Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Phân tích hoạt động truyền thông marketing tích hợp của thương hiệu Điện Máy Xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.49 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG MARKETING
TÍCH HỢP CỦA THƯƠNG HIỆU ĐIỆN MÁY XANH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021



DANH MỤC BẢNG
Hình 1-1. Các cơng cụ truyền thơng.....................................................................11
Hình 1-2. Mơ hình SMART..................................................................................15
Hình 1-3. Sơ đồ minh họa cho SWOT..................................................................16
Hình 2-1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Điện Máy Xanh.................................................19
Hình 2-2. Hình minh họa......................................................................................22
Hình 2-3. Hình minh họa......................................................................................23
Hình 2-4. Hình minh họa......................................................................................23
Hình 2-6. Hình minh họa......................................................................................24
Hình 2-7. Hình minh họa......................................................................................27
Hình 2-8. Hình minh họa......................................................................................27
Hình 2-9. Hình minh họa......................................................................................28
Hình 2-12. Tổng quan tốc độ tăng trưởng về số lượng các chuỗi trong hệ thống
Thế Giới Di Động từ năm 2014 – 2019.................................................................34


MỤC LỤC
DANH SÁCH NHĨM.............................................................................................1
PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC...................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................3


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT....................................................4
DANH MỤC BẢNG................................................................................................5
MỤC LỤC................................................................................................................ 6
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................9
A.

Sự cần thiết của đề tài.................................................................................9

B.

Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................9

C.

Phạm vi nghiên cứu:....................................................................................9

D.

Ý nghĩa của đề tài......................................................................................10

E.

Bố cục bài tiểu luận...................................................................................10

1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................11
1.1. Truyền thông marketing tích hợp. [1].......................................................11
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................11
1.1.2. Vai trị...................................................................................................12
1.1.3. Các cơng cụ chính của IMC................................................................12
1.1.3.1. Quảng cáo:.....................................................................................12

1.1.3.1.1. Quảng cáo cho thị trường hàng tiêu dùng:..........................13
1.1.3.1.2. Quảng cáo cho thị trường kinh doanh và doanh nghiệp:. . .13
1.1.3.2. Xúc tiến bán hàng (PR):...............................................................14
1.1.3.2.1. Xúc tiến đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng:....................14
1.1.3.2.2. Xúc tiến tới các trung gian thương mại:..............................14
1.1.3.3. Quan hệ công chúng:....................................................................14
1.1.3.3.1. Dư luận công chúng:..............................................................14
1.1.3.3.2. Quan hệ công chúng:.............................................................15
1.1.3.4. Bán hàng cá nhân:........................................................................15
1.1.3.5. Marketing trực tiếp:.....................................................................15
1.1.3.6. Marketing tương tác:....................................................................15
1.2. Mô hình SMART [2]...................................................................................16
1.3. Marketing Mix [3]......................................................................................16
1.3.1. Khái niệm.............................................................................................16
1.3.2. Vai trị...................................................................................................16


1.3.3. 4P trong marketing mix.......................................................................16
1.4. Mơ hình SWOT. [4]....................................................................................17
1.4.1. Khái niệm:............................................................................................17
1.4.2. Vai trò...................................................................................................17
1.5. Tổng kết chướng 1......................................................................................18
2. CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG IMC CỦA THƯƠNG HIỆU ĐIỆN MÁY
XANH..................................................................................................................... 19
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp ......................................................................19
2.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp.......................................................19
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh............................................................19
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức............................................................................20
2.2. Phân tích hoạt động truyền thơng marketing tích hợp của thương hiệu21
2.2.1. Thực trạng hoạt động IMC của thương hiệu.....................................21

2.2.2. Nguồn lực của “điện máy xanh”.........................................................21
2.2.3. Mục tiêu hoạt động IMC:....................................................................21
2.2.4. Đối tượng mục tiêu của hoạt động IMC.............................................22
2.2.5. Các công cụ được sử dụng trong hoạt động IMC của Điện Máy
Xanh...............................................................................................................22
2.2.5.1. Xúc tiến bán hàng (PR)................................................................22
2.2.5.2. Công cụ Quảng Cáo......................................................................27
2.2.5.3. Khuyến mãi...................................................................................29
2.2.5.4. Chào hàng cá nhân.......................................................................30
2.2.5.5. Marketing Trực tiếp......................................................................31
2.2.5.6. Marketing Internet/tương tác......................................................31
2.2.5.7. Các chiến lược marketing mix được sử dụng để hỗ trợ hoạt
động IMC...................................................................................................32
2.2.5.7.1. Chiến lược sản phẩm ............................................................32
2.2.5.7.2. Chiến lược về giá....................................................................33
2.2.5.7.3. Chiên lược phân phối.............................................................35
2.2.5.7.4. Chiến lược xúc tiến:...............................................................36
2.3. Tổng kết chương 2......................................................................................36
3. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN.................................................................................38
3.1. Nhận xét.......................................................................................................38
3.1.1. Mơ hình SWOT....................................................................................38
3.1.2. Ưu điểm:...............................................................................................38


3.1.3. Nhược điểm:.........................................................................................39
3.1.4. Giải pháp hoàn thiện:..........................................................................39
3.2. Bài học rút ra từ hoạt động IMC của Điện Máy Xanh............................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................41



