Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Báo cáo biện pháp giáo dục thi giáo viên giỏi ngữ văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.1 KB, 11 trang )

BÁO CÁO BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HIỆU QUẢ
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP
ĐỌC-HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 12
A. MỞ ĐẦU:
I. Lý do :
Trong chương trình mơn Ngữ văn bậc THPT hiện hành, các tiết đọc hiểuvăn bảnbao gồm cả văn bản văn học và văn bản nhật dụng, chiếm một sốlượng
tương đối lớn. Kĩ năng đọc hiểu văn bản cũng là một kĩ năng cơ bản màgiáo viên
dạy Ngữ văn cần phải hình thành cho học sinh trong suốt quá trình họctập. Đây
cũng là một trong hai kĩ năng quan trọng ( cùng với kĩ năng viết – tạo lậpvăn bản )
của học sinh cần thể hiện trong công tác kiểm tra, đánh giá thơng qua cáckì thi mà
Bộ GD&ĐT u cầu. Đây khơng phải là vấn đề mới mẻ đối với việc dạy và học
môn Ngữ văn, nhưngqua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Gia Phù
nhiều nămnay, tôi nhận thấy điểm yếu nhấtcủa học sinh là chưa có phương pháp tự
học, từ đó dẫn đến khả năng đọc hiểu văn bản của học sinh là rấtyếu. Việc tìm tịi
các biện pháp để nâng caonăng lực đọc- hiểu cho học sinh là nhiệm vụ mà người
giáo viên dạy Văn như tôi phải hết sức quan tâm. Công việc này vừa giúp các tiết
dạy đọc – hiểu văn bản đạt hiệu quả cao vừaphát huy tính tích cực sáng tạo của học
sinh, đồng thời giúp cho học sinh có khảnăng làm tốt kiểu bài tập đọc – hiểu trong
đề thi theo u cầu đổi mới.Xuất phát từ lí do đó, tơi đã tăng cường nhiều biện
pháp, nhiều dạngbài tập để từng bước nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học
sinh, trong đó cóchú ý đến kĩ năng làm bài tập đọc hiểu một văn bản ngắn.Đã có
nhiều tài liệu nói về đọc hiểu văn bản trong dạy học mơn Ngữ văn.Đây là một vấn
đề tương đối lớn, có thể nói là bao trùm cơng tác dạy văn trongtrường phổ thơng.
Với nhiều lí do, người viết khơng có tham vọng đề cập toàn bộnhững nội dung liên
quan đến đọc hiểu văn bản văn học. Tôi chỉ tập trungvào biệnpháp nhằm nâng cao
năng lực đọc hiểu cho học sinh đó là: “Giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng làm bài
tập đọc-hiểu cho học sinhlớp 12”
II. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
100% học sinh từ yếu, kém đều nắm được một cách cơ bản kỹ năng làm bài
tập đọc hiểu văn bản.


2. Mục tiêu cụ thể:
Với đối tượng học sinh đa số là người dân tộc thiểu số kỹ năng tự học và
cảm nhận cịn hạn chế . Chính vì vậy mục tiêu nghiên cứu giải pháp này của tôi là:
- Đề ra giải pháp thích hợp nhằm rèn luyện kỹ năng giúp học sinh giải quyết
tốt bài tập phần đọc-hiểu đặc biệt đối với học sinh lớp 12.


2

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng cơ bảnđể từ các em chủ động tự tin làm các
bài tập phần đọc- hiểu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, từ đó có thêm hứng
thú với bộ mơn Ngữ văn.
III. Giới hạn:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Trong khuôn khổ bài viết giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ
Văn, tôi chỉ tập trung nghiên cứu“Một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng làm
bài tập đọc-hiểu cho học sinh lớp 12” nhằm nâng cao chất lượngmôn Ngữ Văn
thông qua kết quả các bài kiểm tra.
2. Về không gian: Diễn ra tại các lớp 12B1,12B2,12B4 -Trường THPT Gia
Phù.
3.Về thời gian: Thời gian lồng ghép vào các tiết dạy đọc-hiểu văn bản trong
suốt năm học, đặc biệt tăng cường hơn trong thời gian ôn thi TNPTQG.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở
1.Cơ sở khoa học: Các khái niệm đọc- hiểu:
* Theo GS Phan Trọng Luận trong cuốn “ Phương pháp dạy học văn” :
- “ Đọc văn có nghĩa là đọc cho sáng rõ từng nghĩa, tình cảm, thái độ, tâm
trạng nhà văn gửi gắm cho người đọc người nghe...”
- “ Đọc văn không phải chỉ là thu nhận cái hiện thực được phản ánh trong
tác phẩm mà quan trọng hơn là đọc được cái phần chủ quan của người đọc” .

