Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Giáo trình mô đun Kỹ thuật lắp đặt điện 2 (Nghề Điện Công nghiệp - Trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.72 MB, 152 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN 2
NGHỀ : ĐIỆN CƠNG NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 297/QĐ-CĐKTCN ngày 24 tháng 08 năm 2020
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR – VT)

BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2020


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên nghề
Điện công nghiệp trong trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chúng tôi đã thực hiện biên soạn tài liệu Kỹ thuật lắp đặt điện 2 này.
Tài liệu được biên soạn thuộc loại giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập, lưu
hành nội bộ trong nhà trường nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng nguyên
bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình “ Kỹ thuật lắp đặt điện 2” nhằm cung cấp cho học sinh sinh viên nghề
Điện công nghiệp những kiến thức cơ bản về lắp đặt điện. Tài liệu gồm 8 bài.
Yêu cầu đối với học sinh sinh viên sau khi học xong module này học sinh phải,
phân tích được các bản vẽ và lắp đặt được hệ thống điện dân dụng.
Giáo trình này là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên chuyên nghành Điện
công nghiệp, điện dân dụng, lắp đặt điện.


Nội dung của mô đun:
Bài 1: Các loại rơle bảo vệ trong công nghiệp
Bài 2: Lắp đặt tủ động lực
Bài 3: Lắp đặt tủ bù công suất
Bài 4: Hệ thống điện nhà thông minh
Bài 5: Lắp đặt và điều khiển đèn sợi đốt nhà thông minh
Bài 6: Lắp đặt và điều khiển các thiết bị điện nhà thông minh
Bài 7: Lắp đặt và điều khiển rèm cửa nhà thông minh
Bài 8: Hệ t hống chống sét
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn giáo trình cịn nhiều thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của q thầy/cơ và các em học sinh, sinh viên để
tiếp tục hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp, bạn bè đã có những ý kiến đóng góp
trong q trình biên soạn giáo trình này.

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2020
Tham gia biên soạn
Chủ biên - Đoàn Trung Tắng

1


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................1
BÀI 1: CÁC LOẠI RƠLE BẢO VỆ TRONG CÔNG NGHIỆP ....................................5
1. Rơ le điện áp ................................................................................................................5
1.1 Công dụng..................................................................................................................5
1.2 Phân loại ....................................................................................................................5
1.3 Các thông số kỹ thuật ................................................................................................ 5

2. Rơ le dịng điện............................................................................................................7
2.1 Cơng dụng..................................................................................................................7
2.2 Phân loại ....................................................................................................................7
2.3 Các thông số kỹ thuật ................................................................................................ 7
3. Rơ le bảo vệ mất pha, ngược pha ................................................................................9
3.1 Công dụng..................................................................................................................9
3.2 Phân loại ....................................................................................................................9
3.3 Các thông số kỹ thuật ................................................................................................ 9
4. Một số loại khí cụ khác ............................................................................................. 14
4.1. Rơ le thời gian thực ................................................................................................ 14
4.2 Rơ le xung (Pulse Relay): ........................................................................................17
BÀI 2: LẮP ĐẶT TỦ ĐỘNG LỰC ..............................................................................20
1. Chức năng của tủ động lực ........................................................................................20
2. Quy định, tiêu chuẩn về tủ động lực..........................................................................20
3. Phân tích sơ đồ nguyên lý tủ động lực .....................................................................20
4. Tính chọn các vật tư, thiết bị ....................................................................................22
5. Lắp đặt tủ động lực ...................................................................................................22
BÀI 3: LẮP ĐẶT TỦ BÙ CÔNG SUẤT ....................................................................25
1. Khái quát....................................................................................................................25
1.1 Khái niệm ................................................................................................................25
1.2 Chức năng của tủ bù công suất cos .......................................................................28
1.3 Quy định, tiêu chuẩn về bù công suất cos ............................................................. 29
2. Phân tích sơ đồ ngun lý tủ bù cơng suất ............................................................... 30
4. Tính chọn các vật tư, thiết bị ....................................................................................31
5. Lắp đặt tủ bù công suất ............................................................................................. 32
BÀI 4: HỆ THỐNG ĐIỆN NHÀ THÔNG MINH ........................................................38
1. Giới thiệu chung ........................................................................................................38
2. Cấu trúc của hệ thống điện nhà thông minh .............................................................. 39
3. Các thiết bị trong hệ thống ........................................................................................40
3.1 Thiết bị ngõ vào .......................................................................................................40

3.2 Thiết bị ngõ ra..........................................................................................................43
3.3 Thiết bị hệ thống ......................................................................................................44
4. Giải pháp cho hệ thống điện nhà thông minh ............................................................ 45
2


