rõ tính chất tự thú, tự bạch”. Và chính “giọng văn
xi tiểu luận Chế Lan Viên - chính cái giọng ấy - chứ khơng phải những ý tứ,
lí lẽ kia - mới là đặc sắc, đặc sản của ngịi bút ơng” [7, 164].
Năm 1999, nhân kỷ niệm mười năm ngày mất của Chế Lan Viên, tại

thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học tổ chức “Hội thảo
khoa học về Chế Lan Viên”. Trong dịp này, nhiều nhà văn, nhà phê bình văn
học, và cả những người u thích thơ văn của Chế Lan Viên đã có những bài
viết đánh giá cao thành tựu văn chương của một nhà thơ tiêu biểu của thế kỷ
XX, nhà thơ của thế kỷ, nhà văn hóa. Chúng tơi xin điểm ba bài viết tiêu biểu
về lĩnh vực tiểu luận - phê bình văn học của Chế Lan Viên:
- Hoàng Nhân, với bài Một phong cách phê bình trực cảm mới, khẳng
định: “Đọc một số bài phê bình văn học thơ văn cổ điển và hiện đại của Chế
Lan Viên, có thể nói ơng đã đạt đến một phong cách phê bình trực cảm mới”
[95, 69]. Tác giả có những nhận xét tinh tế và so sánh phong cách phê bình
của Chế Lan Viên với tình hình phê bình văn học đương đại: “Từ những năm
60, dường như ngự trị một khuynh hướng phê bình văn học thiên lệch về đề
cao quan điểm, lập trường tư tưởng mà ít quan tâm xem xét những sáng tạo,
giá trị nghệ thuật và tác dụng thực tế về nhiều mặt của tác phẩm văn chương
(...) Chế Lan Viên đã tiếp tục một phong cách phê bình trực cảm từ thời Hồi
Thanh với Thi nhân Việt Nam nhưng hịa nhập nhiều yếu tố tích cực mới từ


7
sau thắng lợi của Cách mạng và bút pháp của một nhà thơ tài hoa của Điêu
tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão
(1967), Hoa trên đá (1984)… Phong cách phê bình trực cảm mới của Chế Lan
Viên có ý nghĩa góp phần xây dựng nền phê bình văn học hiện đại Việt Nam”
[95, 69 - 70]. Trong bài viết này, Hoàng Nhân khơng đồng tình với những nhận
xét của Triêu Dương khi cho rằng “tính khoa học trong phê bình văn học của
Chế Lan Viên cịn có những chỗ yếu vì vận dụng quan điểm Mác - Lênin chưa
được khách quan và đầy đủ” [95, 72]. Theo tác giả, “nhớ lại bối cảnh phê bình
văn học những năm 60 đang ào ào dâng lên trận địa “chống chủ nghĩa xét lại
trong văn học” và khơng ít người cơ hội, hùa theo… dường như chỉ để đề cao
giá trị duy nhất của chủ nghĩa hiện thực, thì ngày nay với khoảng cách thời gian,

chúng ta có thể hiểu ý nghĩa thâm thúy của những dòng suy tưởng của họ Chế”
[95, 72 - 73]. Từ đó, tác giả kết luận: “Chế Lan Viên đã góp phần đổi mới phong
cách phê bình trực cảm lừng danh một thời” [95, 73].
- Lê Quang Trang, trong bài Quan hệ giữa thơ và phê bình trong trước
tác của Chế Lan Viên, cũng khẳng định: “Người ta quen nghĩ đến Chế Lan
Viên là nhà thơ. Điều đó đúng, nhưng khơng nên qn rằng ơng cũng là nhà
phê bình tầm cỡ. Với một khối lượng bài viết không nhỏ, nhất là sự đặc sắc,
độc đáo của một phong cách phê bình đầy cá tính khiến những ai quan tâm
đến tình lịch sử của vấn đề không thể bỏ qua vị trí của ơng trong văn học nói
chung, lý luận phê bình nói riêng” [95, 61]. Trong bài viết của mình, Lê
Quang Trang tập trung vào mối quan hệ giữa thơ và phê bình của Chế Lan
Viên. Ở điểm này, tác giả có nhiều điểm gặp gỡ với Lại Nguyên Ân trong bài
Giọng văn xuôi tiểu luận Chế Lan Viên. Nhưng nếu Lại Nguyên Ân nghiêng
về cảm thụ “chất thơ” trong các trang viết văn xuôi, tiểu luận của Chế Lan
Viên thì Lê Quang Trang đi vào những phân tích cụ thể về “chất phê bình”
trong thơ. “Chất phê bình” thể hiện từ Điêu tàn đến Di cảo, điểm này thống nhất
với chính quan điểm của Chế Lan Viên “người ta làm những bài thơ đâu chỉ với
chất thơ, cần đủ mọi thứ để làm ra một thế giới. Với thơ cũng vậy. Do đó cần có
phê bình, có óc phê bình” [95, 62] mà đó phải là “phê bình bên trong, loại này
tác giả tiến hành với chính mình, từ trong trứng, từ trong bào thai tác phẩm và
đôi khi theo dõi tác giả suốt đời” [95, 62]. Nói như thế, tức là ơng khẳng định
trong thơ cần có phê bình”. Cịn trong phê bình, theo tác giả: “Sau này, nhất là
trong giai đoạn sáng tạo sung sức nhất, ông có nhiều thành tựu, thì phê bình lý


8
luận cũng có nhiều thành tựu” [95, 67]. Về phong cách văn tiểu luận của Chế
Lan Viên, Lê Quang Trang đáng giá: “Văn phê bình của ơng cuồn cuộn cảm
xúc, giàu hình ảnh, nhịp điệu. Ơng có tài trong việc chuyển hóa ý nghĩa của từ,
lấy cái cụ thể, hữu hình nói cái khái qt, trừu tượng” [95, 67].