PHẦN MỞ ĐẦU
A. Sự cần thiết của đề tài.
Theo kết quả nghiên cứu thị trường do Công ty TNHH Nghiên cứu thị
trường công nghệ và bán lẻ GFK Việt Nam công bố. Năm 2020, sức tiêu thụ sản
phẩm điện tử, điện lạnh của Việt Nam tăng từ 7,3% lên 11,9% dựa trên cơ sở dân số
trẻ Việt Nam đang chiếm khoảng 60% và nhu cầu sử dụng sản phẩm điện tử của các
hộ gia đình gia tăng do mức sống ngày càng được cải thiện. Mặt khác, Việt Nam đã
chính thức là thành viên của các Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Eu, Việt Nam – Hàn Quốc
và Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã chính thức hình thành. Theo đó, thuế suất sẽ giảm
dần về 0% cho hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ những nước cùng là thành viên
FTA của Việt Nam. Khi đó, sản phẩm điện tử, điện lạnh ngoại nhập có chất lượng
cao và giá thành cạnh tranh sẽ ngày càng đổ bộ mạnh mẽ vào Việt Nam trong thời
gian tới. Chính vì những yếu tố đó, mà ngành bán lẻ các sản phẩm điện tử, điện lạnh
của Việt Nam đang nóng hơn bao giờ hết.
Khi nhắc đến ngành bán lẻ các sản phẩm về điện tử, điện lạnh, thì khơng thể
khơng nhắc đến ĐIỆN MÁY XANH, một ông lớn trong ngành bán lẻ và đang kì
vọng nắm giữ 60 % thị phần của thị trường bán lẻ các sản phẩm về điện tử, điện
lạnh của Việt Nam. Vậy thì bởi lý do gì, mà một thương hiệu “ sinh sau đẻ muộn”,
ra đời trong khi các ơng lớn như Nguyễn Kim, Thiên Hịa,... đang chiếm lĩnh thị
trường, lại có thể vươn lên, xóa ngơi và chiếm được lịng tin nơi người tiêu dùng ?
Có phải là do sự khác biệt về các hoạt động marketing, các chính sách sản phẩm,
giá cả và hệ thống phân phối?
Chính vì những lý do đó, chúng em đã quyết định thực hiện bài tiểu luận với
đề tài: “ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG MARKETING TÍCH
HỢP CỦA THƯƠNG HIỆU ĐIỆN MÁY XANH”, để cùng tìm hiểu xem họ đã có
những chiến lược marketing như nào để thu hút được khách hàng cũng như gây
dựng niềm tin, sự hứng thú với thương hiệu.
B. Mục tiêu nghiên cứu:
 Nắm được cơ sở lý thuyết của hoạt động marketing tích hợp.

 Phân tích các hoạt động IMC của Điện Máy Xanh.
 Đưa ra nhận xét và kết luận về hoạt động IMC của Điện Máy Xanh.
 Bài học bản thân.
C. Phạm vi nghiên cứu:
 Thời gian nghiên cứu: Các TVC quảng cáo cũng như các hoạt động IMC của
Điện Máy Xanh từ tháng 11 năm 2016 đến thời điểm hiện tại (2021).
 Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động xúc tiến bán hàng của thương hiệu
Điện Máy Xanh.


D. Ý nghĩa của đề tài.
Đề tài tiểu luận này, như một cách để chúng em có một cái nhìn tổng quan
hơn về các chiến lược marketing, cách thức lên kết hoạch, thực hiện các hoạt động
của thị trường bán lẻ nói chung cũng như ngành điện tử, điện lạnh nói riêng. Hy
vọng đây sẽ là hành trang tốt, giúp chúng em hoàn thiện hơn kiến thức và kỹ năng
về môn học.
Dưới sự ảnh hưởng của đại dịch covid-19, công việc học tập của chúng em bị
ảnh hưởng rất nhiều. Đề tài tiểu luận này, có ý nghĩa là một bài thi đối với chúng
em, hy vọng nó sẽ phản ánh đúng được sự tiếp thu cũng như hiểu biết của chúng em
về mơn học.
E. Bố cục bài tiểu luận.
Ngồi mục lục, tài liệu tham khảo và chương mở đầu, bài tiểu luận có bố cục
gồm 3 phần:
 Chương 1: Cơ sở lí thuyết.
 Chương 2: Hoạt động IMC của thương hiệu Điện Máy Xanh.
 Chương 3: Kết luận.


1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
1.1. Truyền thông marketing tích hợp. [CITATION PGS19 \l 1066 ]

1.1.1. Khái niệm.
Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association – AMA) đã đưa ra
định nghĩa về marketing như sau: “Marketing là chức năng quản trị của doanh
nghiệp, là q trình tạo ra, truyền thơng và phân phối giá trị cho khách hàng và là
quá trình quản lý quan hệ khách hàng theo cách đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp
và các bên liên quan”
Các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay thường xuyên sử dụng các hệ thống
về IMC phức tạp để truyền tải các thông tin của sản phẩm và doanh nghiệp đến với
khách hàng, nhằm mong muốn xây dựng nên hình ảnh của thương hiệu trong thị
trường để tăng sức thuyết phục đối với khách hàng mua và tiêu dùng, các công cụ
truyền thơng marketing gồm 5 nhóm chủ yếu: quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ
công chúng, bán hàng trực tiếp và marketing trực tiếp ( còn được gọi là hỗn hợp xúc
tiến).
Hiệp hội các đại lý quảng cáo ở Mỹ (American Association of Advertising
Agencies: 4As) đã đưa ra một trong các định nghĩa đầu tiên về IMC: “Truyền thơng
Marketing tích hợp (IMC) là một cách tiếp cận mới trong truyền thông marketing
giúp doanh nghiệp/tổ chức đạt được mục tiêu marketing của mình thơng qua việc sử
dụng phối hợp hiệu quả của các hình thức truyền thơng hỗ trợ cho nhau”
Trãi qua thực tiễn thì các chuyên gia thị trường ngày càng hiểu biết hơn về
IMC. Don Schultz, trường Đại học Tây Bắc (Hoa Kỳ) đã đưa ra một khái niệm
được cho là hợp lý hơn: “Truyền thơng marketing tích hợp là một q trình kinh
doanh mang tính chiến lược được sử dụng để lên kế hoạch, phát triển, thực hiện và
đánh giá các chương trình truyền thơng thương hiệu có tính thuyết phục, có khả
năng đo lường và được phối hợp tác động tới khách hàng, người tiêu dùng, nhân
viên, khách hàng tiềm năng và những người có liên quan khác bên trong và bên
ngồi doanh nghiệp. Mục đích nằm thu lợi nhuận trong ngắn hạn và xây dựng
thương hiệu, giá trị cổ đông trong dài hạn”
Qua các khái niệm trên thì chúng ta có thể thấy được những nội dung quan
trọng đã nói lên được bản chất của truyền thơng marketing tích hợp:
 Thứ nhất: xác định được truyền thơng marketing tích hợp chính là

q trình kinh doanh về chiến lược tính dài hạn, hợp lý và mong muốn
đạt được thị trường mục tiêu
 Thứ hai: truyền thơng marketing tích hợp cho thấy phần quan trọng
của quy trình IMC chính là khách hàng
 Thứ ba: truyền thơng marketing tích hợp đã nhấn mạnh vào đảm bảo
về sự minh bạch, giải thích và khả năng của sự đo lường về kết quả,
chương trình truyền thơng đã đem lại hiệu quả ra sao
 Thứ tư:việc tạo ra lợi nhuận ngắn hạn và xây dựng thương hiệu, giá
trị dài hạn chính là mục tiêu mà IMC muốn đạt đượcVai trò.