4.1 Tổng quát .................................................................................................................45
4.2 Giải pháp chi tiết .....................................................................................................47
5. Quy trình thực hiện hệ thống điện nhà thơng minh ...................................................50
5.1 Cách thức thực hiện .................................................................................................50
5.2 Tiến độ thực hiện hệ thống điện thông minh Nhà thông minh – Hager ..................50
BÀI 5: LẮP ĐẶT VÀ ĐIỀU KHIỂN ĐÈN SỢI ĐỐT NHÀ THÔNG MINH .............52
1. Sơ đồ nguyên lý .........................................................................................................52
2. Thành phần các thiết bị trong hệ thống .....................................................................52
3. Lắp đặt và điều khiển đèn sợi đốt bằng nút nhấn ......................................................53
4. Lắp đặt và điều khiển đèn sợi đốt qua mạng ............................................................. 63
BÀI 6: LẮP ĐẶT VÀ ĐIỀU KHIỂN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN NHÀ THÔNG MINH ..80
1. Sơ đồ nguyên lý của bài thực hành ............................................................................80
2. Thành phần các thiết bị trong hệ thống .....................................................................80
3. Lắp đặt và điều khiển các thiết bị điện bằng nút nhấn ..............................................81
4. Lắp đặt và điều khiển các thiết bị điện qua mạng .....................................................92
BÀI 7: LẮP ĐẶT VÀ ĐIỀU KHIỂN RÈM CỬA NHÀ THÔNG MINH ..................111
1. Sơ đồ nguyên lý của bài thực hành ..........................................................................111
2. Thành phần các thiết bị trong hệ thống ...................................................................111
3. Lắp đặt và điều khiển rèm cửa bằng nút nhấn .........................................................112
4. Lắp đặt và điều khiển rèm cửa qua mạng ................................................................123
BÀI 8: HỆ THỐNG CHỐNG SÉT .............................................................................139
1. Khái quát chung .......................................................................................................139
1.1 Các tiêu chuẩn, quy định về hệ thống chống sét ...................................................139
1.2 Các nơi cần bảo vệ chống sét ................................................................................140

1.3 Các phương pháp bảo vệ chống sét .......................................................................141
2. Lắp đặt hệ thống chống sét ......................................................................................144
2.1 Các phần tử của hệ thống chống sét ......................................................................144
2.2 Đo và kiểm tra điện trở đất hệ thống chống sét .....................................................144
2.3 Quy trình lắp đặt ....................................................................................................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................150

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơn học/mơ đun: Kỹ thuật lắp đặt điện 2
Mã mơn học/mơ đun: MĐ23
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun
- Vị trí : Mơ đun này học sau các mơ đun An toàn điện, Mạch điện, Vẽ điện, Đo
lường điện, Cung cấp điện, Kỹ thuật lắp đặt điện 1, Trang bị điện, Máy điện.
- Tính chất : Là mơ đun chun môn bắt buộc nghề Điện công nghiệp để giảng dạy
cho học sinh sinh viên hệ cao đẳng
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun: Mơ đun trang bị cho học viên những kiến
thức về kỹ thuật lắp đặt điện hệ thống điện công nghiệp, hệ thống điện nhà thơng
minh,… với kiến thức này, học viên có thể tham gia lắp đặt sửa chữa được hệ thống
dùng rơ le bảo vệ hạ áp, tủ bù công suất, lắp đặt và cài đặt được thiết bị nhà thông
minh KNX.
Mục tiêu của mơn học/mơ đun
Sau khi hồn tất mơ-đun này, học viên có năng lực:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được công dụng của các loại rơ le bảo vệ trong cơng nghiệp
+ Trình bày được cấu trúc, chức năng các thiết bị của hệ thống điện nhà thơng minh
+ Trình bày được các giải pháp cho hệ thống điện nhà thơng minh
+ Phân tích được khái niệm, cấu trúc, sơ đồ nguyên lý của tủ điện động lực, tủ bù

công suất.
+ Trình bày được khái niệm, mục đích, cấu trúc và quy trình lắp đặt hệ thống chống
sét.
- Về kỹ năng:
+ Cài đặt, lắp đặt được các loại rơ le bảo vệ trong công nghiệp theo yêu cầu kỹ thuật
+ Lắp và cài đặt bộ các điều khiển tủ bù công suất phản kháng theo yêu cầu kỹ thuật
+ Lắp đặt và sửa chữa được tủ động lực, tủ bù cơng suất đảm bảo an tồn kỹ thuật.
+ Lắp đặt và điều khiển đèn sợi đốt, thiết bị điện, rèm cửa bằng nút nhấn và qua
mạng cho nhà thông minh đúng kỹ thuật.
+ Đo và kiểm tra được điện trở đất cho hệ thống chống sét đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Người học có khả năng làm việc độc lập hoặc làm nhóm, có tinh thần hợp tác, giúp
đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện, có ý thực tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần
trách nhiệm trong công việc.
Nội dung của mô đun:

4


BÀI 1
CÁC LOẠI RƠLE BẢO VỆ TRONG CÔNG NGHIỆP
Giới thiệu
Các loại rơ le điện áp, dòng điện, bảo vệ mất pha… có vị trí rất quan trọng trong
mạng điện cơng nghiệp. Bài này trình bày cách sử dụng, lắp đặt các loại rơ le thường
dùng trong cơng nghiệp.
Mục tiêu
- Trình bày được công dụng, phân loại của các thiết bị bảo vệ bằng rơle
- Cài đặt, sử dụng được rơ le điện áp, rơ le dòng điện, rơ le bảo vệ mất pha và một
số khí cụ điện khác trong cơng nghiệp.

