Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 69 trang )

GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng
- Số tín chỉ:
- Số tiết:
+ Lý thuyết:
+ Thực hành:
- Thời điểm thực hiện:

2(1/1)
45 tiết
15 tiết
30 tiết
Sinh viên năm thứ hai

MỤC TIÊU HỌC PHẦN:
1. Trình bày được những kiến thức cơ bản về các khái niệm khoa học, nghiên cứu
khoa học, phương pháp luận và cách tiến hành các nghiên cứu khoa học Điều dưỡng.
2. Chọn được vấn đề nghiên cứu, thu thập thơng tin, phân tích, xử lý và trình bày số
liệu nghiên cứu khoa học điều dưỡng
3. Viết được đề cương nghiên cứu khoa học điều dưỡng
4. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu điều dưỡng và ứng dụng
những kết quả nghiên cứu điều dưỡng vào cơng tác chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao hiệu
quả chăm sóc sức khỏe người bệnh.
NỘI DUNG HỌC PHẦN:
TT
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4


Bài 5

Bài 6
Bài 7
Bài 8
Bài 9

Tên bài
Chương 1: Đại cương nghiên cứu khoa học
Một số khái niệm về khoa học
Nghiên cứu khoa học
Quy trình nghiên cứu
Chương 2. Nghiên cứu khoa học trong điều dưỡng
Đại cương về nghiên cứu khoa học điều dưỡng
Chọn vấn đề, mục tiêu và biến số nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích
và trình bày số liệu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp xử lý, phân tích và trình bày số liệu
Chương 4. Thống kê y học
Các tham số thống kê
Phương pháp đo lường phân tích kết quả nghiên cứu
Kiểm tra
Chương 5: Các bài đọc thêm

1

Số tiết
LT
TH

3
0
0
1
0
1
1
0
3
6
1
0
6
2
3
18

Trang

3
6
11
14
19

1
2
5
2


6
12
4
2

25
31

3

2

47

1

2
TK

40


Bài 10 Các bước tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học
Bài 11 Phương pháp viết bài báo cáo nghiên cứu khoa học
Bài 12 Tham khảo tài liệu và trích dẫn tài liệu liên quan
Tổng số
ĐÁNH GIÁ:
- Điểm kiểm tra định kỳ: 1 điểm (lý thuyết)
- Thi hết học phần: Câu hỏi tự luận.
- Phần đánh giá thực hành: Bài tập


2

TK
TK
TK
15

30

58
65
70
72


Chương 1

ĐẠI CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bài 1

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được khái niệm khoa học.
2. Trình bày được các chức năng của khoa học, trường phái khoa học, quy luật hình
thành và phát triển của khoa học.
3. Phân biệt được khoa học, công nghệ kỹ thuật.
NỘI DUNG
1. Khái niệm khoa học:
- Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật tự nhiên, xã hội,

tư duy.
- Khoa học còn được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm phát hiện các quy luật của
sự vật hiện tượng, vận dụng các quy luật đó để sử dụng sáng tạo ra các nguyên lý, giải pháp
tác động vào sự vật hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.
2. Chức năng của khoa học:
Khoa học có 3 chức năng cơ bản.
- Chức năng khám phá:
Khoa học khám phá những thuộc tính của vật chất, tự nhiên, xã hội, sự vật, hiện
tượng...
+ Khoa học khám phá những vật thể tự nhiên vốn tồn tại: Ví dụ khoa học phát hiện
ra châu Mỹ, phát hiện Virut HIV là nguyên nhân gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải (Accquired Immuno Deficiency Syndrom - AIDS).
+ Khoa học khám phá những quy luật vận động của vật chất, những tính chất hoặc
những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, nhờ đó làm thay đổi
cơ bản nhận thức của loài người.
- Chức năng dự báo:
Dựa vào kho tàng kiến thức của các Bộ môn khoa học, hiểu biết về thế giới vật chất,
quy luật vận động của vật chất với những công cụ, thiết bị, phương tiện và phương pháp
khoa học. Khoa học có thể dự báo về các hiện tượng tự nhiên, xã hội ví dụ: dự báo thời tiết,
khí hậu, hiện tượng thiên văn, dự báo các biến cố chính trị, kinh tế, xã hội.
- Chức năng sáng tạo:
Khoa học vận dụng quy luật vận động của vật chất, tự nhiên, xã hội để sáng tạo các
giải pháp tác động vào các vật chất, tự nhiên, xã hội nhằm cải tạo chúng.
3. Trường phái khoa học:
Trên thực tế, cùng một lĩnh vực khoa học, xuất hiện các trường phái khoa học khác
nhau. Trường phái khoa học biểu hiện một hướng đi, hướng nghiên cứu mang các đặc trưng
về góc nhìn đối tượng nghiên cứu hoặc về phương pháp luận. Sự xuất hiện các trường phái

3



khoa học là tất yếu khách quan, nhưng đôi khi sự tranh luận về học thuật, về phương pháp...
giữa các trường phái có thể rất gay gắt, xuất hiện mâu thuẫn, dẫn đến sự bài xích, phản bác
giữa các nhà khoa học kìm hãm sự phát triển khoa học.
Thái độ duy nhất đúng của các nhà khoa học là thừa nhận tôn trọng trường phái khoa
học, nhận dạng mối quan hệ của trường phái, có những kết luận đúng đắn về trường phái,
chấp nhận xu hướng phát triển của trường phái khoa học như bổ sung, bao hàm, hoà nhập
hoặc thay thế. Đó là những vấn đề xã hội học của khoa học. Sự tồn tại trường phái khoa
học tạo đà cho sự phát triển khoa học.
4. Quy luật hình thành và phát triển khoa học:
Một bộ môn khoa học có thể được hình thành nhờ sự phát triển của hai xu thế ngược
chiều nhau đó là sự phân lập các khoa học hoặc sự tích hợp các khoa học. Có thể khái qt
quy luật hình thành và phát triển khoa học như:
- Sự phát triển các tiên đề:
Tiên đề là một tri thức khoa học mặc nhiên được thừa nhận, không cần phải chứng
minh bởi những tiên đề khác. Sự phát hiện các tiên đề dẫn tới sự hình thành các bộ môn
khoa học mới.
- Sự phân lập khoa học:
Sự phân lập khoa học là sự hình thành một bộ môn khoa học mới từ một bộ môn
khoa học đang tồn tại. Bộ mơn khoa học mới có đối tượng nghiên cứu hẹp hơn. Ví dụ: các
bộ mơn hố vơ cơ, hố phân tích được hình thành từ mơn hố học.
- Sự tích hợp khoa học:
Sự tích hợp khoa học là sự tích hợp phương pháp luận của hai bộ mơn khoa học
riêng lẻ để hình thành bộ mơn khoa học mới. Ví dụ: bộ mơn lý sinh học được hình thành từ
mơn lý học và sinh học. Bộ mơn hố sinh học được hình thành từ mơn hố học và sinh học
.
5. Phân biệt khoa học, công nghệ, kỹ thuật:
- Khoa học: là hệ thống tri thức về vật chất, tự nhiên, xã hội, tư duy, về quy luật phát
triển khách quan của chúng. Khoa học đề cập khái niệm: Tại sao?
- Công nghệ: là hệ thống các cơng cụ, phương tiện, phương pháp, quy trình, kỹ năng,

bí quyết công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ
đề cấp khái niệm: "Làm như thế nào?"
- Kỹ thuật: là hệ thống kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, máy móc, thiết bị, phương
tiện được tạo nên nhằm mục đích sản xuất hoặc phục vụ các nhu cầu khác của xác hội như:
quản lý, thương mại...
Trong nhiều văn bản và trong đời sống đôi khi những khái niệm, thuật ngữ khoa học,
công nghệ, kỹ thuật được sử dụng chưa đúng.
- So sánh khái niệm khoa học và công nghệ.
+ Khoa học: sự nghiên cứu khoa học mang tính xác suất. Hoạt động khoa học làm
đổi mới khơng lặp lại. Sản phẩm khoa học khó định hình trước. Sản phẩm khoa học mang
đặc trưng thơng tin. Lao động khoa học linh hoạt, có tính sáng tạo cao . Khoa học có thể
mang mục đích tự thân. Phát minh khoa học tồn tại mãi mãi với thời gian.

