Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De Thi Giua Ki 1 Van 9 1617

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.77 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD& ĐT HUYỆN LÝ NHÂN. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN KÌ I NĂM HỌC 2016-2017. TRƯỜNG THCS TIẾN THẮNG ĐỀ THI CHÍNH THỨC. Môn: Ngữ văn 9 ( Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề). I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm) Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ): … “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”… (Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010) 1. Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ? 2. Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật. 3. Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu 2 chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương. Những chi tiết kỳ ảo đó có ý nghĩa gì. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm) Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường xưa. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. ..........................Hết........................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD & ĐT HUYỆN LÝ NHÂN TRƯỜNG THCS TIẾN THẮNG. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 9. (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang). Câu I. Ý Nội dung 1 Nêu những nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Dữ 2 Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật. - Lời thoại này được Vũ Nương nói đến trong hoàn cảnh khi bị chồng mình là Trương Sinh nghi ngờ là người vợ không thủy chung. Vũ Nương đã phân trần, khẳng định tấm lòng thủy chung, khát khao cuộc sống gia đình, tình nghĩa vợ chồng, cầu xin chồng đừng nghi oan, tìm mọi cách hàn gắn cuộc sống hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ, song nàng vẫn bị chồng mắng nhiếc, đánh đập, đuổi nàng đi không cho nàng thanh minh, không cho họ hàng, hàng xóm bênh vực và biện bạch cho. Cuộc hôn nhân của nàng và Trương Sinh đã đến độ không thể hàn gắn nổi. Vũ Nương đã đau đớn, thất vọng đến tột cùng, ra bến Hoàng Giang mượn dòng nước con sông quê hương để giãy bày nỗi oan khuất và tấm lòng thủy chung, trong sáng của mình trước khi tự vẫn. * Qua lời thề nguyền, Vũ Nương muốn khẳng định - Khao khát được sống hạnh phúc trong cuộc sống gia đình. - Tấm lòng thủy chung, trong sáng của mình với chồng. - Lòng tự trọng của một người vợ khi bị chồng đánh đập, hắt hủi. * Học sinh viết tiếp (khoảng 6 câu) bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với tâm sự đau đớn, tuyệt vọng của Vũ Nương, nhưng cũng thấy: - Nàng hiểu được thân phận của mình, tự nhận mình là “kẻ bạc mệnh” có “duyên phận hẩm hiu”, song vẫn khát khao được sống hạnh phúc với chồng con và mong thần sông minh oan cho tấm lòng thủy chung, trong trắng của mình. Lời than, lời thề nguyền của Vũ Nương thật thống thiết, ai oán. - Hành động tự trẫm mình của Vũ Nương là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. có nỗi tuyệt vọng đắng cay, nhưng người đọc cũng thấy được lòng tự trọng, sự chỉ đạo của lý trí, chứ không như hành động bột phát trong cơn nóng giận như truyện cổ tích miêu tả “Nàng chạy một mạch ra sông, đâm đầu xuống nước tự vẫn”.. Điểm 1,0. 0,25. 0,25 0,25 0,25. 0,25. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Phẩm chất cao đẹp của Vũ Nương thể hiện qua lời thề nguyền cũng là phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ lao động xưa: Dù cuộc sống của họ có khổ đau bất hạnh, song họ vẫn luôn giữ tròn phẩm chất thủy chung, sắt son, nghĩa tình của mình. 3 Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kỳ là những yếu tố kỳ ảo. Nêu hai chi tiết kỳ ảo trong truyện “Người con gái Nam Xương”. - Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa, sau chạy giặc Minh, chết đuối, lạc vào động rùa của Linh Phi được Linh Phi cứu, đãi yến tiệc rồi trò chuyện với Vũ Nương dưới thủy cung. - Vũ Nương hiện về giữa dòng sông sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang trong cảnh võng lọng, cờ tán rực rỡ, nói vài lời từ biệt với chồng rồi trở lại sống với Linh Phi. - Ý nghĩa: + Tạo nên một kết thúc có hậu + Hoàn thiện thêm nét đẹp tâm hồn nàng Vũ Nương… + Thể hiện khát vọng được giải thoát…được tôn trọng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. II. 0,25. 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25. * Yêu cầu chung: - HS xác định và viết đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với miêu tả (cảnh vật, con người, hành động...). - Hình thức: Bài viết là một bức thư gửi bạn học cũ. - Nội dung: Kể về buổi thăm trường vào ngày hè sau 20 năm xa cách. - Người viết cần nắm được cách viết bài văn tự sự, có đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, tưởng tượng mình đã trưởng thành. - Bài viết có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn chính xác. a, Mở bài: - Lý do trở lại thăm trường cũ. - Thăm trường vào buổi nào, đi với ai?. 0,5. b, Thân bài: 5,0 - Đến trường gặp ai? Thấy quang cảnh trường như thế nào? 0,5 - Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình đã học ra sao? 1,0 - Ngôi trường ngày nay có gì khác trước? 0,5 - Những gì vẫn còn như xưa? 0,25 - Những gì gợi cho mình kỉ niệm buồn vui tuổi học trò? 0,5 - Trong giờ phút đó, hình ảnh thầy cô, bạn bè hiện lên như thế 1,5 nào? - Suy nghĩ về trường, về sự nghiệp giáo dục? 0,5 - Những đóp góp, tặng kỉ vật, lưu niệm cho trường. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> c, Kết bài: - Cảm nghĩ chung. - Lời hứa. 0,5. Lưu ý chung: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết phải đảm bảo đầy đủ nội dung, không sai các lỗi về cách hành văn, ngữ pháp, chính tả... linh hoạt trong việc trừ điểm đối với những lỗi mà học sinh mắc phải. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,25 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. -------------- Hết-------------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×