- Lựa chọn, lắp đặt được các khí cụ điện trong hệ thống trong công nghiệp.
- Phát huy được kiến thức đã học vận dụng vào thực tế.
1. Rơ le điện áp
1.1 Công dụng
Rơ le điện áp được sự dụng để bảo vệ các thiết bị điện khi điện áp đặt vào thiết bị
thiếu áp (under voltage) hoặc quá áp (over voltage) theo mức quy định.
1.2 Phân loại
Hiện tại có rất nhiều hạng sản xuất Rơ le điện áp. Rơ le điện áp thường được chia
thành 2 loại: Rơ le điện áp loại digital và Rơ le điện áp loại Analog.
1.3 Các thơng số kỹ thuật
Do có rất nhiều hãng sản xuất rơ le điện áp và nhiều module khác nhau nên thông số
của các loại cũng khác nhau. Nhìn chung thì các rơ le điện áp đều có các thông số kỹ
thuật sau. Tham khảo thông số kỹ thuật của Rơ le bảo vệ điện áp Selec dòng
VPRA2M
Serie: Rơ le bảo vệ điện áp Selec dịng VPRA2M

Hình 1. 1: Rơ le bảo vệ điện áp Selec dòng VPRA2M
5


Đặc điểm chung
- Led chỉ thị trạng thái
- Thiết kế phù hợp lắp trên thanh rail
Thông số kỹ thuật
Analog, 4 Led chỉ thị trạng thái (Power ON/mất pha, thấp áp, quá
Hiển thị
áp, thứ tự pha/mất cân bằng pha)
Mạch đấu nối
1 pha – 2 dây, 3 pha – 4 dây
Nguồn cấp

230V AC, 48 ~ 63Hz (127 ~ 288V AC)
Thấp áp: 55 ~ 95% của nguồn cấp [127 ~ 219V AC (L-N)]
Quá áp: 105 ~ 125% của nguồn cấp [242 to 288V AC (L-N)]
Dải bảo vệ
Thứ tự pha: Có
Mất pha: Có
Mất cân bằng pha: >10%
Đặt trễ
7V ±2V (của điện áp cài đặt)
Power ON delay: 0 ~ 15 s (Nếu đặt bằng 0: <400 ms)
Recovery Delay Time: 5 s ±200 ms
Trip Time Delay: 0 ~ 15 s
Ngắt trễ khi nhầm thứ tự pha: <250 ms
Đặt thời gian trễ Đặt ngắt trễ khi mất pha (của pha L2 & L3): 0 ~ 15 s (Nếu đặt bằng
0: <100 ms)
Đặt ngắt trễ khi mất cân bằng pha: 0 ~ 15 s (Nếu đặt bằng 0: <100
ms)
Ngắt trễ khi mất pha (của pha L2 & N): <200 ms
Ngõ ra
Rơ le DPDT (5A – 250V AC/28V DC)
±5% F.S (Trip voltage)
Độ chính xác
±10% F.S (Time)
Sơ đồ chọn mã

Sơ đồ đấu nối

6



2. Rơ le dịng điện
2.1 Cơng dụng
Rơ le dịng điện được sự dụng để bảo vệ các thiết bị điện khi dòng điện đặt vào thiết bị
lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức cho phép.
2.2 Phân loại
Có nhiều các phân loại Rơ le dòng điện. Thường được chia thành 2 loại: Rơ le bảo vệ
dòng cực đại và rơ le bảo vệ dịng cực tiểu.
2.3 Các thơng số kỹ thuật
Rơ le bảo vệ dịng điện Selec 900CPR-1

Hình 1. 2: Rơ le bảo vệ dòng điện Selec 900CPR-1
Bảo vệ thấp dòng, quá dòng
Đo hiển thị giá trị dòng RMS
Điều chỉnh thời gian tác động ngõ ra
7


Điều chỉnh thời gian từ trễ (hysteresis).
Một ngõ ra rơ le cảnh báo
Hiển thị LCD - 3 số
Reset tự động / bằng tay
Mạng điện sử dụng: 1 Pha 2 dây
Nguồn nuôi: 110V / 230V AC sai số 15%, tần số lươi điện làm việc 45~65 Hz
Công suất: 12 VA max
Cài đặt hệ số CT sơ cấp / thứ cấp: với sơ cấp 1/5A ~ 999A / và thứ cấp 1/5 A (có thể
chọn được)
Giá trị dịng điện đo cực đại: 0~1,19kA
Cài đặt vảo vệ ngưỡng trên: 0 ~ 1,19kA
Cài đặt vảo vệ ngưỡng dưới: 0~999A
Thời gian trễ:

Power on delay: 0.5 ~ 99.9 sec
Trip time delay: 0 ~ 99.9 sec
Delay on Release: 0 ~ 99.9 sec
Respone time: < 100 ms
Độ phân giải: dòng diện 0.01, 0.1, 1A, 0.01kA (phụ thuộc CT)
Rơle bảo vệ q dịng Mikro MK233A

Hình 1. 3: Rơle bảo vệ quá dòng Mikro MK233A
Rơle bảo vệ quá dòng MK233a : Relay bảo vệ quá dòng của Mikro (Malaysia) được
sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện công nghiệp. Sử dụng kết hợp với PCT của các
hãng.
Thông số kỹ thuật chính:
o MK233A : (Over current relay) Relay bảo vệ quá dòng (OC) của Mikro
o Microprocessor based numerical relay
o Current measurement based on fundamental frequency
o Three-phase, low-set overcurrent
o Three-phase, high-set overcurrent
o Local display of measured and set values
o Definite time for low-set and high-set
8


Non-volatile fault value recording
o Programmable relay outputs
o Five selectable IDMT characteristic curves
o Complies with IEC 60255-26 standard
o Hiển thị SỐ bằng LED 7 đoạn
o Hiển thị nguồn và trạng thái hoạt động bằng LED
o Lập trình giá trị cài đặt
o Dòng dịnh mức : 5A ; Nguồn cung cấp : 198 đến 265 V AC

o Reset bằng tay hoặc tự động ; 2 tiếp điểm ngõ ra có thể lập trình
o Ghi lại giá trị sự cố trước đó (3 giá trị gần nhất).
o Kích thước mặt : 96 x 96 mm
o Đáp ứng theo tiêu chuẩn IEC 60255 - 26
o Cài đặt mức tác động thấp (Low-set) :
+ Dòng quá tải : I> từ 0.5 đến 6A (10% đến 120%).
+ Thời gian tác động : 5 IDMT, kt = 0.05 - 1.0 hoặc DT, t> từ 0.05s -> 99s.
o Cài đặt mức tác động cao (High-set) :
o Dòng ngắn mạch : I>> từ 0.5A đến 99.9A (10%-1998%) hoặc Vô hiệu.
o Thời gian tác động : xác định t>> từ 0.05s đến 2.5s.
o Sử dụng với 3 biến dòng bảo vệ của các hãng
o Sử dụng kết hợp với Relay bảo vệ chạm đất MK232a để tạo bảo vệ quá dòng / chạm
đất (OC/EF), lúc này chỉ sử dụng 4 PCT
3. Rơ le bảo vệ mất pha, ngược pha
3.1 Công dụng
Rơ le bảo vệ mất pha (phase loss, phase failure, phase missing) dùng để bảo vệ sự cố
mất pha trong lưới điện 3 pha, thường sử dụng bảo vệ cho phụ tải 3 pha.
Thường rơ le bảo vệ mất pha có kết hợp vơi bảo vệ hiện tượng thiếu áp (under voltage)
và hiện tượng quá áp (over voltage).
3.2 Phân loại
Hiện tại có rất nhiều hạng sản xuất Rơ le điện áp. Rơ le điện áp thường được chia
thành 2 loại: Rơ le điện áp loại digital và Rơ le điện áp loại Analog.
3.3 Các thơng số kỹ thuật
Do có rất nhiều hãng sản xuất rơ le bảo vệ mất pha và nhiều module khác nhau nên
thông số của các loại cũng khác nhau. Nhìn chung thì các rơ le bảo vệ mất pha đều có
các thơng số kỹ thuật sau. Tham khảo thông số kỹ thuật của Rơ le bảo vệ bảo vệ mất
pha sau:
o

9



Hình 1. 4: Rơ le bảo vệ mất pha Samwha PMR-44
Phạm vi bảo vệ :
PMR-22 : 160 ~ 300VAC , 3P,50Hz
PMR-44 : 340 ~ 460VAC , 3P,50Hz
Thời gian cắt :
Mất pha : 1s
Ngược pha : 0,1s
Mất cân bằng pha : 5s
Tự động Reset sau : 5s
Một số rơ le bảo vệ mất pha, ngược pha
 Relay bảo vệ mất pha, thiếu áp, quá áp MX200A.
- Relay bảo vệ mất pha, thiếu áp, quá áp MX200A.
Relay MX200A của Mikro (Malaysia) được thiết kế sử dụng cho đế cắm 11 chân
giống như Mikro MX100. Relay này sử dụng được cho hệ thống 3 pha 380V hoặc 1
pha 220V. Hình ảnh relay và sơ đồ đấu của relay này như sau :