4


+ Cơng nghệ: Điều hành mang tính xác định. Hoạt động cơng nghệ được định hình
theo thiết kế. Sản phẩm công nghệ tuỳ thuộc ở đầu vào. Lao động công nghệ định hình theo
quy định. Cơng nghệ khơng mang mục đích tự thân. Sáng chế cơng nghệ tồn tại nhất thời và bị
tiêu vong theo lịch sử tiến độ kỹ thuật.
- So sánh khái niệm công nghệ và kỹ thuật.
Trước đây: khái niệm kỹ thuật mang ý nghĩa bao quát, bao gồm phương pháp, trình
tự tác nghiệp, phương tiện. Khái niệm cơng nghệ chỉ mang ý nghĩa hẹp là trình tự tác nghiệp
mà thôi. Hiện nay khái niệm về kỹ thuật và công nghệ đã biến đổi.
+ Công nghệ: Mang ý nghĩa tổng hợp, thường bao hàm những vấn đề đặc trưng xã
hội như: trí thức, tổ chức, quản lí, phân cơng lao động...Vì vậy khái niệm cơng nghệ thuộc
phạm trù xã hội, phạm trù phi vật chất.
+ Kỹ thuật: Mang ý nghĩa hẹp hơn, thường bao hàm những yếu tố vật chất, vật thể
như: máy móc, thiết bị, sự tác nghiệp, vận hành của con người.
+ Hiện nay khái niệm cơng nghệ đang có xu hướng mở rộng ra ngồi ngành cơng

nghiệp thâm nhập vào các bộ mơn khoa học và các lĩnh vực hoạt động xã hội. Xuất hiện
những thuật ngữ: công nghệ sinh học, công nghệ ngân hàng, công nghệ dạy học, công nghệ
kiểm tra, công nghệ quản lý, cơng nghệ thơng tin...
Hiện có nhiều ý kiến bàn cãi về sự mở rộng khái niệm công nghệ.
- Hoạt động khoa học công nghệ:
Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và
phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
- Phát triển công nghệ:
Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hồn thiện cơng nghệ mới, sản
phẩm mới. Phát triển cơng nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thực nghiệm.
- Triển khai thực nghiệm:
Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản
xuất thử ở quy mơ nhỏ nhằm hồn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào
sản xuất và đời sống.
- Dịch vụ khoa học và công nghệ:
Dịch vụ khoa học công nghệ là các hoạt động phục vụ việc NCKH và phát triển công
nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; dịch vụ thông tin,
tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học, công nghệ và kinh nghiệm
thực tiễn.
LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Trình bày khái niệm khoa học ?
Câu 2: Trình bày các chức năng của khoa học, trường phái khoa học, quy luật hình thành
và phát triển của khoa học ?
Câu 3: Phân biệt giữa khoa học, công nghệ và kỹ thuật ?

5


Bài 2


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được khái niệm nghiên cứu khoa học.
2. Trình bày được các chức năng của nghiên cứu khoa học và đặc điểm của nghiên
cứu khoa học.
3. Trình bày được các loại hình nghiên cứu khoa học.
NỘI DUNG:
1. Khái niệm nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là các hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng,
sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; Sáng tạo ra các giải pháp nhằm ứng dụng
vào thực tiễn.
Mục đích của NCKH là nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Nghiên cứu khoa học bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng.
2. Chức năng của nghiên cứu khoa học:
- Mô tả:
Nghiên cứu khoa học giúp con người mô tả sự vật một cách chuẩn xác bằng ngôn
ngữ, hình ảnh, cấu trúc, trạng thái, sự vận động của sự vật. Chức năng mô tả của NCKH là
công cụ để nhận dạng thế giới, phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này
với sự vật khác.
Chức năng mơ tả bao gồm:
+ Mơ tả định tính: nhằm mô tả các đặc trưng về chất của sự vật.
+ Mô tả định hướng: nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật.
- Giải thích:
Giải thích một sự vật, hiện tượng là làm rõ nguyên nhân sự hình thành, quy luật chi
phối quá trình vận động của sự vật hiện tượng nhằm đưa ra những thông tin về thuộc tính
bản chất của sự vật để có thể nhận dạng cả những thuộc tính bên ngồi và cả những thuộc
tính bên trong của sự vật, hiện tượng.
- Tiên đoán:
Tiên đoán là dựa vào nhận thức về sự vật, hiện tượng và quy luật vận động của chúng

để thực hiện các phép ngoại suy đưa ra những dự báo về quá trình hình thành, tiêu vong, sự
vận động của sự vật, hiện tượng trong tương lai. Mặc dù mọi phép ngoại suy đều có độ sai
lệch nhất định, nhưng những dự báo về các hiện tượng khí hậu, thời tiết, thiên văn, hiện
tượng kinh tế, biến cố chính trị, xã hội... vẫn rất cần thiết cho đời sống.
- Sáng tạo:
Nghiên cứu khoa học không dừng lại ở chức năng mơ tả, giải thích, tiên đốn. NCKH
có chức năng cao cả là sáng tạo ra các giải pháp khoa học để cấu tạo thế giới khách quan.
Các giải pháp khoa học bao gồm: các phương pháp, phương tiện, các giải pháp kỹ thuật

6


trong sản xuất, nguyên lý công nghệ mới, vật liệu mới, sản phẩm mới, hoặc các giải pháp
tác nghiệp trong các hoạt động xã hội: như quản lý, dạy học, kinh doanh, tiếp thị...
3. Tính chất của nghiên cứu khoa học:
- Tính mới:
Nghiên cứu khoa học là q trình khám phá hướng tới phát hiện mới hoặc sáng tạo
mới. Tính mới là thuộc tính quan trọng nhất của NCKH. Khi NCKH đã có kết quả tức là
đã đạt được một phát hiện mới, nhưng hoạt động NCKH không dừng lại mà vẫn phát triển
để tìm kiếm những phát hiện mới hơn.
- Tính tin cậy:
Kết quả của NCKH được xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất, quy luật của sự
vật, hiện tượng nếu nó được kiểm chứng, lặp lại nhiều lần đúng như kết quả đưa ra do nhiều
người khác nhau thực hiện, trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hồn tồn giống
nhau. Ví dụ kết quả của NCKH về nhiệt độ sôi của nước nguyên chất (ở điều kiện áp suất
khí quyển đạt 1 atm) là 1000C. Kết quả được nhiều người kiểm chứng lại, lặp lại vẫn đúng
như kết quả đưa ra.
- Tính thông tin:
Trong mọi trường hợp, sản phẩm NCKH luôn mang đặc tính thơng tin, mặc dù kết
quả NCKH được thể hiện đa dạng: báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, mẫu vật liệu mới,

mẫu sản phẩm mới, mơ hình thí điểm về phương thức tổ chức sản xuất mới, phương thức
quản lý mới... NCKH luôn cung cấp thông tin về quy luật vận động của sự vật, hiện tượng,
về quy trình cơng nghệ...
- Tính khách quan:
Nghiên cứu khoa học phải mang tính khách quan, người làm NCKH khơng được
phép nhận định vội vàng theo cảm tính cá nhân của người nghiên cứu, phải luôn kiểm chứng
lại những kết luận, kết quả NCKH phải phản ánh một cách khách quan bản chất của sự vật,
hiện tượng.
- Tính rủi ro:
Nghiên cứu khoa học có thể thành cơng, có thể thất bại, đó là tất yếu khách quan.
Sự thất bại trong NCKH có thể do những ngun nhân: thiếu thơng tin, trình độ khoa học,
khả năng của người nghiên cứu chưa đủ tầm, thiết bị, phương tiện nghiên cứu chưa đáp ứng
được yêu cầu kiểm chứng giả thuyết, do giả thuyết nghiên cứu sai, do những lý do bất khả
kháng...
Tuy nhiên trong NCKH, thất bại cũng được xem là một kết quả, kết quả thất bại vẫn
mang ý nghĩa về một kết luận của NCKH mà nội dung các giả thuyết khoa học đặt ra không
được xác nhận như đã dự kiến. Thất bại của cơng trình NCKH này có thể là bài học q giá
cho những cơng trình NCKH khác.
Ngay cả những NCKH đã thử nghiệm thành công cũng vẫn chịu những rủi ro trong
áp dụng mặc dù sản phẩm cuối cùng của NCKH đã có thể đạt trình độ "sáng chế". Rủi ro
trong trường hợp này có thể do chưa làm chủ được kỹ thuật, hoặc không thành công khi áp
dụng trong phạm vi mở rộng, không thành công trong yếu tố xã hội nào đó...