C á c cô n g cụ tru yề n th ơ n g

1.1.2. Vai trị.
Vai trị của IMC rất quan trọng trong các hoạt động trao đổi và duy trì mối
quan hệ với khách hàng bằng những gì liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp đến khách hàng và thuyết phục được khách hàng rằng sản phẩm, dịch
vụ của doanh nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu mà họ mong muốn
Cung cấp các thông tin của sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp cho khách
hàng nhằm tạo nên sự hiểu biết và thương hiệu sẽ được ghi nhớ vào tâm trí của
khách hàng khi họ tiếp cận đến IMC thành công sẽ giúp cho khách hàng nhận thức
ra về tất cả các lợi ích/dịch vụ so với mức chi phí mà họ phải bỏ ra, để có và sử
dụng được sản phẩm. Tạo sự nhận biết, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hành động
mua của khách hàng.
1.1.3. Các cơng cụ chính của IMC.
Các cơng cụ chính để thực hiện mục tiêu truyền thơng của doanh nghiệp/tổ
chức trong một hỗn hợp công cụ truyền thông thông thường bao gồm các công cụ
truyền thống và các công cụ mới dựa vào cơng nghệ số:

Hình 1-1. Các cơng cụ truyền thông.

Q
uảng cáo
Quảng
Xúc tiến bán
Bán hàng cá nhân
Q
uan hệ công
Quan
chún
g
chúng
M
arketing trực
Marketing
tiếp
M
arketing tương
Marketing
tác

Nguồn: tác giả tự làm

1.1.3.1. Quảng cáo:
Quảng cáo được xác định là hình thức truyền thơng về tổ chức, sản phẩm,
dịch vụ hay các ý tưởng mà chủ thể muốn quảng cáo phải bỏ tiền ra để trả chi phí
này. Chi phí này chính là chủ thể quảng cáo phải bỏ tiền ra mua về không gian và
thời gian để chạy cho một thông điệp mà họ muốn quảng cáo trên thị trường.
Quảng cáo được xem là phương thức được biết đến nhiều nhất và được thảo
luận nhiều nhất trong truyền thơng marketing. Đồng thời, nó cũng là một cơng cụ
xúc tiến quan trọng, điển hình là các công ty hướng đến thị trường tiêu dùng đại trà



Tại sao quảng cáo là một phần quan trọng trong IMC? Đầu tiên, quảng cáo là
một phương thức truyền thông hiệu quả nhất so với chi phí để tiếp cận đến một
lượng khán gián lớn. Ngồi ra, quảng cáo chính là một công cụ truyền thông để xây
dựng giá trị cho cơng ty/thương hiệu vì nó chính là cách hiệu quả nhất để cung cấp
các thông tin của doanh nghiệp cũng như nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nhận biết
của người tiêu dùng và quảng cáo cịn là cơng cụ quan trọng để xây dựng thương
hiệu.
1.1.3.1.1. Quảng cáo cho thị trường hàng tiêu dùng:
Quảng cáo phạm vi quốc gia hay quảng cáo địa phương:
 Quảng cáo phạm vi quốc gia là quảng cáo được thực hiện bởi những
công ty lớn trên những khu vực thị trường chính hoặc hầu hến các
khu vựa thị trường của một quốc gia. Nhằm mục đích giới thiệu,
thơng báo hoặc nhắc nhỡ khách hàng về cơng ty/thương hiệu với
các đặc điểm, lợi ích, ưu thế hay củng cố hình ảnh hoặc thương hiệu
 Quảng cáo địa phương được thực hiện bởi các nhà bán lẻ hoặc bán
bn tại địa phương để khuyến khích khách hàng đến cửa hàng, sử
dụng dịch vụ hoặc trở thành khách hàng thường xuyên của cửa hàng
đó. Các nhà bán lẻ thường quan tâm đến lượng khách hàng ra vào
cửa hàng, cho nên hoạt động truyền thông marketing thường là
những hoạt động quảng cáo mang tính trực tiếp, nhằm tăng lượng
khách ra vào và số lượng hàng bán ra của cửa hàng
Quảng cáo cho nhu cầu sản phẩm cơ bản sẽ khác với quảng cáo cho nhu cầu
chọn lọc:
 Quảng cáo tạo nhu cầu sản phẩm cơ bản được thiết kế để tại nhu cầu
cho sản phẩm chung toàn ngành kinh doanh sản phẩm đó. Quảng
cáo cho nhu cầu có tính lựa chọn chú trọng vào việc tạo ra nhu cầu
cho thương hiệu của công ty cụ thể
 Quảng cáo cho nhu cầu một loại sản phẩm chung thường được sử

dụng như một phần chiến lược truyển thông để giúp loại bỏ sản
phẩm và giành được sự chấp nhận của thị trường, vì vạu quảng cáo
cho loại sản phẩm thường phức tạp hơn quảng cáo cho thương hiệu
1.1.3.1.2. Quảng cáo cho thị trường kinh doanh và doanh nghiệp:
Quảng cáo B2B: Quảng cáo B2B được định hướng tập trung vào các khách
hàng tổ chức nhằm ảnh hưởng đến quá trình mua sản phẩm hoặc dịch vụ . Các sản
phẩm được quảng cáo thường là các tư liệu sản xuất hoặc các yếu tố đầu vào. Các
doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ kinh doanh như bảo hiểm, du lịch, chăm sóc sức
khỏe


