Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

KHNN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.08 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MÔN KÍ HIỆU NGÔN NGỮ 1. MỤC TIÊU Môn kí hiệu ngôn ngữ ở cấp tiểu học dành cho học sinh khiếm thính nhằm: - Phát triển vốn kí hiệu ngôn ngữ, giúp học sinh khiếm thính có phương tiện để trao đổi thông tin trong quá trình học tập và giao tiếp. - Hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng kí hiệu ngôn ngữ cho học sinh khiếm thính - Góp phần xây dựng hệ thống ngôn ngữ kí hiệu của người điếc Việt nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Kế hoạch dạy học Dựa trên đặc điểm phát triển của học sinh khiếm thính và chương trình giáo dục phổ thông, chương trình được thiết kế theo 6 trình độ: Trình độ. Số tiết/tuần. Số tuần. Tổng số tiét. Trình độ 1. 3. 35. 105. Trình độ 2. 2. 35. 70. Trình độ 3. 2. 35. 70. Trình độ 4. 2. 35. 70. Trình độ 5. 2. 35. 70. Trình độ 6. 1. 35. 35. 210. 420. Cộng (toàn cấp) 2.2. Yêu cầu cơ bản cần đạt đối với từng trình độ 59.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trình độ 1: - Hiểu và biểu đạt được 400 kí hiệu gần gũi thường dùng hàng ngày về các chủ đề: Bản thân; gia đình; nhà trường; thời gian và thời tiết; nghề nghiệp; động vật; thực vật; các phương tiện giao thông, thiên nhiên - đất nước - Biểu đạt được đa số các kí hiệu nằm trong 400 kí hiệu. Trình độ 2: - Hiểu và biểu đạt được khoảng 700 kí hiệu trong các nội dung của các môn học lớp 1 (đặc biệt là môn Tiếng Việt) - Giải thích được một số từ, khái niệm đơn giản bằng kí hiệu. - Giao tiếp thông thường trong sinh hoạt hàng ngày bằng kí hiệu ngôn ngữ Trình độ 3: - Hiểu và biểu đạt được 1000 kí hiệu trong các nội dung của các môn học lớp 2 (đặc biệt là môn Tiếng Việt) - Trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc bằng kí hiệu ngôn ngữ. - Diễn tả được nội dung đơn giản, câu đơn giản bằng kí hiệu ngôn ngữ - Dịch được từ, câu đơn giản ra kí hiệu ngôn ngữ - Giao tiếp bằng kí hiệu ngôn ngữ về một số chủ đề gần gũi đối với trẻ Trình độ 4: - Hiểu và biểu đạt khoảng 1500 kí hiệu trong các nội dung của các môn học lớp 3 (đặc biệt là môn Tiếng Việt) - Biểu đạt được một số nội dung, câu phức bằng kí hiệu ngôn ngữ - Dịch một số bài tập đọc ngắn ra kí hiệu ngôn ngữ - Giao tiếp bằng kí hiệu ngôn ngữ tương đối thành thạo Trình độ 5: - Hiểu và biểu đạt khoảng 2000 kí hiệu trong các nội dung của các môn học lớp 4 (đặc biệt là môn Tiếng Việt) - Dịch được câu hoặc một số bài tập đọc ngắn ra kí hiệu ngôn ngữ - Giao tiếp kí hiệu ngôn ngữ bằng tương đối thành thạo bằng. Trình độ 6: - Hiểu và biểu đạt khoảng 2500 kí hiệu trong các nội dung của các môn học lớp 5 (đặc biệt là môn Tiếng Việt) 60.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Dịch được một số bài tập đọc trong chương trình ra kí hiệu ngôn ngữ - Giao tiếp bằng kí hiệu ngôn ngữ thành thạo. TRÌNH ĐỘ 1. CHỦ ĐỀ Bản thân. Gia đình. NỘI DUNG. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. -. Giới thiệu tên, tuổi, giới tính Đặc điểm bản thân -. -. Đồ dùng cá nhân. -. -. Sở thích của bản thân. -. -. Tên, tuổi, giới tính. -. -. Đặc điểm các thành viên Đồ dùng trong gia đình Sở thích các thành viên. -. -. Nhận biết, gọi được tên, tuổi, giới tính của mình Nêu được đặc điểm cơ bản của bản thân: cao, thấp, béo, gầy Nhận biết và gọi tên một số đồ dùng cá nhân: quần áo, giầy dép, mũ, ... Nêu được sở thích của mình như: thích ăn hoa quả, đá bóng, xem phim hoạt hình..... Nhận biết và gọi tên các thành viên trong GĐ, nêu tuổi, giới tính của từng người Già, trẻ, béo, gầy, cao, thấp... Bàn, ghế, gường, tủ, chăn, màn, bát, đũa, đĩa, nồi, chảo,.... Nhà trường - Tên cô giáo, bạn bè, - Nhận biết và nêu được tên trường, lớp, tên cô tuổi, giới tính giáo, một vài bạn thân - Đặc điểm các thành viên, trường, lớp 61. GHI CHÚ - Gọi tên trẻ khiếm thính nhận biết tên mình - Chỉ vào tranh, vật thật - trẻ khiếm thính đưa ra kí hiệu. - Đưa ra kí hiệu- trẻ khiếm thính chỉ vào tranh - Chỉ vào từng người trong gia đình và gọi tên - Chỉ vào từng đồ dùng - trẻ khiếm thính đưa ra kí hiệu - Chỉ vào tranh, vật thật - trẻ khiếm thính đưa ra kí hiêu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thực vật. Động vật. Nghề nghiệp. - Đồ dụng học tập, lớp, - Nhận biết và nêu được tên một vài dụng cụ học trường tập: sách, vở, bút, bút chì, tẩy, nội qui, bảng đen,... - Sở thích cô giáo và bạn - Nêu được sở thích của cô giáo và bạn bè bè - Rau - Nhận biết và kể tên một số loại rau quen thuộc:rau ngót, rau cải, rau muống, rau bắp cải.... - Quả - Nhận biết và gọi tên một số loại quả: xoài, cam, chuối, .... - Cây xanh - Nhận biết và gọi tên một số loại cây xanh: cây bàng, cây phượng,.... - Hoa - Nhận biết và gọi tên một số loại hoa: hoa hồng, hoa cúc... - Cây cảnh - Nhận biết và gọi tên một số loại cây cảnh: cây hoa giấy, lộc vừng, cây si, cây sứ.... - Động vật nuôi trong gia - Nhận biết và kể tên một số con vật thân quen: con đình chó. con mèo, con gà, con lợn... - Động vật sống dưới - Nhận biết và kể tên một số con vật nuôi dưới nước nước: con cá, con ếch, con rùa, con tôm, con cua... - Động vật sống trong - Nhận biết và kể tên một số con vật sống trong rừng rừng: con hổ, con cáo, con sư tử, con voi... - Côn trùng - Nhận biết và kể tên một số con côn trùng: con dán, bọ xít, bò cạp,.... - Giáo viên - Gọi tên nghề nghiệp : giáo viên, bác sĩ.... - Bác sĩ (y tá, y sĩ) - Nêu đặc điểm cơ bản của nghề: dạy học, chữa - Bộ đội bệnh, bảo vệ tài sản, tính mạng con người, xây - Công an dựng nhà cửa, cầu cống, làm ruộng... 62. - Đưa ra kí hiệu- trẻ khiếm thính chỉ vào tranh. Chỉ vào tranh, vật thật - trẻ khiếm thính đưa ra kí hiêu Đưa ra kí hiệu- trẻ khiếm thính chỉ vào tranh. - Chỉ vào tranh, vật thật - trẻ khiếm thính đưa ra kí hiệu - Đưa ra kí hiệu- trẻ khiếm thính chỉ vào tranh. - Chỉ vào tranh, vật thật - trẻ khiếm thính đưa ra kí hiệu.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Công nhân - Nông dân Phương - Đường bộ tiện giao thông - Đường sắt - Đường thuỷ - Đường hàng không. Hiện tượng - Mưa, nắng, sấm chớp thiên nhiên - Mặt trời, mặt trăng, sao - Đất đá, sỏi, cát - Thời gian. - Thời tiết. Quê hương - Quốc kì, quốc ca - đất nước - Vùng miền. - Nhận biết và nêu được tên một số đồ dùng: bảng đen, kim tiêm, ống nghe, súng, máy cày, máy bừa.... - Nhận biết và gọi tên một số phương tiện giao thông xe máy, xe đạp, ô tô, tàu hoả, thuyền, bè, ca nô, tầu thuỷ, máy bay... - Nhận biết và kêu được tiếng kêu của một số phương tiện giao thông: u,u; sình sịch, pim pim... - Nhận biết nơi hoạt động của từng phương tiện giao thông: đường bộ, dưới nước, trên không.. - Gọi được tên người điều khiển cho từng loại phương tiện giao thông: tài xế, phi công,... - Gọi tên một số hiện tượng: mưa, nắng, sấm, chớp, áo mưa... - Nhận biết và gọi tên một số hiện tượng thiên nhiên: mặt trời, mặt