Đọc hiểu tác phẩm văn chương là quá trình người đọc dần dần phát hiện ra
các tầng lớp ý nghĩa do kết cấu, tổ chức nghệ thuật đem lại, cụ thể là do lớp ngôn
từ tạo nên. Hiểu được ý tưởng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, hiểu ý nghĩa,
giá trị riêng của của tác phẩm đó thấy được ý đồ sáng tạo của nhà văn.
* GSTrần Đình Sử quan niệm: “ Đọc là một hoạt động cơ bản của con
người để chiếm lĩnh văn hóa. Đọc văn là để cảm, để sống, để thưởng thức, để
dùng, để tự phát triển bản thân... đọc là tìm ra ý nghĩa cho một thơng điệp được tổ
chức bằng một hệ thống tín hiệu...” (
Báo văn nghệ số 31-2.8.2003).
- Tác giả còn cho rằng: “ Đọc là một tổng hòa của nhiều quá trình, nhiều
hành vi nhằm đạt mục đích là nắm bắt ý nghĩa của văn bản. Mọi quá trình đọc và
2


3

hành vi đọc đều nhằm một mục đích là nắm bắt ý nghĩa văn bản được đọc, tức là
hiểu văn bản để sống trong thế giới nghệ thuật, thưởng ngoạn, giải trí, làm giàu
tâm hồn mình”( VH-TT tháng11.2007).
* TS Nguyễn Viết Chữ đề cập: “Đây là phương pháp đặc biệt được sinh ra
do chính đặc trưng bộ mơn. Nó là hệ thống của từng phương pháp khác nhau hỗ
trợ nhưng vẫn là đọc. Nó khơng chỉ quy về việc “tập đọc” hiểu theo nghĩa đơn
giản mà nó thể hiện biện pháp có tính phương pháp khác nhau của thầy giáo và
hoạt động khác nhau của học sinh. Mục đích phương pháp này phát triển được sự
cảm thụ sâu sắc và thêm được sự cảm thụ trực tiếp của trò đối với tác phẩm văn
học nghệ thuật” .
2. Cơ sở chính trị, pháp lý:
Từ năm học 2006-2007 đến năm học 2008-2009 BGD&ĐT đã ban hành và
thực thi bộ sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12. Sự đổi mới của chương trình và SGK
lần này nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho một nền kinh tế tri thức đang phát

triển và dần thay thế cho nền kinh tế trì trệ, lạc hậu bấy lâu nay. Đó cũng là mục
tiêu phấn đấu của Đảng và nhà nước, nhân dân xây dựng một nền giáo dục tồn
diện.
Theo chương trình giáo dục phổ thơng, kèm theo công văn số16
QĐBGD&ĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT, bộ môn Ngữ văn cấp
THPT được xây dựng và tiếp theo chương trình của cấp THCS. Yêu cầu của
phương pháp dạy Ngữ văn ở các trường THPT và đổi mới chương trình và SGK
địi hỏi đổi mới về phương pháp dạy học. Thơng thường sau khi thay sách thì kèm
theo các lớp tập huấn về nội dung và phương pháp. Trong chỉ thị số 15/1999CTBGD&ĐT ngày 20.4.1999 của Bộ trưởng BGD&ĐT có nêu rõ “Đẩy mạnh đổi
mới phương pháp dạy học trong các trường...”
II. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản của học sinh lớp 12 tại trường THPT Gia Phù
còn nhiều hạn chế, điều đó dẫn đến kết quả các bài kiểm tra và kết quả học tập
chưa cao.
- Nguyên nhân sâu xa là do đa số học sinh chưa nắm chắc được kỹ năng đọchiểu, còn hổng các kiến thức Tiếng Việt, kiến thức làm văn liên quan đến phần bài
tập đọc -hiểu, nhiều học sinh chưa chú tâm vào việc học tập, cịn chây lười, khơng
có hứng thú đối với môn học...
III. Các giải pháp nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng làm bài tập đọc hiểu:
3


4

1. Giải pháp 1:(Ơn tập lý thuyết)
Hệ thống hóa lại những kiến thức liên quan đến phần đọc-hiểu văn bản bằng
sơ đồ tư duy, nhằm giúp học sinh nắm lại một cách cơ bản về Tiếng Việt, làm văn
có liên quan đến phần đọchiểu. (Phần này giáo viên trình chiếu) vào một tiết ôn tập
tăng thêm ở phần: Rèn luyện kĩ năng làm bài đọc hiểu (Tiết 25,26 theo PPCT)
2. Giải Pháp 2:(Rèn luyện kĩ năng cơ bản cho học sinh khi đọc hiểu văn
bản và làm bài tập phần đọc hiểu)