7


- Tính thừa kế:
Ngày nay khoa học, cơng nghệ phát triển như vũ bão. Mọi NCKH đều phải thừa kế
các kết quả NCKH của trong hoặc ngoài lĩnh vực nghiên cứu. Nắm vững đặc điểm kế thừa
của NCKH, các nhà khoa học sẽ không bảo thủ với những lý luận, phương pháp luận chủ

quan của mình, mà chấp nhận sự thâm nhập lý luận, phương pháp luận của các bộ mơn
khoa học khác.
- Tính cá nhân:
Vai trị cá nhân trong NCKH mang tính quyết định, ngay cả khi cơng trình NCKH
do một tập thể thực hiện. Vai trò cá nhân phụ thuộc vào tư duy cá nhân, chủ kiến cá nhân.
- Tính phi kinh tế:
Lao động nghiên cứu khoa học rất khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh
vực sản xuất vật chất, thậm chí có thể nói lao động khoa học hầu như không thể định mức.
Những thiết bị chuyên dụng cho NCKH hầu như không thể khấu hao vì tần suất sử
dụng khơng ổn định hoặc sử dụng ở mức rất thấp, tốc độ hao mòn vơ hình ln vượt trước
rất xa so với tốc độ hao mịn hữu hình.
Hậu quả kinh tế của NCKH hầu như khơng thể xác định, mặc dù có những kết quả
nghiên cứu khoa học rất có giá trị, có thể mua bán trên thị trường song vẫn có thể khơng
được áp dụng vì những lý do xã hội.
4. Các loại hình NCKH:
Trong mọi lĩnh vực khoa học: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật-công nghệ, khoa
học xã hội-nhân văn... ln tồn tại 3 loại hình NCKH: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng
dụng và nghiên cứu triển khai. Mỗi loại hình nghiên cứu đều có sản phẩm nghiên cứu đặc
trưng. Có thể khái qt các loại hình nghiên cứu khoa học và sản phẩm nghiên cứu khoa
học đặc trưng theo mơ hình sau:
Sản phẩm
Loại hình NCKH
NCCB thuần t

- Phát hiện
- Phát kiến
- Phát minh

- Giải pháp
- Công nghệ

- Vật liệu
- Sáng chế

NCCB định hướng

NC chuyên đề

Nghiên cứu ứng
dụng ( NCƯD )

NC&TK trong phịng thí nghiệm
- Hình mẫu
- Sáng chế
- Hoàn thiện

Nghiên cứu và triển
khai ( NC&TK )

NC&TK bán đại trà ( Pilot )
NC&TK đại trà

- Nghiên cứu cơ bản ( Fundamental research ).

8


Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết nhằm phát hiện
về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người, chưa có
ý định đặc biệt gì về ứng dụng.
Nghiên cứu cơ bản bao gồm:

+ Nghiên cứu cơ bản thuần tuý là nghiên cứu chỉ nhằm mục đích tìm ra bản chất và
quy luật của các hiện tượng tự nhiên, xã hội để nâng cao nhận thức chưa có sự vận dụng
vào hoạt động của con người.
+ Nghiên cứu cơ bản định hướng (NC thăm dò) là những nghiên cứu cơ bản đã dự
kiến trước mục đích ứng dụng.
+ Nghiên cứu nền tảng là nghiên cứu dựa trên các quan sát để thu thập số liệu, dữ
kiện nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá quy luật tự nhiên. Ví dụ: nghiên cứu dịch tễ học
trong y học, điều tra cơ bản tài nguyên, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng, nghiên
cứu tổng hợp các chất, nghiên cứu bản chất vật lý, hóa học, sinh vật của vật chất.
+ Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu có hệ thống một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên.
- Nghiên cứu ứng dụng (Applied research).
Nghiên cứu ứng dụng là những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết vận dụng các
quy luật của nghiên cứu cơ bản, đưa ra các kiến thức để xác định cách thức, biện pháp (
giải pháp ) đáp ứng một nhu cầu đã được đặt ra về công nghệ, sản phẩm, vật liệu, thiết bị,
tổ chức, quản lý, xã hội...
- Nghiên cứu và triển khai (Research & development).
Nghiên cứu triển khai là những nghiên cứu sử dụng một cách có hệ thống những kiến
thức thu được từ việc nghiên cứu, nhằm tạo ra các hình mẫu, các vật liệu, bản thiết kế, hệ thống,
phương pháp hữu ích bao gồm cả việc thiết kế và tạo lập các sản phẩm đơn chiếc.
Triển khai cũng được gọi là nghiên cứu phát triển, nhưng kết quả triển khai thì chưa
triển khai được. Sản phẩm của nghiên cứu triển khai mới chỉ là những vật mẫu, hình mẫu
có tính khả thi về kỹ thuật, nghĩa là chỉ mới được khẳng định khơng cịn xác suất rủi ro về
mặt kỹ thuật trong áp dụng. Điều đó chưa hồn tồn có nghĩa là đã có thể áp dụng vào một
địa chỉ cụ thể nào đó, vì để áp dụng, người áp dụng cịn phải tiến hành nghiên cứu tính khả
thi về chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính...
Một số loại hình nghiên cứu phát triển thường được áp dụng là:
+ Nghiên cứu triển khai quy mơ phịng thí nghiệm(Labo): loại hình này chỉ nhằm khẳng
định kết quả sao cho ra được sản phẩm, hình mẫu .. Chưa quan tâm đến quy mô áp dụng.
+ Nghiên cứu triển khai quy mô bán đại trà hoặc quy mô bán công nghiệp (Pilot). Loại
hình này nhằm kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên một quy mô nhất định, thường là

quy mô bán đại trà.
Khái niệm triển khai được áp dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội, kỹ thuật.
LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Trình bày khái niệm nghiên cứu khoa học?
Câu 2: Trình bày các chức năng của nghiên cứu khoa học và đặc điểm của NCKH?
Câu 3: Nêu các loại hình nghiên cứu khoa học?

Bài 3
9


QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU
1. Mơ tả được trình tự các bước của quy trình nghiên cứu.
2. So sánh được các bước phát triển một đề cương nghiên cứu.
3. So sánh các bước của quy trình giải quyết vấn đề, quy trình điều dưỡng và quy
trình nghiên cứu.
NỘI DUNG
1. Các giai đoạn của quy trình nghiên cứu:
Tác giả Catherine H.C. Seaman chia quá trình nghiên cứu thành 4 giai đoạn như sơ đồ
sau:
Giai đoạn 4:
Báo cáo kết quả
(Viết đề cương)

Giai đoạn
Lập kế hoạch

Giai đoạn 3:

Phân tích số liệu

Giai đoạn 2:
Thu thập số liệu

Sơ đồ 3.1: Các giai đoạn của Quy trình nghiên cứu
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch nghiên cứu
- Xác định vấn đề nghiên cứu
- Trình bày mục tiêu nghiên cứu
- Định nghĩa các khái niệm và biến số
- Đọc và trích dẫn tài liệu tham khảo
- Mơ tả thiết kế nghiên cứu
- Mô tả cách thức thu thập số liệu
- Nghiên cứu thí điểm
- Xem xét các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Giai đoạn 2: Thu thập số liệu
- Tiếp xúc với cơ quan và đối tượng nghiên cứu để được sự đồng ý
- Tập huấn cho người thu thập số liệu
- Tiến hành thu thập số liệu
- Kiểm tra giám sát quá trình thu thập số liệu
Giai đoạn 3: Phân tích làm sáng tỏ số liệu
- Tổng hợp các số liệu thô vào các phiếu hoặc nhập số liệu trên máy tính
- Phân tích làm sáng tỏ số liệu: Mô tả số lượng và tỷ lệ
- Trình bày số liệu: dùng bảng, biểu đồ
Giai đoạn 4: Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu
2. Các bước tiến hành xây dựng một đề cương nghiên cứu

10



(Lập kế hoạch nghiên cứu)
Các bước
Các câu hỏi đặt ra
thực hiện
Vấn đề đặt ra là gì và tại sao Chọn lọc, phân tích
chúng ta cần phải nghiên cứu và phát biểuvấn đề
nó?
nghiên cứu
Hiện đã có sẵn những thơng tin
gì?
- Tại sao chúng ta muốn tiến
hành nghiên cứu?
- Khi nghiên cứu chúng ta
mong muốn đạt được gì?
- Chúng ta cần thêm những số
liệu gì để đạt được mục tiêu
nghiên cứu?
- Làm thế nào để thu thập được
những số liệu đó?

