Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CÁC đăc điểm cấu tạo gỗ và ví dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.6 KB, 10 trang )

BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ
Môn: Khoa học gỗ đại cương
Mã học phần: KHG4
GVGD: PGS. TS TẠ THỊ PHƯƠNG HOA
Họ và tên: LƯU TƠN HỒ
MSSV: 1943020003
Lớp: K64 VB2 QLTNR
Số báo danh: 06 (không sáu)
Đề số 01: Các đặc điểm cấu tạo gỗ liên quan đến nhận biết gỗ. Cho ví dụ minh hoạ về
2 loại gỗ.
Bài làm:
Nhận biết gỗ chủ yếu dựa trên các đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi của các
thành phần cấu tạo gỗ.
Gỗ lá rộng: gỗ lõi, gỗ dác, vòng năm, phân bố mạch gỗ, tế bào mô mềm, tia gỗ,
chất chứa, thớ gỗ, mùi vị, độ nặng nhẹ.
Gỗ lá kim: gỗ lõi, gỗ dác, vòng năm, tia gỗ, ống dẫn nhựa, thớ gỗ, mùi vị, độ
nặng nhẹ.
I. Đặc điểm cấu tạo thô đại liên quan đến nhận biết gỗ
1. Gỗ dác và gỗ lõi
Quan sát đặc điểm cấu tạo thơ đại của gỗ, có thể thấy ở một số loại gỗ trên mặt
cắt ngang có màu sắc đồng đều. Ở một số loại gỗ khác ở vùng trung tâm có màu sắc
đậm hơn bên ngồi. Người ta gọi vùng gỗ có màu sắc đậm hơn là gỗ lõi, vùng phía ngồi
có màu sắc nhạt hơn là gỗ dác.
Gỗ lõi là do gỗ dác hình thành lên thơng qua q trình biến đổi vật lý và hố học
phức tạp. Tế bào chết đi, hình thành các khoang rỗng trong tế bào, các chất hữu cơ như
nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu đi vào trong ruột tế bào và thấm lên vách tế bào làm
cho gỗ lõi có màu sắc sẫm hơn gỗ dác. Tất cả các tế bào của gỗ lõi là tế bào chết; ở phân
gỗ dác mặc dù phần lớn tế bào là tế bào chết, chỉ có các tế bào mơ mềm cấu tạo nên tia
gỗ vẫn sống trong một thời gian để thực hiện vai trò dự trữ.
Sự tạo thành gỗ lõi phụ thuộc vào loại gỗ, tuổi cây, điều kiện sinh trưởng và các
yếu tố khác. Quá trình tạo thành gỗ lõi gắn liền với sự chết của các tế bào gỗ.



