Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Giáo trình Tâm lý y đức và tổ chức y tế - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 201 trang )

GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

TÂM LÝ Y ĐỨC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
Đối tượng: CĐ ĐD
- Số tín chỉ:
- Số tiết học:

02 (02/00)
90 tiết
+ Số tiết lý thuyết:
90 tiết
 Lên lớp:
30 tiết
 Tự học:
60 h
+ Số tiết thực hành:
00
- Học phần học trước:
Các học phần Điều dưỡng Nội, Ngoại, Sản, Nhi.
- Thời điểm thực hiện:
Năm thứ 2
MỤC TIÊU HỌC PHẦN:
1. Trình bày được những khái niệm cơ bản về tâm lý và tâm lý y học. Các quá
trình và trạng thái tâm lý, tâm lý học nhân cách.
2. Trình bày được diễn biến tâm lý qua các lứa tuổi, tâm lý bệnh nhân, bệnh y
sinh, stress tâm lý, chẩn đoán tâm lý và liệu pháp tâm lý.
3. Trình bày được những khái niệm cơ bản về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và
những nghĩa vụ và yêu cầu đạo đức của người cán bộ y tế
4. Vận dụng được những hiểu biết về tâm lý để thực hiện giao tiếp hiệu quả với
bệnh nhân và gia đình bệnh nhân và đồng nghiệp trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
người bệnh.


5. Trình bày được các kiến thức cơ bản lý luận về nhà nước, pháp luật và những
ngành luật thông dụng. Từ đó xây dựng được ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và
pháp luật.
6. Trình bày được những kiến thức cơ bản, đường lối chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước ta về công tác y tế, quản lý, tổ chức bộ máy ngành y tế từ trung ương
đến địa phương và những quy định pháp luật về lĩnh vực ngành y tế, điều dưỡng. Hệ thống
tổ chức quản lý ngành điều dưỡng, chức năng nhiệm vụ của những tổ chức đó.
NỘI DUNG HỌC PHẦN:
* Tín chỉ 1: Tâm lý y đức.

STT

1
2
3

Tên bài
Đại cương về tâm lý học và tâm lý học y học
Các quá trình và trạng thái tâm lý
Tâm lý học nhân cách

Số tiết
lý thuyết
Dự
Tự
lớp học
1
2
1
2

1
2

TS
3
3
3

Trang
số
4
11
23

1


1
1
1
1
1
1
1
1

2
2
2
2

2
2
2
2

3
3
3
3
3
3
3
3

32
40
48
54
60
64
75
83

12

Tâm lý qua các lứa tuổi
Tâm lý bệnh nhân
Tâm lý cán bộ y tế
Tâm lý bệnh học
Bệnh y sinh

Stress tâm lý
Chẩn đoán tâm lý
Liệu pháp tâm lý
Giao tiếp của người điều dưỡng với bệnh nhân,
gia đình bệnh nhân, cộng đồng và đồng nghiệp.

1

2

3

88

13

Khái niệm về Đạo đức - Đạo đức nghề nghiệp.

1

2

3

95

4
5
6
7

8
9
10
11

Nghề điều dưỡng với cơng tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân (Đọc thêm)
Những khó khăn, thách thức của đạo đức nghề
nghiệp trong giai đoan hiện nay (Đọc thêm).

14

108
114

Phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng
(Đọc thêm).
Giao tiếp tốt với bệnh nhân - Liều thuốc vô giá
trong điều trị (Đọc thêm).
Nghề y đừng nghĩ thiệt hơn (Đọc thêm).
Nghĩa vụ và yêu cầu đạo đức của cán bộ y tế.

1

2

3

Kiểm tra định kỳ (bài số 1).
Tổng số


1
15

2
30

3
45

119
121
123
127

* Tín chỉ 2: Tổ chức y tế.

STT

15
16
17
18
19
20
21
22

Tên bài
Lịch sử Y học

Hệ thống tổ chức bộ máy y tế Việt Nam
Tổ chức ngành điều dưỡng Việt Nam
Những quan điểm đường lối cơ bản của Đảng
về công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, định
hướng chiến lược nghành y tế
Đại cương về Quản lý
Lập kế hoạch hoạt động y tế
Theo dõi, đánh giá hoạt động y tế
Giám sát hoạt động y tế
Tổ chức quản lý y tế cơ sở

Số tiết
lý thuyết
Dự
Tự
TS
lớp học
2
3
1

Trang
số
133

2

4

6


149

1

2

3

162

1
2
2
2
2

2
4
4
4
4

3
6
6
6
6

165

169
180
183
193

2


23

Tổ chức quản lý bệnh viện
Kiểm tra định kỳ (bài số 2).
Tổng số

1
1

2
2

3
3

15

30

45

198


ĐÁNH GIÁ
- Dự lớp ≥ 80% số tiết học lý thuyết trên lớp (Tối thiểu 24 tiết).
- Ý thức chuẩn bị bài.
- Làm đầy đủ các bài tập cá nhân.
- Tham dự 2 bài kiểm tra thường xuyên.
- Tham dự thi kết thúc học phần.
- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm.
- Thang điểm: 10
- Tính điểm chuyên cần: Trọng số 10%
- Điểm kiểm tra định kỳ: Trọng số 30%
- Thi kết thúc học phần: Trọng số 60%

3


PHẦN I. TÂM LÝ Y ĐỨC
Bài 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC
VÀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm chung về hiện tượng tâm lý, tâm lý học và tâm lý
học y học, vị trí và đối tượng của tâm lý học y học.
2. Trình bày được nhiệm vụ, nội dung, cấu trúc và cách phân loại trong tâm lý
học y học.
3. Phân tích được ý nghĩa của tâm ý học y học đối với hoạt động của nhân viên
y tế và các phương pháp dùng để nghiên cứu trong tâm lý học y học, từ đó ứng dụng
vào cơng tác chăm sóc sức khỏe người bệnh.
NỘI DUNG

1. Khái niệm chung về hiện tượng tâm lý
1.1. Bản chất của hiện tượng tâm lý
Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên
là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nẩy sinh bằng hoạt động sống của
từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội lịch sử.
1.1.1. Tâm lý là bản chất của vật chất cao cấp:
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tâm lý là biểu hiện của
vật chất, là sản phẩm dưới dạng đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ não của con
người. Sự phát triển của tâm lý luôn gắn với sự phát triển của hệ thống thần kinh.
Thế giới vật chất vận động và biến đổi không ngừng từ vô cơ thành thể hữu cơ,
từ hữu cơ thành sự sống. Sự phát triển đó liên tục, ngày càng phức tạp, hồn chỉnh dần
và cuối cùng thành sự phản ảnh thế giới khách quan của những sinh vật có hệ thống thần
kinh, có não bộ.
1.1.2. Tâm lý có bản chất là phản xạ:
Hoạt động tâm lý là phản xạ có điều kiện với đầy đủ 5 thành phần của cung phản
xạ.
1.1.3. Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan:
1.1.4. Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử:
1.2 Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý
Hiện tượng tâm lý là hình ảnh của thế giới khách quan trong não bộ người, là
hiện tượng chủ quan và là hình ảnh của hiện tại diễn ra ở thế giới bên trong của con
người. Hiện tượng tâm lý có các đặc điểm:

4


1.2.1. Tính chủ thể:
Sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh cơ giới vào sinh vật, bao giờ nó cũng
mang dấu vết riêng của chủ thể phản ảnh. Mỗi chủ thể phản ảnh hiện tượng tâm lý đều
thông qua kinh nghiệm, thái độ, xúc cảm riêng của chủ thể, phản ảnh trình độ nghề

nghiệp, trí thức và tâm lý riêng của chủ thể. Tính chủ thể vì vậy ln mang màu sắc
riêng của cá nhân.
1.2.2. Tính tổng thể của đời sống tâm lý:
Mọi hiện tượng tâm lý không đứng riêng lẻ mà luôn liên quan tới mọi hiện tượng
tâm lý khác. Đời sống tâm lý của cá nhân là trọn vẹn và mỗi hiện tượng tâm lý cũng
mang tính tồn vẹn, chủ thể.
Mọi hiện tượng tâm lý đều có mối liên quan chặt chẽ đến nhau và chịu sự chỉ đạo
tập trung của não bộ.
1.2.3. Sự thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và bên ngoài:
Tâm lý là hiện tượng thuộc về thế giới bên trong song có liên quan chặt chẽ với
thế giới bên ngồi qua những sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngồi mà nó phản ảnh.
Hình ảnh tâm lý bên trong sẽ quyết định những biểu hiện ra bên ngoài bằng các
hiện tượng tâm lý.
2. Khái niệm và nhiệm vụ tâm lý học
2.1. Khái niệm tâm lý học.
Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý và những quá trình
phát sinh phát triển của chúng, nghiên cứu những nét tâm lý của hoạt động tâm lý con
người.
2.2. Nhiệm vụ của tâm lý học.
Tâm lý học có nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý, các
quy luật nảy sinh và phát triển của các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các
thuộc tính tâm lý của từng người riêng biệt cũng như của một nhóm hay của tập thể.
3. Khái niệm tâm lý học y học
- Tâm lý học y học là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên
y tế trong hoạt động phịng, chữa bệnh, góp phần khơng ngừng nâng cao sức khoẻ thể
chất và tâm lý cho con người.
- Từ xưa người ta đã quan tâm đến vấn đề tâm lý người bệnh và tâm lý người
nhân viên y tế. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của tâm lý học y học hiện đại và
nhiều ngành khoa học mới đã ra đời để nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này. Trong số
những khoa học đó có tâm lý học y học.

- Tâm lý học y học là khoa học cần thiết cho tất cả các nhân viên y tế ở các
chuyên khoa. Nhờ có tâm lý học y học mà nhu cầu điều trị toàn diện, nhu cầu không
ngừng nâng cao cả sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm lý của con người ngày càng được
đáp ứng tốt hơn. Tâm lý học y học thực sự cần thiết cho một nền y học hiện đại. Chỉ
những người thầy thuốc, điều dưỡng viên vừa có đầy đủ tri thức về y học thực thể, vừa
có những hiểu biết sâu sắc về tâm lý học y học mới đạt được hiệu quả cao khi điều trị
và chăm sóc người bệnh.
4. Vị trí và đối tượng của tâm lý học y học

5


Tâm lý học y học vừa là bộ phận của y học, vừa là bộ phận của tâm lý học. Về
đối tượng nghiên cứu và vị trí của tâm lý học y học, cho đến nay vẫn cịn có nhiều ý
kiến khác nhau. Chúng ta có thể tóm tắt những ý kiến khác nhau này thành nhóm như
sau:
- Nhiệm vụ chủ yếu của tâm lý học y học là cung cấp tri thức tâm lý học đại
cương và trên cơ sở đó, vận dụng vào y học, nghiên cứu những biểu hiện tâm lý ở từng
loại bệnh.
- Nội dung của tâm lý học y học là phân tích về mặt tâm lý của bản chất các bệnh
thần kinh (Theo Ekpectiep – Là một bộ phận hẹp của tâm lý y học).
- Tâm lý học y học là bệnh học tâm thần đại cương.
- Đối tượng của tâm lý học y học là nghiên cứu đặc điểm tâm lý người bệnh và
ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ, bệnh tật. Đó là sự đảm bảo một hệ thống tối ưu các ảnh
hưởng tâm lý có mục đích.
- Ngồi những quan điểm trên, có tác giả cịn cho rằng, tâm lý học y học bao
gồm cả tâm lý học đại cương, tâm lý bệnh học và bệnh học tâm thần.
- Phần chủ yếu nhất của tâm lý học y học là tâm lý học người bệnh, trước hết là
tâm lý học người bệnh thực thể. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học người bệnh là căn
nguyên tâm lý bệnh; hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh, ý thức về bệnh; mối quan

hệ tương hỗ giữa trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh và bệnh tật; mối quan hệ giữa
tâm lý người bệnh và những yếu tố tác động vật lý, xã hội của mơi trường.
- Ngồi ra, tâm lý học y học còn phát triển những bộ phận chuyên đi sâu nghiên cứu
các rối loạn hoạt động tâm lý (tâm lý bệnh học), tâm lý những người bệnh tổn thương não
(tâm lý học thần kinh); liệu pháp tâm lý, tâm lý trong giám định và những vấn đề Stress, vệ
sinh tâm lý.
- Ngày nay, khi khoa học, công nghệ phát triển mạnh, khi nền y học đang trên
đà kỹ thuật hố thì chính những phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ làm cho sự tiếp xúc
trực tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh giảm đi, khoảng cách giữa họ càng thêm
rộng. Tâm lý học y học - bộ phận thực hành của tâm lý học vận dụng vào y học, lúc này
càng trở nên quan trọng, không thể thiếu trong chăm sóc sức khoẻ con người và trong
đào tạo nhân viên y tế.
- Một nền y học thực sự nhân đạo là nền y học đảm bảo cho người nhân viên y
tế khơng chỉ có tri thức về thực thể người bệnh mà cịn có cả những tri thức về tâm lý,
nhân cách người bệnh, đảm bảo cho sức khoẻ con người được chăm sóc một cách toàn
diện, cả sức khoẻ thực thể và tâm lý.
5. Nhiệm vụ, nội dung, cấu trúc của tâm lý học y học
5.1. Nhiệm vụ của tâm lý học y học
5.1.1. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người bệnh:
Tâm lý học y học tập trung nghiên cứu những vấn đề sau của người bệnh:
- Biểu hiện tâm lý của bệnh.
- Vai trò tâm lý trong phát sinh, phát triển bệnh.
- Ảnh hưởng của bệnh đối với tâm lý.
- Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý bệnh.
- Những tác động của yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý người bệnh.
- Vai trò của tâm lý trong điều trị.

6



- Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh và củng cố sức khoẻ.
5.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người nhân viên y tế:
Tâm lý học y học nghiên cứu những vấn đề sau của nhân viên y tế:
- Phẩm chất nhân cách người nhân viên y tế.
- Xây dựng y đức và những phẩm chất đạo đức người nhân viên y tế.
- Nghiên cứu hoạt động giao tiếp của nhân viên y tế.
5.1.3. Một số nhiệm vụ chung của tâm lý học y học:
Tâm lý học y học còn nghiên cứu đến các vấn đề sau:
- Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng.
- Những vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, giám định quân sự, pháp y.
5.2. Nội dung của tâm lý học y học
Tâm lý học y học có nội dung cơ bản sau:
- Các quy luật tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế, tâm lý giao tiếp và khơng
khí tâm lý trong các cơ sở điều trị.
- Tác động tâm lý của các yếu tố tự nhiên, xã hội.
- Học thuyết về nhân cách.
- Y đức và những phẩm chất đạo đức người nhân viên y tế.
- Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu y tế trong lâm sàng.
5.3. Cấu trúc của tâm lý học y học
Tâm lý học y học gồm các thành phần chính như sau:
- Tâm lý học người bệnh.
- Những vấn đề về đạo đức, đạo đức y học.
- Hoạt động giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh.
- Liệu pháp tâm lý.
- Chẩn đoán tâm lý trong lâm sàng.
6. Ý nghĩa của tâm lý học y học đối với hoạt động của nhân viên y tế
- Như chúng ta đã biết, sự phát triển của nền y học hiện đại được đặc trưng bởi
hai khuynh hướng:
+ Một mặt đi sâu nghiên cứu cơ chế của bệnh.
+ Một mặt nghiên cứu người bệnh một cách toàn diện trong mối quan hệ

tương hỗ giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài.
Kết quả của sự phát triển này là làm nảy sinh nhiều chuyên khoa y học mới, trong
đó có tâm lý học y học.
- Khi bị bệnh, tâm lý con người ít nhiều bị biến đổi. Song những nét tâm lý khơng
bình thường cũng có thể là một trong những nguyên nhân, phát sinh, phát triển bệnh.
- Trong một số trường hợp chúng ta chỉ cần phân tích kỹ về mặt tâm lý, lời đàm
thoại của người bệnh.
+ Có thể phát hiện được sự khởi đầu của một bệnh nào đó.
+ Nhiều khi những biến đổi tâm lý đã che lấp các triệu chứng lâm sàng
của bệnh thực thể.
+ Thực tế có tới 50% người bệnh nội khoa phản ánh bệnh tật chủ yếu bằng
lời than phiền, có khi những thay đổi tâm lý lại xảy ra trước những biến đổi quan trọng
về thực thể.