- Khác với Hoàng Nhân và Lê Quang Trang, tác giả Nguyễn Văn Lưu
với bài Chế Lan Viên và văn hóa dân tộc tập trung nghiên cứu các bài viết của
Chế Lan Viên về phương diện văn hóa. Mở đầu bài viết, Nguyễn Văn Lưu
khẳng định: “Chế Lan Viên là nhà thơ có sức đọc rất lớn. Ơng đọc nhiều và
suy tư sâu sắc cả Đông Tây, kim cổ, nhưng với văn hóa văn học dân tộc, ơng
có sự say mê, có ý thức tìm hiểu, kế thừa đặc biệt nghiêm túc. Quan niệm về
văn hóa và tiếp thu văn hóa của Chế Lan Viên khơng phải là những tun
ngơn lí thuyết chung chung mà rất cụ thể rạch rịi, tồn diện... Chế Lan Viên
là nhà thơ lớn của dân tộc, cũng là nhà thơ lớn của dân tộc, cũng là nhà văn
hóa lớn. Ơng hiểu rõ bản chất quy luật của văn hóa và suốt cuộc đời mình,
ơng vừa sáng tác vừa nghiên cứu văn hóa, sáng tạo văn hóa” [95, 50]. Theo
tác giả, với những bài viết tập trung về văn hóa cũng như các ý kiến thể hiện
quan điểm của Chế Lan Viên về văn hóa rải rác trong cả đời văn của Chế Lan
Viên thì Chế Lan Viên đều “nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa dân tộc không
những rộng về diện mà sâu sắc đến từng ý từng lời” [95, 51].
Qua việc phân tích một số bài viết của Chế Lan Viên về văn hóa,
Nguyễn Văn Lưu khẳng định: “Có thể nói Chế Lan Viên vơ cùng tâm đắc,
nhuần nhuyễn quan niệm coi con người, cuộc sống của con người là cốt lõi
của văn chương nghệ thuật, của văn hóa. Con người của văn hóa là con người
cụ thể, con người của một hoàn cảnh, của một không gian, thời gian, của một
dân tộc, một thời đại” [95, 52]. Và theo ông, đây cũng là vấn đề Chế Lan Viên
trở đi trở lại nhiều lần: “Ở Việt Nam, văn hóa là gì, trong bối cảnh một nước
nhỏ bên cạnh một đế quốc to, bên cạnh một bể người và một bể chữ, thì văn
hóa ở đây là gì và cha ơng ta đã giải quyết vấn đề đó, đã bảo vệ và xây dựng
văn hóa như thế nào” [95, 53]. Vấn đề này được Chế Lan Viên phân tích, kết
hợp với dẫn chứng cụ thể thuyết phục “con người Việt Nam là con người gắn
với Tổ quốc, lịch sử... con người ấy quyết định không những màu sắc mà cả
văn hóa”. Nói về cuộc chiến tranh của Đế quốc Mĩ tại Việt Nam, Nguyễn Văn
Lưu cho rằng theo Chế Lan Viên không chỉ là “vấn đề quân sự, chính trị” mà



9
“về lâu dài nó là một vấn đề văn hóa”. Từ việc phân tích, Nguyễn Văn Lưu
thể hiện sự đồng tình của mình với những quan điểm của Chế Lan Viên về
văn hóa. Ơng kết luận: “Cách nhìn văn hóa của Chế Lan Viên có một ý nghĩa
to lớn. Khơng có cái gì là hoạt động của con người lại tách rời khỏi văn hóa,
lại khơng mang trong nó bản chất này hay bản chất kia của văn hóa, là chân
văn hóa hay ngụy văn hóa. Khơng thể nhìn đơn giản rằng văn hóa nghệ thuật
dường như khơng quan hệ trực tiếp đến chính trị... Chế Lan Viên là tấm
gương sáng cho những người hoạt động văn hóa nghệ thuật... Chế Lan Viên là
một nhà văn hóa, một nhà sáng tạo văn hóa” [95, 53 - 54].
Trong cuốn Chế Lan Viên người trồng hoa trên đá (2010), tác giả Hà
Minh Đức với bài “Dịng văn xi sắc sảo và trí tuệ” đã đánh giá cao những
trang văn xuôi của Chế Lan Viên. Theo ông, đời sống văn nghệ sau ngày hịa
bình lập lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội địi hỏi văn chương và lý luận về nghề
phải có lí lẽ và nguyên tắc sáng tạo, “và một Chàng Văn đã xuất hiện. Chàng
Văn đã trả lời “những câu hỏi có thực, của những bạn đọc có thực, về những
vấn đề có thực. Cái khó chính là ở chỗ khơng thể giải đáp chung được “Hình
như cứ với mỗi người cụ thể phải có một câu trả lời riêng, thật riêng mới hịng
sinh động, chính xác”. Chàng Văn đã trả lời chung bằng lý luận sinh động,
bằng thực tiễn góp phần giải quyết nhiều vấn đề về sáng tác văn nghệ” [24,
169]. Đối với hai tập Nói chuyện văn thơ và Vào nghề, tác giả Hà Minh Đức
cho rằng chúng “đã đến đúng lúc trong buổi đầu mọi thứ còn bỡ ngỡ mới mẻ”
[24, 170]. Và: “ngay từ những ngày đầu hịa bình lập lại các nhà Thơ mới đã
nhanh chóng hịa nhập với cuộc đời mới và có sáng tác hay Chế Lan Viên đã
kịp thời cổ vũ những thành công của Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh” [24,
170]. Không chỉ là cây bút sắc sảo về mặt lý luận, đánh giá kịp thời và cổ vũ
các phong trào thơ, các cây bút, Chế Lan Viên còn là người mở cánh cửa giới
thiệu nền thơ Việt Nam ra quốc tế: “Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng
vui là bài viết hay là cánh cửa mở ra quốc tế bước đầu giới thiệu nền thơ của

chúng ta và sau này Chế Lan Viên ln có những đóng góp mới qua những
chuyến hội thảo ở nước ngoài” [24, 170]. Đối với tập Những ngày nổi giận,
Hà Minh Đức ấn tượng bởi: “Trang viết tố cáo không sôi sục căm thù nhưng
thấm thía qua từng con chữ, chỉ ra bản chất của kẻ thù, nó coi thường mọi
người, nó là con thú đội lốt người, cái ác đội lốt lương thiện, kẻ lừa dối mang


10
vẻ trung thực” [24, 173]. Ơng khẳng định: “Có thể nói, Chế Lan Viên là nhà
thơ đánh địch xuất sắc nhất trong những năm chống Mĩ cứu nước qua văn
xuôi, qua thơ. Ngòi bút nhà thơ dựa trên sức mạnh của chính nghĩa, của
truyền thống dân tộc, của một nền văn hóa vững chắc được xây dựng, bồi đắp
từ hàng ngàn năm lịch sử - Trong bài Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân,
Chế Lan Viên đã có những tri thức thơng tuệ khi trân trọng tìm hiểu tư tưởng
và tình cảm của cha ơng qua các thời kì. Tác giả bày tỏ lịng biết ơn cha ơng
từ thanh gươm đến trang sách đã giữ gìn giang sơn tươi đẹp cho đến hôm
nay” [24, 173 - 174]. Qua việc phân tích một số bài viết, bài nói chuyện của
Chế Lan Viên, Hà Minh Đức đánh giá: “Chế Lan Viên thơng minh, trí tuệ và
linh hoạt trong đối thoại. Bài viết, bài nói của anh bao giờ cũng để lại nhiều ý
tưởng sắc sảo, gây ấn tượng” [24, 180]. Theo ông, ở Chế Lan Viên có sự kết
hợp giữa “kiến thức sâu sắc và kinh nghiệm sáng tác thành thực” ; “Chế Lan
Viên giàu tri thức và lý luận về thơ luôn tiếp nhận những cái mới của thơ ca
thế giới qua các cuộc hội thảo quốc tế, qua những cơng trình lý luận về thơ có
giá trị. Có thể nói trong dàn nhạc về thơ, tác giả cùng Xuân Diệu là những
nhạc trưởng tin cậy trong nhiều thập kỷ” [24, 182].
Điểm lại lịch sử nghiên cứu về tiểu luận và phê bình văn học của Chế
Lan Viên, chúng tơi có những nhận xét như sau:
- Các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá cao giá trị của các tập tiểu luận
và phê bình văn học của Chế Lan Viên. Ông là một cây bút viết tiểu luận và
phê bình văn học trí tuệ, sắc sảo, độc đáo, tài hoa, có đóng góp lớn cho nền lý