1


Ở tuổi cịn non, cây gỗ chỉ có gỗ dác, cùng với quá trình trưởng thành của cây
hình thành lên gỗ lõi. Độ rộng của gỗ dác phụ thuộc vào điều kiện sinh trưởng, thường
khoảng 12,5 - 50,0 mm, nhưng ở một số loài gỗ đặc biệt là các loại gỗ nhiệt đới, phần
gỗ dác có thể rộng tới 200 mm hoặc hơn. Nhìn chung, bề rộng phần gỗ dác giảm dần
theo tuổi, nhưng diện tích phần gỗ dác có thể vẫn khơng thay đổi theo tuổi cây do đường
kính thân cây tăng lên.
Một số điểm khác biệt phân biệt giữa gỗ lõi và gỗ dác: gỗ lõi có khối lượng riêng
thường lớn hơn gỗ dác; gỗ lõi có màu sẫm và tối hơn gỗ dác; khả năng thấm và thốt
chất lỏng của gỗ lõi khó hơn gỗ dác, độ bền tự nhiên của gỗ lõi lớn hơn gỗ dán, gỗ lõi
có độ ẩm thấp hơn so với gỗ dác, gỗ lõi khó sấy hơn gỗ dác, đơi khi có mùi đặc trưng.
2. Vòng năm
Vòng năm là những vòng tròn đồng tâm thấy trên thân cây cưa ngang đó là những
lớp gỗ do tầng phát sinh hình thành trong một chu kỳ sinh trưởng. Tùy theo chu kỳ sinh
trưởng dài hay ngắn, điều kiện khí hậu, đất đai, độ ẩm, ánh sáng, đặc tính của từng loại
cây mà vịng năm rộng hẹp khác nhau. Nói chung, ở vùng nhiệt đới, chu kỳ sinh trưởng
của thực vật dài hơn vùng ôn đới, hàn đới cho nên cây thường có vịng năm rộng hơn.
Nếu điều kiện sinh trưởng thuận lợi cây lớn nhanh, vòng năm rộng, các loại cây sinh
trưởng chậm vòng năm hẹp.
Trên mặt cắt ngang hình dạng vịng năm là những vòng tròn đồng tâm vây quanh
tủy cây. Trên mặt cắt xuyên tâm, vòng năm là những dải song song với trục thân cây.
Trên mặt cắt tiếp tuyến, vòng năm là những hình chữ V đảo ngược ()
Ranh giới vịng năm ở một số loại gỗ đơi khi được hình thành bởi các dãy tế bào
nhu mô. Như vậy, ở tế bào nhu mô là chất liệu làm nên ranh giới vịng năm.
Khi gặp điều kiện khơng bình thường như tổn thương cơ giới, sâu bệnh, nắng
hạn, hỏa hoạn, khô nhanh đột ngột hoặc sâu ăn trụi lá…cây ngừng sinh trưởng một thời
gian rồi tiếp tục sinh trưởng trở lại, khi đó thường hình thành vịng năm giả, hẹp, mờ và

khơng khép kín. Nếu đếm số vịng năm ở sát gốc có thể biết được tuổi của cây. Đối với
các loại gỗ có vịng năm rõ, đặc điểm của vịng năm giúp ích rất nhiều cho việc nhận
biết mặt gỗ.
3. Tia gỗ
Tia gỗ là tổ chức của các tế bào mơ mềm xếp theo chiều ngang thân cây có chức
năng dẫn truyền dinh dưỡng theo chiều ngang thân cây. Trên mặt cắt ngang, tia gỗ là những

2


phóng xạ xuất phát từ tâm, chạy từ tủy ra vỏ và gần như vng góc với vịng năm. Trên mặt
cắt xuyên tâm, tia gỗ là những đoạn thẳng hay nhũng vết gẫy nằm ngang vng góc với
trục dọc thân cây. Trên mặt cắt tiếp tuyến, tia gỗ bị cắt ngang có hình con thoi màu sẫm hơn
với màu xung quanh của gỗ. Tia gỗ là nguyên nhân chính gây nên sự chênh lệch tính chất
giữa 2 chiều xuyên tâm và tiếp tuyến cho nên dựa vào đó chúng ta có thể giải thích được
ngun nhân gây ra một số khuyết tật như hiện tượng co rút, dãn nở của gỗ.
4. Mạch gỗ: Mạch gỗ chỉ có ở cây lá rộng, là tổ chức của nhiều tế bào mạch gỗ
nối tiếp nhau thành ống dài xếp xếp theo chiều dọc thân cây.
Tế bào mạch gỗ thường có dạng hình trống. Các hình thức phân bố của lỗ mạch.
- Lỗ mạch xếp vòng
- Lỗ mạch xếp phân tán
- Lỗ mạch xếp trung gian
- Các hình thức tụ hợp của lỗ mạch: Lỗ mạch đơn; Lỗ mạch kép; Lỗ mạch nhóm;
Lỗ mạch dây xuyên tâm; Lỗ mạch dây tiếp tuyến.
- Vai trò của mạch gỗ: Mạch gỗ chiếm tỷ lệ khá lớn, trung bình từ 20 – 30% thể
tích gỗ.
5. Vân thớ gỗ
“Vân” trong tiếng Hán có nghĩa là mây, thớ gỗ dùng để chỉ chiều sắp xếp của các
tế bào gỗ trong thân cây gỗ. “Vân thớ gỗ” là cụm từ ghép dùng để chỉ chiều sắp xếp,
uốn lượn của các tế bào và ranh giới vòng năm trong thân cây gỗ.