7


- Đối với một số người bệnh, nếu để cho họ biết mình bị những bệnh nghiêm
trọng như: lao, ung thư, nhiễm HIV ... rất có thể họ bị sang chấn tâm lý mạnh, thậm chí
dẫn đến hành vi tự sát.
- Nhiều khi yếu tố tâm lý hoặc là nguồn gốc của các bệnh thực thể như các bệnh
cao huyết áp, đau thắt ngực, loét dạ dày hoặc là yếu tố làm cho bệnh bùng phát, vì vậy
việc tìm hiểu yếu tố tâm lý trong tiền sử bệnh là rất quan trọng có thể giúp ngăn ngừa
bệnh tật cho người bệnh.
- Quang cảnh bệnh viện, thái độ của nhân viên y tế, cách thăm khám lâm sàng,
các thao tác kỹ thuật, đặc biệt là các cuộc phẫu thuật có ảnh hưởng lớn đến trạng thái
tâm lý người bệnh. Thực tế chúng ta đã thấy có người bị chống xúc cảm, thủng ổ loét
dạ dày thậm chí dẫn đến tử vong do quá lo lắng về bệnh tật.
- Dưới tác động của bệnh, trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh đơi khi có
những thay đổi rất lớn, nhất là trường hợp bệnh nặng và kéo dài. Trạng thái tâm lý trước

khi bị bệnh giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển của bệnh. Thực tế có những
người bị bệnh nặng, thậm chí tàn phế, nhưng khả năng bù trì về mặt tâm lý lại rất lớn,
do có ý chí cao. Tâm lý học y học cần đi sâu tổng kết, đánh giá kinh nghiệm quý báu
này.
- Coi trọng yếu tố tâm lý trong điều trị là rất cần thiết.Những lời khuyên của nhân
viên y tế cần dựa trên cơ sở nắm vững đời sống, tình trạng hiện tại và quá khứ của người
bệnh. Nhân viên y tế phải giải thích cho người bệnh, điều trị chỉ tạo điều kiện thuận lợi
cho cơ thể trở lại bình thường, muốn khỏi bệnh lâu dài, ngăn ngừa tái phát không thể
không loại trừ các nguyên nhân gây bệnh (tức là giải thích cho người bệnh hiểu biết về vệ
sinh cá nhân).
- Những điều trên đây cho thấy vấn đề tâm lý trong y học cần được nghiên cứu
một cách nghiêm túc. Việc nghiên cứu tâm lý trong y học có một ý nghĩa lớn:
+ Cung cấp lượng tri thức nhất định cho nhân viên y tế về tâm lý học y
học để điều trị, chăm sóc tốt người bệnh.
+ Biết nghệ thuật tiếp xúc với người bệnh.
+ Hiểu được những diễn biến tâmlý của người bệnh trong các bệnh khác nhau.
+ Nêu cao đạo đức y học: “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
7. Phân loại tâm lý học y học
7.1. Tâm lý y học đại cương
Tâm lý y học đại cương nghiên cứu:
- Những quy luật chung của tâm lý người bệnh.
- Tâm lý của nhân viên y tế.
- Mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh.
- Đạo đức y học.
7.2. Tâm lý y học chuyên biệt
Tâm lý y học chuyên biệt nghiên cứu diễn biến tâm lý người bệnh trong các bệnh khác
nhau:
- Tâm lý người bệnh nội khoa.
- Tâm lý người bệnh chuyên khoa hệ nội.
- Tâm lý người bệnh ngoại khoa.

- Tâm lý người bệnh chuyên khoa hệ ngoại.
- Tâm lý người bệnh nhi khoa.

8


- Tâm lý người bệnh sản khoa.
8. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học
8.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học được xây dựng trên cơ sở các phương
pháp nghiên cứu khoa học nói chung, trước hết là phương pháp của tâm lý học và y học.
Những phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu tâm lý học y học là:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại (trò chuyện).
- Phương pháp trắc nghiệm (test).
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân.
- Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động.
8.2. Phương pháp tâm lý lâm sàng
Để đi sâu nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý học y học sử dụng phương pháp
tâm lý lâm sàng với các nội dung sau:
8.2.1. Phần mở đầu cuộc khám bệnh:
- Người thầy thuốc chú ý thu thập những thơng tin về hành chính như: Tuổi, văn
hố, nghề nghiệp... của người bệnh và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quan hệ giao
tiếp, giúp cho việc thăm khám và điều trị người bệnh đạt kết quả.
- Trong phần kể bệnh của người bệnh, người thầy thuốc cần chú ý trạng thái
chung, tình trạng rối loạn giấc ngủ, biến đổi khí sắc và các trạng thái tâm lý của người
bệnh.
- Trong khai thác tiền sử bệnh, điều quan trọng là người thầy thuốc hỏi người
bệnh về thời điểm xuất hiện, bắt đầu, diễn biến của bệnh ra sao, có suy nghĩ gì về ngun

nhân, tiên lượng của bệnh... chú ý khai thác tiền sử đời sống người bệnh để có cơ hội
thâm nhập vào thế giới nội tâm của họ. Qua đàm thoại, mối quan hệ giữa thầy thuốc và
người bệnh thêm sâu sắc, thầy thuốc hiểu đầy đủ hơn về tâm lý và bệnh tật của người
bệnh.
8.2.2. Phần khám các triệu chứng khách quan:
- Người thầy thuốc chú ý tìm hiểu đầy đủ trạng thái tâm lý, ý thức hoạt động của
người bệnh. Sơ bộ đánh giá mức độ phát triển trí tuệ, khí chất và những nét tính cách
chủ yếu. Đặc biệt cần tìm hiểu khí sắc và phản ứng xúc cảm của người bệnh.
- Người thầy thuốc có thể tìm hiểu thêm tâm lý người bệnh bằng cách tiến hành
trắc nghiệm và thực nghiệm tâm lý chuyên biệt trên người bệnh.
8.2.3. Phần kết luận:
- Trong phần này, ngồi các chẩn đốn về bệnh tật, cần có các chẩn đốn về nhân
cách, về trạng thái tâm lý người bệnh, trên cơ sở đó thầy thuốc đề ra nghệ thuật giao tiếp
và kế hoạch liệu pháp tâm lý phù hợp đối với từng người bệnh

LƯỢNG GIÁ
I. Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Trình bày khái niệm chung về hiện tượng tâm lý?
Câu 2: Trình bày khái niệm, nhiệm vụ của tâm lý học?

9


Câu 3: Trình bày khái niệm, nhiệm vụ, nội dung và cấu trúc của tâm lý học y học?
Câu 4: Trình bày cách phân loại tâm lý học y học?
Câu 5: Phân tích ý nghĩa của tâm lý học y học đối với cán bộ y tế trong công tác chăm
sóc sức khỏe người bệnh?
II. Câu hỏi trắc nghiệm:
Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây:
Câu 6: Bản chất của hiện tượng tâm lý là bản chất?