Quảng cáo chuyên gia: Quảng cáo nào định hướng được các đối tượng là
chuyên gia trong lĩnh vực nhất định như bác sĩ, kỹ sư, luật sư khuyến khích họ sử
dụng sản phẩm của cơng ty trong q trình thực hiện công việc
Quảng cáo thương mại: Quảng cáo tập trung vào các thành viên thuộc kênh
phân phối như người bán bn, nhà phân phối, đại lý bán lẻ. Mục đích nhằm
khuyến khích các thành viên kênh cung ứng, xúc tiến và bán lại các sản phẩm mang
tính thương hiệu của nhà sản xuất
1.1.3.2. Xúc tiến bán hàng (PR):
Xúc tiến bán được xác định như là hoạt động truyền thông marketing cung
cấp giá trị tăng thêm hoặc lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc khách hàng cuối
cùng khuyến khích tăng doanh số ngay lập tức. Xúc tiến được chia thành 2 loại
chính:
1.1.3.2.1. Xúc tiến đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng:
Xúc tiến đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm hay dịch vụ:
hàng dùng thử, quà tặng cho khách hàng tiềm năng và giảm giá khi mua số lượng
nhiều,…Các cơng cụ xúc tiến khuyến khích người tiêu dùng thực hiện mua ngay lập
tức và vì thế sẽ giúp tăng số lượng bán trong thời gian ngắn.
1.1.3.2.2. Xúc tiến tới các trung gian thương mại:
Xúc tiến bán hàng định hướng vào các thành viên kênh phân phối chú trọng

vào các nhà bán buôn, nhà phân phối và nhà bán lẻ. Chiết khấu xúc tiến thương mại,
giảm giá, hội chợ thương mại,…các công cụ xúc tiến thương mại được sử dụng để
khuyến khích các trung gian thương mại bán hàng và xúc tiến cho sản phẩm của
công ty.
Hỗn hợp xúc tiến hay xúc tiến nói chung (promotion mix) và xúc tiến bán
(sale promotion) là hai thuật ngữ thường bị nhầm lẫn trong truyền thơng marketing.
Xúc tiến nói chung, xúc tiến thương mại hay hỗn hợp xúc tiến là tất cả các nhóm
cơng cụ của truyền thơng marketing hay là tất cả các công cụ xúc tiến. Xúc tiến bán
là một cơng cụ của hỗn hợp xúc tiến có nghĩa hẹp hơn, đề cập đến các hoạt động
cung cấp lợi ích bổ sung để thúc đẩy tăng lượng bán ngắn hạn
1.1.3.3. Quan hệ công chúng:
Quan hệ công chúng đang ngày càng trở thành một phần quan trọng của hỗn
hợp xúc tiến
1.1.3.3.1. Dư luận công chúng:
Dư luận liên quan đến truyền thông phi cá nhân cho doanh nghiệp, sản phẩm,
dịch vụ…mà không phải trả tiền một cách trực tiếp hoặc ẩn náu dưới dạng hoạt
động tài trợ được xác định. Giống như quảng cáo, dư luận thu hút sự chú ý của công
chúng bao gồm truyền thông phi cá nhân đến khách hàng đại trà, nhưng không
giống quảng cáo ở chỗ công ty không trả tiền trực tiếp cho hoạt động tạo dư luận
trong công chúng, nhằm giành được sự chú ý của công chúng bao gồm xuất bản tin
tức, họp báo, các báo cáo, ảnh, phim và băng hình


Lợi thế nổi bật của dư luận chính là khả năng chiếm được lòng tin của mọi
người. Một lợi thế khác của dư luận đó là chi phí thấp
Dư luận trong công chúng không phải lúc nào cũng dưới sự kiểm sốt của
doanh nghiệp và khơng phải lúc nào cũng là những câu chuyện mang tính thiện chí.
Những câu chuyện tiêu cực về một công ty hay sản phẩm của nó có thể gây nên sự
tổn thất
1.1.3.3.2. Quan hệ cơng chúng:

Phân biệt giữa quan hệ công chúng và dư luận trong công chúng là vô cùng
quan trọng. Quan hệ công chúng được xác định như “chức năng quản lý đánh giá
thái độ của cộng đồng, xác định sự ưa thích của cộng đồng với các chính sách và
quy trình của một cá nhân hoặc tổ chức và thực hiện một chương trình hành động để
tạo lập sự hiểu biết và chấp nhận của cộng đồng”. Quan hệ cơng chúng nhìn chung
thì có mục tiêu rộng hơn dư luận trong cộng đồng, mục đích nó thiết lập và duy trì
hình ảnh của công ty.
Theo truyền thông, tạo dư luận cộng đồng và quan hệ công chúng được xem
là công cụ mang tính hỗ trợ. Tuy nhiên, nhiều cơng ty coi nó là một phần không thể
thiếu trong chiến lược truyền thông marketing.
1.1.3.4. Bán hàng cá nhân:
Bán hàng cá nhân là công cụ hiệu quả nhất trong giai đoạn hình thành và
quyết định mua hàng của khách hàng. Bán hàng cá nhân là một phương thức giao
tiếp trực tiếp với cá nhân trong đó người bán hàng cố gắng trợ giúp hoặc thuyết
phục khách hàng mua sản phẩm hoặc tạo thiện cảm của khách hàng đối với doanh
nghiệp để ảnh hưởng đến hành động mua hàng trong tương lai
Bán hàng cá nhân có sự liên lạc trực tiếp giữa người bán và người mua và có
thể tiếp xúc thơng qua các phương tiện truyền thơng
Bán hàng cá nhân có thể xử lý được các phản hồi của khách hàng một cách
chính xác và nhanh chóng
1.1.3.5. Marketing trực tiếp:
Là phương thức truyền thơng tăng trưởng nhanh nhất. Marketing trực tiếp đã
trở thành một phần không thể thiếu trong IMC và được xác định mục tiêu, ngân
sách và chiến lược riêng biệt
Một trong những hình thức chính của marketing trực tiếp chính là nhận phản
hồi một cách trực tiếp từ quảng cáo
Marketing trực tiếp cũng được sử dụng bởi các công ty phân phối sản phẩm
thông qua kênh phân phối truyền thống hay thông qua lực lượng bán hàng
1.1.3.6. Marketing tương tác:
Truyền thông thông qua các phương tiện truyền thơng mang tính tương tác

cho phép thông tin được truyền qua lại một cách dễ dàng giữa các doanh nghiệp và
khách hàng


Phương tiện truyền thơng mang tính tương tác ảnh hưởng lớn nhất đến
marketing là internet
Khả năng tương tác trên internet là một trong những lợi thế chính, vì phương
tiện truyền thông internet cho phép truyền thông 2 chiều. Lợi thế khác nữa là khả
năng đánh giá trực tiếp và chính xác hơn ảnh hưởng của quảng cáo và các hoạt động
xúc tiến khác
1.2. Mơ hình SMART [ CITATION biz \l 1066 ]
Mơ hình SMART là mơ hình dùng để lập nên mục tiêu cho doanh nghiệp,
xác định mục tiêu marketing phù hợp cho chiến lược kinh doanh của công ty cho
từng giai đoạn