Xem lại tài liệu

Hình thành mục
tiêu nghiên cứu

Phương pháp
nghiên cứu

Những nội dung quan trọng
trong từng bước

- Xác định vấn đề
- Xếp ưu tiên vấn đề
- Phân tích
- Cân nhắc và đưa ra lý lẽ
- Những thông tin rút ra từ các
nghiên cứu trước và các nguồn tư
liệu khác
- Mục tiêu chung và mục tiêu cụ
thể
- Các giả thuyết
- Các biến số, loại nghiên cứu
- Các kỹ thuật thu thập số liệu,
chọn mẫu
- Kế hoạch thu thập số liệu
- Kế hoạch xử lý và phân tích số
liệu
- Nghiên cứu thử
- Nhân lực
- Lịch phân bổ thời gian
- Trang thiết bị hỗ trợ cho nghiên
cứu
- Tiền

Ai sẽ làm gì và làm vào lúc
nào?
Kế hoạch làm việc
- Những nguồn lực gì để tiến
hành nghiên cứu?
Ngân sách
- Đã có những nguồn lực gì?

Làm thế nào để có thể giới
thiệu bản đề cương nghiên cứu
Tóm tắt đề cương
tới các cơ quan có thẩm quyền
Bản đề cương nghiên cứu
cũng như những nhà tài trợ?
Chú ý: Phát triển đề cương nghiên cứu thơng thường là cả một q trình lặp đi lặp
lại. Các mũi tên cho thấy mối quan hệ giữa các bước không chỉ phải là một chiều mà chúng
tác động qua lại lẫn nhau.
3. So sánh các quy trình đang được áp dụng trong điều dưỡng:
Trong thực hành điều dưỡng, người điều dưỡng đã được làm quen với hai quy trình
cơ bản là quy trình giải quyết vấn đề và quy trình điều dưỡng. Quy trình giải quyết vấn đề
thường được áp dụng trong quản lý và quy trình điều dưỡng được áp dụng trong lĩnh vực
thực hành chăm sóc người bệnh.
Quy trình giải quyết vấn đề là cơng cụ hữu ích nhằm đưa ra được các quyết định giải
quyết vấn đề. Quy trình giải quyết vấn đề bao hàm các bước chính: Phân định giải quyết
vấn đề, thực hiện giải pháp và đánh giá kết quả thực hiện.

11


Quy trình điều dưỡng là cơng cụ để lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh.
Quy trình điều dưỡng được áp dụng trong lĩnh vực đào tạo và thực hành điều dưỡng. Quy
trình gồm các bước: Nhận định người bệnh, chuẩn đốn điều dưỡng, lập kế hoạch chăm
sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc và đánh giá kết quả chăm sóc.
Các quy trình trên cơ bản có nhiều điểm giống nhau tuy nhiên cũng có một số điểm
khác nhau do đối tượng, yêu cầu kiểm soát và phạm vi khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh
tương quan giữa ba quy trình đang được áp dụng trong quản lý và thực hành điều dưỡng.
Quy trình giải
Quy trình điều dưỡng

quyết vấn đề
- Xác định vấn đề - Nhận định:
+ Thu thập dữ liệu
+ Phân tích dữ liệu
+ Chuẩn đốn điều dưỡng
- Đưa ra mục tiêu - Lập kế hoạch: Các can thiệp điều
cho vấn đề
dưỡng cho từng người bệnh

Quy trình nghiên cứu
- Xác định chủ đề và lĩnh vực
quan tâm nghiên cứu.

- Thực hiện

- Thực hiện:
+ Theo dõi, chăm sóc
+ Can thiệp thủ thuật
+ Hướng dẫn

- Kế hoạch nghiên cứu
- Kế hoạch tài chính
- Kế hoạch báo cáo
- Thực hiện:
+ Thu thập dữ liệu
+ Phân tích dữ liệu
+ Viết báo cáo

- Đánh giá và
điều chỉnh


- Đánh giá và điều chỉnh

- Phổ biến kết quả nghiên cứu

LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Mô tả trình tự các bước của quy trình nghiên cứu ?
Câu 2: So sánh các bước phát triển một đề cương nghiên cứu ?
Câu 3: So sánh các bước của quy trình giải quyết vấn đề, quy trình điều dưỡng và quy
trình nghiên cứu ?

12


Chương 2

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG
Bài 4

ĐẠI CƯƠNG
VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG
MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa về nghiên cứu.
2. Trình bày được vai trị của nghiên cứu điều dưỡng.
3. Trình bày được lịch sử và quá trình phát triển nghiên cứu điều dưỡng.
4. Trình bày được các giải pháp tăng cường nghiên cứu điều dưỡng.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học Điều dưỡng:
Những câu hỏi đặt ra cho những người nghiên cứu điều dưỡng là : Kiến thức là gì?
Những kiến thức và thực hành điều dưỡng hiện nay dựa vào cơ sở nào? Bao nhiêu kiến

thức và thực hành điều dưỡng dựa vào nghiên cứu? Những kiến thức và thực hành nào hiện
nay khơng cịn phù hợp? Những thực hành nào hay sự quan tâm của bạn về độ tin cậy cần
phải nghiên cứu thêm. Chắc chắn chúng ta chưa có câu trả lời đầy đủ để mô tả bức tranh
hiện thực về kiến thức và về thực hành điều dưỡng hiện nay. Để có câu trả lời chính xác,
chúng ta phải tiến hành những nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu hay nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập (chọn lọc), phân tích, diễn
giải số liệu một cách chính xác và có hệ thống nhằm trả lời một câu hỏi hoặc giải quyết một
vấn đề nhất định.
Đặc điểm của nghiên cứu khoa học :
- Nghiên cứu đòi hỏi phải nêu được vấn đề một cách rõ ràng.
- Nghiên cứu cần phải có kế hoạch.
- Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở những dữ kiện (số liệu) đã có (đang tồn tại),
sử dụng cả các kết quả tốt (tích cực) và xấu (tiêu cực). Nếu là số liệu mới thì nó cần phải
được thu thập theo đúng yêu cầu và được sắp xếp sao cho chúng có thể trả lời được các câu
hỏi nghiên cứu đặt ra ban đầu.
Mục đích của nghiên cứu :
- Nhằm tạo ra các kiến thức mới và công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề khó
(nghiên cứu cơ bản) để cải tiến thực hành chăm sóc sức khỏe.
- Nhằm xác đinh các vấn đề cần ưu tiên, thiết kế và đánh giá các chính sách, chương
trình, bằng chứng khoa học có độ tin cậy cao nhằm mang lại lợi ích cho y tế nhiều nhất,
giúp sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có (nghiên cứu trên mạng).
Vì vậy, trong y học và điều dưỡng người ta thường tiến hành các đề tài nghiên cứu
để tạo ra các kiến thức mới, để cung cấp các số liệu, các bằng chứng làm cơ sở cho việc
đưa ra các hướng dẫn thực hành mang tính khoa học. Điều dưỡng viên càng ngày càng tham

13


dự nhiều vào các họat động nghiên cứu qua đó mang lại lợi ích cho cả nghề nghiệp và cho
người bệnh.

Nghiên cứu điều dưỡng là một sự điều tra có hệ thống nhằm phát triển các lĩnh vực
liên quan đến người điều dưỡng và người bệnh như: thực hành điều dưỡng, giáo dục điều
dưỡng, quản lý điều dưỡng.
2. Vai trò của nghiên cứu điều dưỡng:
Nghiên cứu điều dưỡng có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển nghề nghiệp
và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc. Nghiên cứu điều dưỡng sẽ đóng góp vào việc :
2.1 Thực hành dựa vào bằng chứng ( Evidence Based Practice).
Thực hành dựa vào bằng chứng là một nguyên tắc tiếp cận mới đang được áp dụng
trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực y học. Những dịch vụ chăm sóc và kỹ thuật do người
điều dưỡng cung cấp liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người vì thế
thực hành điều dưỡng phải dựa trên cơ sở kiến thức vững chắc và chính xác. Thực hành
dựa vào bằng chứng thể hiện trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức của người điều dưỡng
nhằm đảm bảo an toàn cho người nhận nhiệm vụ chăm sóc. Nghiên cứu được khẳng định
là phương tiện khách quan, hệ thống và đáng tin cậy nhất để tạo ra các kiến thức và bằng
chứng để hướng dẫn thực hành chăm sóc lâm sàng.
- Nghiên cứu về mối liên quan giữa bàn tay của cán bộ y tế và nhiễm khuẩn bệnh
viện : Bác sỹ Ignaz Semmelweis (1861) là người đầu tiên nhận dạng được mối liên quan giữa
các bàn tay bẩn “Dirty Hands” với các trường hợp sản phụ sốt hậu sản sau khi sinh tại bệnh
viện của nước Áo. Sau đó Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định “Rửa tay là biện pháp đơn giản
và hiệu quả nhất trong phòng nhiễm khuẩn bệnh viện” và rửa tay hiện nay được coi là
một chiến lược quan trọng để làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện. Một quan sát nhanh của
Phạm Đức Mục (2002) về thói quen rửa tay của nhân viên bệnh viện đã nhận định rằng :
nhân viên y tế rửa tay sau khi ăn nhiều hơn trước khi ăn và thói quen này đã tác động vào
thực hành bệnh viện là nhân viên y tế thường rửa tay sau khi thăm khám, chăm sóc người
bệnh hơn là trước khi tiếp xúc người bệnh. Nghiên cứu về hiện trạng tiêm an toàn của Hội
điều dưỡng Hà Nội, Nguyễn Minh Tâm và cộng sự (2001) đã khẳng định không rửa tay trước
và sau khi tiêm là sai sót hay gặp nhất đối với điều dưỡng viên. Nguyễn Phúc Tiến (Chợ
Rẫy) và cộng sự nghiên cứu về số lượng vi khuẩn trên tay 77 cán bộ y tế chưa rửa tay trong
vòng 2 giờ đã thơng báo 96% bàn tay có vi khuẩn, bình quân mỗi bàn tay có 267.378 khúm
vi khuẩn, số lượng vi khuẩn trên tay của hộ lý và bác sỹ cao hơn điều dưỡng. Những kết quả