Nếu trục dọc các tế bào đều sắp xếp dọc theo thân cây ta nói rằng gỗ sn thớ.
Nếu trục dọc các tế bào không sắp xếp dọc theo thân cây mà có hiện tượng nghiêng qua
nghiêng lại ta nói rằng gỗ bị nghiêng thớ, vặn thớ. Nếu trục dọc các tế bào không sắp
xếp dọc theo thân cây mà có hiện tượng sắp xếp lung tung theo các chiều hướng khác
nhau ta nói rằng gỗ bị loạn thớ. Vùng gỗ này gọi là “Lu gỗ” hay “ Lúp gỗ”. Lu gỗ cho
ta những bề mặt gỗ rất đẹp nhờ vậy mà giá trị sản phẩm hàng hoá được tăng lên rất
nhiều. Nếu gỗ bị nghiêng thớ và ranh giới vòng năm thể hiện theo những đường cong
uốn lượn như mây ta nói gỗ có vân thớ đẹp.
II. Các đặc điểm cấu tạo gỗ liên quan đến nhận biết
1. Cấu tạo cây gỗ lá Kim
Gỗ cây lá Kim thường có cấu tạo khá đơn giản gồm: quản bào, tế bào nhu mô,
tia gỗ và ống dẫn nhựa.

3


a. Quản bào dọc
Là thành phần chủ yếu tạo nên gỗ cây lá kim, nó chiếm khoảng 90% thể tích gỗ
của cây, vì vậy nó là nhân tố rất quan trọng để phân biệt cấu tạo và tính chất gỗ.
Trên mặt cắt ngang quản bào dọc có dạng là các hình đa giác, trên mặt cắt dọc
xuyên tâm ta thấy nó có dạng như những quả đậu, xếp theo chiều dọc thân cây và xếp
thành hàng theo hướng xuyên tâm.
Quản bào dọc gỗ sớm có kích thước to, vách mỏng, khả năng chịu lực kém. Quản
bào dọc gỗ muộn có kích thước nhỏ, váh dày nên khả năng chịu lực tốt. (ở thơng nhựa
thì trong ruột quản bào có chứa nhựa thông).
b. Tế bào mô mềm (tế bào nhu mô)
Là loại tế bào vách mỏng, chúng nối tiếp nhau thành dãy và xếp theo chiều dọc
thân cây (từ 2 – 10 tế bào/ dãy).
Trên mặt cắt ngang tế bào mô mềm phân bố theo 3 hình thức: phân tán; liên kết
thành dải làm thành ranh giới vòng năm; thành giải và nằm trong vòng năm và song

song với vòng năm.
Ruột tế bào mơ mềm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nói chung, tế bào mô mềm ở
gỗ cây lá kim không nhiều, có nhiều loại gỗ cây lá kim khơng có tế bào mô mềm.
c. Tia gỗ
Trên mặt cắt ngang Tia gỗ là những đường chạy từ tủy ra vỏ theo hình rẻ quạt.
Trên mặt cắt xuyên tâm Tia gỗ là những đoạn thẳng hay vệt gẫy nằm ngang vng góc
với trục dọc thân cây. Trên mặt cắt tiếp tuyến Tia gỗ bị cắt nên có dạng hình thoi, màu
sẫm hơn vùng gỗ xung quanh. Tia gỗ chủ yếu do loại tế bào vách mỏng cấu tạo thành.
Các loại tế bào này xếp thành một hàng chạy từ tủy ra vỏ, chiếm 5 – 6% thể tích gỗ.
Tia gỗ của cây lá Kim chỉ do một hàng tế bào tạo thành. Ở một số loại cây lá kim,
tia gỗ do tế bào mô mềm và quản bào nằm ngang tạo thành.
Tia gỗ là một trong những nguyên nhân gây ra sự chênh lệch về các tính chất như
co dãn, hút nước, dẫn điện, dẫn nhiệt của gỗ.
d. Ống dẫn nhựa
Ống dẫn nhựa có hai loại: ống dẫn nhựa dọc và ống dẫn nhựa ngang. Các ống
dẫn nhựa này do tế bào mô mềm vây quanh mà thành.

