Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

CHÍNH SÁCH MUA CỔ PHIẾU QUỸ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.09 KB, 24 trang )

lOMoARcPSD|9881195

CHÍNH SÁCH MUA CỔ PHIẾU QUỸ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
(TECHCOMBANK) NĂM 2017
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................4
A.

CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................................5
I.

Cổ Phiếu Quỹ Là Gì?....................................................................................................5

II.

Vì Sao Mua Cổ Phiếu Quỹ?......................................................................................5

III.

Các Hình Thức Mua Cổ Phiếu Quỹ.........................................................................6

PHÂN TÍCH: CHÍNH SÁCH MUA CỔ PHIẾU QUỸ CỦA TECHCOMBANK

B.

NĂM 2017.................................................................................................................................7
I.

Giới Thiệu Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam -



Techcombank........................................................................................................................7
II.

Quá Trình Mua Cổ Phiếu Quỹ Của Techcombank Quý III/2017.........................7

III.

Tác Động Của Chính Sách Mua Cổ Phiếu Quỹ......................................................8

1.

Mua – Bán Cổ Phiếu Quỹ Là Cơ Hội Để Techcombank Đầu Tư Thu Lợi.......8

2.

Phát Hành ESOP Từ Nguồn Cổ Phiếu Quỹ – Dùng Cổ Phiếu Giữ Người Tài 9

3.

Chính Sách Mua Cổ Phiếu Quỹ Của Techcombank Liệu Có Phải Là Một Thủ

Thuật Làm Đẹp Các Chỉ Số Tài Chính?........................................................................9
4.

Techcombank mua cổ phiếu quỹ – HSBC thối vốn đầu tư............................12

5.

Chính Sách Mua Cổ Phiếu Quỹ – Bước Đệm Cho IPO 2018 Của


Techcombank..................................................................................................................17
2
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

KẾT LUẬN.............................................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................24
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC.....................................................................................25

3
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

LỜI MỞ ĐẦU
Techcombank là một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.
Techcombank ghi dấu ấn trong lòng khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp với
hàng loạt các chỉ số tài chính có xu hướng tăng trưởng bền vững trong nhiều
năm qua. Sự lớn mạnh của Techcombank không chỉ được thể hiện qua các chỉ
số tài chính mà còn được ghi nhận bởi nhiều giải thưởng danh giá do các tổ
chức trong nước và quốc tế công nhận như: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam từ tạp
chí Alpha Southest Asia và FinanceAsia, Ngân hàng thực hiện dự án Mobile
Banking tốt nhất Việt Nam và Ngân hàng thực hiện dự án quản lý nguồn vốn tốt
nhất Việt Nam 2016 từ tạp chí The Asian Banker,…
Trong q trình phát triển của Techcombank, năm 2017 được đánh giá là bước
đệm chuẩn bị cho những thay đổi chính sách lớn trong năm 2018 và trong tương

lai xa hơn nữa. Góp phần làm nên sự bứt phá một cách ngoạn mục trong năm
2017 và năm 2018 tính tới thời điểm hiện tại của Techcombank là sự kết hợp
nhịp nhàng của hàng loạt các chính sách tài chính khơn ngoan và sáng suốt,
trong đó khơng thế khơng kể đến chính sách Mua Cổ Phiếu Quỹ (từ 14/07/2017
– 12/08/2017).
Bài tiểu luận sau đây sẽ đưa ra một cái nhìn tổng qt về Chính Sách Mua Cổ
Phiếu Quỹ nói chung và phân tích chun sâu về Chính Sách Mua Cổ Phiếu
Quỹ của Techcombank quý III/2017 dưới sự hướng dẫn của Giảng viên: TS Bùi
Thu Hiền.

4
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.

Cổ Phiếu Quỹ Là Gì?

- ĐN: Cổ phiếu quỹ (CPQ) là CP do công ty đại chúng đã phát hành và
được chính cơng ty mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp.
- Một số điểm đáng lưu ý về CPQ và giao dịch CPQ:
+ CPQ không được tính là CP đang lưu hành của cơng ty phát hành và sẽ
được tái lưu hành khi công ty bán ra.
+ CPQ không được chia cổ tức và người nắm giữ CP này khơng có những
quyền như khi nắm giữ các CP khác. Lượng tiền công ty dùng để chi trả
cổ tức chỉ được chia cho số CP lưu hành chứ khơng chia cho số CPQ.


II.

Vì Sao Mua Cổ Phiếu Quỹ?