Hình 1. 5: Relay bảo vệ mất pha, thiếu áp, quá áp MX200A
o Ở trạng thái khơng cấp điện thì tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm 1-4 đóng.
o Nếu được cấp nguồn 3 pha 4 dây hoặc hoặc 1 pha đúng như sơ đồ, hệ thống không
mất pha, không quá áp, không thiếu áp thì tiếp điểm 1-3 đóng lại, tiếp điểm 1-4 mở ra.
10


Đèn báo cuộn dây sáng và đèn báo tiếp điểm sáng thể hiện trạng thái lưới điện đủ pha
và đúng điện áp. Đây là trạng thái thường trực khi ta sử dụng relay này.
o Nếu có hiện tượng mất pha, thiếu áp, quá áp tại các pha thì tiếp điểm 1-3 hở, tiếp
điểm 1-4 đóng lại.
o Bảo vệ thiếu áp chỉnh được từ 76% đến 98%. Bảo vệ quá áp chỉnh được từ 100%

đến 112%
- Ứng dụng relay bảo vệ mất pha, thiếu áp, quá áp MX200A của Mikro.
Ứng dụng relay bảo vệ mất pha, thiếu áp, quá áp MX200A (Mikro, Malaysia) trong hệ
thống điện tương tự như relay mất pha đảo pha MX100.
Trong các hệ thống đòi hỏi bảo vệ mất pha, đảo pha, thiếu áp, quá áp thì ta kết hợp cả
2 relay này. Nếu dùng với mạch sử dụng contactor thì 2 tiếp điểm (1-3) của MX100 và
MX200A được mắc nối tiếp. Nếu dùng mạch sử dụng MCCB hoặc ACB. thì 2 tiếp
điểm (1-4) của MX100 và MX200A mắc song song.
 Ứng dụng relay bảo vệ mất pha, đảo pha MX100
- Bảo vệ mất pha và đảo pha trong hệ thống điện.
o Bảo vệ mất pha dùng chủ yếu cho các tải 3 pha mà tại đó nếu mất 1 trong 3 pha thì
sẽ gây ra sự hoạt động sai ví dụ động cơ ba pha khi mất 1 pha thì dễ bị cháy, chỉnh lưu
3 pha nếu mất 1 pha thì điện áp DC ngõ ra có thể bị thay đổi vv.
o Bảo vệ đảo pha sử dụng trong trường hợp động cơ 3 pha truyền động trong các hệ
thống mà chiều quay đã được ấn định và sẽ gây ra hư hỏng nếu nhấn nút chạy thuận
mà động cơ lại chạy ngược. Việc đảo pha chỉ có thể xảy ra khi tiến hành sửa chữa,
thay thế máy biến áp hoặc đường dây.
- Relay bảo vệ mất pha, đảo pha Mikro MX100A.
Relay Mikro MX100 được thiết kế sử dụng cho đế cắm 11 chân. Hình ảnh relay và sơ
đồ chân như sau :

Hình 1. 6: relay bảo vệ mất pha, đảo pha MX100
o Ở trạng thái khơng cấp điện thì tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm 1-4 đóng.
o Nếu được cấp nguồn 3 pha 3 dây hoặc 3 pha 4 dây đúng thứ tự pha thì tiếp điểm 1-3
đóng lại, tiếp điểm 1-4 mở ra. Đèn báo cuộn dây sáng và đèn báo tiếp điểm sáng thể
11


hiện trạng thái lưới điện đủ pha và đúng thứ tự pha. Đây là trạng thái thường trực khi
ta sử dụng relay này.

o Nếu mất ít nhất 1pha thì sẽ có những hiện tượng sau xảy ra : Đèn báo tiếp điểm tắt
hoặc đèn báo cuộn dây và đèn báo tiếp điểm đều tắt; tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm 1-4
đóng lại.
o Nếu có hiện tượng đảo pha xảy ra thì đèn báo tiếp điểm sẽ tắt đồng thời tiếp điểm 13 sẽ mở ra, 1-4 sẽ đóng lại.
- Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng contactor.
Lấy ví dụ mạch khởi động động cơ. Mạch không sử dụng relay bảo vệ mất pha, đảo
pha có sơ đồ như sau :

Hình 1. 7: Khơng sử dụng rơ le bảo vệ mất pha
trong mạch sử dụng contactor
Sơ đồ có sử dụng relay bảo vệ mất pha, đảo pha Mikro MX100A như sau :

