Tiểu luận Hệ Phân Tán
LỜI MỞ ĐẦU
Hệ tin học phân tán là hệ thống rất đa dạng, đa diện, phức tạp về mặt cấu
trúc, là vùng tri thức hiện đại đang được các chuyên gia công nghệ thông tin đặc
biệt quan tâm và đổi mới rất nhanh chóng.
Một trong những tư tưởng lớn của các hệ phân tán là phân tán hóa các q
trình xử lý thơng tin và thực hiện các cơng việc đó trên các trạm xa nhau. Đó là cơ
sở để xây dựng các hệ ứng dụng lớn như thương mại điện tử, giáo dục điện tử,
chính phủ điện tử. . .
Để ứng dụng phần lý thuyết đã học về Hệ tin học phân tán vào trong đề tài
của tiểu luận, em sẽ trình bày hai vấn đề :
Vấn đề thực hiện từ xa và vai trị của nó trong các hệ thống hiện đại
Ứng dụng lý thuyết về cơ chế điều khiển việc thực hiện từ xa trong bài
toán Hệ kinh doanh từ xa .
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Sơn đã cung cấp
kiến thức và tài liệu để em có thể hồn thành tiểu luận này.
Trong tiểu luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung lẫn
hình thức, em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của Thầy và các anh, chị
học viên nhằm giúp cho em có một cái nhìn hồn thiện hơn và bổ sung thêm
những kiến thức về Hệ phân tán.
Học viên thực hiện
Đoàn Xuân Lộc
1
Tiểu luận Hệ Phân Tán
CHƯƠNG I
CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ TIN HỌC PHÂN TÁN
1.1. Định nghĩa hệ tin học phân tán
Hệ tin học phân tán là hệ thống xử lý thông tin bao gồm nhiều bộ xử lý hoặc các bộ
xử lý nằm ở xa ở các vị trí khác nhau và được liên kết với nhau thông qua phương tiện
viễn thông dưới sự điều khiển thống nhất của hệ điều hành.
Hệ phân tán là một tập hợp bao gồm các bộ xử lý hoặc bộ vi xử lý với bộ
nhớ và đồng hồ độc lập. Điều này đồng nghĩa với việc các bộ xử lý không sử dụng
chung bộ nhớ và đồng hồ. Trong hệ tin học phân tán, các tính tốn có thể được
tính trên nhiều bộ xử lý hay trên vi xử lý của hệ thống đa bộ xử lý. Như vậy hệ
thống hệ tin học phân tán địi hỏi hệ thống của mình phải trang bị bộ nhớ cục bộ.
Các bộ xử lý trao đổi thông tin qua các hệ thống đường truyền khác nhau như là
cáp chuyên dụng, bus trao đổi, đường điện thoại, cáp quang, . . . vv.
Khác với hệ thống máy đơn, mạng máy tính là tập hợp các thiết bị đầu cuối
được kết nối với nhau thông qua hệ thống đường truyền. Các thiết bị đầu cuối của
máy tính rất đa dạng, bao gồm tập hợp các máy tính, các thiết bị chuyên dụng, các
thiết bị truyền tin, các thiết bị tiếp nhận và hiển thị thông tin. Hệ thống mạng máy
tính được điều khiển bằng hệ điều hành mạng. Hệ thống tin học này có thể là hệ
tập trung hoặc hệ phân tán.
Căn cứ vào các thành phần của hệ tin học, ta nhận thấy hệ tin học có thể
bao gồm bốn thực thể sau:
Các
hệ thống
phần
mềm
Hệ thống
truyền
thông
Tập hợp
phần cứng
Hệ thống
dữ liệu
2
Hình 1
Các thực thể của hệ tin học phân tán
Tiểu luận Hệ Phân Tán
Trong hệ tin học phân tán, cấu hình phần cứng của mạng có thể bao gồm
các bộ xử lý có cấu tạo hồn tồn khác nhau về khả năng, tốc độ và được thiết kế
cho các chức năng khác nhau. Chúng có thể là các bộ xử lý, các trạm làm làm
việc, các máy tính tập trung và các máy tính điện tử vạn năng lớn. Chúng được gọi
bằng các tên khác nhau như trạm, node . . . căn cứ vào ngữ cảnh mà ở đó nó được
nêu ra.