4


Ống dẫn nhựa dọc tập trung ở phần gỗ muộn, ống dẫn nhựa ngang thì nằm ngay
bên trong Tia gỗ. Ống dẫn nhựa dọc và ngang được nối liền nhau tạo thành một hệ thống
ống dẫn hoàn chỉnh trong thân cây gỗ.
2. Cấu tạo cây gỗ lá rộng
Gỗ cây lá rộng có cấu tạo phức tạp hơn gỗ cây lá Kim, nó bao gồm các loại tế
bào: mạch gỗ, sợi gỗ tế bào mô mềm và tia gỗ tạo thành.
a. Mạch gỗ
Chỉ có ở cây lá rộng, do nhiều tế bào mạch gỗ nối tiếp nhau tạo thành ống dài,
chiếm từ 20 – 30 % thể tích gỗ. Nhiệm vụ của mạch gỗ là dẫn nhựa nguyên từ rễ lên lá
và làm lưu thông nước trong cây. Nhờ mạch gỗ mà thuốc bảo quản thấm sâu và nhanh

vào gỗ.
Trên mặt cắt ngang mạch gỗ là những lỗ có dạng hình bầu dục, trịn hay đa giác
phân bố theo nhiều hình thức như: xếp vịng, phân tán, trung gian, chúng có nhiều hình
thức tụ hợp như: tụ hợp đơn, kép đơi, kép (n) mạch gỗ.
- Mạch gỗ xếp vòng: Trong một năm thường thấy ở phần gỗ sớm lỗ mạch lớn và
chúng xếp thành vòng tròn đồng tâm vây quanh tủy, ở phần gỗ muộn thì lỗ mạch nhỏ,
nằm rải rác, phân tán (Xoan, Tếch…)
- Mạch gỗ phân tán: Kích thước các lỗ mạch tương đối đồng đều và nằm rải rác
ở gỗ sớm và gỗ muộn.
- Mạch xếp vòng và phân tán (trung gian): ở phần gỗ sớm thì lỗ mạch to, có xu
hướng xếp vịng; ở phần gỗ muộn thì lỗ mạch bé dần và nằm rải rác.
- Tụ hợp: Các lỗ mạch nằm rời rạc, lẻ loi gọi là tụ hợp đơn (mạch đơn). Các lỗ
mạch nằm sát nhau gọi là tụ hợp kép (mạch kép).
b. Sợi gỗ
Là tế bào vách dày xếp theo chiều dọc thân cây. Là thành phần chủ yếu tạo nên
gỗ cây lá rộng.
- Số lượng: trung bình chiếm khoảng 50% thể tích gỗ.
- Hình dạng: dưới mắt thường và kính lúp khơng quan sát được sợi gỗ.
- Kích thước: L = 0.9 – 1.2mm
Φ = 12 - 19μm
+ Sợi gỗ có 2 loại sợi: sợi gỗ giống tế bào mô mềm và sợi gỗ giống quản bào gỗ.

5


+ Chiều dài sợi gỗ nhỏ hơn nhiều so với chiều dài quản bào gỗ lá kim (3 - 5mm).
Chiều dài càng lớn thì chất lượng sản phẩm giấy, ván sợi càng cao. Và như vậy, chất
lượng giấy, ván sợi từ gỗ lá rộng sẽ thấp hơn từ gỗ lá kim.
- Ý nghĩa: giữ vai trò cơ học trong thân cây.
c. Tế bào mô mềm (tế bào nhu mô)