Hình 1-2. Mơ hình SMART
Specific: mục
tiêu cụ thể, dễ
hiểu, đầy đủ,
chi tiết

S

Measurable:
mục tiêu đo
lường được,
có số liệu cụ
thể

M


Actionable:
Relevant:
Time – Bound
mục tiêu có mục tiêu có Thời hạn hồn
tính khả thi, tính liên quan thành mục tiêu,
đúng đắn
có thời gian
thực hiện

A R

T

Nguồn: tác giả sáng tác

1.3. Marketing Mix[CITATION Đại \l 1066 ]
1.3.1. Khái niệm
Marketing mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để
đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
1.3.2. Vai trò
Là cầu nối giữa người bán và người mua. Cho người bán hiểu và biết được
nhu cầu của người mua nhằm để thỏa mãn một cách tốt nhất. Nhờ vậy mà có các
hoạch định tiếp thị phù hợp.
Tạo điều kiện thực tế cho môi trường kinh doanh đạt được lợi nhuận tối đa.
1.3.3. 4P trong marketing mix.
Product (chính sách sản phẩm): để bán được nhiều sản phẩm trước tiên là
cần sản phẩm tốt, tức là sản phẩm có thể đáp ứng được mong muốn và chờ đợi của
người tiêu dùng. Để xây dựng chiến lược sản phẩm cần xác định danh mục, chủng
loại và các đặc tính của nó như: tên gọi, nhãn hiệu, các đặc tính kỹ thuật, bao gói

kích cỡ và dịch vụ bao quanh


Price (chính sách giá): là số tiền mà người tiêu cùng chi trả cho hàng hóa.
Giá cả do doanh nghiệp xác định phải tương ứng với giá trị của hàng hóa. Chính
sách giá quy định về vùng hoặc biên độ giá, điều kiện bán. Xác định các mục tiêu
giá, các phương pháp định giá, nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá. Cho nên chiến
lược giá ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận
Place (chính sách phân phối): là hoạt động để hàng hóa dễ dàng đến tay
người tiêu dùng. Do đó phải có chu trình phân phối, lựa chọn đối tượng khách hàng
và địa điểm bán hàng tạo ra ưu thế và khả năng tiêu thụ thuận lợi nhất
Promotion (chính sách xúc tiến): nhằm truyền bá thơng tin về ưu điểm, tính
năng của sản phẩm để thuyết phục khác hàng mục tiêu sử dụng.
1.4. Mơ hình SWOT. [ CITATION wik \l 1066 ]
1.4.1. Khái niệm:
Mơ hình SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT,
xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác
định cơ chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu của
từ tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ
hội), Threats (Thách thức) – là một mơ hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh
của doanh nghiệp

Hình 1-3. Sơ đồ minh họa cho SWOT
Điểm mạnh

Cơ hội

S
O


Điểm yếu

W
Thách thức

T
Nguồn: tailieu.vn

1.4.2. Vai trị
Phân tích mơ hình SWOT là khơng có liên quan đến tiền. Bất cứ ai cũng có
thể hồn thiện và đưa ra chiến lược cho tổ chức của mình mà không cần sự tham gia
của các chuyên gia tư vấn

W


Đem lại kết quả lý tưởng đối với công ty là tối ưu hóa các thời cơ hội, tận
dụng thời cơ và giảm các điểm yếu vượt qua các thách thức tương lai
Tạo ra những cảm hứng mới cho doanh nghiệp, tăng cường nhận thức về lợi
thế và bất lợi tiềm ẩn
1.5. Tổng kết chướng 1.
Qua các khái niệm và phân tích trên thì chúng ta có thể hiểu được IMC là gì?
Xây dựng IMC cần có cơng cụ nào, mơ hình SMART ra sao, Marketing mix và
SWOT sẽ có những gì để có thể áp dụng vào doanh nghiệp mà nhóm chúng em
đang phân tích.
Nếu doanh nghiệp áp dụng thành cơng từ cơ sở lý thuyết thì sẽ có nhưng
chiến lược cụ thể dành cho doanh nghiệp của mình để có được lượng khách hàng
đơng và mức lợi nhuận cao. Ngồi ra cịn biết được nhu cầu, thị hiếu người tiêu
dùng mà tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với mong muốn và thị trường trong

ngoài nước.. Mức độ ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp mình trong tâm trí
khách hàng ngày càng cao và số lượng hàng bán ra ngày càng nhiều.


2. CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG IMC CỦA THƯƠNG HIỆU ĐIỆN
MÁY XANH.
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp .
2.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp.
Điện máy xanh là chuỗi cửa hàng thuộc công ty cổ phần Thế Giới Di Động
được thành lập vào tháng 3 năm 2004. Tên tiếng Anh của Công ty là Mobile World
JSSC, mã chứng khoán: MWG. Đây là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam, lĩnh vực
kinh doanh chính là điện thoại di động, thiết bị số, điện tử tiêu dùng. Theo thống kê
thị trường bán lẻ thiết bị di động tại Việt Nam năm 2014, thị phần của Thế giới di
động chiếm 25% và là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh này. Năm
2018, doanh nghiệp lọt Top 100 nhà bán lẻ lớn nhất Châu Á – Thái Bình Dương.
[ CITATION htt20 \l 1066 ]
Điện máy xanh, tiền thân là chuỗi Dienmay.com ra đời cuối 2010, là chuỗi
bán lẻ các sản phẩm điện tử tiêu dùng (điện tử, điện lạnh và gia dụng), hiện đang có
thị phần số 1 tại Việt Nam (tính đến tháng 12/2019) với cửa hàng khai trương đầu
tiên tại 561 Xơ Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM tháng
12/2010[ CITATION htt202 \l 1066 ]. Ngày 04/05/2015, hệ thống siêu thị
dienmay.com chính thức được đổi tên thành hệ thống siêu thị Điện máy Xanh, trực
thuộc Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động, nay mở rộng ra với các hệ thống siêu thị
trên toàn quốc. Hiện tại, Điện máy Xanh đang là nhà bán lẻ chính thức các sản
phẩm điện tử có mặt trên 63 tỉnh thành.[ CITATION htt201 \l 1066 ].
“’Ngày 20/12/2019 đã diễn ra sự kiện kỷ niệm điện máy xanh đạt mốc 1.000
siêu thị trên toàn quốc”. Và điện máy xanh đã đặt mục tiêu 1200 cửa hàng, nâng
mức doanh thu lên gấp 30 lần năm 2020, lên 15000 tỷ đồng và chiếm giữ 60% thị
phần bán lẻ điện máy toàn thị trường trong năm 2022. Đây là một con số khá ấn
tượng, vậy điện máy xanh đã làm cách nào để thực hiện hóa mục tiêu đó, chúng em