luận, phê bình văn học hiện đại Việt Nam.
- Nhiều bài viết có những luận điểm quan trọng, khái quát, phát hiện
mới mẻ, sâu sắc, thuyết phục.
- Tuy nhiên, các bài viết chỉ đi vào một khía cạnh nào đó hay dừng lại ở
một tập tiểu luận, phê bình văn học cụ thể mà chưa đi sâu tìm hiểu một cách đầy
đủ, có hệ thống về tồn bộ hoạt động phê bình, lý luận văn học của Chế Lan Viên.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Lấy Đóng góp của Chế Lan Viên trong lĩnh vực phê bình, lý luận văn học
làm đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát 8 tập tiểu luận - phê
bình văn học của tác giả như sau:
- Kinh nghiệm tổ chức sáng tác, Nxb Thép mới, Hà Nội, 1952.


11
Nói chuyện thơ văn (Chàng Văn), Nxb Văn học, Hà Nội, 1960.
- Vào nghề (Chàng Văn), Nxb Văn học, Hà Nội, 1962.
- Phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, 1962.
- Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học, Hà Nội, 1971.
- Bay theo đường dân tộc đang bay, Nxb Văn nghệ giải phóng, 1976.
- Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1981.
- Ngoại vi thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế,1987.
3.2. Bên cạnh đó, luận văn cịn khảo sát các tập thơ, văn xi,...của Chế
Lan Viên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Tìm hiểu vị trí mảng phê bình, lý luận trong sự nghiệp văn học của Chế
Lan Viên, từ đó khẳng định những đóng góp tồn diện của Chế Lan Viên đối
với sự phát triển của nền văn học dân tộc.
4.2 Tìm hiểu đóng góp của Chế Lan Viên thể hiện qua những đối tượng
chính, những vấn đề nổi bật trong lĩnh vực phê bình, lý luận văn học.
4.3. Tìm hiểu đóng góp của Chế Lan Viên thể hiện qua phong cách phê bình,

lý luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp
chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, tương ứng với các
nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu trên, luận văn được triển khai qua ba chương :
Chương 1. Hành trình sáng tạo và vị trí mảng phê bình, lý luận văn
học trong sự nghiệp của Chế Lan Viên
Chương 2. Những đối tượng chính và những vấn đề nổi bật trong lĩnh
vực phê bình, lý luận văn học của Chế Lan Viên.
Chương 3. Những nét đặc sắc trong phong cách phê bình, lý luận văn
học của Chế Lan Viên
-


12
Chương 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ VỊ TRÍ MẢNG PHÊ BÌNH,
LÝ LUẬN VĂN HỌC TRONG SỰ NGHIỆP CỦA CHẾ LAN VIÊN
1.1. Sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên
1.1.1. Chế Lan Viên - vài nét tiểu sử
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23.10.1920 (tại
Diễn Châu, Nghệ An) trong một gia đình viên chức nhỏ, nhưng quê gốc ở xã
Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Từ năm 1927, gia đình ơng chuyển
vào sống ở huyện lị An Nhơn (thành Bình Định cũ). Chế Lan Viên lớn lên và

học tiểu học ở An Nhơn rồi xuống Quy Nhơn học tiếp bậc Thành chung. Đỗ
bằng Thành chung, ơng thơi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn,
Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn
sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Chế Lan Viên bắt đầu làm thơ từ lúc còn ở tuổi thiếu niên (năm 12, 13
tuổi). Thơ, truyện ngắn của ông được đăng trên các báo Tiếng trẻ, Khuyến
học, Phong hóa từ những năm 1935 - 1936. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế
Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, gây được sự chú ý
đặc biệt trong phong trào Thơ mới. Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi
tiếng trên thi đàn Việt Nam. Cũng vào thời gian này, ơng tham gia nhóm thơ
Bình Định cùng nhiều nhà thơ có tên tuổi như Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách
Tấn, Bích Khê và một số bạn thơ khác. Chế Lan Viên cùng với Hàn Mặc Tử,
Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của
Bình Định. Vùng đất này đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm trí của
người thiếu niên giàu trí tưởng tượng. Thành Bình Định chính là Đồ Bàn,
kinh đơ của vương quốc Chiêm Thành xa xưa. Tuy đã tiêu trầm, nhưng quốc
gia phong kiến từng có thời kì rực rỡ huy hồng ấy vẫn cịn để lại nhiều dấu
tích: những ngọn tháp, những bãi tha ma hoang vắng, những câu chuyện về
ma Hời đầy bí ẩn và cả trong khúc hát Nam Ai, Nam Bình cũng chứa chất
niềm cảm thơng của người Việt - Chàm dành cho nỗi đau buồn của một dân
tộc bị tàn vong. Tâm hồn đa cảm, giàu tưởng tượng của cậu thiếu niên Chế
Lan Viên chắc chắn đã tìm được sự đồng cảm đặc biệt từ số phận đất nước,
nhân dân Chàm. Nhà nghèo, sớm mồ côi cha, Chế Lan Viên “bẩm sinh hay