Các công ty sẽ tiến hành mua ngược (repurchase) CP vì một số lý do sau đây.
- Thứ nhất, khi một công ty nhận thấy CP của họ đang đuối giá trên thị
trường chứng khốn cơng ty sẽ tiến hành mua lại CP, nhờ đó đẩy giá CP lên.
- Thứ hai, công ty mua lại CP để thưởng cho các nhân viên cấp cao dưới
dạng quyền mua CP, như một biện pháp khích lệ.
- Thứ ba, về lý thuyết, việc mua vào cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm lượng CP
đang lưu hành, hạn chế cung trên thị trường. Như vậy, doanh nghiệp gián
tiếp khẳng định dược hiệu quả hoạt động của mình tốt.
- Thứ tư, việc mua vào đồng nghĩa với nhận định giá CP đó đang ở mức hấp
dẫn hoặc thấp hơn giá trị thực, tạo một cơ sở tham khảo cho nhà đầu tư. Mức
giá đó cũng được xem là cơ hội để doanh nghiệp mua vào đầu tư để có thể
thu lợi bán ra khi giá tăng trở lại. Đáng chú ý là phần lãi từ CP quỹ không
được coi là lợi nhuận và doanh nghiệp không phải nộp thuế.
- Thứ năm, việc thông báo mua lại CP chứng tỏ rằng công ty rất tin tưởng
vào triển vọng kinh doanh của mình và cho rằng mua lại CP chính là phương
5
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

pháp đầu tư tối ưu. Vì vậy, việc mua lại CP quỹ chủ yếu nhằm ổn định lòng
tin của nhà đầu tư.

III.


Các Hình Thức Mua Cổ Phiếu Quỹ

Các doanh nghiệp thực hiện các chương trình mua lại cổ phần theo một số cách
thức:
- Chào mua với giá cố định.
- Mua lại CP trên thị trường mở
- Mua lại CP theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan
- Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng
- Mua lại CP mục tiêu.

6
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

B. PHÂN TÍCH: CHÍNH SÁCH MUA CỔ PHIẾU QUỸ CỦA
TECHCOMBANK NĂM 2017
I.

Giới Thiệu Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt
Nam - Techcombank

-

-

-

II.


Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Ngày thành lập: 27/9/1993
Vốn ban đầu: 20 tỷ đồng
Mạng lưới ngân hàng rộng khắp: 01 Hội sở chính, 02 văn phịng đại diện,
314 chi nhánh, điểm giao dịch, 17472 máy ATM.
7328 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng hiện thực hóa mục
tiêu của Ngân hàng – trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng
đầu Việt Nam.
3 lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Dịch vụ tài chính Cá nhân, Dịch vụ
ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Bán Buôn và Ngân
hàng giao dịch
1.32 triệu khách hàng cá nhân, 17532 khách hàng doanh nghiệp đã chọn
Techcombank là người bạn đồng hành về tài chính.
Lợi nhuận sau thuế 2017: 6.445.595 triệu VND
Tổng tài sản 2017: 269.392. 380 triệu VND

Quá Trình Mua Cổ Phiếu Quỹ Của Techcombank Quý III/2017

- 26/06/2017: Nghị quyết ĐHCĐ Techcombank Phê duyệt toàn văn
phương án mua lại cổ phần làm cổ phiếu quỹ nhưng không làm giảm vốn
điềều lệ của Techcombank thơng qua chào mua cơng khai đính kèm
(Phương án mua lại cổ phần)
- 14/07/2017 – 12/08/2017: Giao dịch mua CPQ
+ Mệnh giá: 10.000VND/CP
+ Giá giao dịch bình quân: 23.445VND/CP
+ Số lượng đăng ký mua lại: 221.951.968 CP
+ Số lượng dã thực hiện: 172.353.345 CP
7
Downloaded by Diem Quynh ()



lOMoARcPSD|9881195

+ Số lượng CPQ hiện có: 172.353.345 CP
+ Nguồn vốn để mua lại: nguồn VCSH
+ Phương thức giao dịch: Chào mua cơng khai

III.

Tác Động Của Chính Sách Mua Cổ Phiếu Quỹ

1. Mua – Bán Cổ Phiếu Quỹ Là Cơ Hội Để Techcombank Đầu Tư Thu
Lợi
Việc mạnh tay mua CPQ chứng tỏ các nhà lãnh đạo hết sức lạc quan và tự tin
vào triển vọng kinh doanh của mình. Đây cũng là một động thái giúp ổn định
lòng tin của nhà đầu tư. Và chưa đầy nửa năm sau, chính sách này chứng tỏ
những nhà lãnh đạo Techcombank đã hoàn toàn đúng. CPQ của Techcombank
được bán với giá hời, đem lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng.
- 21/03/2018 – 23/03/2018: Bán CPQ đợt 1
+ Mệnh giá: 10.000 VND/CP
+ Số lượng CPQ đã thực hiện: 93.242.458 CP
+ Số lượng CPQ hiện có: 64.411.157 CP (sau khi đã trừ 93.242.458 CPQ
đã bán cho NĐT và 14.699.730 CPQ bán cho NLĐ)
+ Giá giao dịch bình qn: 91.000 VND/CP
+ Nguồn vốn: khơng sử dụng đến nguồn vốn do đây là giao dịch bán
CPQ
 Techcombank bán CPQ lãi gần 4 lần trong đợt bán đầu tiên.
- 27/04/2018 – 07/05/2018: Bán CPQ đợt 2
+ Mệnh giá: 10.000 VND/CP