Ngồi hệ thống phần cứng, phần mềm, dữ liệu thì hệ phân tán cịn có hệ thống
truyền thông được mô tả như ở trên. Song điều cơ bản để phân biệt hệ tin học phân
tán với mạng máy tính là và hệ điều hành mạng chính là nguyên tắc xây dựng hệ.
1.2. Các thành phần của hệ tin học phân tán
Các thành phần của hệ tin học phân tác có thể phản ánh trong bảng sau:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Thành phần
Bộ xử lý dùng cho các máy tính lớn hoặc máy trung
Bộ vi xử lý
Bộ xử lý hay vi xử lý với các bộ nhớ chính
Bộ xử lý hay vi xử lý với các bộ nhớ chính và kèm theo một vài bộ nhớ
truy cập nhanh
Máy lớn, trung hay vi tính hồn chỉnh với điều kiện khơng sử dụng đồng
hồ chung
Trạm làm việc của mạng máy tính
Thiết bị đầu cuối của mạng
Các hệ thống tin học đóng vai trị nút trung chuyển
Các mạng cục bộ hoạt động độc lập trong mạng lớn
1.3. Ưu điểm và hạn chế của hệ thống phân tán
1.3.1. Ưu điểm
Chia xẻ tài nguyên: Chia xẻ tài nguyên trong hệ thống phân tán cung cấp
một cơ chế để chia xẻ tập tin ở vị trí xa, xử lý thông tin trong một cơ sở dữ
liệu phân tán, in ấn tại một vị trí xa, sử dụng những thiết bị ở xa để thực
hiện các thao tác…
Tăng tốc độ tính tốn: Hệ thống phân tán cho phép phân chia việc tính tốn
trên nhiều vị trí khác nhau để tính tốn song song.
3
Tiểu luận Hệ Phân Tán
An toàn: Nếu một vị trí trong hệ thống phân tán bị hỏng, các vị trí khác vẫn
tiếp tục làm việc mà khơng ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống.
Thơng tin liên lạc với nhau: Có nhiều lúc, chương trình cần chuyển đổi dữ
liệu từ vị trí này sang vị trí khác. Khi các vị trí được nối kết với nhau trong
một hệ thống mạng, việc trao đổi dữ liệu diễn ra rất dễ.
1.3.2. Hạn chế
Giá phát triển phần mềm cao: Do các khó khăn khi cài đặt một hệ thống
phân tán, giá thành sẽ tăng lên.
Dễ mắc lỗi hơn: Vì các trạm trong hệ phân tán làm việc song song, khó có
thể đảm bảo thuật tốn được thực hiện đúng trên tất cả các trạm. Do vậy mà
số lỗi sẽ tăng lên.
Khối lượng các xử lý tăng: Hệ thống phân tán cần truyền nhiều thơng báo,
nhiều tính tốn phụ. Do vậy khối lượng xử lý tăng lên so với hệ thống tập
trung.
1.4. Nguyên tắc xây dựng hệ phân tán
Chia sẻ tài nguyên: Thực tế phát triển mạng máy tính đặt ra một vấn đề lớn là cần
phải dùng chung tài ngun. Một tiến trình trên một trạm nào đó có thể cung cấp
tài nguyên dùng chung ở một trạm khác.
Liên lạc: Khi các hệ thống đã được mắc nối với nhau, các thực thể trong hệ có thể
trao đổi thông tin với nhau.
Tin cậy: Một trạm trong hệ bị sự cố khơng làm cho tồn hệ ảnh hưởng, mà ngược
lại, cơng việc đó được phân cho các trạm khác đảm nhận. Ngồi ra, trạm bị sự cố
có thể tự động phục hồi lại trạng thái ban đầu trước khi có sự cố hay trạng thái
ban đầu của nó.
Tăng tốc: Đây là khái niệm mới về phân tán tải. Một tính tốn lớn nào đó, nếu chỉ
sử dụng một trạm thì thời gian cho kết quả lâu. Tính tốn này được chia nhỏ và
thực hiện song song trên các trạm. Điều này cần thiết đối với các trạm quá tải.