13
buồn” (Phạm Hổ). Mang tâm sự của người dân mất nước, bản tính lại ít giao
du, thích cơ độc, Chế Lan Viên thuở ấy thường hay quanh quẩn bên những
ngọn tháp Chàm, hoang vắng. Ơng tìm thấy cảm hứng Điêu tàn từ chính
những ngọn tháp này chăng? Nhà thơ Nguyễn Vỹ từng nhận xét: “Trong câu

chuyện tâm sự, tôi thấy rõ Chế Lan Viên bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi những
ngọn tháp Chàm rải rác ở khắp Bình Định, ở ngay tỉnh lị Bình Định, gần Quy
Nhơn, chứng tích của một nền văn minh cổ kính vừa sụp đổ. Nếu Chế Lan
Viên cũng là sản phẩm của những điêu tàn bi hận mà lịch sử vẻ vang của dân
tộc Chàm còn để lại trên đất nước thung lũng PoNagar” [4, 596 - 597].
Năm 1939, Chế Lan Viên ra học tại Hà Nội, sau đó Chế Lan Viên vào
Sài Gịn làm báo rồi ra Thanh Hóa, sau nữa quay về Đà Nẵng, Huế dạy học.
Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, mang màu sắc siêu hình, huyền
bí, sau đó là tập bút kí triết luận Gai lửa. Mọi sự kiếm tìm và thể hiện nghệ
thuật của Chế Lan Viên thời kì này đều rơi vào “bế tắc” trước hoàn cảnh đất
nước lúc bấy giờ.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra, ông tham gia phong trào Việt
Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn Xây dựng cùng với Hoài
Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp,
Chế Lan Viên làm báo và công tác văn nghệ ở Liên khu IV và chiến trường
Bình - Trị - Thiên. Thời kì này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các
báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Cách mạng và kháng chiến đã giúp
cho nhà thơ có những biến đổi sâu sắc, quan trọng trong tư tưởng và con
đường nghệ thuật của mình. Phong cách thơ của ơng giai đoạn này cũng
chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà
Cơn - Đường Chín (Quảng Trị), Chế Lan Viên được kết nạp vào Đảng Cộng
sản Đông Dương.
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học.
Từ năm 1956 đến năm 1958, ơng cơng tác ở Phịng Văn nghệ, Ban Tun
huấn Trung ương, cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là
báo Văn nghệ). Những bài thơ Chế Lan Viên sáng tác trong thời kì kháng
chiến được tập hợp trong tập thơ Gửi các anh (in năm 1955), thể hiện sự
chuyển biến quan trọng trong tư tưởng và hồn thơ của tác giả.



14
Tiếp đó, tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960) là một thành công xuất sắc
của Chế Lan Viên trên chặng đường thơ Cách mạng, đánh dấu bước phát triển
mới của thơ Chế Lan Viên. Vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thơ
Chế Lan Viên có những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu mới
với các tập: Hoa ngày thường, Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc
(1972), Đối thoại mới (1973) đậm chất chính luận thời sự, âm hưởng sử thi
hào hùng mang khí thế cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc, đồng thời vẫn có
một mạch thơ trong trẻo, dịu mát về tình cảm gia đình, tình yêu, thiên nhiên…
Tập thơ Hoa trước lăng Người (1976) là một thành công của Chế Lan Viên về
hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam.
Sau ngày đất nước giải phóng (1975), ơng vào sống ở Thành phố Hồ
Chí Minh, tại một căn nhà nhỏ ở quận Tân Bình, ven thành mà ơng đặt tên
cho nơi ấy là Viên Tĩnh viên và tiếp tục cho ra đời các tập thơ Hái theo mùa
(1977), Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986).
Ngồi tài năng thơ, Chế Lan Viên cịn là cây bút văn xi đặc sắc với
các tập bút kí như Vàng sao (1942), Thăm Trung Quốc (1963), Những ngày
nổi giận (1966), Giờ của số thành (1977),...; các tập tiểu luận - phê bình văn
học như: Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận
(1971), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981), Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân
(1981),...
Ông từng là Ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban
Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa các khóa IV, V và VI, Ủy viên Ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc
hội. Ông cũng đã tham dự nhiều diễn đàn văn hóa quốc tế ở Liên Xô, Pháp,
Nam Tư, Ấn Độ, Na Uy, Thụy Điển... Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 tại
Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.
Ba năm sau khi ông qua đời, người bạn đời của ông là nhà văn Vũ Thị
Thường đã tuyển chọn và xuất bản: Di cảo thơ Chế Lan Viên gồm ba tập (tập
1 - 1992, tập 2 - 1993, tập 3 - 1996).

Chế Lan Viên đã được trao các giải thưởng sau:
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1994 (Di cảo thơ, tập 1,2)
- Giải A Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1995 (Hoa trên đá)
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, năm 1996.


15
1.1.2. Các chặng đường sáng tạo văn học của Chế Lan Viên
Có thể chia sự nghiệp văn học của ơng qua các chặng: trước Cách
mạng tháng Tám (1945), sau Cách mạng tháng Tám đến 1975, sau 1975 đến
khi qua đời.
1.1.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám
Trước Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên được biết đến với tư cách
là một nhà thơ, đặc biệt khi Điêu tàn xuất hiện trên văn đàn đã tạo nên một
tiếng vang lớn. Một chàng thanh niên 17 tuổi đã làm người đọc phải phải ngỡ
ngàng khơng chỉ vì sự xuất hiện đột ngột của một hồn thơ trẻ tuổi, mà còn bởi
trong giọng buồn quen thuộc của thơ ca lãng mạn 1932 - 1945, đây là giọng
buồn ảo não, có pha màu huyền bí. Giữa bình nguyên nhiều màu sắc của Thơ
mới hồi ấy, Điêu tàn “đột ngột xuất hiện như một niềm kinh dị”, “một tháp
Chàm lẻ loi và bí mật” (Hồi Thanh và Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam). Tập
Điêu tàn là sự kết hợp và thăng hoa cùng lúc nhiều yếu tố: những ám ảnh tuổi
thơ với những tháp Chàm cô đơn sừng sững trong hồng hơn, nỗi cơ đơn và
bế tắc của một thanh niên vừa lớn lên đã thấm nỗi buồn thời đại, và sau nữa là
một tài năng thơ thiên phú.
Tên tuổi của Chế Lan Viên càng được nhiều người biết đến khi cùng
với Hàn Mạc Tử, Yến Lan, Qch Tấn nhóm lên nhóm thơ Bình Định nổi
tiếng và tạo một dấu ấn độc đáo cho Thơ mới đương thời.
Đến với thơ của Chế Lan Viên trước Cách mạng, người đọc dễ dàng nhận
thấy, thơ ông in rõ những dấu ấn của thực tại cuộc sống và chất chứa bao niềm
suy tưởng về quá khứ đau thương của một dân tộc. Trước những chứng tích của

một nền văn minh bị mai một theo thời gian còn lại như: ngọn tháp, đền đài,
tượng Chàm, đã gợi lên cho tâm hồn thơ Chế Lan Viên biết bao sự liên tưởng
mạnh mẽ và để rồi, nhà thơ lặng lẽ quay về “xem non nước giống dân Hời”.
Khám phá những giá trị của thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng, một
trong những điều khiến chúng ta phải ngẫm nghĩ đó là cái thế giới đầy kinh dị, là
nỗi đau xót được tạo nên bởi tâm hồn thơ tuổi trẻ có trí tưởng tượng phong phú.
Ở ông trào dậy bao điều suy nghĩ và bao nỗi xót xa, buồn tủi về những gì đang
diễn ra trong cuộc sống hiện tại. Ông cay đắng khi nhận ra cái thế giới xung
quanh mình đầy rẫy những trò gian trá, bịp bợm, thâm hiểm và xảo quyệt, ơng
ngậm ngùi cho những kiếp Sống mịn, Đời thừa, Bước đường cùng,...