+ Số lượng CPQ đã thực hiện: 64.411.157 CP
+ Số lượng CPQ hiện có: 0
+ Giá giao dịch bình qn: 128.000 VND/CP
+ Nguồn vốn: không sử dụng đến nguồn vốn do đây là giao dịch bán
CPQ
 Techcombank bán CPQ lãi hơn 5 lần

8
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

2. Phát Hành ESOP Từ Nguồn Cổ Phiếu Quỹ – Dùng Cổ Phiếu Giữ
Người Tài
ESOP là chính sách đãi ngộ nhân viên phổ biến. Techcombank đã không ngần
ngại bán CPQ – một món đầu tư “béo bở” của mình tại thời điểm bấy giờ cho
người lao động, như một cách để giữ chân người tài không thể hiệu quả hơn.
Trong ĐHCĐ ngày 03/03/2018, Techcombank thông báo sẽ phát hành, bán cổ
phần ưu đãi cho người lao động (ESOP) từ nguồn cổ phiếu quỹ với tối đa là
1,5% vốn điều lệ của ngân hàng, tương đương khoảng 14 triệu cổ phiếu.
Trong các tiêu chí và điều kiện được mua cổ phiếu, Techcombank u cầu
người lao động phải có ít nhất 1 năm làm việc tại ngân hàng này tính đến
31/12/2017 và vẫn đang làm việc ở Techcombank ở thời điểm phát hành, không
vi phạm kỷ luật hoặc đang chờ bị xử lý kỷ luật. Ngồi tiêu chí cơ bản đó, ngân
hàng cũng có các tiêu chí rất quan trọng địi hỏi người lao động phải đáp ứng ít
nhất một trong các tiêu chí đó, chẳng hạn là cán bộ N-1 và đạt A1 cho năm liền
kề trước; là cán bộ nhân viên Talent Pool Ban 7 trở lên và đạt A2; là cán bộ
nhân viên có thành tích cao Band7 cho năm liền kề trước....
Giá mua cổ phần cổ phiếu trong chương trình này là bằng mệnh giá của

Techcombank, tức là 10.000 đồng, thực hiện ngay trong quý 2/2018 hoặc thời
điểm khác do HĐQT quyết định. Trên thị trường OTC, hiện cổ phiếu TCB có
giá tới 100.000 đồng, đã tăng gấp hơn 4 lần so với cách đây 1 năm và là mức
cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

3. Chính Sách Mua Cổ Phiếu Quỹ Của Techcombank Liệu Có Phải Là
Một Thủ Thuật Làm Đẹp Các Chỉ Số Tài Chính?
Một lý do khác khiến một cơng ty quyết định mua lại là để cải thiện các chỉ số
tài chính - các số liệu quan trọng được thị trường quan tâm. Vẫn còn rất nhiều
nghi vấn xung quanh động cơ này. Nếu việc giảm số lượng cổ phiếu không
nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn cho các cổ đông mà chỉ là "mơng má" cho các chỉ
số tài chính, đó dường như là một vấn đề về quản lý. Tuy nhiên, nếu động cơ
của công ty khi bắt đầu một chương trình mua lại cổ phiếu đủ chính đáng, việc
9
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

cải thiện các chỉ tiêu tài chính của cơng ty trong quá trình này chỉ là sản phẩm
phụ của một quyết định đúng đắn. Hãy cùng xem điều này diễn ra như thế nào.
Dưới đây là một ví dụ chứng tỏ việc mua CPQ là một thủ thuật làm đẹp các chỉ
số tài chính:
Chỉ số

Trước khi mua CPQ

Sau khi mua CPQ

Tổng TS = 300 tỷ

Tổng nợ = 150 tỷ
10 triệu CP đang lưu hành
LN sau thuế = 20 tỷ
Giá trị thị trường của CP = 20.000
Mua 3 triệu CPQ => cần chi 60 tỷ
Tổng TS

300 tỷ

= 300 – 60 = 240 tỷ

Giá trị sổ sách của
BV = 300 – 150
công ty (BV = Tổng TS
= 150 tỷ
– Tổng nợ)

BV = 240 – 150

Giá trị sổ sách của CP
(BVPS = BV : Số CP
đang lưu hành)

BVPS = 150 tỷ : 10
triệu CP

BVPS = 90 tỷ : 7 triệu
CP

= 15.000 VND/CP


= 12.857 VND/CP

Thu nhập trên CP
(EPS)

EPS = 20 tỷ : 10 triệu
CP

EPS = 20 tỷ : 7 triệu CP

= 2.000 VND
Nếu mua CP của doanh
nghiệp này thì sẽ nhận
được khoản thu nhập là
2.000 VND/CP

= 90 tỷ

= 2.857 VND
Nếu mua CP của doanh
nghiệp này sẽ nhận
được khoản thu nhập là
2.857 VND/CP

10
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195


EPS tăng 42.85%
Tỷ suất LN trên VCSH ROE = 2.000 : 15.000
(ROE = EPS : BVPS )
= 13.33%

Chỉ số giá thị trường
trên thu nhập (PE =
Giá trị thị trường :
EPS)

ROE = 2.857 : 12.857
= 22.22%

1 đồng VCSH tăng thêm
tạo thêm 13.33% đồng
lợi nhuận ròng.