A. Vât chất cao cấp, phản xạ, xã hội lịch sử.
B. Phản xạ, xã hội lịch sử, phản ánh thế giới khách quan.
C. Phản ánh thế giới khách quan, xã hội lịch sử.
D. Vât chất cao cấp, xã hội lịch sử.
E. Vât chất cao cấp, phản xạ, phản ánh thế giới khách quan, xã hội lịch sử.
Câu 7. Nhiệm vụ của tâm lý học y học chủ yếu nghiên cứu về tâm lý?
A. Trẻ em
B. Người lớn
C. Người bệnh
D. Phụ nữ
E. Người khỏe mạnh
Câu 8: Tâm lý học y học đại cương nghiên cứu về?
A. Những quy luật chung của tâm lý người bệnh, tâm lý của nhân viên y tế.
B. Tâm lý của nhân viên y tế, mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh
C. Mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh, đạo đức y học.
D. Những quy luật chung của tâm lý người bệnh, tâm lý của nhân viên y tế, mối
quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh, đạo đức y học.
E. Tâm lý của nhân viên y tế, đạo đức y học mối quan hệ giữa nhân viên y tế và
người bệnh.
Câu 9: Phân loại tâm lý học y học chủ yếu chia thành?
A. Tâm lý y học đại cương và tâm lý y học chuyên biệt.
B. Tâm lý y học đại cương và tâm lý học lâm sàng.
C. Tâm lý học chuyên biệt và tâm lý học lâm sàng.
D. Tâm lý học người bệnh chuyên khoa và bệnh học thần kinh.
E. Tâm lý học người bệnh và nhân viên y tế.
Câu 10: Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học bao gồm:
A. Phương pháp quan sát và phương pháp đàm thoại.
B. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân.
C. Phương pháp nghiên cứu chung và phương pháp tâm lý lâm sàng.
D. Phương pháp quan sát và phương pháp thực nghiệm.

E. B. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt
động.

Bài 2

CÁC QUÁ TRÌNH VÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các loại hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại.

10


2. Trình bày được bản chất của từng loại riêng biệt các q trình và trạng thái tâm
lý.
3. Phân tích được những rối loạn đi kèm các quá trình và trạng thái tâm lý đó.
NỘI DUNG
1. CÁC LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ THEO THỜI GIAN TỒN TẠI
1.1. Quá trình tâm lý:
Là những hoạt động tâm lý có khởi đầu, có diễn biến, có kết thúc nhằm biến
những tác động bên ngồi thành hình ảnh tâm lý bên trong.
Q trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh thần, xuất hiện như một yếu tố điều
chỉnh ban đầu với hành vi con người gồm các quá trình:
- Quá trình nhận thức:
Phản ánh các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan bằng các cảm giác
tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng...
Khi gặp một sự vật, hiện tượng trong hiện thực con người sẽ sử dụng các giác
quan để tiếp xúc từ đó nảy sinh cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy...
- Q trình cảm xúc:
Là thái độ của con người đối với các sự vật hiện tượng của thực tại biểu hiện
bằng vui, buồn, căm ghét...

- Quá trình ý chí:
Là biểu hiện hành động có ý thức nhằm thực hiện một nhiệm vụ đã đặt ra, có kèm
theo sự khắc phục khó khăn, biểu hiện sự ham muốn, tham vọng, đấu tranh tư tưởng...
1.2. Trạng thái tâm lý:
Là đặc điểm của hoạt động tâm lý trong những khoảng thời gian ngắn được gây
nên bởi hoàn cảnh bên ngoài (hoặc do cảm giác con người ảnh hưởng lên hành vi con
người trong thời gian đó). Con người thường ở trong những trạng thái nhất định như
trạng thái tập trung, lơ đãng, tích cực, tiêu cực, khẳng định, phủ định, do dự, quyết tâm...
1.3. Thuộc tính tâm lý
- Là những quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý thường xuyên lập đi lập lại trong
đời sống trở thành đặc điểm tâm lý bền vững của nhân cách cá nhân.
- Là những nét tâm lý tương đối ổn định được hình thành từ quá trình tâm lý và
trạng thái tâm lý bảo đảm nhất định về số lượng chất lượng hành vi và hoạt động tâm
lý.
- Thuộc tính tâm lý tạo sự khác biệt cá nhân, khó hình thành và cũng khó mất đi
có tác động ngược lại với quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý.
Có 4 nhóm của thuộc tính tâm lý:
+ Tính cách: Là hành vi, như lịng nhân đạo, tính kiên trì, lịng dũng cảm, tình
yêu lao động...
+ Năng lực: Là khả năng của mỗi cá nhân có thể làm được gì, đến mức nào trên
mỗi lĩnh vực của cuộc sống. Nó thể hiện tài năng của mỗi con người.

11


+ Khí chất: Thể hiện sắc thái bên ngồi của đời sống tinh thần như: tính hăng hái,
bình thản, nóng nảy...
+ Xu hướng: Thể hiện phương hướng, chiều hướng phát triển của con người như:
sở thích, lý tưởng, niềm tin.
Các hiện tượng tâm lý có mối liên quan chặt chẽ với nhau không tách rời nhau.

Tâm lý của con người là bao gồm tất cả các hiện tượng thuộc về đời sống tâm hồn của
con người. Tâm lý người khác tâm lý động vật về bản chất, con người do lao động sáng
tạo ra, biết lao động, có ngơn ngữ nên hoạt động của con người là hoạt động có ý thức.
vì vậy ý thức là hiện tượng tâm lý cao nhất và chỉ có ở con người.
2. CÁC QUÁ TRÌNH TÂM LÝ:
2.1. Cảm giác:
2.1.1. Khái niệm cảm giác
- Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật
và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
- Cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó mối liên hệ tâm lý của cơ thể với môi
trường được thiết lập. Cảm giác là mức độ phản ánh tâm lý thấp nhất thơng qua từng phân
tích giác quan thần kinh và do các kích thích của bên ngồi cũng như bên trong cơ thể sinh
ra.
Ví dụ: Cảm giác đói, no, ngọt, chua.
2.1.2. Phân loại cảm giác
Có nhiều cách phân loại cảm giác dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau. Cách
phân loại thông thường là dựa vào vị trí của nguồn kích thích xuất phát từ bên ngoài hay
bên trong cơ thể. Theo cách phân loại này ta có 2 nhóm cảm giác: Cảm giác bên ngồi
do những kích thích bên ngồi có thể gây nên, cảm giác bên trong xuất hiện bởi những
kích thích bên trong cơ thể.
- Cảm giác bên ngồi:
+ Cảm giác nhìn (thị giác) cho ta biết những thuộc tính hình dạng, độ lớn,
số lượng, màu sắc của đối tượng. Cảm giác nhìn chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong
việc thu nhận thơng tin từ thế giới bên ngồi.
+ Cảm giác nghe (thính giác) cho ta biết những thuộc tính như cường độ
âm thanh, độ cao âm thanh của đối tượng. Thính giác có vai trị quan trọng sau thị giác,
con người có thể nhận biết âm thanh có tần số từ 16-20.000 Hertz.
+ Cảm giác ngửi (khứu giác) cho ta biết thuộc tính mùi của đối tượng.
+ Cảm giác nếm (vị giác) cho ta biết thuộc tính vị của đối tượng. Có 4 loại
cảm giác nếm cơ bản: chua, ngọt, mặn, đắng. Sự kết hợp của các loại cảm giác này tạo

nên đa dạng của vị giác.
+ Cảm giác da (mạc giác) cho ta biết sự đụng chậm, sức ép của vật vào da
cũng như nhiệt độ của vật. Có 5 loại cảm giác da: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén,
cảm giác nóng, cảm giác lạnh và cảm giác đau.
- Cảm giác bên trong:

12


+ Cảm giác vận động: Khi các cơ, gân, khớp, xương trong cơ thể chuyển
động sẽ tạo nên cảm giác vận động, báo hiệu mức độ co cơ và báo hiệu vị trí các phần cơ
thể.
+ Cảm giác căng thẳng: Cho ta biết vị trí và phương hướng chuyển động
của đầu ta so với phương hướng của trọng lực.
+ Cảm giác cơ thể: Là loại cảm giác cho ta biết tình trạng hoạt động của
các cơ quan nội tạng như cảm giác đau, đói, no, khát và những cảm giác có liên quan
đến các q trình hơ hấp và tuần hoàn.
2.1.3 Quy luật của cảm giác:
- Quy luật ngưỡng cảm giác và độ nhậy cảm giác: Cảm giác được tiếp nhận trong
một khoảng kích thích nhất định gọi là ngưỡng cảm giác, có ngưỡng tuyệt đối trên và
ngưỡng tuyệt đối dưới.
- Ngưỡng sai biệt: là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của
2 kích thước đủ để ta phân biệt được gọi là ngưỡng sai biệt. Khả năng nhận cảm khác
nhau ở mức độ rất nhỏ giữa 2 kích thích gọi là độ nhậy (nhậy cảm).
- Quy luật về sự thích ứng: Là khả năng thay đổi độ nhậy cho phù hợp với sự
thay đổi của cường độ, tính chất của kích thích. Quy luật chung về sự thích ứng của cảm
giác là:
+ Tăng độ nhậy cảm khi gặp kích thích yếu.
+ Giảm độ nhậy cảm khi gặp kích thích mạnh và lâu.
- Quy luật về sự tác động qua lại: Con người là một chỉnh thể, thống nhất, mọi

giác quan đều quan hệ mật thiết theo quy luật:
+ Kích thích yếu lên cơ quan phân tích này sẽ làm tăng nhạy cảm lên cơ quan
khác.
+ Kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhậy cảm lên cơ
quan khác.
2.1.4. Rối loạn cảm giác:
-Tăng cảm giác:
Ví dụ: Khơng chịu được tiếng gõ cửa.
- Giảm cảm giác:
Ví dụ: Thức ăn nhạt nhẽo
- Mất cảm giác:
Ví dụ: Khơng nhận biết được thức ăn mặn hay nhạt
- Loạn cảm giác bản thể:
Ví dụ: Nóng bỏng trong dạ dày
2.2. Tri giác
2.2.1. Khái niệm
- Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

13


- Khác với cảm giác, tri giác không phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật
và hiện tượng mà phản ánh sự vật nói chung, sự vật trong tổng hồ các thuộc tính của
nó.
- Tri giác đem lại cho ta một hình ảnh hồn chỉnh về sự vật, hiện tượng.
2.2.2. Phân loại tri giác
Phân loại dựa vào hình thức tồn tại của sự vật hiện tượng
- Tri giác khơng gian: Cho biết được thuộc tính khơng gian như hình dáng, độ lớn, vị trí,
khoảng cách của sự vật hiện tượng .

- Tri giác thời gian: Cho biết diễn biến tồn tại nhanh, châm, liên tục của sự vật hiện tượng.
Chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như quá trình sinh học , nhịp điệu sinh học của cơ thể ( hơ hấp,
tuần hồn, đói no, thức ngủ:). Chịu sự chi phối của chu kỳ thiên nhiên của môi trường.
- Tri giác vận động: Cho biết sự vận động của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa thời
gian và không gian, phương hướng, tốc độ của sự vật hiện tượng .
Phân loại dựa vào bộ máy phân tích: Tri giác nhìn -Tri giác nghe -Tri giác ngửi -Tri giác sờ mó Tri giác nếm
2.2.3. Quy luật tri giác
- Qui luật tính đối tượng
- Quy luật tính trọn vẹn
- Quy luật tính lựa chọn
- Quy luật tính có ý nghĩa
- Quy luật tính ổn định
- Quy luật tính tổng giác
2.2.4. Các rối loạn về tri giác
- Ảo tưởng: Là cảm giác, tri giác sai lệch của người bệnh về một sự vật, hiện
tợng trong thực tại khách quan.
- Ảo giác: Là cảm giác, tri giác như có thật về một sự vật, hiện tượng khơng hề
có thực trong thực tại khách quan của người bệnh.
Người ta thường chia ảo giác theo các giác quan: Ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo
giác xúc giác và ảo giác nội tạng.
2.3. Biểu tượng
2.3.1. Khái niệm:
Biểu tượng là quá trình tâm lý nhằm phục hồi các hiện tượng của sự vật hiện
tượng mà con người đã cảm giác và tri giác được. Là những tài liệu cụ thể và sinh động
của các q trình ký ức, tưởng tượng .
2.3.2. Đặc điểm:
- Tính trực quan
- Tính khái quát
2.3.3. Phân loại biểu tượng:
- Biểu tượng về ký ức

- Biểu tượng về tưởng tượng
2.4. Tư duy

14


2.4.1. Khái niệm
- Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà trước đó ta chưa biết.
- Tư duy là mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác.
- Cơ sở của tư duy là cảm giác và tri giác. Trong hoạt động của tư duy cịn có sự
tham gia của tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, trí nhớ, chú ý, cảm xúc.
- Hoạt động của tư duy là hoạt động kết hợp chặt chẽ giữa hệ tín hiệu thứ nhất
và hệ tín hiệu thứ hai mà chủ yếu là hệ tín hiệu thứ hai. Hoạt động của tư duy là hoạt
động vô cùng cơ động và phức tạp bao gồm nhiều quá trình từ thấp đến cao như: phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hố, hình thành khái niệm, phán đốn suy luận, thơng
hiểu bản chất và quy luật (các thao tác của tư duy).
2.4.2. Phân loại tư duy
Phân loại Theo phương diện lịch sử:
- Tư duy trực quan - hành động
- Tư duy trực quan - hình ảnh
- Tư duy trừu tượng: Là tư duy phát triển cao hơn và chỉ có ở người bao gồm:
+ Tư duy hình tượng
+ Tư duy ngơn ngữ - logic
2.4.3. Đặc điểm của tư duy
- Tính có vấn đề của tư duy
+ Tính có vấn đề của tư duy chỉ xẩy ra ở hồn cảnh có vấn đề, tình huống có vấn đề.
+ Hồn cảnh và tình huống có vấn đề kích thích con người tư duy.
+ Có nhu cầu nhận thức, có nhu cầu giải quyết các mâu thuẫn nẩy sinh tư duy.

- Tính khái quát của tư duy
- Tính gián tiếp của tư duy
- Quan hệ mật thiết với ngôn ngữ
- Tư duy là một q trình
- Tư duy là một hành động trí tuệ
2.4.4. Các rối loạn
- Định kiến: Là những ý tưởng dựa trên cơ sở những sự kiện thực nhưng người
bệnh gắn cho sự kiện ấy một ý nghĩa quá mức, ý tưởng ấy chiếm ưu thế trong ý thức
người bệnh và được duy trì bằng một cảm xúc mãnh liệt.
- Ám ảnh: Là những ý tưởng không phù hợp với thực tế, người bệnh cịn biết phê
phán ý tưởng đó là sai, tự đấu tranh để xua đuổi những ý tưởng đó đi nhưng khơng xua
đuổi được.
- Hoang tưởng: Là những ý tưởng, phán đốn sai lầm, khơng phù hợp với thực
tế, do người bệnh gây ra nhưng người bệnh cho là hồn tồn chính xác khơng thể giải
thích được. Hoang tưởng chỉ mất đi khi bệnh khỏi hoặc thuyên giảm. Có nhiều loại
hoang tưởng khác nhau:
+ Hoang tưởng bị truy hại.

15


+ Hoang tưởng bị ghen tuông.
+ Hoang tưởng tự buộc tội.
+ Hoang tưởng phát minh.
+ Hoang tưởng nghi bệnh.
2.5. Trí nhớ
2.5.1. Khái niệm
Trí nhớ là chức phận và đặc tính của bộ não có khả năng ghi nhận, bảo tồn và
làm tái hiện lại những cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay
suy nghĩ trước đây dưới hình thức biểu tượng.