16
Chế Lan Viên tìm đến thơ để gửi gắm và giãi bày sự suy ngẫm của
mình về cuộc sống. Ơng nói đến nỗi đau của dân tộc Chàm cũng là để bộc lộ
nỗi đau của chính mình trước cảnh đời hiện tại. Chính từ những nhận thức đó,
nhà thơ cảm nhận sâu sắc về sự vô nghĩa, cái u buồn, u tối, cái sầu vô hạn
giữa cuộc đời hiện tại và ông:
Với tôi tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngồi nghĩa khổ đau!
(Xn)
Có lẽ trong sự sâu thẳm ở cõi lịng Chế Lan Viên, hình ảnh của “những
tháp Chàm gầy mịn vì mong đợi, những đền xưa đổ nát dưới thời gian, những
tượng Chàm lở lói rỉ rên than” khơng chỉ là hình ảnh của một nước Chàm đã
mất, mà còn là sự dự cảm về số phận của dân tộc Việt trong cảnh nô lệ lầm
than. Cuộc sống hiện tại được Chế Lan Viên cảm nhận với niềm uất hận, đau
thương, nên dẫu có xuân về trong nắng sớm nhưng trong lịng ơng vẫn đơng
lạnh giá băng thơi.
Chế Lan Viên phủ nhận thực tại xã hội đương thời và thất vọng, chán
nản trước những sắc màu, hình ảnh của trần gian để hướng đến “một tinh cầu

giá lạnh, một vì sao trơ trọi cuối trời xa”. Ơng đã đi tìm mình, tìm Cõi Ta
trong sự cơ đơn và bơ vơ giữa cái mênh mông xa vắng của cuộc đời để rồi xót
xa, buồn tủi nhận ra mình chỉ là một cánh chim thu lạc cuối ngàn, ông thốt lên
Đường về thu trước xa lắm lắm
Mà kẻ đi về chỉ một tơi!
Tóm lại, trước thực tại của xã hội đó, Chế Lan Viên đã tìm được cách
nói độc đáo để thể hiện một cách thấm thía, sâu sắc những nỗi đau đời của
ông. Chế Lan Viên mượn đề tài về sự hoang phế, điêu tàn để kí thác một tâm
sự mới, một tư tưởng lớn lao hơn so với bản thân đề tài. Có thể nói, Chế Lan
Viên tìm về quá khứ của một dân tộc khác, là một cách nói, mà cũng là một
cách tránh nói về hiện thực mất nước của dân tộc mình.
Khơng chỉ gây tiếng vang với Điêu tàn, Chế Lan Viên còn được biết
đến với một số truyện ngắn đăng trên các báo Tiếng trẻ, Khuyến học, Phong
hóa vào những năm 1935- 1936.
Năm 1942, Chế Lan Viên cho ra đời tập Vàng sao, một tập bút kí văn
chương - triết luận, được đánh giá là “đạt tới sự tổng hợp của triết học và thi


17
ca” [4, 449]. Tập Vàng sao gồm nhiều tiểu luận và tạp kí, với thể văn suy
tưởng, tràn đầy những hình ảnh kì dị và nên thơ. Chế Lan Viên muốn làm một
nhà triết học, lí giải những vấn đề lớn mà xưa nay triết học nghiên cứu. Chỗ
đứng của nhà thơ là cái “lầu tư tưởng” do ông tưởng tượng ra trên cơ sở một
cái lầu cửa Đông của thành Bình Định. Từ đây tách biệt hẳn sự ràng buộc nhỏ
nhen ở đời. Tại “lầu tư tưởng” đó, Chế Lan Viên thả cho dòng tư tưởng đi về
mọi chốn Xa Xanh vô tận của đất trời, cái tôi cô đơn hoảng loạn tưởng có thể
tự giải thốt bằng một “đài thơ” hay một “tháp nghĩ” :
“Ta lại lên lầu, thành tâm hơn một nhà giáo sĩ. Mở chiếc áo để tìm vú
mẹ, ta băn khoăn mở cánh cửa tìm trời. Chỉ một cử chỉ đó thơi mà ta đã tưởng
lìa bỏ một cái gì khác lạ. Thật thế, cách đây ba bước ấy là phiền hà sâu bọ của

cuộc đời: bữa cơm không ngon, đôi giày sắp thủng, bức thư nhạt nhẽo của cơ
tình nhân, tính hạnh ngỗ nghịch của mấy ơng học trị khó dạy. Nhưng bây giờ
ta đã có một bầu khinh thanh… Cảm giác của ta là đứng trong một cái tháp
đài vô ảnh, và tuy không tàng thuật, ta vẫn ung dung như một kẻ vơ hình.
Làm gì nghĩ gì, ngồi kia nhìn vào, lồi người như đui, như điếc” [114, 56].
Như vậy, trong giai đoạn này, hai tác phẩm: một Điêu tàn (thơ), một
Vàng sao (văn xuôi) đã đánh dấu một giai đoạn sáng tác đầy dấu ấn của Chế
Lan Viên, được đánh giá là: “Hai tác phẩm - một thơ, một văn xuôi - như một
cặp song sinh tinh thần của một giai đoạn sáng tạo cùng nhằm về một hướng,
tụ lại một điểm: hành trình đầy hứng khởi mà cũng đầy đau đớn vào một thế
giới thần bí và siêu hình” [5, 9].
1.1.2.2. Từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
Cách mạng tháng Tám thành công, lịch sử dân tộc sang trang. Cùng với
những thay đổi lớn lao, và mạnh mẽ của đời sống dân tộc, cuộc đời và thơ,
văn Chế Lan Viên đã thốt khỏi “thung lũng đau thương” đặc bóng tối, thốt
khỏi sự cơ đơn, bế tắc để tìm ra “cánh đồng vui” tràn đầy “ánh sáng và phù
sa” để hịa hợp với người.
Chế Lan Viên hạnh phúc đón chào cách mạng, nhiệt thành tham gia
kháng chiến, nhưng con người nghệ sĩ trong ơng khơng ít những nỗi băn
khoăn, vướng mắc ở vấn đề nghệ thuật và Cách mạng.
Sau mười năm hịa mình vào đời sống kháng chiến, hiểu hơn về Tổ
quốc và nhân dân, năm 1955, Gửi các anh ra đời là “vụ gặt” đầu của Chế Lan