1 đồng VCSH tăng thêm
tạo thêm 22.22% đồng
lợi nhuận ròng.

PE = 20.000 : 2000

PE = 20.000 : 2.857

= 10 lần

= 7 lần


PE giảm từ 10 xuống 7
Chỉ số giá thị trường
PB = 20.000 : 15.000
trên giá trị sổ sách (PB
= 1.33 lần
= Giá trị thị trường :
Giá trị sổ sách)

PB = 20.000 : 12.857
= 1.55 lần

Điều này sẽ đánh lừa trực giác nhà đầu tư rằng cổ phiếu ABC đang rẻ và có
mức tăng trưởng tốt. Nhà đầu tư khi tiến hành định giá doanh nghiệp ngoài
việc xem xét các chỉ tiêu EPS, ROE, P/E đừng nên bỏ qua chỉ số P/B. Trong
ví dụ này P/B tăng từ 1.33 lần lên 1.55 lần cho thấy doanh nghiệp đã được
thị trường định giá đắt hơn.
Các chỉ số của Techcombank trước (Quý III/2017) và sau (Quý IV/2017)
khi mua cổ phiếu quỹ (đơn vị: tỷ đồng). Cần lưu ý rằng, sự tăng trưởng
của Techcombank là do tác động của nhiều chính sách, chính sách Mua
CPQ chỉ góp 1 phần. Do đó, chúng tơi chỉ chỉ ra các chỉ số đã tăng
trưởng bao nhiêu, cịn về cơ chế thì ví dụ trên đã trình bày.
Chỉ số
Tổng tài sản

Quý III/2017
233.502 tỷ

Quý IV/2017
269.392 tỷ


11
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Giá trị sổ sách của
công ty (BV= Tổng TS
– Tổng nợ)

BV = 233.502 – 214.069 BV = 269.392 – 242.462
= 19.433 tỷ

= 26.93 tỷ

Giá trị sổ sách của CP
(BVPS)

BVPS = 21.889 nghìn

BVPS = 23.106 nghìn

Thu nhập trên CP
(EPS)

EPS = 5.400 nghìn

EPS = 5.530 nghìn

Nếu như mua CP

Techcombank thì sẽ
nhận được khoản thu
nhập là 5.400 VND/CP

Nếu như mua CP
Techcombank thì sẽ
nhận được khoản thu
nhập là 5.530 VND/CP

EPS tăng 2.4%
Tỷ suất LN trên VCSH 8.29%
(ROE)
1 đồng VCSH tăng thêm
tạo thêm 8.29% đồng lợi
nhuận ròng.

11.02%
1 đồng VCSH tăng thêm
tạo thêm 11.02% đồng
lợi nhuận ròng.

Cùng với các chỉ số này, hãy xem xét một số chỉ tiêu quan trọng khác trong năm
2017 như:
- Lợi nhuận sau thuế: 6.445.595 triệu VNĐ
- Tổng tài sản: 269.392380 triệu VNĐ
Như vậy, có thể thấy chính sách mua CPQ của Techcombank không phải là một
thủ thuật làm đẹp các chỉ số tài chính đánh lừa nhà đầu tư mà thực sự là kết quả
của những bước đi chiến lược sáng suốt và khơn ngoan, trong đó có chính sách
mua CPQ.


4. Techcombank mua cổ phiếu quỹ – HSBC thoái vốn đầu tư
Chính sách mua CPQ của Techcombank cịn đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ
hợp tác 12 năm giữa Techcombank và HSBC. Vậy tại sao HSBC lại muốn thoái
12
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

sạch vốn tại Techcombank trong khi ngân hàng này đang có triển vọng kinh
doanh rất tốt; tại sao Techcombank lại muốn tạm biệt HSBC – một cổ đông kỳ
cựu của mình; và quá trình này diễn ra như thế nào?
4.1 Techcombank Mua Lại Cổ Phiếu Của HSBC Làm Cổ Phiếu Quỹ

Tháng 6/2017, Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) thông báo về việc
xin ý kiến cổ đông thông qua đề xuất mua lại toàn bộ 172,32 triệu cổ phiếu
(tương đương 19,41% cổ phần) do HSBC nắm giữ. Ước giá trị số cổ phiếu này
đạt trên 5.000 tỷ đồng, theo mức giá hiện tại trên thị trường OTC.
Tổng số cổ phần Techcombank dự kiến mua lại từ các cổ đơng, trong đó có
HSBC, là 221,95 triệu cổ phiếu, tương đương 25% cổ phiếu đang lưu hành. Và
ngân hàng dự kiến sẽ giữ lại để làm cổ phiếu quỹ.
Trong thời gian từ ngày 14/7 đến 12/8, Techcombank đã mua lại hơn 172,35
triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 19,14% cổ phần đang lưu hành của ngân hàng)
trong tổng số gần 222 triệu cổ phiếu đăng ký trước đó.