1.5. Điều kiện của hệ phân tán
Để đảm bảo hoạt động thì các hệ thống kết nối với nhau phải thỏa mãn hai điều
4
Tiểu luận Hệ Phân Tán
kiện cơ bản sau đây :
Bất kỳ một hệ thống thành phần nào (hệ cục bộ) đều có thể liên lạc thơng
suốt với các hệ thống thành phần khác.
Mỗi một hệ thống cục bộ được đặc trưng bằng một tên duy nhất và tên này
có thể được nhận biết bởi các hệ thống viễn thông.
1.6. Sự khác nhau giữa hệ tin học phân tán và hệ tin học
Sự khác nhau cơ bản của hệ tin học phân tán và hệ tin học đó là “hệ thống
truyền thơng
Các
hệ thống
phần mềm
Hệ thống
truyền
thơng
Tập hợp
phần cứng
Hệ thống
dữ liệu
PhÇn cứng
Phần mềm
Dữ liệu
Hình I-2. Ba thực thể của hệ tin häc.
Các thực thể của hệ tin học phân tán
Các thực thể của hệ tin học
Các máy tính đơn được nối vào lại với nhau thành một hệ thống mạng thì hệ
thơng đó gọi là hệ tin học phân tán
5
Tiu lun H Phõn Tỏn
U3
U2
M3
U4
M4
M2
Hệ thống truyền thông
U1
M1
U5
Un
........
M5
Mn
Hình I-5. Hệ thống mạng máy tính.
Hình I-5. Hệ thống mạng máy tính.
6
Tiểu luận Hệ Phân Tán
CHƯƠNG II
ỨNG DỤNG THỰC HIỆN TỪ XA
Trong chương này chủ yếu là vận dụng phần lý thuyết về vấn đề điều khiển từ
xa đã nêu trong chương I (ví dụ Hệ kinh doanh từ xa (HKDTX) trong Thương mại
điện tử). Sau đó là phần ứng dụng minh họa về cơ chế điều khiển việc thực hiện từ
xa vào việc lập chương trình tạo website giới thiệu và bán các sản phẩm máy tính
bằng ASP.
Kết luận về những khía cạnh phân tán của ASP.
II.1 Tổng quan về E-commerce(thương mại điện tử)
eCommerce: Thương mại điện tử. Là các ứng dụng cho phép trao đổi giữa
người mua và người bán, hỗ trợ khách hàng và quản lý cơ sở dữ liệu hàng hố bán
hồn tồn trên mạng. Đây là hình thức giao dịch giữa người bán và người mua
(Business To Customer hay viết tắt là B2C)
Thương mại điện tử được tiến hành trên mạng nên không bị ảnh hưởng bởi
khoảng cách địa lý, do đó bạn có là nhà cung cấp nhỏ hay lớn thì điều đó cũng
khơng ảnh hưởng gì, bạn vẫn được nhiều người biết đến nhờ tính tồn cầu của
mạng. Khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn nhờ mạng máy tính cung cấp
cho họ. Thương mại điện tử đem lại sự hiện diện trên toàn cầu cho nhà cung cấp
và sự lựa chọn toàn cầu cho khách hàng.
Trong thương mại điện tử, người bán và người mua không gặp nhau trực
tiếp mà thông qua mạng, do đó vấn đề cập nhật thơng tin cho các bên sẽ nhanh
hơn, nhưng đòi hỏi người tham gia phải có khả năng sử dụng. Hơn nữa, thương
mại điện tử là việc kinh doanh trên các thiết bị điện tử nên nó sẽ bị tác động theo
sự thay đổi của cơng nghệ. Vì vậy người tham gia kinh doanh cũng phải luôn học
hỏi để theo kịp sự thay đổi đó.