18
Viên trong mùa thơ mới. Trong thời gian kháng chiến, sự sáng tạo thơ của
Chế Lan Viên chỉ dừng lại ở tập thơ Gửi các anh gồm 14 bài. Những tháng
năm đó, con người nghệ sĩ ở Chế Lan Viên chủ yếu nghiền ngẫm, tìm tịi về
phương thức thể hiện để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của cuộc đời mới.
Ông đã trải qua những gian truân vất vả và cảm nhận được khơng khí hào

hùng, sơi động của dân tộc trong kháng chiến. Ông xúc động mãnh liệt trước
bao nhiêu tấm gương hi sinh anh dũng của những con người bình thường
giản dị để làm nên chiến thắng.
Ở tập thơ Gửi các anh, bỏ đi phần gò ép, chập chững buổi đầu trên con
đường thơ Cách mạng, chúng ta cũng dễ nhận ra sự xúc động của Chế Lan
Viên khi viết về người mẹ trong vùng giặc chiếm với tình cảm chân thành. Đó
là lịng u thương mẹ của đứa con nghĩ đến mẹ nhiều nước mắt rưng rưng.
Nghĩ về mẹ, nhà thơ đã cảm nhận tình thương của mẹ là gió dịu đưa hương,
và mẹ thương con như sữa nồng, như nước mắt. Chế Lan Viên còn ghi lại
những niềm vui bình dị của đời sống kháng chiến ở Một bữa cơm thường
trong bản nhỏ. Nhà thơ xúc động viết về sự ngã xuống của các anh bộ đội nơi
biên giới Việt Lào, bên bờ suối Vạn Mai, hay dưới một gốc cây sung “chín đỏ
mùa hè”. Hình ảnh của những người dân cơng gánh bom gập người, đường
dài đứt hơi mà vẫn luôn yêu đời cũng đã đi vào thơ Chế Lan Viên trong niềm
tự hào trân trọng. Ơng xót xa, đau đớn trước cảnh q hương chìm trong khói
lửa chiến tranh, máu đã hịa nước mắt, ngút trời đồng bốc lửa, và đồi sim lầy
máu tươi. Chế Lan Viên những mong mọi người hãy luôn Nhớ lấy để trả thù
cho quê hương, Tổ quốc.
Có thể nói, sống chân thành, sâu sắc với hiện thực đời sống kháng chiến
chống Pháp của dân tộc, Chế Lan Viên đã đưa thơ ơng thốt khỏi dĩ vãng buồn
thương để trở về với cuộc đời hiện tại trong niềm tin yêu. Cuộc sống cách mạng
và kháng chiến đã tạo điều kiện thuận lợi, chắp cánh cho tâm hồn thơ Chế Lan
Viên vươn tới những đỉnh cao nghệ thuật và Bay theo đường dân tộc đang bay.
Hồn thơ Chế Lan Viên đã hồn tồn đổi khác. Trước kia, ơng nhìn vào trong để
biểu hiện mình thì nay, ơng nhìn ra xung quanh để thể hiện cuộc sống kháng chiến
của một Bình Trị Thiên đánh giặc và cảm nhận cái đẹp, cái anh hùng.
Trong giai đoạn này, ngoài Gửi các anh, Chế Lan Viên chủ yếu là viết
báo. Sau khi tham gia Cách mạng tháng Tám tại Quy Nhơn, Chế Lan Viên ra



19
Huế tham gia Đoàn Xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy
Anh… Ông viết bài cho báo Quyết Thắng của Việt Minh Trung Bộ. Trong
kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên
khu Bốn và chiến trường Bình Trị Thiên. Cũng thời gian này, ơng bắt đầu viết
phê bình, tập hợp trong cuốn Kinh nghiệm tổ chức sáng tác. Kinh nghiệm sáng
tác của ơng là kinh nghiệm đi tìm tài liệu; kinh nghiệm ghi chép; kinh nghiệm
về việc thực hiện tác phẩm. Đó là những kinh nghiệm quý báu cho nền văn
nghệ Cách mạng trong những ngày đầu hịa bình.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta giành được
thắng lợi. Chế Lan Viên hịa mình với cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc trong niềm vui và hạnh phúc. Trong hoàn cảnh cuộc đời mới, hơn
lúc nào hết, Chế Lan Viên càng nhận rõ hơn ý nghĩa lớn lao mà ơng đã có
được ở những tháng năm sống gắn bó với cuộc sống kháng chiến của dân tộc:
Ôi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa,
Nghìn năm sau vẫn đủ sức soi đường.
(Tiếng hát con tàu)
“Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” là cảm hứng chủ đạo của
tập thơ Ánh sáng và phù sa được xuất bản năm 1960. Tập thơ phản ánh, ngợi ca
cuộc sống mới đang lớn dậy từng ngày, đồng thời xuyên suốt tập thơ là sự giằng
xé trong tâm hồn nhà thơ, đẩy lùi nỗi đau cũ để tiến đến niềm vui mới: “Cho đến
được… lúa vàng đất mật - Phải trên lịng bao trận gió mưa qua”. Khép lại cuộc
đấu tranh ấy, Chế Lan Viên đã “từ chân trời của một người đến với chân trời của
mọi người”. Tập thơ đánh dấu sự thăng hoa mới của hồn thơ Chế Lan Viên từ
cõi lãng mạn siêu hình thời Điêu tàn, trở thành nhà thơ hát ca về sự đổi thay của
cuộc sống tự do và xây dựng bởi niềm vui bây giờ là niềm vui có thực:
Nắng đem chia mùa mới xuống trăm nhà,
Đã tắt tiếng than cuộc đời gió thổi.
Mẹ ru con bằng bài ca bộ đội,
Đời quá vui nên áo vải cũng cài hoa.

(… Cái vui bây giờ)
Nỗi đau về cuộc sống quá khứ đã qua và niềm vui giữa cuộc sống hiện
tại ngày một dâng đầy, tâm hồn thơ của Chế Lan Viên giờ đây như ngập tràn
niềm vui trước cuộc đời rực rỡ phù sa. Nhà thơ quan niệm "lấy cái vui của đời