13
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195


Thông qua chào mua công khai, mỗi cổ phần được mua với giá bình qn
23.445 đồng/cp. Ước tính, Techcombank đã chi ra khoảng 4.040 tỷ đồng.
Trước đó, Techcombank đã xin ý kiến cổ đông thông qua đề xuất mua lại
19,41% cổ phần tại TCB của HSBC. Số cổ phần này tương đương 172,35 triệu
cổ phiếu.
Toàn bộ cổ phần này bằng đúng với lượng sở hữu của ngân hàng HSBC tại
Techcombank. Do số lượng cổ phiếu đăng ký bán là 172,35 triệu cổ phiếu nên
Techcombank chỉ mua được 172,35 triệu cổ phiếu và không thực hiện hết được
số lượng đã đăng ký.
4.2 Nguyên Nhân
4.2.1 Nguyên Nhân Techcombank Mua Lại Cổ Phiếu
Từ năm 2010 trở đi, Techcombank lựa chọn chiến lược không chia cổ tức bằng
cổ phiếu cũng như cổ tức tiền mặt, để tăng cường quy mô vốn chủ sở hữu.
Techcombank mua lại cổ phần làm cổ phiếu quỹ là động thái thể hiện sự cầu thị
của Techcombank trước mong muốn của một số cổ đông muốn thu lại lợi nhuận
sau 6 năm ngân hàng thực hiện chính sách khơng chia cổ tức để dồn vốn đầu tư
cho phát triển.
4.2.2 Nguyên Nhân HSBC Thối Sạch Vốn Tại Techcombank

Là cổ đơng nắm giữ vốn cổ phần nhiều nhất (19,41%), việc HSBC muốn thối
sạch vốn khỏi Techcombank khiến khơng ít người bất ngờ. Ngân hàng này đang
trên đà phát triển rất nhanh, chất lượng tài sản cũng được cải thiện đáng kể
những năm gần đây. Vậy tại sao HSBC lại muốn thoái sạch vốn tại
Techcombank sau gần 12 năm gắn bó?
Dần dần mất quyền kiểm soát
14
Downloaded by Diem Quynh ()



lOMoARcPSD|9881195

Năm 2005,HSBC đầu tư vào Techcombank với việc mua lại 10% vốn cổ phần.
Thời điểm đó, tổng tài sản của Techcombank chỉ đạt 10.666 tỷ, vốn điều lệ 617
tỷ và lợi nhuận trước thuế đạt 286 tỷ đồng.
Sau khi nâng tỷ lệ sở hữu 15% vốn tại Techcombank vào giữa năm 2007, đến
tháng 9/2008, một lần nữa HSBC chi tới 1.272 tỷ đồng (xấp xỉ 77 triệu USD) để
nâng tỷ lệ sở hữu lên 20%.
Trong giai đoạn này, HSBC đã cử nhiều quản lý cao cấp sang Techcombank để
hỗ trợ chuyển giao kiến thức chun mơn về quy trình hoạt động. Những quản
lý này cũng tham gia sâu vào hoạt động hàng ngày của Techcombank.
Tuy nhiên, kể từ năm 2012, vai trò của HSBC tại Techcombank giảm dần. Và
đến năm 2014, hai đại diện của HSBC trong Hội đồng quản trị cũng bị loại ra
theo quyết định của các cổ đơng. Đại diện của Techcombank thời điểm đó cho
biết Techcombank và HSBC sắp kết thúc hợp đồng Hỗ trợ kỹ thuật lần đầu (ký
năm 2005). Sau đó, HSBC chỉ hỗ trợ Techcombank với vai trị đơn thuần của
một cổ đơng sở hữu 19,4% cổ phần của ngân hàng. Liên quan tới khả năng
HSBC rút vốn, đại diện Techcombank cho biết HSBC chưa có kế hoạch rút vốn.
Đầu tư tài chính không hiệu quả, HSBC đứng trước nguy cơ giảm tỷ lệ sở
hữu.
Theo thông tin từ CTCK HSC, HSBC đầu tư vào Techcombank với mức giá ban
đầu là 60.891 đồng/cổ phiếu (thể hiện thơng cáo báo chí của HSBC) vào năm
2005.Sau đó, giá cổ phiếu Techcombank giảm xuống cịn khoảng 26.000
đồng/cổ phiếu, và cổ đông chỉ được một số lần chia lợi nhuận bằng cổ phiếu
thưởng và cổ phiếu trả cổ tức (năm 2008-2010).

15
Downloaded by Diem Quynh ()



lOMoARcPSD|9881195

Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Techcombank đang tăng trưởng mạnh,
nhưng cổ đông lớn nhất HSBC lại muốn bán sạch vốn tại đây.
Do Techcombank thực hiện chiến lược không chia cổ tức nên đối với HSBC,
khoản đầu tư khổng lồ của nhà băng ngoại này gần như không sinh lời.
Năm 2016, Techcombank thu về gần 3.150 tỷ đồng lãi ròng, lãi lũy kế lên tới
5.489 tỷ đồng, nhưng các cổ đông vẫn không được chia cổ tức.
Techcombank cịn có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 8.878 tỷ đồng lên tới 14.000
tỷ đồng trong năm 2017 thông qua chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo
tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ. Điều này đồng nghĩa với việc nếu muốn giữ
nguyên tỷ lệ sở hữu gần 20% tại Techcombank, HSBC sẽ phải rót thêm một
khoản tiền rất lớn vào đây.Khác với sự do dự vào năm 2014, HSBC đã ra quyết
định thoái vốn hồn tồn khỏi Techcombank và đóng lại thương vụ này.

