Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.18 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Chúng em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ
Quốc?


- Học sinh sinh viên cần đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt
Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các
nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.


- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ
và phát triển bền vững biển, đảo.


- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững
tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.


- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm sốt và
khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.


- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.


- Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập
quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.của các LLVT
Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.


* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương
Đảng, quân và dân Chiến khu XI với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết
sinh" đã nổ súng mở đầu cho tồn quốc kháng chiến và từ đó kiên cường
chiến đấu giam chân địch trong Thành phố suốt 60 ngày đêm (vượt gấp
đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất
bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối
an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời


gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

sân bay của địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn
108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn
vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc
dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch.
Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình
thành lối đánh đặc cơng của quân đội ta sau này.


- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951.
Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực
lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của
địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới
và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội
địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến cơng ở Khu Cháy, quân và
dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của
miền Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi
ném bom bắn phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của
chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ
thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng
ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến
đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và
dạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút
lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà
sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận
đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ
thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp
phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh
phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12
ngày đêm, từ 18/12/1972 – 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ
đã huy động tối đa sức mạnh không lực Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội.
Chúng sử dụng 444 lần chiếc B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến
thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom
đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.


Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng
Phịng khơng, Khơng qn quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn
rơi 32 máy bay, trong đó có 25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay
chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà Nội đã làm nên một "Điện Biên
Phủ trên không", làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Hà
Nội không trở về "thời kỳ đồ đá" mà trở thành "Thủ đô của lương tri và
phẩm giá con người", buộc đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri "Về chấm
dứt chiến tranh lập lại hồ bình ở Việt Nam", cam kết tơn trọng độc lập, chủ
quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân viễn
chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ chiến
lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước.


* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập
Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đơ).


* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phịng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển
giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân
khu Thủ đô.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số
2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân
sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.


Câu 3:


Bằng những kiến thức lịch sử chọn lọc, hãy khẳng định quá trình xác lập
và thực thi chủ quyền một cách liên tục của Việt Nam đối với 2 quần đảo
Hoàng sa và Trường Sa. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền
biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc?


Bài làm


Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo
đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm
tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết
tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành
nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực
hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hịa bình. Ngun
tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải
quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt
huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam
như Tồn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp
Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại
Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn


(1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát
Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai


thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài
cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt
Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam
trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia
Long sai quân lính ra quần đảo Hồng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố
chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt
Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo
dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại
Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà
Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản,
khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà
nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực
thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn
người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước
quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời
chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn.
Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815),
Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834,
1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ,
xây miếu, dựng bia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường
Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Cơng báo của Cộng hịa
Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định
quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo
Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một
đơn vị đóng qn ở đó. Sau khi trở lại Đơng Dương, Pháp đã yêu cầu
quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép
năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại
trạm khí tượng, đài vơ tuyến.



Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung
bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số
phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội
nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đồn Chính phủ Quốc gia
Việt Nam đã tun bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối
hay bảo lưu của nước nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hồng Sa, chính quyền VNCH
tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng khơng
qn, hải qn chiếm ln phần phía tây của quần đảo Hồng Sa. Chính
quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt
Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm
1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam
tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà
nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của


người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành
nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và
huyện đảo Trường Sa cũng như hồn thiện việc quản lý hành chính trên
các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có
bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày
14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật
quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng
định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam
từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.


Để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc,
chúng em cần:


- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản
lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.


- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng
bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.


- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phịng ngừa, ứng phó, kiểm
sốt và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.


- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×