II.2 Cơ cấu của E-commerce
Hệ thống E-commerce được tổ chức từ các bộ phận:
Hệ thống khách hàng
Hệ thống người quản trị thơng tin hàng hố
Các bộ phận này thực hiện những nội dung: Quản lý khách hàng, quản lý
hàng hố, thực hiện việc mua bán từ xa thơng qua mạng
7
Tiểu luận Hệ Phân Tán
I.1.1. Hệ thống quản lý khách hàng
Khách hàng tìm kiếm, lựa chọn, đặt mua và theo dõi tình hình xử lý, thanh
thốn hợp đồng của họ thơng qua Internet
I.1.2. Hệ thống người quản trị
Chương trình địi hỏi người quản lý thường xuyên theo dõi các thông tin về hàng
hoá, xử lý đúng yêu cầu của khách hàng, theo dõi hợp đồng của khách hàng và
giao hàng đúng số lượng và thời hạn. Công việc quản lý dữ liệu phải đáp ứng các
yêu cầu:
1 Nhân viên phải nhập thông tin các sản phẩm mới vào trong dữ liệu có sự
kiểm tra về tính đúng đắn và chính xác của dữ liệu.
2 Được phép chỉnh sửa, xoá những thông tin sai, không phù hợp về sản
phẩm.
3 Theo dõi thơng tin khách hàng khi nhập vào, cho phép xố thơng tin sai của
khách hàng.
4 Theo dõi q trình thanh tốn hợp đồng.
5 Xử lý việc giao hàng.
II. Mơ hình Client-Server
II.1. Giới thiệu
Mơ hình Client/Server là mơ hình tổ chức trao đổi thơng tin trong đó mơ tả
cách mà các máy tính có thể giao tiếp với nhau theo một phương thức nhất định.
Phương thức này là một chiến lược tổ chức phân cấp mà trong đó có một máy tính
đặc biệt phục vụ các yêu cầu về lưu trữ, xử lý, tính tốn tất cả các máy trên mạng.
Kiểu tổ chức tổng qt của mơ hình này là một mạng LAN được thiết lập từ nhiều
máy tính khác nhau, trong đó một máy tính gọi là Server. Một chương trình client
chạy từ bất kỳ máy tính nào trong mạng cũng có thể gởi u cầu của mình đến
Server, khi server nhận được các u cầu này thì nó sẽ thực hiện và gởi kết quả về
cho Client.
3.Server sends response
Client
process
4.Client handles
reponse
Server
process
1.Client sends request
Resource
2.Server handles
request
8
Tiểu luận Hệ Phân Tán
Hình 5. Mơ hình Client/Server
Có nhiều mơ hình được sử dụng trong các chương trình mạng nhưng mơ
hình Client/Server là mơ hình chuẩn. Một Server là một quá trình, quá trình này
chờ sự liên hệ từ một Client. Một phiên làm việc điển hình của mơ hình này như
sau:
Phía Client gởi một u cầu thơng qua mạng đến Server để yêu cầu một
số dạng dịch vụ nào đó như lấy tên máy Server, lấy đồng hồ hệ thống,
đăng ký cấp bằng …
Phía Server được khởi động trước trên hệ thống máy tính. Sau khi khởi
động nó sẽ chờ Client liên hệ nó để yêu cầu một số dịch vụ. Quá trình
của Server thành chia ra 2 kiểu:
Khi chỉ có một yêu cầu của Client được Server phục vụ tại
một thời điểm thì gọi đó là Server lặp.
Khi Server có thể phục vụ đồng thời nhiều yêu cầu từ Client
gởi đến gọi đó là Server đồng thời.
Client/Server là mơ hình tổng qt nhất, trên thực tế thì một Server có thể
được nối tới nhiều Server khác nhằm làm việc hiệu quả hơn. Khi nhận được một
yêu cầu từ Client, Server này có thể gửi tiếp yêu cầu vừa nhận được cho Server
khác ví dụ như Database Server vì bản thân nó khơng thể xử lý yêu cầu này được.
Máy Server có thể thi hành các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp.