16
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

4.3 Kết quả
So với dự đoán ban đầu của các chuyên gia, cụ thể là HSC thì mức giá bán của
HSBC đã không như kỳ vọng là 50.000 đồng/cp. Mặt khác theo ước tính ban
đầu, sau quãng thời gian dài nắm giữ Techcombank, nhiều lần chia cổ tức và cổ
phiếu thưởng, giá cổ phiếu Techcombank đã điều chỉnh xuống còn 26.000
đồng/cp.
Nói về chênh lệch tỷ giá, năm 2005, khi HSBC đầu tư vào Techcombank, tỷ giá
khi đó là 15.935 đồng/USD và đến ngày 17.7.2017, tỷ giá là 22.437 đồng/USD.
Sau 12 năm, VND đã mất giá 41,69%. Như vậy, khoản đầu tư bằng USD tương

đương khoảng 4.470 tỷ đồng, nếu tính cả việc mất giá VND thì HSBC lỗ hơn
1.000 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào Techcombank.

5. Chính Sách Mua Cổ Phiếu Quỹ – Bước Đệm Cho IPO 2018 Của
Techcombank
Có thể nói chính sách mua và sau đó là bán CPQ giữa năm 2017 và đầu
năm 2018 với giá hời là bước đệm cẩn thận và khôn ngoan của
Techcombank để chuẩn bị cho kế hoạch IPO diễn ra vào ngày 13/04/2018
sau nhiều lần thất hứa với cổ đông về kế hoạch niêm yết. Năm 2018, dưới
ảnh hưởng của việc mua – bán CPQ và kết quả kinh doanh thuận lợi,
Techcombank đã quyết định IPO.
Dưới đây là phần tích q trình IPO Techcombank và ảnh hưởng của chính sách
mua CPQ tới quá trình này:
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, TCB) đã khởi động
đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) vào ngày thứ Sáu
(13/04), với số lượng 164 triệu cổ phiếu với giá chào bán của đợt IPO này
chốt ở mức 128,000 đồng/cp, giúp ngân hàng huy động được tới 21.000 tỉ
đồng (khoảng 922 triệu USD), tương đương mức vốn hóa thị trường đạt 6,5
tỉ USD. Và dự kiến cổ phiếu của Techcombank sẽ bắt đầu được giao dịch trên
17
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vào ngày 4/6/2018 với mã cổ
phiếu là TCB.
Đợt IPO của Techcombank cũng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngồi,
trong đó quỹ GIC của Singapore, Dragon Capital và Fidelity đều muốn đàm
phán để trở thành nhà đầu tư chủ chốt. Với sự tham gia của những quỹ đầu tư

lớn này, Techcombank đang là món hàng nóng với giá trị ước tính lên tới 6 tỷ
USD, tương đương với khoảng 135.000 tỷ đồng. Thực tế, sau đợt IPO này, ước
tính vốn hóa thị trường của Techcombank lên tới gần 150.000 tỷ đồng, sẵn sàng
cho việc niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM (HOSE)
vào ngày 4/6 tới.
Vốn hóa thị trường của các nhà băng trên sàn
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Giá trị vốn hóa thị trường của các ngân hàng (trừ Techcombank) được tính tại
thời điểm chốt phiên giao dịch 22/05/2018 (Theo vietstock.vn)
Thống kê cho thấy, Techcombank đứng thứ 2 thị trường, chỉ xếp sau
Vietcombank, vượt qua cả VietinBank, BIDV, VPBank, một trong những ngân
hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam.
18
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Thương vụ Techcombank chính là đợt IPO quy mơ lớn nhất trong lịch sử thị
trường chứng khoán Việt Nam. Trước đó, kỷ lục này thuộc về Vincom Retail,
đơn vị cung cấp và quản lý các trung tâm thương mại của tập đồn Vingroup.
5.1 Q trình Techcombank quyết định IPO
Tháng 4/2017, thời điểm đó cổ phiếu Techcombank trên sàn OTC chỉ quanh
10.000 đồng/cp và nhà đầu tư gần như ôm vốn trong một thời gian dài. Đáp lại,
Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh vẫn bảo lưu quan điểm về chính sách của lãnh
đạo Techcombank muốn giữ lợi nhuận lại để tái đầu tư dài hạn, nhằm tạo ưu thế
tài chính cho ngân hàng; từ đó, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn và tạo giá trị tăng
thêm của mỗi cổ phiếu mà các cổ đơng đang nắm giữ. Thời điểm đó, nghị quyết
đại hội cổ đông thông qua, cho dù vẫn có nhiều ý kiến phản đối của cổ đơng