nghiên cứu này đã có tác động rất lớn đến việc đưa ra các quy định, quy trình rửa tay và các
biện pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ rửa tay trong các cơ sở y tế.
- Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện.
Tô Thị Điền (Việt Đức) và cộng sự đã kết luận rằng: “Nhiễm khuẩn bệnh viện
đường tiết niệu tỷ lệ thuận với thời gian đặt thơng tiểu”. Đặng Kim Lan (Bình Dương)
nghiên cứu NTBV đường tiết niệu do lưu thông trong bàng quang trên 90 người bệnh cho
biết 33% người bệnh NKBV đường tiết niệu sau 4 ngày kể từ khi đặt thông và 100% người
bệnh NTBV đường niệu sau 7 ngày lưu thông. Kết quả nghiên cứu này gợi ý chỉ nên chỉ
định đặt thông tiểu khi thật cần thiết, phải rút thông sớm khi tình trạng người bệnh cho phép

14


và phải thưc hiện nghiêm ngặt quy định vô khuẩn và chăm sóc cho ngừơi bệnh có thơng
tiểu.
Trong một điều tra cắt ngang về tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện Phạm Đức Mục và
cộng sự (2001) đã đưa ra các yếu tố liên quan làm tăng tần suất xuất hiện nhiễm trùng bệnh
viện vết mổ là: thời gian phẫu thuật kéo dài >180phút, bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu, bệnh
nhân có thơng khí hỗ trợ và thơng tiểu. Cao Thị Hạnh (Đồng Tháp) và cộng sự nghiên cứu
nhiễm khuẩn vết mổ trên hai nhóm người bệnh mổ sạch bằng cách so sánh có thay băng
thường quy sau 48 giờ và không thay băng sau 48 giờ cho biết nhiễm khuẩn vết mổ trên
những người bệnh có thay băng thường quy sau 48 giờ cao hơn trên những người bệnh chỉ
thay băng khi băng bẩn. Nguyễn Thị Niên (ng Bí) và cộng sự so sánh thay băng thường
quy và khi thay băng cần trên 200 người bệnh có phẫu thuật sạch đã kết luận khơng có sự
khác biệt về nhiễm khuẩn vết mổ trên những người bệnh thay băng thường quy và thay
băng khi cần, trong khi đó số băng gạc dùng cho thay băng thường quy lớn gấp 7 lần so với
thay băng khi cần.
- Nghiên cứu về sự hài lịng của người bệnh:
Ngơ Thị Ngỗn (Bạch Mai) và cộng sự đã kết luận sự hài lòng của người bệnh liên
quan rất nhiều tới yếu tố bên ngoài như : Thời gian chờ đợi, được khám theo thứ tự, sự

nhiệt tình, thời gian khám, sự tơn trọng của bác sỹ và điều dưỡng đối với người bệnh; người
bệnh có bảo hiểm y tế kém hài lịng hơn người bệnh khơng có bảo hiểm y tế, giá viện phí
khơng có liên quan thống kê tới sự hài lòng của người bệnh. Mitchell đã khuyến cáo rằng
sự hài lòng của người bệnh tăng lên ở những khoa hồi sức cấp cứu khi tăng tỷ lệ điều dưỡng
phục vụ, những người bệnh hài lịng với bác sỹ có xu hướng đánh giá cao trình độ kỹ thuật
của bệnh viện. Weisman cũng kết luận rằng sự hài lòng của điều dưỡng viên liên quan với
sự hài lòng của người bệnh…
- Nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới tỷ lệ tử vong của người bệnh:
Trong một nghiên cứu ở 3.100 bệnh viện, Hart Etal đã chứng minh rằng ở các bệnh
viện có nhiều điều dưỡng chuyên nghiệp thì tỷ lệ tử vong của người bệnh thấp hơn. Tỷ lệ
điều dưỡng / người bệnh có quan hệ với tỷ lệ tử vong. Baggs Etal cũng cho rằng sự hợp tác
kém giữa các cán bộ y tế liên quan tới nguy cơ tăng tử vong cho bệnh nhân.
2.2 Đánh giá hiệu quả chi phí trong lĩnh vực chăm sóc:
Một chương trình y tế hay dịch vụ điều dưỡng sẽ đạt được hiệu quả khi nó mang lại
nhiều lợi ích hơn mà chỉ sử dụng một lượng kinh phí nào đó. Việc phân tích chi tiết sẽ giúp
chúng ta đánh giá được hiệu quả của một dịch vụ chăm sóc hoặc một chương trình y tế.
Dưới thời bao cấp mục tiêu đối với những người làm lâm sàng là chăm sóc và phục vụ
người bệnh vơ điều kiện và ít quan tâm tới yếu tố kinh tế trong y tế. Ngày nay, do chi phí
trả cho dịch vụ y tế ngày càng cao làm cho người bệnh quan tâm ngày càng tăng tới chi phí
cho các loại dịch vụ y tế mà họ nhận được. Hơn nữa, hệ thống bệnh viện đang từng bước
chuyển dịch tiến tới tự chủ về tài chính theo chủ trương của Nhà nước, đặt ra yêu cầu không
chỉ với người quản lý bệnh viện mà cả thầy thuốc và điều dưỡng lâm sàng cũng phải quan
tâm tới vấn đề chi phí. Giảm một đồng chi phí tức là tăng thêm một đồng lợi nhuận đóng
góp vào cơng quỹ của bệnh viện. Chính vì vậy mà điều dưỡng cũng như các nghề khác cần
phải chứng tỏ giá trị phục vụ của mình thơng qua việc phân tích hiệu quả chi phí.

15


2.3. Tăng cường giá trị nghề nghiệp:

Theo quan niệm cũ điều dưỡng là một nghề phụ thuộc, người điều dưỡng thực hành
chăm sóc theo lệnh của bác sỹ. Ngày nay trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng
và áp dụng mới các thành tựu khoa học công nghệ vào y học ngày càng nhiều đòi hỏi những
người điều dưỡng phải nâng cao tính chuyên nghiệp. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo
dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng và hộ sinh cung cấp là một trong những trụ cột của hệ
thống dịch vụ y tế. Người điều dưỡng cần được khuyến khích làm nghiên cứu để phát triển
kiến thức nghề nghiệp đồng thời chứng tỏ với xã hội rằng sự đóng góp của họ sẽ tạo ra sự
khác biệt về sức khỏe của nhân dân. Như vậy, nghiên cứu chẳng những góp phần tăng
cường uy tín nghề nghiệp mà còn làm cho xã hội đánh giá đúng mức giá trị của các dịch vụ
chăm sóc.
3. Lịch sử nghiên cứu điều dưỡng:
3.1. Từ thời Nightingale đến những năm 1960:
Người ta cho rằng, Florebt Nightingale là người khởi đầu nghiên cứu điều dưỡng.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ tử vong của những người lính trong chiến
tranh Crime, Nightingale đã thành cơng trong việc tác động vào các yếu tố môi trường để
làm giảm tỷ lệ tử vong từ 42% xuống còn 2,2%.
Sau Nightingale, trong y văn đề cập rất ít đến nghiên cứu điều dưỡng. Cho mãi tới
nửa đầu thế kỷ XX, các nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực giáo dục điều dưỡng, nhận dạng
bản chất nghề điều dưỡng, vai trò chức năng của điều dưỡng…
Từ sau những năm 1950, nghiên cứu điều dưỡng phát triển với tốc độ rất nhanh do
ngày càng có nhiều điều dưỡng viên được đào tạo ở trình độ cử nhân và sau đại học. Giai
đoạn này xuất hiện những nhu cầu nghiên cứu thực hành điều dưỡng lâm sàng và trong một
số tài liệu điều dưỡng đã chú ý tới việc nghiên cứu. Chính phủ các nước đã hỗ trợ kinh phí
để thực hiện các nghiên cứu điều dưỡng và đã có nhiều Nội san chuyên phát hành về nghiên
cứu điều dưỡng như ở nước Mỹ, Canada và ở Anh Quốc. Từ năm 1963 các nghiên cứu điều
dưỡng đã được đăng tải trên các tờ nghiên cứu điều dưỡng quốc tế.
3.2. Nghiên cứu điều dưỡng từ những năm 1970 đến nay:
Sau những năm 1970, số lượng các nghiên cứu điều dưỡng ngày càng gia tăng và có
thêm các tờ Nội san nghiên cứu điều dưỡng được ra đời ở Mỹ và Anh Quốc để đăng tải các
báo cáo nghiên cứu điều dưỡng. Nội dung nghiên cứu điều dưỡng trong giai đoạn này