Ví dụ như một máy chủ trả lời thời gian hiện tại trong ngày, khi một máy
Client yêu cầu lấy thông tin về thời gian nó sẽ phải gửi một yêu cầu theo một tiêu
chuẩn do Server định ra, nếu yêu cầu được chấp nhận thì máy Server sẽ trả về
thơng tin mà Client yêu cầu. Có rất nhiều các dịch vụ Server trên mạng nhưng nó
đều hoạt động theo nguyên lý là nhận các yêu cầu từ Client sau đó xử lý và trả kết
quả cho client yêu cầu. Thông thường chương trình Server và Client được thi hành
trên hai máy khác nhau. Cho dù lúc nào Server cũng ở trạng thái sẵn sàng chờ
nhận yêu cầu từ Client nhưng trên thực tế một tiến trình liên tác qua lại
(interaction) giữa Client và Server lại bắt đầu ở phía Client, khi mà Client gửi tín
hiệu yêu cầu tới Server. Các chương trình Server thường đều thi hành ở mức ứng
dụng (tầng ứng dụng của mạng).
Sự thuận lợi của phương pháp này là nó có thể làm việc trên bất cứ một
mạng máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thơng chuẩn cụ thể ở đây là giao
thức TCP/IP. Với các giao thức chuẩn này cũng giúp cho các nhà sản xuất có thể
tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau của họ lên mạng mà khơng gặp phải khó khăn
gì. Với các chuẩn này thì các chương trình Server cho một dịch vụ nào đấy có thể
9
Tiểu luận Hệ Phân Tán
thi hành trên một hệ thống chia sẻ thời gian (timesharing system) với nhiều
chương trình và dịch vụ khác hoặc nó có thể chạy trên chính một máy tính các
nhân bình thường. Có thể có nhiều chương Server cùng làm một dịch vụ, chúng có
thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính.
II.2. Client
Trong mơ hình Client/Server, người ta cịn định nghĩa cụ thể cho một máy
Client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi một người dùng với để muốn thể
hiện tính độc lập cho nó. Máy Client có thể sử dụng các hệ điều hành bình thường
như Win9x, DOS, OS/2...
Bản thân mỗi một Client cũng đã được tích hợp nhiều chức năng trên hệ
điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng LAN, WAN theo mơ
hình Client/Server thì nó cịn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành
mạng cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là các dịch vụ do các Server
trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy dữ liệu từ một Server
hay gửi dữ liệu lên Server đó... Thực tế trong các ứng dụng của mơ hình
Client/Server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp giữa Client và Server
với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả hai máy.
Trong mô hình Client/Server, Client được coi như là người sử dụng các
dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và Server được coi như là
người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các Clients. Điều quan trọng là
phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mơ hình cụ thể, một máy Client
trong mơ hình này lại có thể là Server trong một mơ hình khác. Ví dụ cụ thể như
một máy trạm làm việc như một Client bình thường trong mạng LAN nhưng đồng
thời nó có thể đóng vai trị như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch vụ in
ấn từ xa cho nhiều người khác (Clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề nổi
của các dịch vụ trên mạng, nếu có thơng tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển thị
trên máy Client.
II.3. Server
Server cịn được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng
(multiuser computer). Vì một Server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các Client trên
mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với
các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX,
WINDOWS... Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên
của hệ thống.
Các ứng dụng chạy trên Server phải được tách rời nhau để một lỗi của ứng
dụng này khơng làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình
khơng sử dụng tồn bộ tài nguyên hệ thống. Server như là một nhà cung cấp dịch
10
Tiểu luận Hệ Phân Tán
vụ cho các Clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền
file, hệ thống... Các ứng dụng Server cung cấp các dịch vụ mang tính chức năng
để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy Clients có hiệu quả hơn.
III. Cơ chế điều khiển việc thực hiện từ xa
Trong mơ hình Cilent/Server, các bước cơ bản của việc thực hiện từ xa:
Client gởi yêu cầu cho Server
Server tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ Client gởi lên
Server trả lời lại cho Client
(1) Gởi yêu cầu
Clients
(3) Trả lời
(2) Xử lý yêu cầu
Servers
DATABASES
DATABASES
Hình 6. Quá trình truy cập từ xa
IV. Bài tốn minh họa
IV.1. Mơ tả
Bài tốn minh họa được mơ tả ở đây là một phần trong website mua bán
sản phẩm máy tính qua mạng của cơng ty FPT
Cơng ty FPT có các chi nhánh đặt tại Việt Nam liên kết với công ty FPT đặt
tại Mỹ
Sau khi học môn Hệ phân tán và trong đề tài có phần liên quan đến vấn đề
cơ chế điều khiển việc thực hiện từ xa vận dụng cơ sở lý thuyết này để giải quyết
bài toán đặt ra (tuy cịn đơn giản).