Là những tế bào vách mỏng, chúng dự trữ chất dinh dưỡng trong cây, có 3 loại
tế bào nhu mơ là: tế bào nhu mô dọc, tế bào nhu mô Tia gỗ và tế bào nhu mô của ống
dẫn nhựa.
d. Tia gỗ
Do các tế bào nhu mô tạo thành. Tia gỗ của cây lá rộng gồm nhiều hàng nên nó
to dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Khi Tia gỗ phát triển mạnh thì dễ bị nứt nẻ theo hướng
của tia gỗ, điều này thể hiện rõ ở gỗ đước, giẻ. Tia gỗ ở Đước rất phát triển, nó bao gồm
nhiều hàng tế bào nhu mô chạy theo hướng từ tủy ra vỏ nên gỗ dễ bị nứt. Một khúc gỗ
đước ngắn để ngồi nắng khoản một tuần là tự nứt tốt ra như ta bổ củi, ngược lại một
khúc gỗ dẻ cũng để như vậy bị nứt răn nhiều mà không nứt toát như gỗ Đước.
e. Ống dẫn nhựa
Do các tế bào mô mềm quay lại mà thành, ở gỗ cây lá rộng thì ống dẫn nhựa dọc
và ngang ít khi cùng tồn tại trên một loại gỗ.
Có ở một số loại gỗ lá rộng: Chị Nâu, Chị Chỉ, Gụ Mật…
- Thơng thường ở gỗ lá rộng chỉ thấy ống dẫn nhựa dọc.
- Hình thức phân bố:
+ Phân tán: khó quan sát bằng mắt thường hay kính lúp.
+ Làm thành hàng theo hướng vịng năm (tạo hình trịn vây quanh tủy).
+ Làm thành hàng ngắn theo hướng vòng năm.
f. Quản bào
Là loại tế bào vách dày xếp theo chiều dọc thân cây, chia làm 3 loại
+ Quản bào giống mạch gỗ
+ Quản bào vây quanh mạch gỗ
+ Quản bào giống sợi gỗ
- Số lượng, vai trị: nhỏ hơn 1% thể tích cây, ít và khơng có vai trị quan trọng.
g. Cấu tạo lớp
Chỉ có ở một số loại gỗ lá rộng như: Nghiến, Xoay, Trắc, Huê Mộc…

6



- Nhận biết:
+ Trên mặt cắt tiếp tuyến, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp có dạng gợn
sóng cách nhau đều đặn nằm vng góc với trục dọc thân cây.
+ Dưới kính hiển vi, chiều cao của mạch gỗ, tế bào mô mềm, sợi gỗ, tia gỗ là gần
bằng nhau trong một lớp.
h. Tế bào chứa tinh dầu và chất kết tinh
Ở một số lồi cây thì trong ruột tế bào nhu mơ có chứa tinh dầu (Long não) hoặc
chứa chất kết tinh (Bồ kết, Mán đĩa…)
Hình dạng: hình trứng, nằm trong dây tế bào xếp dọc thân cây hoặc tế bào của tia
gỗ. Màu sắc: Màu trong suốt, kích thước lớn hơn hẳn các tế bào bình thường.
3. So sánh cấu tạo gỗ lá kim và gỗ lá rộng:
a. Theo thành phần cấu tạo
TT

GỖ LÁ RỘNG

GỖ LÁ KIM

1. Mạch gỗ - Là tổ chức của nhiều tế bào mạch

Khơng có mạch gỗ

gỗ nối tiếp nhau thành ống dài xếp
xếp theo chiều dọc thân cây.
- Tế bào vách dày, có kích thước
lớn nhất, dễ quan sát nhất. Chiếm
tỷ lệ 20 – 30 % thể tích, dẫn truyền
nhựa nguyên
2.Quản


Tế bào vách dày, chiếm nhỏ hơn Tế bào vách dày, chiếm 90% thể

bào

1% thể tích cây, ít và khơng có vai tích gỗ.
trị quan trọng.

- Quản bào gỗ sớm: tế bào lớn,

- Quản bào giống mạch gỗ

vách tương đối mỏng. Dẫn truyền

- Quản bào vây quanh mạch gỗ

nhựa nguyên.

- Quản bào giống sợi gỗ

- Quản bào gỗ muộn: tế bào bé
vách rất dày, chức năng cơ giới.

3. Sợi gỗ

Tế bào vách dày xếp theo chiều dọc
thân cây. Là thành phần chủ yếu tạo
nên gỗ cây lá rộng.
- Sợi gỗ giống quản bào


7

Khơng có sợi gỗ


- Sợi gỗ giống tế bào mô mềm. Giữ
chức năng cơ học trong thân cây.
4. Tế bào - Tế bào vách mỏng, hình trụ ngắn - Là tổ chức các tế bào vách mỏng
mô mềm

làm thành dãy xếp theo chiều dọc hình trụ, ngắn, nối tiếp nhau thành
thân cây, dự trữ dinh dưỡng, chiếm dãy và xếp theo chiều dọc thân cây
(từ 2 – 10 tế bào/ dãy).