trăng, sao... - Nhận biết và gọi tên đất, đá, sỏi, cát... - Nhận biết và gọi tên đơn vị thời gian: sáng, trưa, chiều, tối - Nhận biết các buổi trong ngày: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và buổi tối - Nhận biết hiện tượng thời tiết: trời nóng, trời lạnh, trời ấm, mùa đông, mùa hè, mùa thu, mùa xuân, quần áo ấm, giầy, mũ, tất… - Nhận biết và gọi tên quốc kì, quốc ca - Gọi tên vùng miền: miền Bắc, miền Nam, miền Trung, đồng bằng, miền núi, thôn, xóm, nông thôn, thành thị 63. - Đưa ra kí hiệu- trẻ khiếm thính chỉ vào tranh - Chỉ vào tranh, vật thật - trẻ khiếm thính đưa ra kí hiêu - Đưa ra kí hiệu- trẻ khiếm thính chỉ vào tranh. - Chỉ vào tranh, vật thật - trẻ khiếm thính đưa ra kí hiệu - Đưa ra kí hiệu- trẻ khiếm thính chỉ vào tranh - Trẻ khiếm thính nhìn đồng hồ và nêu được giờ - Chỉ vào tranh, bản đồ - trẻ khiếm thính đưa ra kí hiệu.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Thành phố lớn - Danh lam - Lễ hội. - Gọi tên thành phố lớn: Hà nội, thành phố Hồ Chí - Đưa ra kí hiệu- trẻ Minh, Huế... khiếm thính chỉ - Gọi tên một số danh lam thắng cảnh: vịnh Hạ vào tranh Long, Phong Nha,... - Nhận biết và gọi tên một số lễ hội: tết, hội Đền Hùng, hội Đống đa,... TRÌNH ĐỘ 2. CHỦ ĐỀ. NỘI DUNG Hiểu và sử dụng được 700 kí hiệu Giải thích từ, khái niệm mới bằng kí hiệu.. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nhớ và nhắc lại khoảng 1000 kí hiệu tương ứng với từ Giải thích được nghĩa của một số kí hiệu (chỉ tranh, đồ vât, mô tả nội dung...) -. GHI CHÚ Chỉ vào đồ vật hoặc tranh ảnh Theo các Trẻ đưa ra kí hiệu nội dung tương ứng trong sách Ví dụ: giải thích giáo khoa màu đỏ - trẻ lớp 1 khiếm thính làm kí hiệu màu đỏ và chỉ vào tranh có màu đỏ hoặc thẻ mầu. - Giao tiếp thông thường - Vận dụng một số kí hiệu vào giao tiếp đơn giản - Hỏi: mẹ đi đâu? đơn giản bằng kí hiệu như: ăn, uống, ba, mẹ....con gà, cái ghế và trả lời trẻ khiếm thính ngôn ngữ được một số câu hỏi đơn giản trong sinh hoạt như: hiểu và trả lời bằng mẹ đi đâu? - đi làm; tên gì?... kí hiệu. TRÌNH ĐỘ 3 64.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> CHỦ ĐỀ. Theo nội trong giáo lớp 2. NỘI DUNG MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ - Hiểu và sử dụng 1000 kí - Nhớ và nhắc lại được khoảng 1000 kí hiệu tương - Chỉ vào đồ vật hiệu trong các nội dung ứng với từ hoặc tranh ảnh các của các môn học lớp 2 - Giải thích được nghĩa của một số kí hiệu và vận Trẻ đưa ra kí hiệu dung dụng kí hiệu vào hoạt động giao tiếp hàng ngày tương ứng sách và học tập khoa - Phân tích một số bài tập - Phân tích nội dung một số bài tập đọc ngắn bằng - Nêu ý hiểu bằng đọc ngắn bằng kí hiệu kí hiệu ngôn ngữ: nêu được nội dung cơ bản của kí hiệu ngôn ngữ ngôn ngữ. bài; có những nhân vật nào? tích nết của từng nội dung cốt lõi nhân vật? (ai tốt? ai xấu?) của bài học - Diễn tả được nội dung - Sử dụng kí hiệu vào giao tiếp và trả lời được một - Trả lời câu hỏi đơn giản, một câu ngắn số câu hỏi đơn giản trong sinh hoạt bằng kí hiệu ngôn bằng kí hiệu ngữ - Dịch được các câu ngắn ra kí hiệu ngôn ngữ. CHỦ ĐỀ. NỘI DUNG. - Hiểu, dịch, “đọc” một số câu đơn giản ra kí hiệu - Nhìn vào câu đơn ngôn ngữ giản bằng chữ viết dịch ra kí hiệu ngôn ngữ TRÌNH ĐỘ 4 MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 65. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Theo nội trong giáo lớp 3. các - Hiểu và sử dụng được - Nhớ và nhắc lại được khoảng 1500 kí hiệu tương dung 1500 kí hiệu ứng với từ sách - Giải thích được nghĩa của kí hiệu khoa Dịch được một số bài học - Đọc hiểu nội dung một số bài tập đọc ngắn và ngắn ra kí hiệu ngôn ngữ chuyển dịch các bài tập đọc ra kí hiệu ngôn ngữ. “Đọc” bài tập đọc bằng kí hiệu ngôn ngữ ở mức độ duy trì được quá trình giao tiếp - Giao tiếp bằng kí hiệu ngôn ngữ - Vận dụng kí hiệu vào hoạt động giao tiếp hàng ngày và học tập, trẻ khiếm thính có khả năng giao tiếp với trẻ khiếm thính, với cha mẹ...bằng kí hiệu ngôn ngữ. Chỉ vào đồ vật hoặc tranh ảnh Trẻ đưa ra kí hiệu tương ứng - Nêu ý hiểu bằng kí hiệu ngôn ngữ nội dung cốt lõi của bài học - Đọc và dịch bài học ngắn ra kí hiệu ngôn ngữ - Sử dụng kí hiệu vào trong giao tiếp hàng ngày -. TRÌNH ĐỘ 5 CHỦ ĐỀ NỘI DUNG Theo các - Hiểu và sử dụng 2000 nội dung kí hiệu trong sách giáo khoa - Dịch được một số bài lớp 4 tập đọc ngắn ra kí hiệu ngôn ngữ - Giao tiếp bằng tương đối thành thạo bằng kí hiệu ngôn ngữ. -. -. -. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ Nhớ và nhắc lại được khoảng 2000 kí hiệu tương - Chỉ vào đồ vật ứng với từ hoặc tranh ảnh Giải thích được nghĩa của kí hiệu, vận dụng kí Trẻ đưa ra kí hiệu hiệu vào hoạt động học tập và giao tiếp hàng tương ứng ngày - Đọc song song Đọc hiểu nội dung bài tập đọc và chuyển dịch các chuyển dịch ra kí bài tập đọc ra kí hiệu ngôn ngữ. “Đọc” bài tập đọc hiệu ngôn ngữ; bằng kí hiệu ngôn ngữ Chủ động giao Trẻ có khả năng giao tiếp bằng kí hiệu ngôn ngữ tiếp; Luân phiên tương đối thành thạo với bạn bè, cha mẹ và thầy trong giao tiếp? cô giáo 66.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TRÌNH ĐỘ 6 CHỦ ĐỀ NỘI DUNG MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ Theo các - Hiểu và sử dụng 2500 - Nhớ và nhắc lại được khoảng 2500 kí hiệu tương - Chỉ vào đồ vật nội dung kí hiệu ứng với từ hoặc tranh ảnh trong sách - Giải thích được nghĩa của kí hiệu ngôn ngữ và Trẻ đưa ra kí hiệu giáo khoa vận dụng kí hiệu ngôn ngữ vào hoạt động giao tương ứng lớp 5 - Dịch được một số bài tiếp hàng ngày và học tập - Đọc song song tập đọc trong chương - Đọc hiểu nội dung bài tập đọc và chuyển dịch một chuyển dịch nhanh trình học ra KHNN số bài tập đọc ra kí hiệu ngôn ngữ “Đọc” bài tập một số bài học ra - Giao tiếp thành thạo đọc bằng kí hiệu ngôn ngữ ở mức độ thành thạo kí hiệu ngôn ngữ bằng KHNN - Trình bày bằng kí - Giao tiếp thành thạo bằng kí hiệu ngôn ngữ với hiệu ngôn ngữ một bạn bè, cha mẹ và thầy cô giáo nội dung rõ ràng, thành thục 4. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 4.1. Quan điểm xây dựng chương trình Đáp ứng nhu cầu: Vào học tiểu học, khả năng giao tiếp của đa số học sinh khiếm thính rất hạn chế, trong khi nhu cầu giao tiếp phát triển. Kí hiệu ngôn ngữ dễ học, dễ nhớ và dễ sử dụng nên nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của học sinh khiếm thính trong học tập và giao lưu (vì ngôn ngữ kí hiệu là ngôn ngữ “bản xứ” của người khiếm thính). Phát triển: Phát triển vốn kí hiệu ngôn ngữ sẵn có của học sinh khiếm thính và những kí hiệu ngôn ngữ tương ứng với từ ngữ trong chương trình tiểu học như Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, Đạo đức...(chủ yếu là môn tiếng Việt) nhằm làm tăng vốn kí hiệu ngôn ngữ và kĩ năng sử dụng kí hiệu ngôn ngữ của trẻ khiếm thính. Linh hoạt: Chương trình được xây dựng theo các trình độ khác nhau phù hợp mọi đối tượng học sinh, các em có thể vào học ở các trình độ phù hợp khả năng của mình không nhất thiết phải bắt đầu vào học ở trình độ đầu tiên. 4.2. Cấu trúc chương trình. 