Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vận dụng mối quan hệ này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.49 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ABCXYZ
----------

BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

MƠN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài:
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vận dụng mối quan hệ này
vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã số sinh viên:
Lớp:

…, tháng …, năm 20…

STT:


Mục lục


GIỚI THIỆU
Theo Ph.Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện
đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”, có hai vấn đề cơ bản được đưa ra:
(1) Giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái

nào?
(2) Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay khơng?



Các hiện tượng hay sự vật, sự việc trên thế giới đều bao quanh “vật chất” và “ý
thức”. Mặt thứ nhất khi hình thành đã có rất nhiều quan điểm đưa ra và chia các nhà
triết học thành hai phái lớn: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Các quan niệm
theo mỗi phái như sau:
- Theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng: bản chất thế giới là ý thức; ý thức có trước và

quyết định vật chất.
- Theo chủ nghĩa duy vật trước Mác: vật chất là cơ sở sản sinh ra vạn vật trên thế
giới. Hạn chế của quan điểm này là chưa đưa ra được bản chất của ý thức, mối
quan hệ giữa vật chất với ý thức, không xác định được biểu hiện của vật chất trong
đời sống xã hội.
- Quan niệm của nhà triết học Mác – Lênin được kế thừa từ Ph.Ăngghen và cho

rằng: vật chất quyết định sự ra đời của ý thức đồng thời ý thức tác động trở lại vật
chất.
PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vật chất và Ý thức
1.1. Vật chất

1.1.1. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về vật chất
Theo V.I.Lênin, vật chất là một phạm trù triết học bao gồm các nội dung:
-

Là sự tồn tại khách quan bên ngồi ý thức và khơng phụ thuộc vào ý thức
Là sự gây nên cảm giác ở con người khi tác động lên giác quan của con người

-

một cách trực tiếp hay gián tiếp

Ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý
thức phản ánh.
Trang 3/5


1.1.2 Các hình thức tồn tại của vật chất
o

Vận động là một phạm trù của triết học Mác-Lênin dùng để chỉ về một phương
thức tồn tại của vật chất.
- Là phương thức tồn tại của vật chất tức là vật chất tồn tại bằng cách vận
động.
- Là thuộc tính bên trong của vật chất và sự vận động của vật chất là sự tự vận
động (sự tác động qua lại lẫn nhau của chính các yếu tố trong cấu trúc vật
chất)
- Gồm nhiều hình thức khác nhau như: cơ học, vật lý, hố học, sinh học, xã
hội.
- Q trình vận động không ngừng của thế giới vật chất bao gồm cả hiện tượng
đứng im tương đối; là khái niệm triết học phản ánh trạng thái ổn định về chất
hay biểu hiện sự tồn tại thực sự của vật chất; là điều kiện cho sự vận động

o

chuyển hố của vật chất.
Khơng gian và thời gian: vật chất luôn tồn tại bên trong không gian và thời
gian.

1.2. Ý thức

1.2.1. Nguồn gốc của ý thức

-

Nguồn gốc tự nhiên: Hai yếu tố cơ bản nhất là bộ óc người và kết quả phản ánh
sự tác động giữa con người với thế giới khách quan.
o Ý thức là thuộc tính của dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người.

Hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con
người càng phong phú và sâu sắc.
o Ý thức là kết quả phản ánh sự tác động của thế giới bên ngồi vào bộ óc

người.
-

Nguồn gốc xã hội: Hai yếu tố cấu thành cơ bản nhất là lao động và ngơn ngữ.
o Lao động là q trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra sản

phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân.

Trang 4/5


o Mối quan hệ giữa con người trong quá trình lao động làm nảy sinh nhu cầu

giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Từ đó, ngơn ngữ được hình thành và phát triển.
1.2.2. Bản chất của ý thức
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; là quá trình phản ánh tích cực,
sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc người.
-

Trong mối quan hệ với sự vật, ý thức chỉ là hình ảnh phản ánh sự vật chứ khơng

phải bản thân sự vật.

-

Về hình thức của ý thức có tính chủ quan, về nội dung thì có tính khách quan,
phụ thuộc vào nội dung sự vật, sự việc mà nó phản ánh.

-

Đặc tính tích cực, sáng tạo của ý thức gắn bó chặt chẽ với thực tiễn của xã hội
và cho thấy trình độ phản ánh ý thức người cao hơn phản ánh tâm lý động vật.
Đây là đặc trưng bản chất nhất của ý thức.

1.2.3. Kết cấu của ý thức
Ý thức có kết cấu rất phức tạp, bao gồm các yếu tố cơ bản nhất là tri thức, tình cảm,
niềm tin và ý chí.
-

Tri thức là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản ánh
thế giới khách quan; là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức

-

phát triển.
Tình cảm là sự rung động của con người với thế giới xung quanh một cách ổn
định, kéo dài và thường xuyên; phản ánh quan hệ giữa người với người và

-

người với thế giới khách quan.

Niềm tin là cảm giác chắc chắn về một nào đó. Sự hồ hợp giữa tri thức, tình
cảm và trải nghiệm thực tế tạo nên niềm tin thúc đẩy con người vươn lên trong

-

mọi hồn cảnh.
Ý chí là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi cá
nhân để vượt qua khó khăn, đạt được mục đích đưa ra.