20
đánh bạt mọi thương đau". Càng gắn bó với cuộc đời, nhà thơ càng thấm thía
hơn bao niềm hạnh phúc đang đến với mình. Nhà thơ đã cảm nhận “hạnh
phúc như đào ngon chín tới, hạnh phúc nào khơng hạnh phúc đầu tiên" và
"mỗi bước đời ta ghép một vần thương". Niềm vui càng trở nên rạo rực và
càng nhân lên khi Chế Lan Viên nhận thức về cuộc sống ngày càng sâu sắc
hơn:
Ngoảnh đầu chào Điện Biên,
Ngoảnh đầu chào Giơne.
Ngoảnh đầu chào trăm nơi máu Đảng ta và nhân dân ta đã đổ,
Cho sáng nay chân ta về dẫm lại nơi này.
Vâng, tôi yêu những nơi đá cộc cây cằn,
Tổ quốc như bà mẹ nghèo thì thào cùng tơi qua nước mắt.
Nhưng rừng vàng bể bạc,
Tôi cũng yêu những nơi thân thể chín đầy.
Như tháng giêng hai mình xn trái chín,
Mỗi trái đào mọng đỏ gọi lịng ta.
(Cành phong lan bể)
Có khi chỉ một nhành hoa nhỏ cũng làm nhà thơ xúc động, sự đối lập
giữa hiện tại và quá khứ như được ngộ ra trong một khoảnh khắc:
Chỉ một nhành hoa.
Tôi sững sờ:
Đất này xưa giặc chiếm, không hoa.
Tơi vui lịng đổi trăm mùa khác,

Lấy nhánh hồng đây, nở chậm mùa.
Cuộc sống hôm nay mới đáng yêu làm sao! Vì thế, những vần thơ của
nhà thơ viết về cuộc đời mới rất đỗi đằm thắm, ngọt ngào. Nhà thơ cảm nhận:
Cái sống ngọt ngào trong từng sợi cỏ,
Một cành hoa cũng muốn giục môi hôn.
(Tàu đến)
Và niềm vui của cuộc sống mới hôm nay phải được thể hiện trên khắp
những trang thơ:
Nỗi vui mùa lúa chín,
Cộng với rừng chim ca.


21
Đã nhân lịng ta dậy,
Chia đều trăm trang thơ.
(Tốn)
Sống giữa niềm vui của cuộc đời mới, Chế Lan Viên quan niệm mới
mẻ về quê hương. Quê hương không chỉ là nơi chơn nhau, cắt rốn. Q hương
cịn là nơi ta gắn bó và biết sống hết mình vì nó. Trong bài thơ Tiếng hát con
tàu, nhà thơ viết:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn.
hay:
Tình u làm đất lạ hóa q hương.
(Tiếng hát con tàu)
Nghĩ về cuộc sống hiện tại trong sự so sánh với quá khứ đau thương
của dân tộc, Chế Lan Viên càng tự hào khi hiểu rằng cuộc đời ngày thêm rực
rỡ phù sa, ngày một thêm ý nghĩa.
Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả,
Dù mai sau đời mn vạn lần hơn.

...
Dẫu có bay giữa trăng sao cũng tiếc không được
sống phút bây giờ.
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)
Bởi lẽ Chế Lan Viên đã hiểu được giá trị của cuộc sống, giá trị tự do, tự
nhận thức ra những điều mà thủa Điêu tàn khơng có được:
Tơi trở lại lịng mình,
Bây giờ mình cũng hiểu:
Hiểu đúng sắc trời xanh,
Khi dẹp tàn dông bão.
Hiểu giá làn gươm báu,
Sau mỗi lần đấu tranh.
Hiểu mình và hiểu người,
Hiểu đời và hiểu Đảng.
Tơi góp phần ánh sáng,
Tơi làm chủ hồn tôi.
(Ngoảnh lại mười lăm năm)
Chế Lan Viên đã đi từ chân trời của một người, đến chân trời của mọi
người. Cuộc đời mới là nguồn sức mạnh tinh thần giúp nhà thơ đi thực tế, gặp


22
lại nhân dân và hiểu cuộc sống bao la rung cả những lịng đang riêng lẻ, nhà
thơ khát vọng:
Tơi muốn đến chỗ nước trời lẫn sắc,
Nơi bốn mùa đã hóa thành thu.
Nơi đáy bể những rừng san hô vờ thức ngủ,
Những rừng rong tóc xõa lược trăng cài.
Nơi những đàn mây trắng xóa cá bay đi,
Cá nục, cá chuồn, cá chim - không phải chim đâu cá hồng hồng sắc vẩy,

Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về.
(Cành phong lan bể)
Cuộc sống mới chứa chan ánh sáng và phù sa đã thực sự giúp Chế Lan
Viên lấn từng nỗi đau như mùa chiêm lấn vành đai trắng và nay trở về ta lấy
lại vàng ta. Khi đã có hướng rồi, nhà thơ không ngần ngại: đi ra với sông, đi
ra với trời, đi ra với đời để cảm nhận được
Tôi yêu quá cuộc đời như con đẻ,
Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng.
Tôi nối với bạn bè như với bể,
Cả lịng tơi là một giải sơng Hồng.
(Chim lượn trăm vòng)
Càng đến với cuộc sống, những vần thơ của Chế Lan Viên càng chan
chứa niềm tin yêu cuộc sống và có quan niệm đúng đắn về con người cơng
dân trong cuộc đời mới. Trước đây nhà thơ trăn trở về cái Ta, Cõi Ta, thì giờ
đây nhà thơ đã nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trước cuộc đời
mới, xã hội mới:
Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình,
Câu hỏi hư vơ thổi nghìn nến tắt.
Ta vì ai? Khẽ xoay chiều ngọn bấc,
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.
(Hai câu hỏi)
Chế Lan Viên có khát vọng làm một cánh chim lượn trăm vịng trên Tổ
quốc mênh mơng để được trở lại giữa rừng sâu Việt Bắc, đến trước đồi Điện
Biên rực lửa, đến cả những vùng xưa chẳng đến, về giữa miền Nam trời của
mẹ, ra bể cá nồng hơi gió bể, nối với bạn bè như với bể, được ngắm nhìn ngàn


23
núi trăm sông diễm lệ và mở rộng tâm hồn mình đón nhận bao niềm vui và
hạnh phúc giữa cuộc đời. Với khát vọng đó, nhà thơ lịng tự dặn lịng:

Ơi chim én có bay khơng chim én,
Đến những đảo xa, đến những đảo mờ.
Ở đâu chưa đi thì lịng sẽ đến,
Lúc trở về, lòng ngậm những cành thơ.
(Qua Hạ Long)
Cuộc sống mới được nhà thơ cảm nhận với niềm tin u chân thành và
đó chính là nguồn thi hứng lớn lao, mạnh mẽ, luôn trỗi dậy trong tâm hồn nhà
thơ. Những đổi thay kì diệu của cuộc sống đã tạo tâm hồn thơ Chế Lan Viên
càng thêm dạt dào cảm xúc. Nhiều bài thơ của Chế Lan Viên trong thời kì này
thể hiện sự nhận thức sâu sắc về vẻ đẹp của Tổ quốc và dân tộc, về vai trò của
Đảng và Bác Hồ, tiêu biểu là Tiếng hát con tàu, Cành phong lan bể, Tàu đến,
Tàu đi, Kết nạp Đảng trên quê mẹ, Người đi tìm hình của nước,v.v...
Được tắm mình giữa đời sống của nhân dân, được ánh sáng của Đảng soi rọi
và phù sa của cuộc đời vun đắp, Chế Lan Viên đã vượt khỏi nỗi đau riêng đến với
niềm vui chung của dân tộc bằng tấm lòng chân thành và sự tài hoa nghệ thuật để
dâng hiến cho đời nhiều vần thơ hay. Cảm xúc ngày vào Đảng thiêng liêng quá, tự
hào quá, Chế Lan Viên đã nói được niềm xúc động khơng phải chỉ của riêng mình
mà của chung những người đồng chí được đứng trong hàng ngũ của Đảng :
Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác,
Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt.
Đá sỏi cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng?
Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn.
Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết,
Tơi cúi đầu nghe, dặt dìu, tha thiết.
Cây cỏ trời mây, kẻ mất người còn,
Trong mơ hồ, trăm tiếng của quê hương.
(Kết nạp Đảng trên quê mẹ)
Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ thành công khi viết về hình
tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh Bác trong thơ Chế Lan Viên hiện lên
gần gũi, bao dung:



24
Ơi! Giữa lịng ta, Bác đến tự hồi nào?
Bác vĩ đại mà chẳng làm ai kinh ngạc.
Một buổi sáng, nhìn lòng ta, ta thấy Bác,
Nước mắt giàn, ta cảm hết ơn sâu.
(Người thay đổi đời tôi - Người thay đổi thơ tôi)
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, Tổ quốc tươi đẹp và dân tộc
anh hùng là cảm hứng chủ đạo của Chế Lan Viên, nhà thơ những muốn:
Khi ta muốn thơ ta thành hầm chông giết giặc
Thành một nhành hoa mát mắt cho đời.
(Người thay đổi đời tôi - Người thay đổi thơ tôi)
Với Chế Lan Viên, chưa bao giờ Tổ quốc lại cao đẹp như những tháng
năm kháng chiến chống Mĩ. Nhà thơ không ngần ngại khẳng định đó là những
ngày đẹp hơn tất cả, ngày vĩ đại. Trong hồn cảnh đó, vẻ đẹp tâm hồn và tính
cách của dân tộc Việt Nam càng ngời sáng hơn. Nhà thơ kiêu hãnh viết:
Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng
Ta mọc dậy trước mắt nghìn nhân loại
Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng.
(Thời sự hè 72, bình luận)
Hiện thực đời sống thời kì kháng chiến chống Mĩ đã tỏa nắng cho thơ
Chế Lan Viên để nhà thơ có thêm nhiều vần thơ tràn đầy sức sống và sức hấp
dẫn. Tâm hồn thơ Chế Lan Viên rộng mở hướng tới khắp mọi miền của Tổ
quốc để nhạy bén thu nhận chất thơ của đời sống và hịa nhịp sống của mình
với nhịp sống của dân tộc. Nhà thơ viết về những cuộc tiễn đưa ra trận với kỉ
niệm của cái hôn cân vạn ngày lửa đạn và trầm tích trong bể sâu của nhớ, là
chút thương nhớ giắt bên mình cùng súng đạn.
Hình ảnh của cuộc sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng đi vào thơ
Chế Lan Viên ngày càng thêm đậm đà, sâu sắc. Nhà thơ tự hào viết những tên

làng, tên núi, tên đường, tên sông gắn liền với những chiến công hiển hách
như: Trường Sơn, Đường Chín, Ngã ba Đồng Lộc, Cồn Cỏ, Quảng Bình,
Vĩnh Linh. Nhà thơ cảm nhận cuộc sống hơm nay mỗi tấc núi sơng thành thơ
và hóa sử và các thế hệ nhìn chỗ ta đứng lúc này như những hải đăng. Tất cả
những điều đó chính là chất vàng, chất ngọc của cuộc đời đã góp phần tạo cho
Chế Lan Viên có được nhiều tứ thơ hay.


25
Trước hiện thực đời sống đó, nhà thơ nhận thức sâu sắc hơn vẻ đẹp của
Tổ quốc và sự gắn bó rất đỗi đằm thắm, thiết tha với Tổ quốc:
Ta yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ, bát ngát câu Kiều, bờ tre mái rạ,
Mái đình cong cong như bàn tay em gái vẫy giữa đêm chèo.
Cánh cò Việt Nam trong hơi mát xẩm xoan, cị lả,
Cái đơn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo.
(Thời sự hè 72, bình luận)
Hình ảnh của những bà mẹ, người chị, người vợ, những chàng áo vải,
những binh nhất, binh nhì mười tám tuổi đã đi vào thơ Chế Lan Viên với vẻ
đẹp chân chất, bình dị và thật đáng tự hào. Cũng chính trong những năm
tháng nước sơi lửa bỏng này, nhà thơ cảm nhận trọn vẹn hơn vai trò to lớn của
nhân dân:
Nhân dân khơng có một thanh gươm vung một cái đến trời mây,
Nhưng họ gánh lịch sử đến nghìn lần lớn hơn đời họ.
(Thơ bổ sung)
Càng yêu Tổ quốc, càng nhận thức sâu sắc bản chất của kẻ thù và
những nỗi đau thương dân tộc phải trải qua, những khát khao về cuộc sống
yên bình hạnh phúc, Chế Lan Viên đã sáng tạo nên những nhành hoa mát mắt
cho đời. Đó là những hình ảnh bắt lịng ta nhớ mãi ở các bài thơ: Sông Cầu,
Hoa ngày thường, Đi trong chùa Hương, Mây của em, Lau mùa thu, Kỉ niệm
có gì,… Cuộc sống khơng chỉ địi hỏi Chế Lan Viên suy ngẫm, triết lí, mà cịn

giúp cho nhà thơ có được sự cảm xúc sâu lắng trước vẻ đẹp giản dị của đời
sống hàng ngày qua những vần thơ viết về các lồi hoa, về tình u đằm thắm
thiết tha và sự ngọt ngào của cuộc sống hạnh phúc gia đình qua các bài: Hoa
thảo hoa vàng, Rét đầu mùa nhớ người đi phía bể, Chia, Cảm ơn, Con đi sơ
tán, Đặt tên con...
Với tình cảm nồng nàn, trí tuệ sắc sảo và sự gắn bó sâu sắc với hiên
thực đời sống chiến tranh, Chế Lan Viên đã sáng tạo được nhiều vần thơ xúc
động đậm đà chất trữ tình, hùng ca về vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của dân tộc
Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Trong giai đoạn này, ngoài sự trào dâng niềm vui trong thơ, Chế Lan
Viên cũng có những tác phẩm văn xi đặc sắc và những bài phê bình sắc
sảo. Những ngày nổi giận, tập bút kí của Chế Lan Viên được coi là một thành


×