67.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -. Chương trình được thiết kế theo 6 trình độ. Trình độ 1: lựa từ ngữ dựa theo 9 chủ đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; trình độ 2, 3, 4, 5, 6 lựa chọn từ ngữ phù hợp và tương ứng với từ ngữ trong sách giáo khoa của các lớp tiểu học. 4.3. Phương pháp và hình thức tổ chức. Hình thành và phát triển vốn kí hiệu; rèn kĩ năng giao tiếp bằng kí hiệu ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính cần vận dụng các phương phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, chú ý những phương pháp đặc trưng của môn học như thực hành giao tiếp, đóng vai, tận dụng ngữ cảnh, tình huống... Cần nắm được ưu điểm của từng phương pháp để sử dụng hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, đồng thời biết phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác như diễn giải, thảo luận, nêu vấn đề, sử dụng các phương tiện trực quan... Các hoạt động học tập của học sinh được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau: làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm việc chung cả lớp. Học sinh tổ chức làm việc độc lập trong từng nội dung, bài tập tương đối trừu tượng hoặc đòi hỏi một sự khái quát nhất định và trong trường hợp nếu làm việc chung theo đơn vị lớp sẽ có ít học sinh được hoạt động, tổ chức làm việc theo nhóm. Hình thức làm việc chung cả lớp được áp dụng chủ yếu trong trường hợp giáo viên thực hiện khâu giới thiệu kí hiệu ngôn ngữ mới, củng cố bài, nêu những câu hỏi yêu cầu phải suy nghĩ lâu hoặc cho học sinh trình bày kết quả làm việc. Tạo ra môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ có định hướng, trang bị những tri thức cơ bản và phát triển các kĩ năng giao tiếp bằng kí hiệu ngôn ngữ. 4.4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết quả hình thành và phát triển kí hiệu ngôn ngữ của học sinh khiếm thính là cần thiết. Việc kiểm tra, đánh giá dưới 2 hình thức thường xuyên và định kì. Đánh giá khả năng sử dụng kí hiệu ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập nhằm tìm ra những biện pháp phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ khiếm thính phù hợp, hiệu quả hơn. Nội dung đánh giá: -. Kĩ năng hiểu và biểu đạt kí hiệu ngôn ngữ trong giao tiếp thông thường. -. Kĩ năng dịch, diễn đạt một đoạn, một bài tập đọc ra kí hiệu ngôn ngữ. Hình thức đánh giá: -. Đánh giá định tính như: kĩ năng giao tiếp, nghệ thuật thể hiện kí hiệu ngôn ngữ.. -. Đánh giá định lượng ở những yêu cầu: hiểu nội dung bài tập đọc, trả lời câu hỏi bằng kí hiệu ngôn ngữ, dịch, “đọc” đoạn, bài tập đọc bằng kí hiệu ngôn ngữ. 4.5. Hướng dẫn thực hiện chương trình 68.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Chương trình này là căn cứ để các cơ sở giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập biên soạn chương trình chi tiết, tài liệu kí hiệu ngôn ngữ, bài tập kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Điều kiện thực hiện chương trình: -. Tài liệu kí hiệu ngôn ngữ dành cho trẻ khiếm thính. -. Tài liệu hướng dẫn dạy kí hiệu ngôn ngữ dành cho giáo viên. -. Đồ dùng trực quan minh hoạ hoặc băng hình minh hoạ cho các kí hiệu ngôn ngữ. -. Giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo kí hiệu ngôn ngữ. 69.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×