2.5.2. Những quá trình của trí nhớ
- Q trình ghi nhớ (ghi nhận): Q trình ghi nhận là quá trình hưng phấn ở
những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não trước những kích thích của thực tại. Càng
chú ý và thích thú với các kích thích thì q trình ghi nhận càng chắc chắn và rõ ràng.
- Quá trình lưu giữ (bảo tồn): Quá trình bảo tồn là quá trình hình thành những
đường liên hệ tạm thời duy trì dấu vết của những kích thích đã tác động vào bộ não.
Kích thích càng mạnh, càng được lặp lại thì quá trình bảo tồn càng bền vững.
- Quá trình tái hiện (nhớ lại): Quá trình tái hiện là quá trình phục hồi những
đường liên hệ tạm thời đã được bảo tồn trong những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ
não. Nhớ lại tốt chứng tỏ quá trình bảo tồn tốt.
2.5.3. Các rối loạn trí nhớ
- Giảm nhớ.
- Mất nhớ.
- Loạn nhớ.
2.6. Ngơn ngữ
2.6.1. Khái niệm
- Ngữ ngôn: Ngữ ngôn là một hệ thống các ký hiệu, từ ngữ có chức năng là một
phương tiện của giao lưu, một công cụ của tư duy.
- Ngơn ngữ: Ngơn ngữ là q trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngơn để
giao lưu. Nói cách khác ngôn ngữ là giao lưu bằng ngữ ngôn.
2.6.2. Những chức năng cơ bản của ngôn ngữ
- Chức năng chỉ ngữ: Con người dùng q trình ngơn ngữ đến chỉ chính bản thân
sự vật, hiện tượng.
- Chức năng khái qt hố: Con người dùng q trình ngơn ngữ để chỉ một loạt
các sự vật hiện tượng có chung nhau những thuộc tính bản chất.
- Chức năng thơng báo: Chức năng này gồm 3 mặt: Thông tin, biểu cảm và thúc
đẩy hành động.
2.6.3. Các loại ngôn ngữ
Thường người ta chia ngơn ngữ thành hai loại: Ngơn ngữ bên ngồi và ngơn ngữ bên
trong.

- Ngơn ngữ bên ngồi: Là ngơn ngữ hướng vào người khác, được dùng để truyền
đạt và tiếp thu tư tưởng.

16


- Ngơn ngữ bên ngồi gồm hai loại: Ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết.
- Ngơn ngữ bên trong (Ngơn ngữ thầm): Là ngơn ngữ cho mình hướng vào chính
mình, giúp con người suy nghĩ được, tự điều chỉnh, tự giáo dục được.
2.6.4. Các rối loạn
- Nhại lời.
- Nói lặp lại.
- Khơng nói.
2.7. Cảm xúc và tình cảm
2.7.1. Phân biệt cảm xúc và tình cảm
Cảm xúc
- Có cả ở người và động vật.
- Là một quá trình tâm lý hoặc trạng thái
tâm lý.
- Có tính chất nhất thời, phụ thuộc vào
tình huống.
- Ln ln ở trạng thái hiện thực.
- Xuất hiện trước.
- Thực hiện chức năng sinh vật.
- Gắn liền với những phản xạ khơng điều
kiện, với bản năng.

Tình cảm
- Chỉ có ở người.
- Là một thuộc tính tâm lý.

- Có tính chất xác định và ổn định.
- Thường hay ở trạng thái tiềm tàng.
- Xuất hiện sau.
- Thực hiện chức năng xã hội.
- Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với
động hình thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai.

2.7.2. Vai trị cảm xúc và tình cảm
- Cảm xúc và tình cảm làm tăng quá trình nhận thức của con người (tăng cảm
giác, tri giác, trí nhớ).
- Cảm xúc và tình cảm lành mạnh (dương tính) thúc đẩy hành động của mỗi
người mau chóng đạt kết quả cao. Ngược lại, cảm xúc tình cảm tiêu cực (âm tính) dẫn
tới con người khơng thiết làm gì, khơng hồn thành bất kỳ cơng việc gì.
- Với nhân cách: Tình cảm tơ điểm cho nhân cách con người làm cho con người
trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn và duyên dáng hơn.
- Với việc xây dựng nhóm, tập thể, cảm xúc và tình cảm gắn các thành viên với
nhau, làm họ yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
2.7.3. Các rối loạn cảm xúc
- Cảm xúc bàng quan.
- Cảm xúc không ổn định.
- Cảm xúc trái ngược.
2.8. Ý chí và hành động ý chí
2.8.1. Ý chí
2.8.1.1. Khái niệm ý chí
- Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

17



- Ý chí là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, ý chí được thể hiện trong tất
cả các loại hoạt động của con người.
- Nhờ có ý chí và con người tổ chức hoạt động của mình, biến đổi được tự nhiên
và xã hội, tạo ra được những giá trị vật chất và tinh thần, thực hiện được những chuyển
biến và có được những phát hiện trong khoa học.
- Ý chí làm cho con người có sức mạnh phi thường, vượt qua mn vàn khó
khăn, trở ngại tưởng như khơng vượt qua nổi.
1.8.1.2. Các phẩm chất ý chí của nhân cách
- Tính mục đích: Là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí, là kỹ năng của con
người biết đề ra trong hoạt động và cuộc sống của mình những mục đích gần và xa, mục
đích bộ phận và mục đích tổng thể của cuộc đời (lý tưởng của cuộc sống), biết bắt hành
vi của mình phục tùng các mục đích ấy.
- Tính độc lập: Là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà
khơng chịu ảnh hưởng của một ai. Tính độc lập không loại trừ việc con người tự giác
nghe theo ý kiến của người khác và chấp nhận những lời khuyên của họ, nếu đồng tình
với những lời khuyên ấy. Đồng thời người có ý chí cũg khơng phải là người dễ bị ám
thị, không dễ dàng từ bỏ ý kiến của mình. Tính độc lập giúp con người hình thành được
niềm tin vào sức mạnh của mình.
- Tính quyết đoán: Là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời và chắc chắn
khơng có sự dao động khơng cần thiết. Tính quyết đốn thể hiện khơng phải trong những
hành động thiếu suy nghĩ, thiếu phán đoán, mà là trong những hành động có cân nhắc,
có căn cứ. Con người quyết đoán là con người tin tưởng sâu sắc vào quyết định của
mình.
- Tính bền bỉ (kiên trì): Là kỹ năng đạt được mục đích đề ra dù cho con đường
đạt tới chúng dài và có nhiều gian khổ. Tính bền bỉ được thể hiện ở sự khắc phục những
trở ngại bên ngồi và bên trong. Người có ý chí có khả năng duy trì sự nỗ lực một cách
khơng mệt mỏi, hơn nữa khó khăn chỉ làm tăng sự mong muốn tiếp tục cơng việc ở họ
mà thơi.
- Tính tự chủ: Là khả năng làm chủ được bản thân. Trong khi duy trì được sự kiểm sốt
đầy đủ đối với hành vi của mình, người tự chủ thắng được những thúc đẩy khơng mong muốn.

Tính tự chủ làm cho con người tự phê phán mình, giúp họ tránh được những hành vi khơng suy
nghĩ.
2.8.2. Hành động ý chí
2.8.2.1. Khái niệm hành động ý chí
- Phẩm chất ý chí của con người được thể hiện trong các hành động, cử chỉ
nhằm thực hiện mục đích đã đặt ra. Những hành động được điều chỉnh bởi ý chí được
gọi là hành động ý chí.
2.8.2.2. Phân loại hành động ý chí
- Người ta chia ra 3 loại hành động ý chí sau đây: Hành động ý chí đơn giản,
hành động ý chí cấp bách, hành động ý chí phức tạp.