sẽ phân tích trong các mục dưới đây.
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, với lượng sản phẩm vô cùng phong phú đa dạng, giá cả hợp lý và
chính sách đổi trả khá tốt, Điện Máy Xanh đang nhận được nhiều thiện cảm từ phía
khách hàng là những người đang có nhu cầu sắm sửa những món đồ điện máy cho
gia đình mình. Các sản phẩm như máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, tivi, máy xay
sinh tố, máy lạnh, máy ép trái cây, bàn ủi, máy sấy tóc, máy nước nóng, nồi cơm
điện…dễ dàng tìm thấy các mặt hàng này tại Điện Máy Xanh. Bên cạnh đó là các
mặt hàng như: Điện Thoại, Máy Tính Bảng, Laptop, Phụ Kiện…Các mặt hàng kinh
doanh luôn được cập nhật những mẫu mã mới nhất cùng giá cả cạnh tranh. Đảm bảo
đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại ngày nay. [ CITATION
htt201 \l 1066 ]


2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Hình 2-4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Điện Máy Xanh

Ban giám đốc: chịu trách nhiệm về các hoạch định chiến lược, và hướng
công ty đi đúng theo mục tiêu đã đề ra.
Khối CN-TT: ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơng ty,
ví dụ như quản lí, vận hành,….
Khối hành chính nhân sự: thu hút nguồn nhân lực, giữ chân và phát triển
nguồn lực nhân sự trong cơng ty.Hành chính thì quản lí tài sản, giải quyết các cơng
văn chứng từ,..
Khối marketing: quảng bá mở rộng hình ảnh cơng ty ra ngoài.
Khối kinh doanh online: lên kế hoạch chiến lược và triển khai các hoạt
động kinh doanh thông qua webside của công ty.
Khối cung ứng hậu cần: quản lý kho và phân phối hàng hóa.
Khối kế tốn: tham mưu cho ban giám đốc về vấn đề kinh tế - tài chính.
Khối CSKH: giải đắp thắc mắc của khách hàng, giải quyết các khiếu nại.

Khối TCC: bảo hành, sửa chữa các thiết bị cho khách hàng


2.2. Phân tích hoạt động truyền thơng marketing tích hợp của thương hiệu
2.2.1. Thực trạng hoạt động IMC của thương hiệu.
Với xu hướng xây dựng các hoạt động maketing trong thời đại social media
bùng nổ như hiện nay, việc làm thế nào để xây dựng được một chiến dịch truyền
thông mang tính viral và kích thích người tiêu dùng tương tác vào là một điều cực
kì khó. Tuy nhiên, vào năm 2016, hệ thống siêu thị điện máy xanh đã thực hiện
được việc đó với chiến dịch marketing về “ Người Xanh”, đây được xem là một
thành công rực rỡ của bộ phận marketing điện máy xanh.
Vào thời điểm năm 2016, khi mà các cửa hàng điện máy xanh đã phủ sóng
khắp tồn quốc. Dựa vào lợi thế đó, kế hoạch marketing đã được triển khai. Bằng
việc khai thác tên thương hiệu Điện Máy Xanh qua hình thức những hình nhân
màu xanh dương, cũng là màu chủ đạo của thương hiệu, và bằng một bài hát lặp đi
lặp lại tên thương hiệu: “Bạn muốn mua tivi? Đến Điện Máy Xanh. Bạn muốn mua
tủ lạnh? Đến Điện Máy Xanh. Máy lạnh, máy giặt? Đến Điện Máy Xanh.Điện Máy
Xanh u oa u oa u oa. Điện Máy Xanh u oa u oa u oa.… Lời bài hát với giai điệu vui
nhộn, dễ nhớ, gần gũi kết hợp xây dựng hình ảnh những nhân vật xanh lè nhảy nhót
điên cuồng trong TVC khiến cho hiệu ứng viral của TVC lan tỏa vô cùng mạnh mẽ.
Thành cơng lớn nhất, góp phần làm cho TVC này đi vào cuộc sống, tiềm
thức của khách hàng đó là các trang mạng xac hội, tiêu biểu là Facebook, khi mà
những fanpage từ lớn đến nhỏ, từ fanpage giải trí đến fanpage nghiêm túc, xã hội
cũng đều đăng tải hay sáng tạo nội dung có liên quan đến TVC. Đây được xem là
một cơng cụ hiệu quả, góp phần làm nên độ phổ biến cũng như tên tuổi của điện
máy xanh.
Nhờ việc chọn brief đúng đắn, có mục tiêu và ý tưởng rõ ràng kết hợp triển
khai chiến lược marketing của Điện Máy Xanh hiệu quả và không ngừng sáng tạo
qua các TVC, nhãn hàng này đã thu về lượng view cực kì ấn tượng dù khơng sử
dụng influencer marketing. Đến nay, ai ai cũng biết đến Điện Máy Xanh và những

TVC quảng cáo gây bão.
2.2.2. Nguồn lực của “điện máy xanh”.
Đầu tiên là phải nói đến nguồn lực tài chính, có thể nói thương hiệu điện máy
xanh có tài chính khá tốt, bằng chứng là năm 2012, doanh thu tăng 151%, năm
2013, dù thị trường điện máy ảm đạm nhưng doanh thu vẫn tăng 29% và tiếp tục
tăng lên 50% trong năm 2014. Đặt mục tiêu doanh thu tăng 60% trong năm 2015,
nhưng trên thực tế, quý I đã tăng đến 91% so với cùng kỳ 2014. Có thể thấy là
nguồn lực tài chính của Điện Máy Xanh “dồi dào” như thế nào. Nguồn lực thứ hai
đó là năng lực phát triển và vận hành hệ thống bao gồm: phát triển mặt bằng, xây
dựng siêu thị, tuyển dụng, đào tạo nhân viên nhanh, hệ thống công nghệ thông tin
mạnh mẽ theo kịp thời đại.


