Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BIEN BAN GOP Y CHUYEN DE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.9 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc . __________oOo__________. BIÊN BẢN V/v Tổ Tiếng Anh rút kinh nghiệm giờ dạy chuyên đề 1- HK I theo hướng nghiên cứu bài học - Năm học 2016- 2017 Thời gian : 10 giờ 00 phút, ngày 22 tháng 11 năm 2016 Địa điểm : Văn phòng trường THCS Thị Trấn Thành phần : - Nguyễn Thị Ngọc Mai – tổ trưởng - Hồ Thanh Thủy – thư kí - Toàn bộ các đồng chí giáo viên trong tổ Tiếng Anh - Vắng: 0 Chủ trì : Tổ trưởng – đồng chí: Mai. NỘI DUNG ` 1. Đồng chí Mai thông qua kết quả thực hiện chuyên đề - Tiết dạy chuyên đề đã được thực hiện đúng theo kế hoạch: Ngày dạy: 21.11.2016. Bài dạy: Unit 4- B1,2,3,4,5. Gv dạy minh họa: Phan Lệ Trinh. Lớp: 6A3. - Giáo viên thực hiện đúng theo các góp ý của tổ. - Có 4 đồng chí tham gia họp và đóng góp ý kiến xây dựng chuyên đề để bài dạy hoàn thiện hơn. 2- Tổ trưởng nêu mục đích và yêu cầu của phiên họp : - Qua dự giờ tiết dạy minh họa , các thành viên trong tổ góp ý tạo điều kiện cho GV dạy chia sẻ cảm nhận, bày tỏ những cái tâm đắc, hoặc những điều chưa hài lòng về tiết dạy. Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ. - Người dự tập trung quan sát việc học của HS, đưa ra minh chứng về những gì nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả. - Tất cả các thành viên của tổ phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau … không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy trước đây. - Không nên phê phán đồng nghiệp. Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong sinh hoạt CM theo NCBH. Bởi giờ dạy là sản phẩm chung của tổ xã hội khi tham gia sinh hoạt chuyên môn theo NCBH. -> Giáo án bài dạy do cả tổ cùng thống nhất soạn nội dung . - Lấy hành vi học tập của HS làm trung tâm thảo luận..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2- Ý kiến của GV dạy : . Thuận lợi:. - Giáo viên có thời gian chuẩn bị - Tiết dạy đã được các thành viên trong tổ góp ý cho tiến trình thực hiện - Được trao đổi đóng góp từ các thành viên trong tổ để hạn chế tối đa những thiếu sót trong tiết dạy. - Máy móc thiết bị hoạt động tốt, thuận lợi cho quá trình giảng dạy. - Bài giảng thực hiện đúng kế hoạch. - Một số học sinh tích cực học tập, tích cực hoạt động, phối hợp tốt với giáo viên và với bạn trong thực hành nói hỏi và trả lời về bản thân. . Khó khăn:. - Học sinh tham gia chưa đồng bộ, còn học sinh chưa phát biểu xây dựng bài. - Một số học sinh chưa mạnh dạn tham gia hoạt động. - Phần đánh giá và sửa bài còn hạn chế thời gian. - Học sinh chưa hiểu đề bài, còn làm bài sai một số câu 3- Ý kiến đóng góp , rút kinh nghiệm của các thành viên tổ Tiếng Anh 1) Nội dung 1 : Học sinh thực hiện hoạt động học Tiêu chí 1- Nhận xét : Ưu điểm: - HS tích cực chủ động, hợp tác cùng nhau và cùng giáo viên trong thực hiện các hoạt động học tập. - Hầu hết các em đều tham gia đóng góp xây dựng bài phù hợp với khả năng nhận thức của các em - Các câu trả lời của các em thể hiện rõ có hiểu bài, thực hành được các dạng bài tập Tồn tại: - Một số học sinh còn rụt rè chưa mạnh dạnh tự tin tham gia các hoạt động, chưa tích cực thảo luận Tiêu chí 2- Nhận xét: Ưu điểm: - Hầu hết HS đều tham gia vào các hoạt động học, phù hợp với trình độ của bản thân. - Có nhiều em năng nổ tích cực phát biểu bài nhiều lần, số học sinh trung bình cũng có tham gia xây dựng bài Tồn tại: - Học sinh tham gia vào các hoạt động chưa đồng đều, tập trung nhiều vào một số học sinh giỏi.