chuyển hướng từ lĩnh vực đào tạo , quản lý sang thực hành chăm sóc. Và ngày càng quan
tâm tới việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực hành chăm sóc người bệnh.
Sau những năm 1980, những sự kiện nổi bật trong nghiên cứu điều dưỡng là : (1) đã
có tổng kết các đề tài nghiên cứu; (2) chính phủ một số nước đã cung cấp ngân sách quốc
gia để tiến hành các đề tài nghiên cứu điều dưỡng như ở Canada, Mỹ và Anh Quốc; (3)
trung tâm nghiên cứu điều dưỡng quốc gia được thành lập ở Mỹ “National Center For
Research – NVCR”. Sự ra đời của Trung tâm quốc gia nghiên cứu điều dưỡng đã thúc đẩy
nghiên cứu điều dưỡng phát triển ngang tầm với các lĩnh vực nghiên cứu của các nghề khác
trong y tế.
Từ sau những năm 1990 đến nay các Hội nghị nghiên cứu điều dưỡng quốc tế đã
được tổ chức và nghiên cứu điều dưỡng trọng tâm vào các lĩnh vực như HIV/AIDS, các mô

16


hình điều dưỡng dựa vào cộng đồng, đánh giá hiệu quả thử nghiệm các can thiệp điều dưỡng
đối với người bệnh HIV/AIDS, người bệnh mãn tính và đánh giá hiệu quả các can thiệp
trong lĩnh vực nâng cao sức khỏe.
4. Các giải pháp tăng cường nghiên cứu điều dưỡng:
Hội đồng điều dưỡng thế giới (ICN) khuyến cáo các giải pháp tăng cường nghiên
cứu điều dưỡng như sau:
- Thiết lập bằng chứng vững chắc về nghề điều dưỡng thông qua chiến lược
nghiên cứu khẳng định:
Người ta không thể thực hiện một cải tiến về quy trình kỹ thuật hoặc ứng dụng mới
nếu chỉ dựa trên kết luận của một nghiên cứu hay một tác giả. Vì vậy, thực hiện các nghiên
cứu khẳng định trên các nhóm người bệnh khác nhau, trong tính khách quan và khoa học
của các kết quả nghiên cứu. Có thể thực hiện chiến lược nghiên cứu khẳng định bằng cách
các nhà nghiên cứu cùng phối hợp thực hiện nghiên cứu tại các địa điểm khác nhau.
- Khuyến khích thực hành dựa vào bằng chứng:
Điều dưỡng viên được khuyến khích áp dụng những kết quả nghiên cứu vào thực

hành hay còn gọi là thực hành dựa vào bằng chứng. ở Canada chính phủ đã đầu tư 5 triệu
đơ la Canada để khuyến khích điều dưỡng nghiên cứu đưa ra các bằng chứng cải thiện thực
hành điều dưỡng lâm sàng.
- Tăng cường phổ biến kết quả nghiên cứu:
Sử dụng rộng rãi các kênh thông tin như: Nội san, tạp chí chun ngành, Internet,
Website là các phương tiện truyền thơng rất có hiệu quả để tăng cường phổ biến và sử dụng
kết quả nghiên cứu một cách nhanh chóng và rộng rãi. Ngoài ra, tổ chức các hội nghị nghiên
cứu khoa học điều dưỡng ở các bệnh viện, các tỉnh, cấp quốc gia và quốc tế cũng là các giải
pháp quan trọng để phổ biến các kết quả nghiên cứu và khuyến khích áp dụng các kết quả
nghiên cứu vào thực hành.
LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Trình bày định nghĩa về nghiên cứu ?
Câu 2: Trình bày vai trị của nghiên cứu điều dưỡng ?
Câu 3: Nêu lịch sử và quá trình phát triển nghiên cứu điều dưỡng ?
Câu 4: Nêu các giải pháp tăng cường nghiên cứu điều dưỡng ?

17


Bài 5

CHỌN VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU
1. Lựa chọn được vấn đề nghiên cứu phù hợp và thực tiễn.
2. Viết được mục tiêu nghiên cứu.
3. Miêu tả được các loại biến số nghiên cứu.
4. Vẽ được khung thiết kế nghiên cứu cho vấn đề nghiên cứu đã chọn.
NỘI DUNG
1. Vấn đề nghiên cứu là gì?
Trước tiên chọn chủ đề nghiên cứu và sau đó chọn vấn đề nghiên cứu trong chủ đề

nghiên cứu. Chủ đề nghiên cứu là một vấn đề có phạm vi rộng như: Chăm sóc người bệnh
tồn diện, kiểm sốt nhiễm trùng bệnh viện, giáo dục sức khoẻ, quản lý điều dưỡng, đào tạo
điều dưỡng... mỗi chủ đề có nhiều vấn đề làm cho chúng ta quan tâm và mỗi vấn đề đó được
coi là bước rất quan trọng địi hỏi sự tìm tịi và tiêu tốn nhiều thời gian.
Vấn đề nghiên cứu là những vấn đề làm cho bạn quan tâm nhưng chưa có nhu cầu
trả lời khiến bạn muốn nghiên cứu để tìm lời giải cho vấn đề đó. Những vấn đề làm cho
bạn quan tâm có thể xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân, thực hành lâm sàng, từ sách và tài
liệu, từ những nghiên cứu trước đây, từ mối quan tâm của người bệnh hoặc của cộng đồng.
Ví dụ 1: Nhận dạng vấn đề nghiên cứu.
Đo huyết áp và kỹ thuật thường quy được áp dụng để chẩn đốn và điều trị cho người
bệnh. Đo huyết áp chính xác có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá người
bệnh tăng huyết áp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp của người bênh như: thuốc đang
dùng, tư thế của bệnh nhân, nhiệt độ, quần áo chật, tâm lý của người bệnh, dụng cụ đo huyết
áp... Huyết áp vào đêm giảm khoảng 15% ở những người ban ngày hoạt động mạnh. Thông
thường bác sĩ dựa vào kết quả đo huyết áp cho người bệnh.
Một số tài liệu hướng dẫn đã nêu: để đo huyết áp chính xác người bệnh cần phải nằm
và để hai chân và bàn chân duỗi thẳng trên mặt giường. Tuy nhiên, còn thiếu bằng chứng ảnh
hưởng của tư thế người bệnh bắt chéo chân qua đầu gối khi được đo huyết áp.
Sau khi đọc phần trích đoạn báo cáo trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Vấn đề nghiên cứu là gì?
- Đối tượng nghiên cứu là ai?
- Theo bạn mục đích của nghiên cứu là gì?
2. Xác định vấn đề nghiên cứu:
2.1. Các lĩnh vực nghiên cứu cần được quan tâm:
-Vấn đề sức khoẻ hoặc bệnh có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong cao cần nghiên cứu để đưa
ra các biện pháp can thiệp.
- Phân tích nguyên nhân của các vấn đề yếu kém trong lĩnh vực quản lý và chăm sóc
điều dưỡng. Ví dụ: yếu kém về chất lượng, sự phàn nàn của người bệnh về giao tiếp, sai sót
trong dùng thuốc, tiêm an tồn...