18


+ Hành động ý chí đơn giản: Là những hành động có mục đích rõ ràng,
nhưng hai điểm sau khơng thể hiện đầy đủ, hoặc khơng có. Loại hành động này cịn
được gọi là hành động có chủ định hay hành động tự ý.
+ Hành động ý chí cấp bách: Là những hành động xảy ra trong một thời
gian rất ngắn, địi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định tỏng chớp nhoáng.
Trong hành động này các đặc điểm trên hồ nhập với nhau, khơng phân biệt rõ ràng.
+ Hành động ý chí phức tạp: Là loại hành động ý chí điển hình trong đó
có cả 3 đặc điểm trên được thực hiện một cách đầy đủ, rõ ràng. ý chí của con người được
bộc lộ một cách đầy đủ trong loại hành động này. Hành động ý chí phức tạp là hành
động được hướng vào mục đích mà việc đạt tới chúng địi hỏi khắc phục những khó
khăn, trở ngại, do đó phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và nỗ lực ý chí đặc biệt.
2.8.2.3 Cấu trúc của hành động ý chí:
Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình gồm những thành phần hay giai đoạn
sau đây:
- Giai đoạn chuẩn bị: Gồm có các khâu sau đây:
+ Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động: Tại mỗi thời điểm

nhất định con người thường có nhiều nhu cầu khác nhau, do đó cùng một lúc có thể đề
ra nhiều mục đích khác nhau cho hành động của mình. Trên thực tế mỗi hành động của
con người thường chỉ thực hiện được một hay hai mục đích mà thơi. Vì vậy, trong q
trình đề ra mục đích cho hành động có thể diễn ra sự đấu tranh bản thân để chọn một
mục đích nào đấy trong số nhiều mục đích cùng được đề ra đó.
+ Lập kế hoạch và lựa chọn phương tiện, phương pháp hành động: sau khi
đã xác định được mục đích, tiếp theo là lập kế hoạch hành động để thực hiện mục đích
đó với những phương tiện, biện pháp cụ thể. Nhưng một mục đích lại có thể được thực
hiện bằng nhiều phương pháp, với những phương tiện khác nhau. Cho nên ở đây, lại có
sự đấu tranh bản thân để lựa chọn lấy phương pháp và phương tiện hợp lý nhất. Mặt
khác, khi lập kế hoạch hành động có thể nảy sinh những khó khăn khách quan và chủ
quan nhất định. Nên ở đây lại diễn ra sự đấu tranh bản thân. Kết quả của sự đấu tranh
bản thân là đưa đến một quyết định, giai đoạn chuẩn bị được kết thúc bằng sự quyết định
hành động.
+ Quyết định hành động: Là dừng lại ở một mục đích và những phương
pháp, phương tiện tiến hành hành động nhất định được thực hiện theo một kế hoạch nhất
định.
- Giai đoạn thực hiện: Sự thực hiện quyết định có thể có hai hình thức: thể hiện
hành động cần thiết và hoặc kìm hãm các hành động khơng mong muốn. Khi mục đích
đã đạt được, những khó khăn được khắc phục, con người cảm thấy thoả mãn và sẽ cố
gắng tiến hành những hoạt động mới, những thành công mới.
- Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động: Sau khi hành động ý chí được thực
hiện, con người bao giờ cũng đánh giá các kết quả hành động đã đạt được. Việc đánh
giá này cần thiết để rút kinh nghiệm cho những hành động sau. Sự đánh giá này được
biểu hiện trong sự tán thành hoặc lên án quyết định đã chọn và hành động đã thực hiện.

19


Sự đánh giá xấu thường xảy ra cùng với những cảm lấy làm tiếc về hành động đã thực

hiện, những rung cảm xấu hổ, hối hận. Sự đánh giá tốt thường xảy ra cùng với những
rung cảm thoả mãn, hài lòng, vui sướng. Việc đánh giá kết quả hành động có một ý
nghĩa to lớn trong hoạt động của con người, nó trở thành sự kích thích và động cơ đối
với hoạt động tiếp theo. Sự đánh giá xấu thường là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc
sửa chữa hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt sẽ làm tăng cường và cải tạo hành động.
2.8.2.4. Rối loạn hành động ý chí
- Giảm hành động: Gặp trong các trạng thái suy nhược, trầm cảm.
- Tăng hành động: Gặp trong các trạng thái hưng cảm, nghiện chất độc.
- Mất hành động: Thường kết hợp với mất cảm xúc, gặp trong loạn tâm thần
phản ứng, tâm thần phân liệt.
3. CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ:
Là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, thường ít biến động
nhưng lại chi phối các quá trình tâm lý.
Biểu hiện về tâm trạng, trạng thái chú ý, trạng thái trầm lắng, ganh đua, đố kỵ...
3.1. Chú ý:
3.1.1. Khái niệm:
- Chú ý là tính xu hướng và tính tập trung của hoạt động tâm lý nhằm vào một
hay một số đối tượng hoặc hiện tượng nào đó để đối tượng và hiện tượng ấy được phản
ánh rõ nét nhất và toàn vẹn nhất vào trong ý thức.
- Chú ý là một trạng thái tâm lý ln đi kèm theo các q trình tâm lý khác (chú
ý nghe, chú ý nhìn, chú ý suy nghĩ).
- Chú ý là một thành phần rất quan trọng của hoạt động ý chí.
3.1.2. Các rối loạn:
- Chú ý quá chuyển động: Chú ý chủ động bị suy yếu và chú ý bị động chiếm ưu
thế. Vì vậy, người bệnh không thể chủ động tập trung chú ý vào một đối tượng cần thiết.
Gặp trong trạng thái hưng cảm điển hình.
- Chú ý trì trệ: Khả năng di chuyển chú ý rất kém, chuyển từ chủ đề này sang
chủ đề khác khó khăn. Tất cả chú ý tập trung vào một chủ đề, một đối tượng trong một
thời gian tương đối dài. Thường gặp trong bệnh động kinh, các trạng thái trầm cảm,
bệnh tâm thần phân liệt.

- Chú ý suy yếu: Không thể tập trung chú ý một thời gian tương đối dài. Gặp
trong các bệnh tổn thương thực thể ở não và các trạng thái suy nhược.
LƯỢNG GIÁ
I. Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Trình bày các loại hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại?
Câu 2: Trình bày khái niệm, phân loại và rối loạn cảm giác?
Câu 3: Trình bày khái niệm, phân loại và rối loạn tri giác?
Câu 4: Trình bày khái niệm ý chí và q trình hành động ý chí?
Câu 5: Trình bày khái niệm, chức năng, phân loại và rối loạn ngôn ngữ?
II. Câu hỏi trắc nghiệm:

20


Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây:
Câu 6: Quá trình tâm lý bao gồm các quá trình sau:
A. Quá trình nhận thức, quá trình cảm xúc.
B. Q trình cảm xúc, q trình ý chí.
C. Q trình ý chí, q trình hành động.
D. Q trình nhận thức, q trình cảm xúc, q trình ý chí.
E. Q trình nhận thức, quá trình cảm xúc, quá trình hành động.
Câu 7: Thuộc tính tâm lý gồm các nhóm sau:
A. Tính cách, năng lực, khí chất, đạo đức.
B. Tính cách, năng lực, khí chất, xu hướng.
C. Khí chất, xu hướng, tài năng.
D. Năng lực, đạo đức, tính cách, xu hướng.
E. Xu hướng, tính cách, tài năng, khí chất.
Câu 8: Cảm giác ngửi thuộc cảm giác nào sau đây:
A. Cảm giác bên trong.
B. Cảm giác bên ngoài.

C. Cả bên trong và bên ngoài.
D. Tri giác.
E. Xúc giác.
Câu 9: Cảm giác vận động thuộc cảm giác nào sau đây:
A. Cảm giác bên trong.
B. Cảm giác bên ngoài.
C. Cả bên trong và bên ngoài.
D. Cảm giác trung gian
E. Tri giác.
Câu 10: Cảm giác, tri giác sai lệch của người bệnh về một sự vật, hiện tượng trong thực
tại khách quan thuộc:
A. Ảo tưởng
B. Ảo giác
C. Ảo thanh
D. Ảo thị
E. Ảo khứu
Câu 11: Tư duy ngôn ngữ - logic thuộc tư duy nào sau đây?
A. Tư duy trực quan - hành động
B. Tư duy trực quan - hình ảnh
C. Tư duy trực quan - hình ảnh
D. Tư duy trừu tượng
E. Tư duy hình tượng
Câu 12: Đặc điểm của biểu tượng gồm:
A. Tính trực quan và khái quát

21


B. Tính trực quan và ký ức
C. Tính trực quan và tưởng tượng

D. Tính khái quát và ký ức
E. Tính khái quát và tưởng tượng.
Câu 13: Các rối loạn của ngơn ngữ là:
A. Nhại lời, nói ít, nói lặp lại .
B. Nói lặp lại, khơng nói, nói ít.
C. Khơng nói, nói lặp lại, nói ít.
D. Nhại lời, nói lặp lại, khơng nói.
E. Nhại lời, nói lặp lại, nói nhiều.
Câu 14: Giảm hành động gặp trong trường hợp nào sau đây:
A. Gặp trong các trạng thái suy nhược, trầm cảm.
B. Gặp trong các trạng thái hưng cảm, nghiện chất độc.
C. Gặp trong mất cảm xúc.
D. Gặp trong loạn tâm thần phản ứng.
E. Tâm thần phân liệt.