nhỏ lẻ.
Đầu năm 2018, hàng loạt ngân hàng niêm yết trong năm qua đã thổi lửa vào
nhóm cổ phiếu ngân hàng, VPBank, HDBank lên sàn với mức tăng 30-40% đã
khiến cổ phiếu OTC nóng khơng kém. Nhưng sức nóng của Techcombank ngồi
sàn OTC thì thực sự chống váng. Trên sàn OTC, cổ phiếu TCB đang được rao
bán ở mức giá 78.000 đồng/cp, tức là gấp 7 lần sau 9 tháng.
Thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu TCB đến từ sức nóng của sàn niêm yết một
phần, một phần là kế hoạch chuẩn bị lên sàn của TCB năm 2018, việc mua
lại cổ phiếu quỹ từ HSBC và kết quả kinh doanh vượt trội của ngân hàng
này năm 2017.
Kết quả kinh doanh 2017
Sau kết quả 9 tháng đầu năm đạt hơn 4.800 tỷ đồng trước thuế, kết thúc năm
2017, TCB báo lãi 8.036 tỷ đồng trước thuế và 6.446 tỷ đồng sau thuế, gấp đôi
năm trước. Với hơn 993 triệu cổ phiếu đang lưu hành, thu nhập trên mỗi cổ
phiếu TCB đạt 6.490 tỷ đồng, cao nhất trong các ngân hàng hiện đã cơng bố báo
cáo tài chính. So với kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên, Techcombank đã
vượt tới 60% kế hoạch lợi nhuận.

19
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Chỉ tính riêng quý 4, lợi nhuận đạt mức cao kỷ lục, gấp 2,8 lần cùng kỳ và gấp
rưỡi quý liền trước. Chỉ riêng quý IV đã đóng góp 40% lợi nhuận trước thuế cả
năm 2017, qua đó giúp nhà băng này vươn lên vị trí thứ 5 về lợi nhuận trong số
các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính. Đây là thời điểm sau khi
Techcombank mua lại cổ phiếu quỹ.


Lợi nhuận quý IV/2017 cao kỷ lục, gấp rưỡi quý liền kề
Tính đến 31/12, tổng tài sản của Techcombank đạt 269.392 tỷ đồng, tăng
14,46% đầu năm. Tổng cộng 66% tài sản của Techcombank nằm tại các khoản
cho vay khách hàng và trái phiếu tổ chức kinh tế. Ngoài ra, Techcombank cịn
có 12.542 tỷ đồng tài sản có khác bao gồm khoản phải thu; lãi và phí phải thu...
Hơn 2.400 tỷ đồng trong số này là khoản ứng trước hợp đồng vừa được nhà
băng này thực hiện trong quý IV.
20
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Đơn vị: tỉ đồng
Tổng tài sản

Các khoản cho vay
khách hàng và trái
phiếu tổ chức kinh tế

Tài sản khác
(Các khoản
phải thu, lãi và
phí phải thu,..)

Các khoản ứng
trước hợp đồng

269.392


177.798

12.542

2.400

Dư nợ cho vay khách hàng xấp xỉ 158.964 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ.
Trong khi, dư nợ trái phiếu cao gấp đôi lên hơn 18.300 tỷ đồng. Tổng dư nợ qua
đó tăng khoảng 18% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng huy động vốn tại Techcombank cũng chủ yếu đến từ kênh phát
hành giấy tờ có giá hơn là thơng qua tiền gửi khách hàng thông thường. Đến
cuối năm, lượng tiền gửi khách hàng thực tế đã tăng trưởng âm, giảm 1,4% so
với hồi đầu năm về mức gần 171.000 tỷ đồng.
Phát hành giấy tờ có giá trong khi đó tăng 69%, giúp ngân hàng huy động
khoảng 17.640 tỷ đồng. Dù vậy, tăng trưởng huy động vốn chỉ khoảng 2,6, thấp
hơn rất nhiều so với mục tiêu 31% được đề ra hồi đầu năm. Nguồn vốn của
Techcombank được hỗ trợ khá nhiều từ thị trường liên ngân hàng. Tiền gửi và đi
vay các TCTD khác đến 31/12 tăng gần 19.000 tỷ đồng lên 46.323 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh năm 2017 cùng các khoản lãi để lại nhiều năm qua đã giúp
lợi nhuận chưa phân phối xấp xỉ 11.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của nhà băng
này nhờ đó đã tăng lên 26.931 tỷ đồng, tăng 37,5% so với đầu năm dù ngân
hàng này đã phải chi 4.043 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ.