18


- Đánh giá chất lượng, hiệu quả của các biện pháp can thiệp. Ví dụ: chăm sóc tồn
diện, các chương trình đào tạo nhân viên y tế, rửa tay, giáo dục sức khoẻ...
2.2. Cách xác định vấn đề nghiên cứu:
Một vấn đề tình thế có cần phải đặt ra nghiên cứu hay khơng cịn phụ thuộc vào
ba điều kiện sau:
- Cần phải có một sự khác biệt hay sự chênh lệch rõ rệt giữa những gì đang tồn tại (
tình hình thực tế ) với tình hình lý tưởng hay tình hình mà kế hoạch đã đặt ra.
- Lý do hay nhữnh lý do của sự khác biệt này phải khơng rõ ràng ( vì vậy mới cần
chúng ta đặt ra câu hỏi nghiên cứu ).
- Cần có nhiều câu trả lời cho câu hỏi đó hay giải pháp cho vấn đề đó.
Ví dụ: Xác định vấn đề nghiên cứu
Ở bất cứ thời điểm điều tra nào người ta cũng thấy nhiễm trùng bệnh viện chiếm 510% người bệnh nhập viện. Bàn tay của nhân viên y tế là yếu tố quan trọng lây truyền tác
nhân gây bệnh do bàn tay thường xuyên tiếp xúc với máu và cơ thể. Các nghiên cứu nuôi cấy
cho thấy 21% tay nhân viên y tế có Acinotobacter và các vi khuẩn nhóm Klebsiella
Enterobacter, 36 tay bác sĩ có S. Aureaus, tỉ lệ vi khuẩn Gram (-) cao hơn ở tay nhân viên y
tế tại các khoa HSCC, nhất là những người rửa tay dưới 8 lần/ ngày
Các câu hỏi gợi ý để tìm kiếm vấn đề nghiên cứu:
- Các can thiệp điều dưỡng bạn quan tâm hiện nay là gì?
- Tại sao áp dụng can thiệp điều dưỡng này?
- Hiệu quả của can thiệp đó đến đâu?
- Liệu có can thiệp nào khác có hiệu quả hơn khơng?
- Đã có nghiên cứu nào đựơc thực hiện trong lĩnh vực này?
- Các kết quả nghiên cứu có khẳng định hiệu quả của can thiệp này khơng?
2.3. Các tiêu chuẩn chính ưu tiên cho vấn đề nghiên cứu:
Mỗi vấn đề có dự định làm nghiên cứu cần phải được cân nhắc dựa trên các chỉ dẫn
hay tiêu chuẩn nào đó. Có thể có một vài ý tưởng mà từ đó ta có thể chọn ra. Trước khi
quýêt định chọn một vấn đề nghiên cứu cụ thể, thì từng chủ thể dự định phải được so sánh,

đối chiếu với những khả năng khác. Các chỉ dẫn hay tiêu chuẩn được bàn đến là: Tính phù
hợp, tránh trùng lặp, tính khả thi, sự chấp nhận về mặt chính trị, có thể áp dụng được, tính
cấp thiết và sự chấp nhận được về mặt đạo đức.
2.4. Phân tích vấn đề nghiên cứu:
Một số câu hỏi gợi ý phân tích vấn đề nghiên cứu:
- Cụ thể hố và mơ tả vấn đề sâu rộng hơn:
+ Bản chất của vấn đề (sự khác biệt)
+ Sự phân bố của vấn đề, đối tượng bị tác động bởi vấn đề, khi nào và ở đâu?
+ Tầm cỡ, mức độ tầm quan trọng và độ tập chung của vấn đề nghiên cứu là gì? ( đối
tượng bị tác động, số lượng, sự phân bổ...) hậu quả của vấn đề đó ra sao?
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề
- Làm rõ mối quan hệ giữa vấn đề và các yếu tố ảnh hưởng?
3. Mục tiêu nghiên cứu:

19


Khái niệm: Mục tiêu nghiên cứu là sự trình bày tóm tắt kết quả đầu ra mong muốn
của một đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu liên quan chặt chẽ với vấn đề nghiên cứu.
Phân loại: Mục tiêu nghiên cứu gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu tổng quát nêu tóm tắt kết quả mong muốn mà nghiên cứu cần đạt được,
mục tiêu tổng quát gắn liền với vấn đề nghiên cứu (tên đề tài nghiên cứu).
- Mục tiêu cụ thể tức là cụ thể hoá các nội dung nghiên cứu; mục tiêu cụ thể bao
gồm các yếu tố quan trọng được coi là ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.
Tại sao xây dựng mục tiêu nghiên cứu?
- Xác định rõ nội dung nghiên cứu
- Tránh thu nhập thông tin thừa
- Định hướng cho việc phân tích và báo cáo kết quả nghiên cứu
Cách viết mục tiêu nghiên cứu như thế nào?
- Viết mục tiêu nghiên cứu ngắn gọn, rõ ràng

- Bắt đầu mỗi mục tiêu bằng động từ hành động
- Mỗi mục tiêu chỉ nên bao gồm một đến hai biến số nghiên cứu.
Ví dụ : Trong một điều tra về nhiễm trùng bệnh viện mục tiêu nghiên cứu tổng quát
được viết như sau “ Xác định tỷ lệ NTBV hiện mắc và các yếu tố nguy cơ”. Từ mục tiêu
tổng quát có thể tác thành các mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện hiện mắc chung của bệnh viện.
- Xác định tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện theo chuyên khoa và theo vị trí - cơ quan
mắc.
- Mơ tả các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện ( nhân khẩu học, tình trạng
bệnh, các can thiệp điều trị và điều dưỡng khi nằm viện...)
- Mô tả tác nhân thường gây nhiễm trùng bệnh viện trên những người bệnh có kết
quả ni cấy vi sinh.
Mỗi loại nghiên cứu có mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Ví dụ: Mục tiêu nghiên cứu
của nghiên cứu mô tả nhằm mô tả các biến số nghiên cứu, nhận ra mối quan hệ và sự khác
biệt giữa các nhóm nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu phân tích là để đo lường độ lớn
và loại quan hệ của các biến số nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu thử nghiệm là để
khẳng định hiệu quả của một phương pháp điều trị hoặc là sự tác động của một biến số độc
lập lên một biến số phụ thuộc.
4. Biến số nghiên cứu:
Khái niệm: Biến số các yếu tố mà nhà nghiên cứu đo lường, điều khiển hoặc kiểm
soát.
- Căn cứ vào tính chất đo lường người ta chia biến số nghiên cứu thành biến số lượng
và biến số định loại.
+ Biến số lượng được thể hiện qua con số như: chiều cao, cân nặng, vịng đầu tuổi,
giới, trình độ vv...
+ Biến số định loại không biểu hiện bằng con số mà bằng các khái niệm trừu tượng
như : đau nhiều, đau ít, hài lịng, khơng hài lịng vv, và...
- Căn cứ vào mối liên quan giữa các biến số với vấn đề nghiên cứu ta chia thành 3
loại biến số: (1) Biến số phụ thuộc; (2) Biến số độc lập; (3) Biến số gây nhiễu.


20


+ Biến số độc lập (nguyên nhân hoặc liệu pháp điều trị) :
Ví dụ: Các yếu tố về nhân khẩu học (tuổi, giới, trình độ...) các can thiệp điều trị và
điều dưỡng (rửa tay, kỹ thuật mới, thuốc thử nghiệm, chương trình đào tạo,....)
+ Biến số phụ thuộc: là các kết quả nghiên cứu mong muốn mà nhà nghiên cứu đo
lường để tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu. Ví dụ: tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện,
tỷ lệ sai sót, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh số nhân viên y tế bị rủi ro nghề nghiệp, công suất
sử dụng giường bệnh....
+ Biến số gây nhiễu: là các yếu tố đã có từ trước hoặc các yếu tố tác động vào kết
quả nghiên cứu mà người nghiên cứu khơng kiểm sốt đựơc như: các bệnh phối hợp, tình
trạng thể chất, tinh thần của đối tượng nghiên cứu.
Mối quan hệ giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc là nền tảng để hình thành giả
thuyết nghiên cứu, trong các nghiên cứu phân tích và nghiên cứu thử nghiệm. Biến số độc
lập là các liệu pháp can thiệp mà nhà nghiên cứu sử dụng để tạo ra hiệu quả trên biến số
phụ thuộc. Biến số độc lập còn được gọi là biến số điều trị mà nhà nghiên cứu muốn dự
đốn hoặc giải thích.
Ví dụ: Lim Levy đã đưa ra giả thuyết “ Thở oxygen qua ống thơng mũi với liều
lượng 6 lít phút khơng ảnh hưởng đến nhiệt độ khoang miệng”. Trong nghiên cứu này,
oxygen với nồng độ 6 lít là biến số độc lập và nhiệt độ trong khoang miệng là biến số phụ
thuộc.
5. Khung nghiên cứu:
Khung nghiên cứư mơ tả tóm tắt thiết kế nghiên cứu. Nhìn vào khung nghiên cứu ta
có thể nhận biết được các biến số chính của nghiên cứu và tương quan giữa các biến số độc
lập và biến số phụ thuộc.
Ví dụ : Khung nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu về “Sự hài lòng của người bệnh tại
các khoa khám các bệnh viện tại Hà Nội” tác giả đã xây dựng khung nghiên cứu như trên.