22


Bài 3

TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm về nhân cách.
2. Trình bày được các đặc điểm và cấu trúc tâm lý của nhân cách.
3. Trình bày được cơ chế của sự hình thành nhân cách.
4. Trình bày được một số nhân cách bệnh.
NỘI DUNG
Vấn đề về nhân cách và sự hình thành là vấn đề trung tâm của tâm lý học, của hệ
thống khoa học về con người, vừa có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.
Cùng với những khoa học khác, tâm lý học đã góp phần làm sang tỏ một vấn đề xung

quanh nhân cách như cấu trúc nhân cách, các con đường hình thành nhân cách.
1. Khái niệm về nhân cách
- Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về nhân cách. Ngay từ năm 1949 đã
có trên 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về nhân cách
Ví dụ như định nghĩa của S.Freud, A.Adler...
- Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách, nhưng nhân cách vẫn
thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới
xung quanh và đối với bản thân mình.
- Trong khi coi nhân cách là bản chất của con người, C.Mác đã định nghĩa nhân
cách như sau: “…Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại đối với
từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của mình, nó là tổng hoà các quan hệ xã
hội”.
- Khái niệm nhân cách được dùng phổ biến nhất: “Nhân cách là tổ hợp những
đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con
người.
+ “Thuộc tính” tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, cả về phần
sống động và phần tiềm tàng, có tính chất quy luật chứ khơng phải xuất hiện một cách ngẫu
nhiên.
+ “Tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan
hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định.
+ “Bản sắc” có nghĩa là trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó
có cái chung từ xã hội, từ dân tộc, từ giai cấp, tập thể, gia đình vào con người nhưng
những cái chung này trở thành cái riêng, cái đơn nhất, có đặc điểm về nội dung và cả về
hình thức, khơng giống với tổ hợp khác của bất cứ ai.
- “Giá trị xã hội” có nghĩa là những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm,
những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động của người ấy và được xã hội đánh
giá.
2. Các mức độ và đặc điểm của nhân cách

23



2.1. Các mức độ của nhân cách
- Mức độ thấp nhất: Nhân cách được thể hiện dưới dạng cá tính, để phân biệt giữa
người này với người khác.
- Mức cao hơn: Nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ với nhau (nhân
cách lệ thuộc, nhân cách kẻ cả, nhân cách bề trên...)
- Mức cao nhất: Nhân cách thể hiện như một chủ thể đang thực hiện một cách
tích cực những hoạt động ảnh hưởng tới người khác và đến xã hội, còn gọi là nhân cách
siêu cá nhân. Nhân cách ở mức này như một tấm gương để người khác học tập noi theo
và có những tác động chủ động, có dấu hiệu làm biến đổi thế giới xung quanh mình.
2.2. Các đặc điểm của nhân cách
2.2.1. Tính ổn định của nhân cách
- Nhân cách được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời con người, biểu
hiện trong hoạt động và mối quan hệ giao lưu của cá nhân trong xã hội, vì vậy nhân cách
mang tính ổn định.
- Mặc dù, từng nét nhân cách trong quá trình hoạt động sống của con người được
biến đổi, được chuyển hố, nhưng trong tổng thể thì chúng tạo thành một cấu trúc trọn
vẹn của nhân cách, cấu trúc này tương đối ổn định, ít nhất là trong một quãng thời gian
nào đó của con người.
- Chính nhờ có tính ổn định này của nhân cách mà chúng ta mới có thể dự kiến
trước được hành vi của một nhân cách nào đó trong tình huống này hay tình huống khác,
trong hồn cảnh này hay hồn cảnh kia.
2.2.2. Tính thống nhất của nhân cách
- Nhân cách là một thể thống nhất của tất cả mọi nét khác nhau của nó, nghĩa là
nó khơng phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều phẩm chất, thuộc tính đơn lẻ mà là
một hệ thống thống nhất, trong đó mỗi nét nhân cách đều liên quan không tách rời với
những nét nhân cách khác, và do đó, nó có ý nghĩa hồn tồn khác nhau đơi khi đối lập
nhau.
Vì vậy, khi nói về một nét nhân cách nào đó thì chúng ta khơng nên đánh giá tự

bản thân nó là tốt hay xấu. Muốn đánh giá đúng đắn một nhân cách nào đó ta cần phải
xem xét nó trong sự kết hợp, trong mối liên hệ với những nét nhân cách khác ở con
người đó.
Ví dụ như khi ta xem xét về tính kiên trì của một người thì chúng ta phải đặt nó
trong việc thực hiện những mục đích cụ thể thì ta mới thấy được sự kiên trì đó mang
tính tích cực hay tiêu cực.
- Nhân cách được hình thành như một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, khơng được
giáo dục nhân cách theo từng phần mà cần phải giáo dục con người như là một nhân
cách hoàn chỉnh.
- Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và
tài của con người. Trong nhân cách có sự thống nhất hài hồ giữa ba cấp độ đó là cấp độ

24


bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân (giá trị xã hội của nhân
cách).
2.2.3. Tính tích cực của nhân cách
- Nhân cách là chủ thể của hoạt động và gián tiếp là sản phẩm của xã hội
+ Nhân cách không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của các mối quan
hệ xã hội, nghĩa là nó có tính tích cực của mình.
+ Tính tích cực của nhân cách được thể hiện ở những hoạt động muôn
màu muôn vẻ và đa dạng nhằm biến đổi, cải tạo thế giới xung quanh, cải tạo bản thân
con người mình, cải tạo những đặc trưng tâm lý của mình.
- Một cá nhân được thừa nhận là một nhân cách khi nào anh ta tích cực hoạt động
trong những hình thức đa dạng của nó, nhờ vào việc nhận thức, cải tạo sáng tạo ra thế
giới và đồng thời cải tạo cả chính bản thân mình.
Con người sống có nghĩa là con người hoạt động. Thiếu hoạt động thì khơng thể
có sự tồn tại và phát triển nhân cách.
- Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của

cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách.
2.2.4. Tính giao lưu của nhân cách
- Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại, trong mối quan hệ giao lưu
với những cá nhân khác. Nhân cách khơng thể tồn tại được bên ngồi sự giao lưu, bên
ngồi xã hội.
Ví dụ: Chỉ có trong sự giao lưu với những người lớn, với những người bạn cùng
lứa tuổi với mình thì nhân cách đứa trẻ mới được phát triển.
- Thông qua hoạt động giao lưu, con người có thể lĩnh hội được các chuẩn mực
đạo đức và hệ thống giá trị của xã hội, đồng thời cũng qua giao lưu mà mỗi cá nhân
được đánh giá, được nhìn nhận theo quan điểm của xã hội.
3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách
Có nhiều cách khác nhau để phân tích các mặt của nhân cách . Song một câch
phân chia phổ biến nhất là chia nhân cách thành thành: Xu hướng, tính cách, năng lực,
khí chất.
3.1. Xu hướng của nhân cách
- Xu hướng nói lên phương hướng, chiều hướng phát triển của con người; bao
gồm nhiều thuộc tính khác nhau như nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng.
3.2. Năng lực của nhân cách
- Khi nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt được kết quả trong hoạt động nào
đó. Muốn có kết quả thì cá nhân phải có những phẩm chất tâm lý nhất định phù hợp với
yêu cầu của hoạt động đó.
Nếu những thuộc tính tâm lý khơng phù hợp với u cầu của hoạt động thì khơng
có năng lực.
- Năng lực khơng phải là những thuộc tính cá nhân đơn lẻ mà là một tổ hợp các
thuộc tính cá nhân đáp ứng được yêu cầu cao của hoạt động.

25



×