Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.23 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.. Chuyển động cơ học là gì? Cho ví dụ? Khi nào vật được coi là chuyển động, vật được coi là đứng yên? Các dạng chuyển động thường gặp trong cuộc sống? Cho ví dụ minh họa? Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Cho ví dụ minh họa? Vận tốc là gì? Viết công thức và nêu rõ đơn vị của từng đại lượng? Thế nào là chuyển động đều và chuyển động không đều? Công thức tính vận tốc trung bình chuyển động không đều? Đại lượng véc tơ là gì? Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ? Cho ví dụ minh họa? Lực được biểu diễn như thế nào? Lực thường được kí hiệu như thế nào? Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ minh họa? Tác dụng của các lực cân bằng lên một vật đang đứng yên hay vật đang chuyển động? 9. Quán tính là gì? Cho ví dụ minh họa? 10. Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ minh họa? 11. Lực ma sát có đặc điểm gì? Cho ví dụ minh họa? 12. Áp lực là gì? Cho ví dụ minh họa? 13. Áp suất là gì? Viết công thức và nêu rõ đơn vị từng đại lượng có trong công thức? 14. Viết công thức tính áp suất của chất lỏng và nêu rõ đơn vị của từng đại lượng có trong công thức? 15. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy thủy lực? I- LÝ THUYẾT: 1. Chuyển động cơ học: - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. - Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối. - Vật mốc là những vật gắn liền với trái đất như: nhà cửa, cột đèn, cây cối… - Các dạng chuyển động thường gặp là: chuyển động thẳng, chuyển động tròn, chuyển động cong. 2. Tốc độ: - Độ lớn của tốc độ cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. s - Công thức tính tốc độ: v = (m/s); (km/h) t Với : s : độ dài quãng đường đi được (m); (km/h) t : thời gian để đi hết quãng đường đó (s); (h) v: Tốc độ của vật (m/s); (km/h) - Đơn vị vận tốc thường dùng là: m/s hoặc km/h. 3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều : - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn luôn thay đổi theo thời gian. s - Chuyển động đều : v = (m/s); (km/h) t - Chuyển động không đều : vtb = s/t (m/s); (km/h) Với : s : độ dài quãng đường đi được (m); (km) t : thời gian để đi hết quãng đường đó (s); (h) vtb: Tốc độ của vật (m/s); (km/h) - Đơn vị vận tốc là: m/s và km/h. - Cách tính vận tốc trung bình trên nhiều quãng đường khác nhau.. v tb =. s 1 + s 2 + .... t 1 + t 2 + ..... 4. Biểu diễn lực : - Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng (hoặc cả hai cùng xảy ra một lúc). - Lực là một đại lượng véc tơ. Để biểu diễn một véctơ lực, ta dùng một mũi tên có: + Gốc của mũi tên chỉ điểm đặt của lực. + Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực (phương và chiều gọi chung là hướng). + Độ dài của mũi tên chỉ độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước. - Lực thường kí hiệu bằng chữ F; cường độ lực là F. 5. Sự cân bằng lực–Quán tính: - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương, nhưng ngược chiều nhau. - Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; Vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. - Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật (như trên) gọi là quán tính. - Vì có quán tính nên khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. 6. Lực ma sát: - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. - Lực ma sát cản trở chuyển động và có hướng ngược với hướng của chuyển động. - Lực ma sát có thể có hại hoặc có thể có ích (có hại thì làm giảm ma sát; có lợi thì làm tăng ma sát). - Chú ý: cường độ của lực ma sát trượt lớn cường độ của lực ma sát lăn rất nhiều. 