2.1. Hướng dẫn học sinh nắm bắt nhanh nội dung khi tìm hiểu văn bản
văn học: ( tùy thuộc vào yêu cầu của bài tập mà học sinh có thể linh động tiến
hành các bước, không nhất thiết là phải làm đầy đủ các bước)
- Bước 1: Đọc văn bản ( đọc toàn bộ 1 lần ) và phân loại văn bản. Đây làđiều
tưởng như đơn giản nhưng rất quan trọng, bởi vì mỗi loại văn bản sẽ có cáchđọc
hiểu và yêu cầu đọc hiểu khác nhau. Học sinh cần nhận diện được văn bản vănhọc
(văn bản nghệ thuật) hay là văn bản thông tin; thuộc thể loại nào: truyện, thơ,kí,…
hoặc bản tin báo chí, bài viết nghiên cứu khoa học…
- Bước 2: Tìm hiểu nội chính của văn bản bằng cách xác định câu chủ đề,các
từ ngữ quan trọng và tần suất xuất hiện của chúng, tìm các ý chính…tóm tắtcác ý
chính bằng những câu văn ngắn gọn.
- Bước 3: Nhận diện các hình thức biểu đạt trong văn bản, chỉ ra các yếu
tốhình thức nổi bật nhất và phân tích tác dụng của chúng ( tùy theo từng thể loại
màcó sự chú ý khác nhau)
- Bước 4: Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của văn bản: Văn bản được viết
đểlàm gì? Người viết muốn nhấn mạnh, muốn gửi gắm điều gì?
- Bước 5: Đánh giá giá trị của văn bản ( đem lại cho ta điều gì: về mặt
nhậnthức, về tư tưởng, tình cảm, về cảm thụ cái hay cái đẹp…)
2.2. Rèn luyện kĩ năng phân chia thời gian, hình thức trình bày và triển
khai nội dung khi làm các bài tập đọc hiểu
- Hướng dẫn học sinh phân chia thời gian hợp lý ( nếu bài kiểm tra 90’ thì
thời gian làm phần đọc-hiểu chỉ dành 15’ trở lại, nếu đề thi 120’ thì thời gian dành
cho phần này 20-25’.
- Hình thức trình bày: ngắn gọn, có thể dụng gạch đầu dịng để trình bày các
ý(đối với câu hỏi có nhiều ý).
- Về nội dung:
+ Ở câu hỏi nhận biết, thông hiểu (câu hỏi 1,2) đề hỏi gì học sinh trả lời đó
4



5

+ Câu vận dụng:
> Câu 3 học sinh bám sát nội dung văn bản để trả lời.
> Câu 4 thường đề hay yêu cầu học sinh lựa chọn (đồng tình hay khơng
đồng tình) và trả lời câu hỏi vì sao, vậy học sinh sẽ phải nêu suy nghĩ củamình
trong một đoạn ngắn (3-5câu) về vấn đề nêu trong văn bản. Để giúp học sinh bớt
lúng túng, tránh mất thời gian, giáo viên nên hướngdẫn học sinh tập viết bằng các
bước sau:
- Xác định chủ đề cần viết (thường liên quan đến một nội dung của vănbản
đã cho).
- Viết đoạn ngắn theo 1 trong 2 kiểu diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp:
+ Đoạn diễn dịch thường có mơ hình: A + B,C,D… ( trong đó A là câu
chủđề; B,C,D… là các câu khai triển bậc 1)
+ Đoạn tổng – phân – hợp thường có mơ hình: A + B,C,D… + A’ ( trong đóA
là câu chủ đề để giới thiệu đoạn văn; B,C,D…là các câu giải thích hoặc làm rõ
ýtưởng chính của đoạn văn bằng cách cung cấp các dẫn chứng, lí lẽ có liên quan;
A’là câu kết đoạn bằng cách nhắc lại nội dung/ ý tưởng chính)

Ví dụ cách triển khai đoạn văn theo mơ hình diễn dịch ở câu hỏi số 4
“Mong ước đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế, sau đó
là cháu sẽ có một cuộc sống hạnh phúc.
Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ cơng việc gì thì
cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, bạn bè, những
người xung quanh, với cộng đồng và thậm chí là với cả trái đất này một cách tử
tế! Việc cháu tiếp tục học ở đâu, làm việc gì là tùy vào sở thích, niềm đam mê và
năng lực của cháu. Tôi và gia đình hồn tồn tơn trọng vào sự lựa chọn và quyết
định của con mình."
(Thạc sĩ Đinh Thị Thu Hồi – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Kĩ năng sống Insight,
mẹ của "cậu bé vàng" Đỗ Hải Nhật Minh trả lời phỏng vấn báo Giáo dục và Thời