12


Hình 1. 8: Sử dụng rơ le bảo vệ mất pha trong mạch sử dụng contactor
So sánh 2 sơ đồ ta sẽ thấy ngay được những việc cần làm khi muốn gắn thêm relay bảo
vệ mất pha đảo pha cho mạch chưa có bảo vệ mất pha đảo pha.
- Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng MCCB.
Đối với mạch điện được cấp nguồn bằng MCCB, ta muốn khi có hiện tượng mất pha,
MCCB sẽ tự động nhảy (tác động). Ta cũng biết rõ MCCB được chế tạo chỉ tác động
khi có hiện tượng ngắn mạch hoặc quá tải. Tuy vậy ta vẫn có thể buộc MCCB tác động
bằng cách sử dụng phụ kiện "Shunt Trip". Shunttrip là phụ kiện được lắp vào MCCB
giúp ta buộc MCCB nhảy bằng cách đưa điện vào cuộn dây của Shunt trip.
Để cấp điện vào Shunttrip khi có hiện tượng mất pha, đảo pha, cần gắn dùng tiếp điểm
thường đóng 1-4. Tuy nhiên ta cần lưu ý là khi chưa được cấp nguồn thì tiếp điểm này
vẫn đang đóng. Do vậy, nếu sử dụng nguồn dưới MCCB để cấp vào Mikro MX100A,
rất có thể khi ta vừa đóng MCCB thì shunttrip đã được cấp nguồn làm MCCB tác
động. Để tránh tình trạng này ta có thể sử dụng dùng nguồn trên MCCB để cấp cho
MX 100 theo sơ đồ sau :


13


Hình 1. 9: Ứng dụng rơ le bảo vệ mất pha trong mạch sử dụng MCCB
Sơ đồ trên có nhược điểm là giả sử tiếp điểm của MCCB hư hỏng, lúc này nguồn cấp
ra tải mất pha nhưng Mikro MX100A khơng phát hiện được.
Nguồn cấp cho Mikro MX100 vẫn có thể lấy dưới MCCB để khắc phục sự cố trên.
Tuy nhiên cần khắc phục tình trạng MCCB sẽ tác động ngay khi đóng MCCB. Ta có
thể dùng thêm 1 relay thời gian khống chế không cho Shunttrip tác động khi ta thao tác
đóng nguồn (dùng tiếp điểm thường mở đóng chậm).
- Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng ACB.
ACB (Air Circuit Breaker : máy cắt khơng khí) thường được sử dụng trong các xưởng
lớn. ACB linh động hơn MCCB nhờ các phụ kiện giúp ta có thể thao tác đóng và cắt
ACB bằng tín hiệu điện. Người ta thường sử dụng kết hợp 2 hoặc nhiều hơn 2 ACB để
tạo thành các bộ chuyển nguồn tự động (ATS : Automatich Transfer Switch).
Việc ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng ACB cơ bản cũng tương tự như với
MCCB. Điểm cần lưu ý là khi MX100 phát hiện mất pha, đảo pha. Ngoài việc cấp
nguồn cho SHT tác động ACB ta cịn phải ngăn khơng cho bộ điều khiển đóng lại
ACB để tránh tình trạng đóng cắt lặp lại nhiều lần ảnh hưởng đến tuổi thọ ACB.
Lưu ý chung cho cả 2 trường hợp sử dụng Mikro MX100A cho mạch sử dụng MCCB
và ACB chính là trường hợp mất đúng pha lấy điện áp cấp cho shunttrip. Chúng ta có
thể phòng trường hợp này bằng cách trang bị nguồn dự phòng hoặc lắp mạch dùng
nguồn cấp cho shunt trip ở cả 3 pha theo thứ tự ưu tiên (Nếu có pha R thì dùng R, nếu
mất pha R thì dùng pha S, nếu mất pha R và S thì dùng pha T).
Nếu cần tăng số tiếp điểm của Mikro MX100A để phục vụ cho các mạch điều khiển, ta
có thể dùng thêm Relay trung gian
4. Một số loại khí cụ khác
4.1. Rơ le thời gian thực
Nếu có một trong các u cầu sau đây thì có lẽ relay 24 giờ (timer switch) là cái bạn

cần:
o 6 giờ tối thì cho mở hệ thống chiếu sáng, 6 giờ sáng tự động tắt.
o Cứ mỗi 2 giờ sáng thì cho máy bơm tự bơm nước lên bồn (vì lúc này chắc chắn có
nước), khi bơm đầy thì tự tắt máy bơm.
14


Cứ 9 giờ sáng thì mở máy bơm hệ thống tưới nước cho vườn, tưới 15 phút thì dừng
45 phút, q trình cứ lặp lại đến 15h thì khơng cho phép bơm nữa.
o Có một hệ thống 2 máy bơm luân phiên, mỗi bơm hoạt động 1 tiếng thì dừng, máy
cịn lại hoạt động thay thế.
Hướng dẫn sử dụng
Có nhiều hãng sản xuất relay 24 giờ. Ở thị trường Việt nam có các loại của JYE /
Camsco (Đài loan), Panasonic. Bài này sẽ hướng dẫn sử dụng relay TB35N của JYE /
Camsco, các relay khác cũng sử dụng tương tự.
Relay 24 giờ thường có 2 loại :
o Loại khơng có pin dự trữ (sẽ chạy sai giờ khi cúp điện)
o Loại có pin dự trữ (vẫn duy trì được hoạt động của đồng hồ khi cúp điện)
Hình ảnh relay TB35N như sau :
Thời gian hiện tại xem ở kim hoặc xem ở vòng số 24 giờ. Lưu ý mốc giờ hiện tại trên
vịng 24 giờ chính là vị trí tác động.
Chế độ tác động là 1 trong 3 chế độ sau :
o OFF : tắt công tắc ngõ ra tải.
o ON : Mở công tắc ngõ ra tải
o Auto : Công tắc ngõ ra tải được điều khiển bởi các chốt chỉnh tác động. Vị trí các
chốt quyết định trạng thái contact.
o