7. Áp suất: - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. - Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.. p. F S. F: áp lực (N) S: diện tích bị ép (m2) p: áp suất (N/m2) 2 - Đơn vị của áp suất là (N/m ) hoặc (Pa). Paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m2 8. Áp suất chất lỏng–Bình thông nhau: - Chất lỏng gây áp suất theo mọi hướng lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. - Công thức tính áp suất chất lỏng tại 1điểm bất kì trong lòng chất lỏng đứng yên. d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) p = d.h Với: h: độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m) p: áp suất (N/m2 ) - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực mặt thoáng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao. - Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy thủy lực? + Cấu tạo: Bộ phận chính của máy thủy lực gồm 2 ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có 1pittông. Với:. f + Nguyên tắc hoạt động: Khi ta tác dụng một lực f lên pittông nhỏ s, lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p= s áp suất f .S này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pittông lớn S và gây ra lực F nâng pittông lớn lên. F = p.S = . Suy ra: s F S f s II- BÀI TẬP: 1. Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe qua lại? 2. Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn? Mũi kim nhọn làm giảm diện tích tiếp xúc nên tăng áp suất, để dễ dàng đâm xuyên qua vải. Chân ghế chịu áp lực lớn nên phải có diện tích tiếp xúc lớn, để áp suất tác dụng lên mặt sàn nhỏ, ghế không bị gãy, lún. 3. Xe chuyển động nhanh đột ngột, người ngồi trên xe ngã về phía nào? Giải thích. Khi xe chuyển động nhanh đột ngột thì chân người ngồi trên xe chuyển động nhanh cùng với sàn xe nhưng phần phía trên của cơ thể người vẫn chuyển động với vận tốc cũ theo quán tính. Kết quả là thân người có xu hướng bị ngã về phía sau. 4. Xe đang chuyển động nhanh đột ngột rồi dừng lại người ngồi trên xe ngã về phía nào? Giải thích. Khi xe đang chuyển động nhanh, chân người ngồi trên xe chuyển động cùng với xe. Khi xe dừng lại đột ngột thì chân người ngồi trên xe dừng lại cùng với sàn xe nhưng phần phía trên của cơ thể người vẫn chuyển động tới trước với vận tốc cũ theo quán tính. Kết quả là thân người có xu hướng bị ngã về phía trước. 5. Tại sao khi ngã từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại? Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân chạm đất sẽ dừng lại ngay, nhưng phần phía trên của cơ thể người vẫn chuyển động theo quán tính. Kết quả là chân ta gập lại để tránh bị chấn thương. 6. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 50m hết 10s, khi hết dốc xe lăn tiếp một đoạn trên quảng đường nằm ngang dài 50m hết 25s rồi dừng lại. a) Tính vận tốc trung bình của xe trên đường dốc và trên đường nằm ngang. b) Tính vận tốc trung bình của xe trên cả hai quảng đường đó. 7. Một người có trọng lượng 600N đứng trên một cái ghế có trọng lượng 40N, diện tích của 4 chân ghế tiếp xúc với mặt đất là 100cm2.Tính áp suất của người và ghế tác dụng lên mặt đất? 8. Một ôtô đi 30 phút trên con đường bằng phẳng với vận tôc 40km/h, sau đó lên dốc 15 phút với vận tốc 32 km/h. Tính quãng đường ôtô đã đi trong hai giai đoạn trên. 9. Một vật có khối lượng 8kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt sàn là 50cm 2. Tính áp suất tác dụng lên mặt sàn? 10. Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 8cm. Tính áp suất lên đáy cốc và một điẻm cách đáy cốc 5cm. 11. Một vật có khối lượng m = 4,2kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là S = 14cm 2. Tính áp suất tác dụng lên mặt bàn? 12. Một vật được nhúng hoàn toàn trong nước, cách mặt nước 3m, tính áp của chất lỏng tác dụng lên vật? (Cho biết khối lượng riêng của nước là 1000kg / m3) 13. Nhúng một miếng sắt vào nước sâu 2m so với mặt thoáng và vào rượu cũng với độ sâu đó, so sánh áp suất tác dụng lên miếng sắt đó khi nhúng trong nước và trong rượu. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d nước = 10000N/m3; trọng lượng riêng của rượu là drượu = 7900N/m3 14. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ là 5m/s. Tính thời gian để vật chuyển động hết quảng đường 0,2km..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 15. Một thùng cao 2,4m đựng đầy nước.Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0,8m.Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>