Trang 5/5


2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng
Từ chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất là thực tại khách quan vào bộ não
của con người thông qua tri giác và cảm giác. Ý thức là sản phẩm của dạng vật chất có
tổ chức cao, là sự phản ánh của thế giới vật chất, là hình ảnh mang tính chủ quan của
thế giới vật chất. Ngoài ra, nguồn gốc chính của ý thức là mục đích hoặc dạng tồn tại
của vật chất. Từ đó ta có thể nói rằng theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất có
trước và ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và tác động trở lại với vật chất.
-

Ví dụ về vật chất quyết định ý thức: Nếu con người sinh ra khơng có não bộ
hoặc não bộ bị tổn thương thì ý thức khơng thể hình thành. Nếu như khơng có
các yếu tố tự nhiên và xã hội trong thế giới xung quanh ta thì chúng ta cũng
khơng thể có ý thức.

Ý thức cịn có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Vai trò của ý thức không phải là trực tiếp thay đổi thế
giới vật chất mà là cung cấp cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan
của thời điểm, từ đó con người xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện. Ý thức có

hai hướng tác động của ý thức đối với vật chất: (1) theo hướng tích cực, (2) theo
hướng tiêu cực;
-

Ví dụ về ý thức tác động ngược lại với vật chất theo hướng tích cực: Nhận biết
thép nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10000 độ C, con người xây dựng các nhà máy

-

gang thép để sản xuất thép. (Ý thức thúc đẩy vật chất phát triển)
Ví dụ về ý thức tác động ngược lại với vật chất theo hướng tiêu cực: Sau khi
biết bản thân bị nghi nhiễm virus của đại dịch COVID-19, thay vì liên lạc với
các trung tâm y tế thì lại bỏ trốn, khiến cho dịch lây lan rộng hơn. Hành vi này
không chỉ gây ảnh hưởng xấu đối với bản thân mà còn gây hại cho cộng đồng.
(Ý thức gây ra hiện tượng lệch lạc với quy luật khách quan của vật chất vận
động.)

Ý nghĩa phương pháp luận: Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn, mọi thứ
đều xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan và phát huy tính năng động
chủ quan. Để thực hiện đúng đắn theo ngun tắc của phương pháp luận thì chúng ta
phải phịng, chống và khắc phục tính chủ quan, duy ý chí và chủ nghĩa kinh nghiệm.
Trang 6/5


PHẦN II: KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam
hiện nay
Sau khi Miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, nền kinh tế hai miền Bắc Nam
gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng do bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nền kinh tế nước
ta bị suy sụp, nơng nghiệp nhiều vùng hoang hố, lạm phát trầm trọng…

Trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ IV đưa ra những chỉ tiêu kế hoạch xây
dựng cơ bản và phát triển sản xuất vượt quá khả năng của nền kinh tế; hàng triệu con
số yêu cầu được cho là quá mức dẫn đến vô lý. Những chủ trương sai lầm cùng với cơ
chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã tác động xấu tới nền kinh tế, ảnh hưởng
không tốt đến đời sống của nhân dân. Đến Đại hội lần thứ V chúng ta vẫn chưa thực
hiện được mục tiêu cơ bản chính là ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống
nhân dân.
Và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho
rằng: Đảng đã cố gắng trong việc nghiên cứu, xây dựng đường lối, nhưng đã vi phạm
quy luật khách quan khi vội vàng tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, duy trì
cơ chế quan liêu, bao cấp. Bên cạnh đó, cịn có những ngun nhân khách quan như
hậu quả của những năm tháng chiến tranh và bối cảnh quốc tế. Ở đây ta thấy rõ tác
động tiêu cực của ý thức (các chủ trương chính sách về quản lý) đối với vật chất (nền
kinh tế) và thấy tác động qua lại giữa kinh tế và chính trị trước khi có cơng cuộc đổi
mới. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng nếu ý thức là tiêu cực thì sớm muộn sẽ
bị đào thải.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng đã phân tích nguyên nhân của khủng hoảng
kinh tế - xã hội và đề ra phương hướng, đường lối đổi mới phù hợp và đúng đắn hơn.
Đại hội Đại Biểu tồn quốc lần thứ VII đánh giá tình hình kinh tế - chính trị - xã hội
Việt Nam sau bốn năm thực hiện đường lối đổi mới và đạt được những bước chuyển
biến tích cực. Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách, chủ trương cải thiện, nâng cao
nền kinh tế đất nước từ những thực tế khách quan. Đặc biệt nhất, Đảng đã vận dụng
đúng đắn chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào
công cuộc cải tạo đất nước từ Đại hội VIII, Đảng đã đánh giá những đặc điểm, thuận
Trang 7/5


lợi và khó khăn của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam từ thực tế khách
quan, sau đó đưa ra các chủ trương, chính sách hợp lý hơn để nâng cao tình hình đất
nước.

KẾT LUẬN
Tóm lại, vật chất ln đóng vai trị quyết định đối với ý thức và ý thức có thể
tác động ngược lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Chức
năng chính của việc sử dụng vật chất để nâng cao ý thức là nâng cao khả năng nhận
thức các quy luật khách quan và vận dụng trong thực tế của con người; phải khắc
phục tính chủ quan duy ý chí, tính bảo thủ, khơng được lấy ý muốn chủ quan trong
việc đưa ra các chủ trương, chính sách trong cơng cuộc đổi mới nhà nước. Vận
dụng đưa ra: Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng mới nhận thức đúng đắn về thực tế
khách quan tình hình đất nước và Đại hội VII, VIII Đảng dựa trên đó và đưa ra
những chính sách đổi mới phù hợp hơn.

Trang 8/5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công ty Luật Dương Gia (2021). “Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
trong nền kinh tế nước ta hiện nay”. < />Tài liệu hướng dẫn ôn tập Triết học Mác – Lênin, Bộ môn Nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin, Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh.



×