Tổng dư nợ

Lượng tiền gửi
khách hàng

Phát hành giấy tờ
có giá


Vốn chủ sở hữu

Tăng 18%

Giảm 1,4%

Tăng 69%

Tăng 37,5%

21
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

5.2 Vì sao cổ phiếu của Techcombank được định giá cao?
Phân tích về góc độ tổng tài sản, theo báo cáo tổng hợp cuối năm 2017, Ngân
hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đứng thứ 10 trong 19 ngân hàng của Việt
Nam và chỉ bằng khoảng 1/3 tổng tài sản của ngân hàng đứng đầu hệ thống là
BIDV. Tuy nhiên, xét về lợi nhuận trước thuế, năm 2017 Techcombank lại đứng
thứ 5 trong hệ thống đạt 8.096 tỷ đồng. Trong khi đó, ngân hàng có lợi nhuận
trước thuế cao nhất năm 2017 là Vietcombank đạt 11.337 tỷ đồng, còn BIDV
cũng chỉ hơn Techcombank có trên 700 tỷ đồng.
Như vậy, xét về hiệu quả kinh doanh vốn/tổng tài sản, Techcombank vẫn là đơn
vị có hiệu quả kinh doanh vốn cao hơn cả 9 ngân hàng đứng trước đó tính theo
tổng tài sản. Kỳ vọng, đây chính là những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư bỏ vốn vào
Techcombank trong đợt IPO này. Hiện tại, cổ phiếu của TCB giao dịch trên
OTC đang khá sôi động, với mức giá 115.000 - 120.000 đồng/ cổ phiếu.

*Kết luận: 2018 là thời điểm thích hợp để Techcombank quyết định IPO và
niêm yết trên thị trường chứng khốn, dù Techcombank đã có tờ trình lên sàn
HoSE từ năm 2017 và được thơng qua. Có thể thấy, từ việc mua lại cổ phiếu
quỹ từ HSBC, bán cổ phiếu quỹ với giá hời và kết quả kinh doanh vượt trội,
hiệu quả của ngân hàng này năm 2017 đã thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào
Techcombank vào đợt IPO này và cổ phiếu Techcombank sẽ được chào bán với
giá cao.
Theo thông tin mới nhất, sáng 23/5/2018, Techcombank đã tổ chức lễ công bố
kế hoạch niêm yết cổ phiếu.Theo đó, mã cổ phiếu TCB của Techcombank sẽ
được niêm yết trên sàn HoSE. Lãnh đạo Techcombank cho biết, giá cổ phiếu sẽ
chào sàn vào ngày 4/6 với giá 128.000 đồng – cao nhất "dịng bank".

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể khẳng định rằng Chính sách mua cổ phiếu quỹ quý III/2017 của
Techcombank không phải là thủ thuật làm đẹp các chỉ số tài chính đánh lừa nhà
đầu tư. Chính sách này là bước đi khôn ngoan và khéo léo, với mục tiêu ngắn
hạn là đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc bán lại CPQ và thực hiện chính
sách ESOP cho nhân viên ngân hàng. Với tầm nhìn chiến lược xa hơn, chính
22
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

sách mua cổ phiếu quỹ là địn bẩy hồn hảo để Techcombank kết thúc thương
vụ đầu tư của HSBC sau 12 năm và quyết định IPO, tiếp đó là niêm yết cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán vào tháng 6/2018 sau nhiều lần thất hứa với cổ
đông.
Tuy nhiên, cũng cần khẳng định thêm rằng, những kết quả khả quan trên đây
khơng thể chỉ do một mình chính sách mua cổ phiếu quỹ tạo nên mà đó là thành

quả của sự kết hợp khéo léo những quyết định tài chính sáng suốt của
Techcombank. Mặc dù vậy, chính sách mua cổ phiếu quỹ quý III/2017 vẫn là sự
kiện quan trọng trong năm 2017, góp phần làm nên sự thành cơng của năm 2017
và kiến tạo cho sự phát triển hơn nữa trong tương lai của Techcombank.

23
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Website Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam:
techcombank.com
- Dữ liệu từ: finance.vietstock.vn
- Cổng thông tin điện tử về kiến thức kinh doanh – tài chính: saga.vn
- Cổng thơng tin giao dịch cổ phiếu OTC: sanotc.com
- Ủy ban chứng khoán Nhà nước: ssc.gov.vn
- Báo tài chính, kinh doanh Việt Nam: cafef.vn, bizlive.vn, stockbiz.vn,
ndh.vn, kinhdoanh.vnexpress.net, vietstock.vn, tinnhanhchungkhoan.vn,
diendanchungkhoan.vn
- Các trang tin quốc tế: thebalance.com, investopedia.com

24
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC

Họ và tên

MSSV

Cơng việc

Vũ Cẩm Nhung

1618810042

- Nghiên cứu lý thuyết
- Phân tích Q trình
IPO

Lê Ngọc Thiện

1618810051

- Nghiên cứu lý thuyết
- Phân tích Q trình
IPO

Nguyễn Thị Thu

1618810055

- Nghiên cứu lý thuyết
- Phân tích HSBC
thối vốn khỏi
Techcombank


Bùi Tố Vân

1618810067

- Phân tích thương vụ
đầu tư Mua – Bán
CPQ
- Phân tích chính sách
mua CPQ của
Techcombank và các
chỉ số tài chính

Vũ Bảo Yến

1618810069

- Nghiên cứu lý
thuyết
- Phân tích HSBC
thối vốn khỏi
Techcombank

25
Downloaded by Diem Quynh ()



×