21



Các biến số độc lập.

Biến số phụ thuộc

Yếu tố kinh tế xã hội:
Giới tính, tuổi, nghề, nơi
ở….
hài:lịng của
Yếu tố chunSự
mơn
người
bệnh
Khám bệnh, chăm sóc,
đến khám.
chuẩn đốn, thuốc,
xét
nghiệm…

Yếu tố giao tiếp :
Tơn trọng, nhiệt tình,
giải thích, hướng dẫn…
Yếu tố bổ trợ :
Phương tiện, sự sạch sẽ,
giá vịên phí, thời gian
chờ…
* Hình thành giả thuyết nghiên cứu:
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nghiên cứu là mơ tả hình thành được
giả thuyết về mối quan hệ tương quan giữa hai hay nhiều biến số nghiên cứu, là tiền đề cho

các nghiên cứu tiếp theo và đề xuất được các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả, hạn chế được
sự phân bố của bệnh viện trong quần thể. Giả thuyết dịch tễ học về mối quan hệ nhân quả
phải có đầy đủ các thành phần sau đây:
- Yếu tố nguy cơ căn nguyên có thể là bất kỳ yếu tố nguy cơ nghi ngờ nào, có sự kết
hợp có ý nghĩa thống kê giữa phôi nhiễm và bệnh.
- Hậu quả: Là bệnh mà ta quan tâm, có thể được tính bằng số lượng, hoặc chia ra
từng giai đoạn, từng mức độ nặng nhẹ khác nhau, việc phân chia đó phải có những số đo
tương ứng để có thể tính tốn được về mặt thống kê.
- Ví dụ : Kết quả của một nghiên cứu được trình bày như bảng 3 dưới đây.
Bảng 5.3: Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh vịên:
Các yếu tố
Phẫu thuật

Khơng
Thời gian phẫu thuật
> 180 phút
<180 phút
Thơng tiểu

NKBV
Số lượng

%

Không NKBV
Số lượng
%

159
210


12,3
5,1

1.132
3,895

87,7
94,9

11
61

11,6
5,4

84
1,076

88,4
94,6

22



Khơng
Thơng khí hỗ trợ

Khơng

Phẫu thuật cấp cứu

Khơng

35
33

8,0
0,1

399
4.929

92,0
99,9

70
101

3,0
0,1

164
5.061

97,0
99,9

43
29


6,6
4,5

610
611

93,4
95,5

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3 trên đây chúng ta có thể hình thành giả thuyết về
mối liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan như sau:
Giả thuyết 1: Những người bệnh có phẫu thuật có xác suất nhiễm khuẩn bệnh viện
cao hơn người bệnh không phẫu thuật.
Giả thuyết 2: Những người bệnh có phẫu thuật kéo dài trên 180 phút sẽ có xác xuất bị
nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn những người bệnh có phẫu thuật dưới 180 phút.
Giả thuyết 3: Những người bệnh có thơng tiểu sẽ xác suất nhiễm khuẩn bệnh viện
cao hơn người bệnh khơng có thơng tiểu.
Giả thuyết 4: Những người bệnh có thơng khí hỗ trợ sẽ có xác suất nhiễm khuẩn
bệnh viện cao hơn người bệnh khơng có thơng khí hỗ trợ.
Những giả thuyết trên đây, gợi ý cho tiến hành các nghiên cứu phân tích tiếp theo
để xác định mối quan hệ nhân quả giữa các cặp biến số nghi ngờ có liên quan đến nhiễm
trùng bệnh viện.
LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Trình bày cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu phù hợp và thực tiễn ?
Câu 2: Trình bày cách viết được mục tiêu nghiên cứu ?
Câu 3: Trình bày các loại biến số nghiên cứu ?
Câu 4: Vẽ Sơ đồ khung thiết kế nghiên cứu cho vấn đề nghiên cứu đã chọn?

23



Chương 3

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Bài 6

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu.
2. Thiết kế được bộ câu hỏi để thu thập số liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
3. Áp dụng được các kỹ thuật thu thập số liệu vào chủ đề nghiên cứu.
NỘI DUNG
1. Đại cương:
1.1. Định nghĩa:
Là các kỹ thuật áp dụng để thu thập thơng tin một cách có hệ thống, khách quan,
chính xác về các đối tượng nghiên cứu.
1.2. Các kỹ thuật thu thập thông tin cơ bản:
- Quan sát, mô tả
- Phỏng vấn sâu
- Điều tra theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn
- Khám lâm sàng, xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng
- Thảo luận nhóm.
1.3. Cơ sở để lựa chọn kỹ thuật thu thập thông tin:
Phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Đối tượng, quy mô của nghiên cứu.
- Loại thông tin cần thu thập (các biến cố).
- Thơng tin có sẵn và độ tin cậy của thơng tin.
1.4. Các khía cạnh đạo đức:

- Thu thập thông tin mà đối tượng không biết hoặc chưa đồng ý.
- Để lộ thông tin liên quan tới cá nhân, nghề nghiệp hoặc quốc gia.
- Điều chỉnh thơng tin vì mục đích cá nhân.
2. Các kỹ thuật thu thập số liệu:
2.1. Quan sát:
Quan sát là sự thu thập số liệu bằng 5 giác quan. Mặc dù người điều dưỡng chủ yếu
xử dụng mắt nhưng trong hầu hết các quan sát đều có sự tham gia của các giác quan. Quan
sát có hai mặt: nhìn và làm sáng tỏ thơng tin. Ví dụ: người điều dưỡng nhìn thấy người
bệnh mặt đỏ ửng đó có thể là dấu hiệu của sốt.

24


2.1.1. Quan sát trực tiếp:
Áp dụng:
- Quan sát tiến trình công việc, thủ thuật, sự di chuyển của đối tượng.
- Thu thập thôn tin về cơ sở hạ tầng, phương tiện dụng cụ...
- Phối hợp quan sát và phỏng vấn ( so sánh thông tin thu được giữa phỏng vấn và
quan sát).
* Ưu điểm:
- Người nghiên cứu cảm nhận trực tiếp vấn đề nghiên cứu.
- Nhanh chóng thu được kết quả.
* Nhược điểm:
- Dễ ngộ nhận nhất là người nghiên cứu từ bên ngoài đến với thời gian ngắn.
- Sự có mặt của người quan sát tác động đến tâm lý và hành vi người được quan sát
- Kết quả có thể sai lệch do chọn mẫu.
* Yêu cầu đối với người quan sát:
- Phải có kiến thức về vấn đề quan sát.
- Phải nhớ được nội dung quan sát.
- Hạn chế đựơc sự đối phó của người đựơc quan sát.

- Hiểu biết về tập quán, ngôn ngữ nơi nghiên cứu.
2.1.2. Quan sát tham gia:
Áp dụng:
- Thu thập thông tin thông qua chia sẻ kinh nghiệm.
- Rất tốt cho việc nghiên cứu lập kế hoạch dự án.
- Đánh giá hiệu quả dự án/ công việc.
* Ưu điểm:
- So sánh được lý thuyết với thực tiễn.
- Kiểm tra và xác định chính xác của thơng tin.
- Hiểu và mơ tả được công việc, sự kiện và can thiệp dễ dàng hơn.
* Nhược điểm:
- Cần nhiều thời gian.
- Không đưa ra được số liệu chính xác.
- Khó suy rộng ra các vùng và miền khác.
* Yêu cầu đối với người quan sát tham gia:
- Hiểu biết và có kinh nghiệm về lĩnh vực quan sát.
- Hiểu biết về tập quán, điều kiện kinh tế văn hố nơi nghiên cứu
- Có khả năng giao tiếp và làm việc cùng người địa phương.
2.2. Phỏng vấn:
2.2.1. Các hình thức phỏng vấn:
- Gửi bộ câu hỏi qua bưu điện
- Phỏng vấn qua điện thoại
- Phỏng vấn qua email
- Phỏng vấn trực tiếp

25


×