2.2.3. Mục tiêu hoạt động IMC:
Mục tiêu maketing mà điện máy xanh nhắm tới đó là tăng độ nhận diện
thương hiệu, làm cho khách hàng mục tiêu là những cá nhân, những hộ gia đình, và
các doanh nghiệp trên tồn quốc nghĩ ngay đến điện máy xanh khi họ muốn mua đồ
điện máy.
Chúng ta sẽ sử dụng mơ hình SMART để làm rõ mục tiêu IMC của “điện
máy xanh”









Specific: làm cho những cá nhân, những hộ gia đình, và các doanh

nghiệp trên tồn quốc ghi nhớ thương hiệu của mình.
Measurable: lặp đi lặp lại tạo nên sự ghi nhớ thậm, ấn tượng bằng
các TVC 30s nhưng cụm từ “điện máy xanh” được lặp đi lặp lại đến
5 lần.
Actionable:: Không cần đến gương mặt nổi tiếng đại diện thương
hiệu hay những KOLs quá đắt tiền để quảng cáo. Điện máy xanh
đánh trực diện vào tâm lý khách hàng với những hình ảnh vui nhộn
tạo khơng khí và để khách hàng nhận biết ra các sản phẩm của
doanh nghiệp. Vì khơng cần những người quá nổi tiếng và có vốn
đầu tư dư giả nên việc thực hiện là khả thi.
Relevant:: Vượt ngoài sức mong đợi của thương hiệu, chiến dịch
IMC đánh trực tiếp vào khách hàng, không phải là đi đúng theo mục
tiêu được đặt ra mà là vượt xa so với mục tiêu đặt ra một cách mĩ
mãn.
Time – Bound: Chiến dịch IMC “người xanh” sẽ diễn ra suốt từ
1/11/2016 cho đến hết 2020.

2.2.4. Đối tượng mục tiêu của hoạt động IMC.
Đối tượng mục tiêu: TVC quảng cáo “người xanh” nói riêng cũng như
chiến lược marketing của điện máy xanh nói chung đều nhắm đến những người đã,
đang và sẽ sử dụng các sản phẩm điện máy hay có nhu cầu tìm kiếm hoặc mua các
sản phẩm điện máy phù hợp, khơng ngại chi trả. Họ có thể là nam hoặc nữ, là một
gia đình hai thế hệ trở lên có độ tuổi từ 25 đến 50 tuổi, thuộc tầng lớp trung trong xã
hội và có thu nhập từ 15 triệu/ tháng trở lên. Bao gồm các khu vực trên 63 tỉnh
thành của Việt Nam và có quy mơ từ thành thị đến nông thôn.[ CITATION htt21 \l
1066 ]
Thị trường mục tiêu: là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trên tồn
quốc đặc biệt là những vùng ven, có nhu cầu sử dụng các máy móc gia dụng và thiết
bị điện tử. Đây là khúc thị trường có qui mơ và mức tăng trưởng cao. Các năm gần
đây khúc thị trường này vẫn đang nằm giữa cuộc chiến của các “ông lớn” như Trần

Anh, Nguyễn Kim,…
2.2.5. Các công cụ được sử dụng trong hoạt động IMC của Điện Máy Xanh.
2.2.5.1. Xúc tiến bán hàng (PR).
Chiến dịch PR được đánh giá hiệu quả nhất của Điện Máy Xanh là chiến
dịch TVC Quảng cáo “Bạn muốn mua Tivi? Đến điện máy xanh” Câu nói khơng


những gây “ám ảnh” qua điệu nhạc ngộ nghĩnh, lệch nhịp mà cịn gắn với hình
ảnh những nhân vật giới thiệu màu xanh u thích nhảy nhót với tạo hình kì
qi tuy nhiên khơng kém cỏi vui nhộn. Chiến dịch này được Điện máy xanh bắt
đầu từ năm 2016 duy trì đến năm 2019. Điện Máy xanh đã gặt hái nhiều thành công
từ chiến dịch TVC này với tốc độ lan truyền và hiệu ứng mang lại. TVC của điện
máy máy chỉ tập trung “lặp đi lặp lại” các sản phẩm của mình và từ quen thuộc với
khách hàng trong cuộc sống như là “bạn muốn mua ti vi”, “muốn đồ sạch sao mà
mệt quá đi”, “phận làm phụ nữ mua đồ là đam mê”. Xuất hiện với hình ảnh gây “ám
ảnh” qua các gia diệu ngộ nghĩnh, lệch nhịp và các “người xanh” nhay theo nhịp
điệu, tạo hình kì quái, vui nhộn, sử dụng thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ. Cùng với các
TVC điện máy xanh cịn nhanh chóng cập nhật các trào lưu của cộng đồng như
Rồng Pikalong, Lạc trôi, tết xưa và nay,… bằng những bức ảnh chế với người xanh
vui nhộn, kì dị tạo sự thích thú chia sẻ không ngừng của cộng đồng. Chiến dịch
được điện máy xanh triển khai trong 4 năm từ 2016 và được đẩy mạnh từ năm 2017.
Tạo nên một hiệu ứng lan truyền trong cộng đồng cực lớn. Được giới chuyên môn
đánh giá là hoạt động PR thành công tăng nhận mức độ nhận diện của thương hiệu.
Ý tưởng quảng cáo độc đáo và sang tạo đã lan tỏa mạnh mẽ trong thị trường và tạo
trent trong cộng đồng. Là tiền đề để điện máy xanh thực hiện các chiến dịch khác
nhờ sự thành công về nhận diện thương hiệu của chiến dịch này.

Hình 2-5. Hình minh họa.

Năm 2018, sau khi chiến dịch TVC để giới thiệu, tăng độ nhận diện thương

hiệu, Điện Máy Xanh tiếp tục triển khai chiến dịch “Thương hiệu hành động” qua
sự có mặt của đội quân người xanh tại các khu vực trung tâm của các thành phố lớn
như Hà Nội, Tp Hồ chí Minh,… đem lại sự hưởng ứng tích cực của khách hàng.
Hình 2-6. Hình minh họa


Điện Máy Xanh đã xây dựng hình ảnh quảng cáo sáng tạo, gây bất ngờ, xấy
dựng tranh cãi. Tấn công vào tâm lý của người dùng, tò mò của người xem gây ấn
tượng khó quên. Chiến dịch tạo nên sự gợi nhớ mạnh mẽ, gây chú ý với với khách
hàng tiếp xúc. Củng cố chiến dịch PR của điện máy xanh trong cộng đồng. Duy trì
được hình ảnh thương hiệu trong cộng đồng.
Năm 2020, Điện máy xanh khởi động chương trương trình” Cơm dẻo- Bếp
ấm” cho người nghèo trên tồn quốc. chiến dịch diễn ra xuyên suốt tại các tỉnh miền
Bắc, trực tiếp trao tặng mỗi vùng 10.000 nồi cơm điện với tổng trị giá 8.5 tỷ đồng.
Điện máy xanh lan truyền sự yêu thương đến các tỉnh vùng sâu vùng xa. Tạo nên
hình ảnh đệp cho thương hiệu và cũng giúp được cho các vùng cao biêt đến thương
hiệu của mình dễ dàng và thân thiện hơn.
Hình 2-7. Hình minh họa.