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Còn một vài học sinh còn lơ là, thiếu tập trung vào hoạt động nói theo cặp Tiêu chí 3- Nhận xét : Ưu điểm: - Kết quả học tập, thực hành các hoạt dộng của học sinh tốt. - Các em vận dụng được các kiến thức vừa học để thực hành luyện tập tốt các dạng bài tập - Các em vận dụng linh hoạt có hiệu quả các kiến thức trong tiết học, nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Tồn tại: - Chưa kiểm tra được hết việc tiếp thu của từng học sinh Tiêu chí 4- Nhận xét: Ưu điểm - Thực hiện đầy đủ chuỗi hoạt động. - Kỹ năng thực hành nói theo cặp của học sinh tốt - Tình huống luyện tập có liên quan đến thực tế : lớp, trường, số lượng học sinh, xác định lớp học của các em … Tồn tại: - HS còn gặp khó khăn khi nghe điền vào chỗ trống. - HS chưa hiểu rõ yêu cầu giáo viên 2) Nội dung 2 : Giáo viên tổ chức hoạt động học 5- Rút kinh nghiệm: Ưu điểm: - Giáo viên giao nhiệm vụ thực hành cho học sinh cụ thể. - Thực hiện sinh động việc chuyển giao nhiệm vụ học tập; - Tổ chức chuỗi hoạt động học đầy đủ, phù hợp. Tồn tại: - GV chưa chú ý làm mẫu ví dụ hoặc hạn chế số lượng từ cần điền vào bài nghe. 6- Rút kinh nghiệm: -GV vận dụng hiệu quả, sinh động các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; - Sử dụng và khai thác tốt các phương tiện, thiết bị dạy học. 7- Rút kinh nghiệm: - GV phân tích đánh giá kết quả hoạt động của HS trong quá trình hoạt động khá kịp thời, đầy đủ. - Tuy nhiên cần chú trọng việc giúp HS nhận biết chỗ nghe khó một cách thuyết phục hơn. 8- Rút kinh nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Cần ghi chép đầy đủ, hệ thống. Ví dụ: grade – a grade (n), class # classroom, Ordinal numbers: the first/ 1st , …. Lưu ý việc hướng dẫn HS tự học cần cụ thể trong việc phối hợp các kỹ năng. - Có quan tâm hướng dẫn tự học. 3) Nội dung 3 : Kế hoạch và tài liệu dạy học 9- Rút kinh nghiệm: - Xác định đầy đủ và hợp lý: mục tiêu, nội dung, phương pháp và các phương tiện, thiết bị dạy học trong kế hoạch dạy học - Do cần đảm bảo thời gian 1 tiết dạy 45 phút, nên thao tác chuyển hoạt động cần nhanh hơn. 10- Rút kinh nghiệm: - Thiết kế bài học rõ ràng, đầy đủ, hợp lý chuỗi hoạt động học của học sinh - Kế hoạch bài học phù hợp với mục tiêu , nội dung dạy học. 4- Tổ trưởng kết luận : . Ưu điểm:. - Giáo viên đã thực hiện bài giảng đúng theo sự đóng góp ý kiến của tổ, có nhiều sáng tạo. - Thực hiện đúng tiến trình bài học theo đặc thù của tiết dạy. - Học sinh tham gia các hoạt động tích cực, các cá nhân học sinh phát biểu ý kiến to, rõ. - Không khí học tập thoải mái, học sinh hoàn tất tốt các bài tập được giao. . Tồn tại:. - Học sinh chưa mạnh dạn trả lời các câu hỏi mở rộng. - Một số học sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của giáo viên. - Một số học sinh chưa hoạt động tích cực trong thực hành nói. . Bài học kinh nghiệm:. - Khi giảng dạy, giáo viên nên chú ý đưa nhiều gợi ý cho học sinh có ý trả lời các câu hỏi mở rộng. - Một số yêu cầu cần được nhắc lại nhiều lần cho học sinh hiểu rõ. - Cần chú ý động viên khuyến khích số học sinh yếu mạnh dạn nói hơn. . Kết luận: Bài học nghiên cứu được thực hiện thành công theo đúng mục tiêu và ý tưởng xây. dựng của tổ Qua nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chuyên đề các thành viên trong tổ đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho bản thân và đồng nghiệp. Chuyên đề đã giúp các.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thành viên trong tổ có sự thay đổi cách nhìn, cách đánh giá học sinh, đồng thời rút ra được các phương pháp giáo dục học sinh có hiệu quả. Các thành viên trong tổ cần nghiêm túc thực hiện các kết quả nghiên cứu thực tế rút ra từ chuyên đề. Biên bản kết thúc vào lúc 11giờ 30 phút cùng ngày. TỔ TRƯỞNG. THƯ KÝ. Nguyễn Thị Ngọc Mai. Hồ Thanh Thủy.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×