Website có các chức năng cơ bản về việc thực hiện từ xa như:
Tra cứu thông tin sản phẩm (giá sản phẩm,số lượng…) hiện có theo quốc
gia
Quản lý khách hàng
11
Tiểu luận Hệ Phân Tán
Giao dịch hay chấp nhận yêu cầu
IV.2. Giải quyết yêu cầu từ xa
Chẳng hạn: Khi khách hàng ở Mỹ có nhu cầu đặt mua sản phẩm tại VN thì
các cơng ty thực hiện việc đăng nhập vào hệ thống. Sau đó, q trình diễn ra là:
Công ty (Server) tiếp nhận, ghi lại và xử lý yêu cầu
Xác nhận và trả lời yêu cầu cho Client. Cung cấp thông tin chi tiết về sản
phẩm (giá sản phẩm, số lượng…)
Từ các chức năng trên, ta có thể cài đặt trong Client và Server như sau:
Client (A)
Phatyeucau(B,yc)
Nhanlai(kq)
Server (B)
Lặp lại
NhanYeucau(s, datmua)
Nếu (yêu cầu hợp thức) thì
Bắt đầu
Tracuucsdl
Xacnhanyeucau
Guiketqua (s, kq)
Kết thúc
Nếu khơng
Guithongbao (s,tb)
Cho đến khi đúng
Phía Client sử dụng hàm nguyên thủy phatyeucau(B,yc) để gửi yêu cầu cho
Server, chờ cho Server xử lý yêu cầu. Hàm nhanlai(ketqua) sẽ được sử dụng để trả
lời cho Client biết.
Phía Server, cài đặt đặt thủ tục gồm các hàm nguyên thủy:
nhanyeucau(s,cb): nhận yêu cầu đặt hàng
tracuucsdl: tra cứu thông tin trong cơ sở dữ liệu
xacnhanyeucau: xác nhận yêu cầu gởi đến
guiketqua(s,kq) hay guithongbao(s,thongbao): trả lời cho Client biết.
Chúng ta cần khắc phục vấn đề trên bằng cách cài đặt lại chức năng của các
hàm nguyên thủy cho phù hợp và cần phải cài then trong các chương trình trên để
trách các trường hợp nhiều tiến trình cùng truy cập vào cùng một dữ liệu
12
Tiểu luận Hệ Phân Tán
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN
I. Đánh giá kết quả đã thực hiện
Nắm được một phần lý thuyết cơ bản về hệ phân tán.
Nắm được các thành phần của hệ phân tán, sự khác nhau giữa hệ phân
tán và hệ tin học.
Mô phỏng phần nhỏ trong việc xây dựng chương trình mua bán sản
phẩm qua mạng
II. Hạn chế
Các mơ hình chưa đầy đủ
Giải thuật vẫn chưa thật sự cụ thể, chỉ mang tính nguyên lý, mơ phỏng
Chưa lập chương trình giới thiệu và mua bán sản phẩm máy tính bằng
ASP
III. Hướng phát triển ứng dụng
Khắc phục những hạn chế trên.
Áp dụng cụ thể phần lý thuyết về hệ phân tán trong việc điều khiển
hoạt động từ xa để lập chương trình giới thiệu và mua bán sản phẩm
bằng ASP
13
Tiểu luận Hệ Phân Tán
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Lê Văn Sơn - Hệ tin học phân tán - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh - 2002.
[2] Hà Quang Thụy - Bài giảng Hệ điều hành phân tán.
[3] George Coulouris, Jean Dollimore và Tim Kindberg - Distributed Systems
(Concepts and Design).
[4] Randy Chow, Theodore Johnson - Distributed Operating Systems and
Algorithms - Addison Wesley – 1997
[5] Nguyễn Thúc Hải - Mạng máy tính và các hệ thơng mở - Nhà xuất bản Giáo
dục Hà Nội - 1997.
[6] Các tài liệu trên Internet.
------------
14