Hình 1. 10: Rơ le thời gian thực relay TB35N
Một số ứng dụng relay 24 giờ

 Ứng dụng để tắt mở đèn:

15


Hình 1. 11: Mạch tắt mở đèn sử dụng rơ le 24 giờ
Chỉnh các chốt tác động, cấp nguồn vào mạch ta sẽ có mạch điều khiển tắt mở đèn
theo ý mình. Nếu tải sử dụng có dịng lớn ta sử dụng thêm relay hoặc contactor... Các
sơ đồ này sẽ được bổ sung sau.
 Ứng dụng để tắt mở máy bơm nước lên bồn:
Dụng phao bơm kết hợp với relay 24 giờ. Lưu ý là relay 24 giờ phải được cấp nguồn
liên tục. Nếu sử dụng máy bơm có cơng suất nhỏ hơn 1HP (dòng điện max 4.5A), ta sử
dụng trực tiếp tiếp điểm của relay 24 giờ theo sơ đồ sau:

Hình 1. 12: Mạch tắt mở máy bơm sử dụng rơ le 24 giờ
Nếu sử dụng máy bơm có công suất lớn hơn 1HP, ta sử dụng relay hoặc contactor để
mở rộng khả năng tải dòng điện. Sơ đồ có dạng như sau:

16


Hình 1. 13: Mạch tắt mở đèn sử dụng rơ le 24 giờ
4.2 Rơ le xung (Pulse Relay):
Relay xung là loại relay tắt mở, trong đó tiếp điểm được điều khiển bởi xung điện áp.
Giả sử ban đầu tiếp điểm đang ở vị trí mặc định (Tiếp điểm thường hở NO đang mở,
tiếp điểm thường đóng NC đang đóng). Nếu ta cấp 1 xung vào cuộn dây (cấp nguồn
vào cuộn dây sau đó ngắt nguồn bằng 1 nút nhấn thường hở) thì tiếp điểm sẽ thay đổi
trạng thái (Thường mở NO đóng lại, thường đóng NC mở ra). Bây giờ nếu ta cấp thêm
1 xung nguồn nữa vào cuộn dây thì tiếp điểm của realy trở về trạng thái mặc định ban
đầu.

Giới thiệu relay xung G4Q của Omron:
Relay xung G4Q của Omron có hình dạng như sau :

Hình 1. 14: relay xung G4Q của Omron
Các model dùng đế cắm 8 chân :

17


Như vậy, với điện áp 220V thường dùng trong chiếu sáng, ta chọn model G4Q-212S
220VAC là thích hợp nhất. Tiếp điểm của Relay này có thể chịu dịng điện 5A max ở
220VAC. Nếu dịng điện lớn hơn ta có thể dùng thêm relay trung gian hoặc Contactor.
Biểu đồ thời gian mô tả hoạt động của relay này như sau :

Từ biểu đồ ta nhận thấy chỉ cần cấp xung có độ rộng > 100ms thì relay sẽ thay đổi
trạng thái các tiếp điểm. Kích thước relay và sơ đồ bố trí chân dùng đế cắm 8 chân như
sau :

18


Ứng dụng relay xung G4Q (Omron) lắp mạch đèn hành lang
Để lắp mạch đèn hành lang theo yêu cầu trên ta sử dụng sơ đồ sau :

Cần lưu ý đến khả năng mang tải của tiếp điểm. Nếu dòng điện tải lớn hơn khả năng
của tiếp điểm, ta mở rộng thêm bằng cách sử dụng Relay trung gian hoặc contactor.
CÂU HỎI BÀI TẬP
1. Nêu một số loại rơ le bảo vệ thường được dụng trong cơng nghiệp.
2. Trình bày cách lựa chọn, lắp đặt rơ le bảo vệ điện áp trong mạng điện hạ áp.