đại số 24 ngày 28-1-2017, trang 7)
Câu 4. Là một người trẻ tuổi, anh/chị có tán đồng ý với mong ước về tương lai
tuổi trẻ của vị phụ huynh thể hiện trong đoạn trích trên khơng? Vì sao?
5


6

Trả lời:
Em đồng với quan điểm của vị phụ huynh trong đoạn trích vì : Sự tử tế là vơ
giá, là điều đáng quý và đáng trân trọng mà mỗi con người nên hướng tới.
(A)Người tử tế là người luôn có tấm lịng bao dung, độ lượng, khơng quan tâm
đến địa vị và danh vọng(B). Người tử tế ln có những hành động xuất phát từ
động cơ trong sáng, luốn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.(C) Họ
là những người tạo nên giá trị tốt đẹp cho cuộc sống xã hội.(D)
3. Giải pháp 3: (Vận dụng trong các văn bản văn học trong SGK và các văn
bản nhật dụng).
GV hướng dẫn học sinh giải quyết cụ thể từng dạng câu hỏi thường xuất
hiện trong đề kiểm tra phần đọc-hiểu:
Ví dụ 1:
khi dạy bài ““Ngườilái đị sơng Đà”– Nguyễn Tuân) giáo viên kết hợp trong phần
củng cố cho học sinh đọc lại đoạn văn miêu tả về ông lái đị và u cầu học sinh
làm nhanh các câu hỏi:
“Ơng đị Lai Châu bạn tơi làm nghề chở đị dọc sông Đà đã 10 năm liền…Tay
ông lêu nghêu như cái sào. Chân ơng lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gị lại
nhưkẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ơng nói ào ào như tiếng nước
trước mặtghềnh sơng. Nhỡn giới ơng vịi vọi như lúc nào cũng mong một cái
bến xa nào đótrong sương mù…”
1/ Đoạn văn được viết theo phong cách ngơn ngữ nào? Nội dung chính làgì?
2/ Đặt tiêu đề cho đoạn văn?

3/ Trong đoạn văn có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Biện phápnào là
nổi bật nhất? Nêu ngắn gọn điểm đặc sắc của biện pháp đó?
4/ Qua miêu tả, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ở nhân vật ơng lái đị ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đáp áp tối ưu:
Gợi ý:
Câu 1:
-Ý1 Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
-Ý 2 Đoạn văn tập trung miêu ngoại hình đặc biệt của ơng lái đị sơng Đà.
Câu 2:
Dựa vào mối liên kết từ các yếu tố: tay – sào; chân – kẹp cuốnglái; giọng
tiếng nước…Gợi ý cho HS hiểu: vì gắn bó vớinghề nên ơng lái đị sau khi nghỉ làm
vẫn cịn “tật”: chân lúc nàocũng khuỳnh khuỳnh…, giọng nói ào ào…Ngoại hình
đặc biệt của ơng lái đị; là sự cơ đọng ý 2 câu a “Ơng lái đị đặc biệt”…
6


7

Câu 3:
- Ý 1 Sử dụng các biện pháp so sánh, lặp CP, sử dụng từ láy…
- Ý 2 Biện pháp nổi bật nhất là so sánh xuất hiện rõ nhất, gây ấn tượng nhất, có
tác dụng quan trọng nhất.
-Ý 3 Bằng một loạt so sánh độc đáo, hình ảnh ông lái đò hiện lên thật ấn tượng.
Đặc sắc nhất là các chi tiết ngoại hình ơng lái đị được so sánh, liên tưởng với các
yếu tố nghề nghiệp trên sông nước (sào, cuống lái, tiếng nước, mong một bến xa )
Câu 4: Tác giả muốn nhấn mạnh lòng yêu nghề, sự gắn bó với nghề nghiệp trên
sơng nước của ơng lái đị.
Ví dụ 2: Vận dụng vào tiết tăng thêm luyện tập đọc-hiểu, các tiết ôn chuyên đề đọc-hiểu trong nội
dung ôn thi TNPTQG:


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái,
thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững
chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ
luật. Phải bảo vệ của cơng. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý
đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong
thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế
giới.
Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí
hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không
ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực”.
(Trích Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ
Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia)
Câu 1. Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết mà tác giả sử dụng.
Câu 3. Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích?
Câu 4. Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Gợi ý trả lời:
Câu 1:Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là thanh
niên.
Câu 2:- Phép liên kết:
+ Phép lặp – lặp cấu trúc “Điều gì… thì phải… dù là một điều nhỏ”, lặp từ ngữ
7