Cuối năm 2020, Điện máy xanh kết hợp cùng một số doanh nghiệp chung tay
góp sức tìm lại nụ cười cho 170 trẻ em dị tậ hàm mặt. Kết quả này có được từ sự
chung tay góp sức của cơng ty điện tử LG Việt Nam và Điện Máy Xanh, với tổng số
tiền tài trợ lên đến 1,5 tỷ đồng.
Hình 2-8. Hình minh họa.

Vào dịp tết thực hiện chiến dịch “ngàn tấn gạo ý nghĩa”. Điện máy xanh sử
dụng Thần tài Xanh phiên bàn điện máy xuất hiện tại Việt Nam được thể hiện trong
TVC. Thần tài Xanh hô hào “ Mình cùng góp, cùng góp gạo, ngàn tấn gạo, trao
khắp Việt Nam", hé lộ về chương trình sẻ chia dịp Tết: Hồn tiền tươi, trao thóc

thật. Đây chính là hai hành động mang ý nghĩa đặc biệt về sự sẻ chia của nhà bán lẻ
với khách hàng và người dân nghèo trong dịp Tết của Điên máy Xanh. Điện máy
xanh góp sức, chung tay với nhãn hàng để hỗ trợ cho các trẻ em bị bệnh. Hoạt động
này mang đậm tình yêu thương đối với những trẻ mắc bệnh đem lại niềm vui, sự
sống cho trẻ em dị tật. Củng cố sự uy tín của thương hiệu điện máy xanh chung tay
với cộng đồng.
Hình 2-9. Hình minh họa.


Chương trình “Tết Sẻ Chia – Hồn Tiền tươi, trao thóc thật” là chương trình
khởi động năm 2021 nhwamf chia sẽ khó khăn với cộng đồng. Chiến dịch được
diễn ra ngày 13/1/2021 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình- một trong những nơi
ảnh hưởng thiên tai- lũ lụt nặng nề. mục tiêu 1000 tấn gạo trao tay hơn 50.000 hộ
gia đình để ổn định cuộc sống. Đây chính là hai hành động mang ý nghĩa đặc biệt
về sự sẻ chia của nhà bán lẻ với khách hàng và người dân nghèo trong dịp Tết của
Điên máy Xanh. Duy trì hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng.
Hoạt động PR của Điện máy xanh diễn ra vô cùng sôi nỗi. nhằm tạo cho
khách hàng sự thích thú, tị mị, tạo niềm tin cho khách hàng, định vị thương hiệu,
thu hút thêm các khách hàng tiềm năng, đặt biệt là thu hút được nhà dầu tư.
 Nhận xét:
 Ưu điểm: Tận dụng thành công các công cụ: quảng cáo qua TVC, xây dựng
hình ảnh doanh nghiệp. Các chiến dịch từ thiện nhằm khẳng định tính cộng
đồng của thương hiệu.Tạo sự tị mị, kích thích khách hàng.
 Nhược điểm: Dễ gây khó chịu đến một vài phân khúc khách hàng. Gây ám
ảnh bởi “ đội quân màu xanh”, nhận nhiều ý kiến trái chiều từ báo chí và
khách hàng.


2.2.5.2. Công cụ Quảng Cáo
Quảng cáo của Điện máy xanh khơng nói nhiều về giá trị mà cơng ty mang

lại cho khách hàng. Ở đây, Điện máy xanh tập trung vào sản phẩm đang bán, khách
hàng chỉ cần nhớ được là điện máy xanh bán sản phẩm gì và chưa cần nói đến giá
trị của chúng.
Chiến dịch quảng cáo của điện máy xanh bắt đầu từ đầu năm 2016 và đặt
được sự hưởng ứng của công chúng. Sau khi tung Chiến dịch quảng cáo TVC, Điện
máy xanh tạo nên hiện tượng trên các mạng xã hội, điện máy xanh tiếp tục tập trung
đẩy mạnh quảng cáo trên truyền hình truyền thống, thu hút, gây chú ý với số lượng
lớn công chúng.
Thông điệp rõ ràng được lồng vào các quảng cáo. Tập trung lập lại nhiều lần
Điện Máy Xanh, và sản phẩm đang bán. Hàng loạt câu hát “Mua hàng điện máy –
Đến Điện Máy Xanh”, “Muốn máy giặt – Đến Điện Máy Xanh”, “Mua máy lạnh –
Đến Điện Máy Xanh” đã ghim chặt vào tâm trí người nghe.
Quảng cáo nền tảng mạng xã hội: Kênh Youtube đạt gân 550.000 người
dùng đăng kí, tạo nên thị trường quảng bá thương hiệu rất lớn cho điện máy xanh,
Những TVC đăng tải lên Yuotube thu hút được lượng người thảo luận nhất định.
Giúp cho người xem dẽ dàng chia sẽ, đóng góp ý kiến, lan tảo đến mọi người. Một
trong những nhân tố giúp cho các TVC của điện máy xanh lan truyền nhanh đó là
nhờ hiệu ứng của mạng xã hội. Với sự kết hợp của các công cụ quảng cáo trên mạng
xã hội đã làm cho thương hiệu điện máy xanh xuất hiện với tần suất nhiền lần đến
với người dùng. Duy trì hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.
Quảng cáo trên kênh truyền hình: Điện máy xanh sử dụng dến truyền hình
truyền thống để đem lại sự tin tưởng cho người dùng. Tần suất lặp đi lặp lại nhiều
lần trong ngày để thương hiệu dần đi vào tâm trí của khách hàng. Với những TVC
quảng cáo gây sự thu hút, thú vị, khác với quảng cáo bình thường đã gây sự tị mị
cho cơng chúng và lan tỏa nhanh. Tần suất lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày để
thương hiệu dần đi vào tâm trí của khách hàng. Với những TVC quảng cáo gây sự
thu hút, thú vị, khác với quảng cáo bình thường đã gây sự tị mị cho cơng chúng và
lan tỏa nhanh.
Hình 2-10. Hình minh họa.



×