19


BÀI 2
LẮP ĐẶT TỦ ĐỘNG LỰC
Giới thiệu
Trình bày cơng dụng và các tiêu chuẩn của tủ động lực. Nêu các bước lắp đặt tủ
động lực.
Mục tiêu
- Phân tích được sơ đồ nguyên lý tủ động lực.
- Tính chọn vật tư, thiết bị của tủ động lực đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Lắp đặt được tủ động lực đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Xác nguyên nhân và sửa chữa được hư hỏng của tủ động lực đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật và an tồn.
- Rèn luyện tính cẩn thận, có tác phong công nghiệp, khả năng làm việc độc lập
củng như theo nhóm và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiển.
Nội dung
1. Chức năng của tủ động lực
Tủ động lực là một nhánh của tủ phân phối có nhiệm vụ cấp nguồn và bảo vệ các
máy công tác thường là các động cơ điện.
2. Quy định, tiêu chuẩn về tủ động lực
- Tủ phải được thực hiện theo đúng quy định của thiết kế và chỉ dẫn của nhà chế
tọa. Cửa tủ điện phải mở ra hành lang vận hành bảo đảm khoảng cách.
- Mọi chi tiết kim loại không cách điện với tủ hoặc dùng để cố định các thiết bị và
thanh cái trong tủ đều phải nối với vỏ tủ và nối đất.
- Nếu lắp ngồi trời cần phải được bố trí trên nền phẳng ở độ cao ít nhất là 0.5m so
với mặt nền.
- Các tủ điện, nếu có yêu cầu phải bố trí sấy tại chỗ đễ bảo đảm sự hoạt động bình
thường của các thiết bị, rơ le, thiết bị đo lường.
3. Phân tích sơ đồ nguyên lý tủ động lực

Tủ động lực có chia thành 2 dạng:
- Tủ động lực sử dụng dây dẫn điện hoặc cáp điện: Thường dùng cho công suất tải
nhỏ
- Tủ động lực sử dụng thanh cái: Thường dùng cho công suất tải lớn.
- Sơ đồ nguyên lý trong tủ động lực sử dụng dây dẫn điện:

20


MCCB
3P15KA
50A

Nẹp vng lỗ

MCB 3P
30A

MCB 3P
30A

MCB 3P
30A

600/5A

Động
cơ 1

Động

cơ 2

Động
cơ 3

Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý của tủ động lực sự dụng dây dẫn điện
- Sơ đồ nguyên lý trong tủ động lực sử dụng thanh cái.

Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý tủ động lực sự dụng thanh
cái
21


4. Tính chọn các vật tư, thiết bị
- Thiết bị của tủ động lực thường gồm các loại sau:
+ CB: Gồm CB tổng và các CB nhánh.
+ Bóng đèn báo.
+ Voltmet.
+ Ampemet.
+ Các thiết bị khác
- Vật tư gồm các loại sau:
+ Thanh cái hoặc dây dẫn, cáp điện.
+ Sứ đỡ thanh cái.
+ Ghen co nhiệt, dây nhựa xoắn, miếng dán mặt tủ, các bu lông đai ốc...
Vật tư và thiết bị được tính tốn về số lượng dựa vào sơ đồ bản vẽ tủ. Còn về chủng
loại nếu bản vẽ khơng ghi chú sẵn thì sẽ mua theo nhà đầu tư.
5. Lắp đặt tủ động lực
Thực hiện cho tủ sử dụng dây dẫn điện hoặc dây cáp điện. Đối với tủ sử dụng thanh
cái sẽ trình bày ở bài lắp đặt tủ phân phối hạ áp.


Hình 2.3: Tủ điện động lực
Bước 1: Phân tích các sơ đồ liên quan
Đối với tủ điện thì thường có sơ đồ ngun lý và sơ đồ bố trí thiết bị mặt tủ và trong
tủ.
Bước 2: Cố định thiết bị
- Đo kích thước các thiết bị để bố trí các thiết bị trong tủ và mặt tủ hợp lý (hoặc
ướm thử thiết bị lên tủ). Thiết bị phải bố trí theo quy định bố trí thiết bị,
- Lấy dấu, khoan lỗ, cố định thiết bị:
+ Đặt thiết bị lên giá đỡ trong tủ và mặt tủ để lấy dấu.
+ Sử dụng khoan săt để khoan lỗ cố định thiết bị.
+ Cố định thiết bị trong tủ và mặt tủ: Cố đinh thiết bị phải chắc chắn, ngay ngắn
22


Bước 3: Đấu nối thiết bị
- Đấu nối trong tủ: Các đầu dây dẫn hoặc cáp khi đấu vào các thiết bị phải bấm cos
chắc chắn, không ba via, đúng quy định.
- Đấu nối mặt tủ:
+ Đấu các dây dẫn ở mặt tủ rồi sự dụng ống nhựa xoắn với kích thước phù hợp bó
các dây dẫn lại sao cho thẩm mỹ
+ Cố định ống nhựa xoắn bằng cách dán miếng dán mặt tủ theo đường dây đi rồi sử
dụng dây rút cố định ống nhựa xoắn lại.
Bước 4: Kiểm tra, cấp nguồn vận hành thử
- Kiểm tra: Sử dụng VOM và MΩ để kiểm tra thông mạch và cách điện tủ.
- Cấp nguồn: sau khi kiểm tra nếu thấy tốt thì cấp nguồn.
- Vận hành thử: Đóng CB tổng rồi tới các CB nhánh, kiểm tra điện áp ở các ngỏ ra.
Quan sát và vận hành mặt tủ điện nếu có.

CÂU HỔI ƠN TẬP
Lắp đặt tủ động lực có sơ đồ nguyên lý như hình dưới:


Hình 2.4: Sơ đồ nguyên lý tủ động lực
23


×