8

“phải…cần”.
+ Phép liên tưởng: trường từ vựng về đạo đức: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, trung

thành, thật thà, chính trực.
- Tác dụng của phép liên kết: nhấn mạnh về những bài học đạo đức đúng đắn, cần
thiết và gây tác động mạnh mẽ tới nhận thức, hành động của người làm cách mạng
đặc biệt với thế hệ thanh niên.
Câu 3:Qua đoạn trích, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm những lời dạy sâu sắc:
Tránh điều xấu, thực hiện điều tốt, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, có tinh thần dân tộc
và tinh thần quốc tế, yêu và trọng lao động, giữ gìn kỷ luật, bảo vệ của cơng, quan
tâm đến đời sống của nhân dân, chú ý đến tình hình thế giới, có tinh thần gan dạ và
sáng tạo, có chí khí hăng hái, trung thành, thật thà, chính trực.
Câu 4:Có thể lựa chọn một trong những nếp sống đạo đức như: yêu Tổ quốc, yêu
nhân dân, yêu và trọng lao động…
- HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao nếp sống đạo đức đó có ý nghĩa với
em nhất?
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Giải pháp trên đây giúp tơicó ý thức rõ ràng hơn về việc tăng cườngcác giải
pháp để đáp ứng được yêu cầu đổi mới về dạy học, kiểm tra đánh giákết quả học
tập nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh theo chỉ đạo của
BộGD&ĐT.Thông qua hướng dẫn của giáo viên, học sinh một mặt có thể làm tốt
các bàitập đọc hiểu văn bản bản ngắn, vừa nâng cao được năng lực đọc hiểu văn
bản vàtạo lập văn bản nói chung. Chất lượng học tập của học sinh được nâng cao,
kết quảlàm bài cũng tốt hơn trước rất nhiều. Đặc biệt các em đã có được phương
pháp làmbài, khơng cịn lúng túng, nhầm lẫn khi làm các bài tập đọc-hiểu như
trước.Việc tìm tịi, nghiên cứu các giải phápnhằm nâng cao kĩ năng đọc- hiểu cho
học sinh lớp 12 cũng giúp giáo viên cóthêm nguồn tư liệu bổ sung cho phương
pháp, kĩ thuật dạy học, qua đó cũng gópphần làm phong phú nội dung bài dạy, đáp
ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạyhọc bộ môn.Áp dụng những kinh nghiệm đã
nêu, kết quả giảng dạy môn Văn của của tôi ở các lớp kể từ đầu năm học 20202021 đã có tiến bộ. Tỉ lệ bài kiểm tra giữa kì I đạt trên 70 % từ TB trở lên (so với
bài khảo sát chất lượng đầu năm chỉ đạt 40 % từ Tb trở lên)
Trong thời gian từ nay đến hết năm học, tôi tiếp tục lồng ghép giải pháp

nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh vào các tiết học hoặc các giờbài tập,
luyện tập, đặc biệt là vào thời điểm ôn thi TNPTQG, nhằm nâng cao kết quả trong
các bài kiểm tra, đặc biệt trong kì thi TNPTQG 2021.
8


9

Mục tiêu học sinh đạt 95% điểm từ Tb trở lên trong các bài kiểm tra từ nay
đến cuối năm, 85% học sinh đạt điểm thi TNPTQG từ Tb trở lên.
2. Kiến nghị :
Giải pháp này đã được người viết vận dụng trong quá trình giảng dạy của
bảnthân trong những năm gần đây.Tuy nhiên đây là ý kiến của một cá nhận lại chỉ
áp dụng ở một phạm vi nhỏ (ở các lớp 12B1,12B2,12B4), tơirất mong có sự đóng
góp ý kiến của các đồng chí đồng nghiệp để giải pháp được hồn thiện, từ đó áp
dụng hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn, đặc biệt là kết
quả của học sinh lớp 12 trong kì thi TNPTQG 2021.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007). Từ điển thuật ngữ
vănhọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Phương Lựu (chủ biên) (2004). Lý luận văn học,Nxb Giáo dục, Hà Nội.)
sử, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
3. Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa (2006). Phong cách học Tiếng Việt,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Ảnh (1999). Tiếng Việt thực hành, Nxb Thanh niên,
Tp.HCM.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá
kếtquả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn, Hà
Nội, 2014.
6.Tài liệu hướng dẫn thực hiện đổi mới chương trình mơn Ngữ văn-Trong

Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018.

9


10

.

10


11

.

11



×