2 - 15% thể tích gỗ.

5. Tia gỗ

Chỉ do tế bào mơ mềm xếp ngang Chủ yếu do tế bào mô mềm xếp
thân cây tạo ra. Chiếm 10 – 30% ngang thân cây tạo ra. Một số loại
thể tích gỗ. Sắp xếp đồng nhất và gỗ có quản bào ngang. Chiếm tỷ lệ
khơng đồng nhất. Gỗ họ giẻ có tia 5 – 6 % thể tích gỗ. Chỉ có 1 cách
sắp xếp đồng nhất.

tụ hợp.

6. Ống dẫn - Ống dẫn nhựa dọc tập trung ở - Là tổ chức của tế bào mô mềm
ranh giới vòng năm. Chỉ vài loại gỗ tạo thành, chiều dài bằng chiều dài

nhựa


có.

tia gỗ.

- Do TBMM tạo ra, về cấu tạo do - Ống dẫn nhựa dọc có ở gỗ sớm
các TB tiết, TB chết, TB nhu mô và gỗ muộn. Ống dẫn nhựa ngang
ở giữa tia gỗ. Có ở Họ Thơng.

sống tạo thành
7. Cấu tạo Chỉ có ở một vài loại gỗ. Trên mặt
lớp

Khơng có

cắt tiếp tuyến, quan sát bằng mắt
thường hoặc kính lúp có dạng gợn
sóng cách nhau đều đặn nằm vng
góc với trục dọc thân cây.

8. TB chứa - Thường có hình trứng, tồn tại Khơng có tế bào chứa tinh dầu và
tinh

dầu trong các dây TB xếp dọc thân cây chất kết tinh.

và chất kết hoặc TB của tia gỗ.
tinh

- Màu trong suốt, Kích thước lớn
hơn TB bình thường; ở tia gỗ nó

nằm ở phía trên cùng; dưới cùng
hoặc ở giữa.

9. Vết tủy

Tổ chức tế bào hàn gắn vết thương. Tổ chức tế bào hàn gắn vết thương.

8


b. Dựa vào đặc điểm cấu tạo
TT

GỖ LÁ RỘNG

GỖ LÁ KIM

1. Gỗ sớm Gỗ sớm, gỗ muộn không phân biệt 1. Gỗ sớm, gỗ muộn phân biệt
gỗ muộn

(trừ gỗ mạch vòng và trung gian)

2. Thớ gỗ

Gỗ nghiêng thớ, chéo thớ, xoắn 2. Gỗ thẳng thớ, ít nghiêng thớ,

3. Tia gỗ

thớ, ít thẳng thớ.


khơng có chéo thớ, xoắn thớ

Tia gỗ nhiều, kích thước lớn

3. Tia gỗ ít, kích thước bé

III. Ví dụ minh hoạ về 2 loại gỗ
I. Gỗ lá Kim
a. Thông 3 lá (Pinus khasya Royle)
- Đặc điểm nhận biết gỗ
- Thân thẳng, vỏ dày màu nâu sẫm, nứt dọc sâu. Gỗ màu sáng, mềm, nhẹ, vàng
da cam nhạt. Gỗ muộn màu nâu nhạt, có ống tiết. Tỷ trọng 0,610 – 0,750 (15% nước),
lực nén song song 450 – 540 kg/cm2, lực uốn tĩnh 1,100 – 1,309 kg/cm2, lực đập xung
kích 0,320 – 0,470 kg/cm2, lực kéo thẳng góc 23 – 27 kg/cm2, lực tách ngang 10 – 12
kg/ cm2.
- Giá trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ đẹp, thường dùng đóng đồ gia đình, làm diêm, làm giấy..

b. Thơng nhựa (Pinus merkusii jungh et de Vries)
- Đặc điểm nhận biết gỗ:
Thân thẳng, tròn, nhiều nhựa thơm, vỏ màu sẫm hơn, nứt dọc sâu. Dác lõi phân
biệt rõ, dác màu vàng nhạt, lõi vàng sẫm, mềm. Gỗ khá cứng, tỷ trọng 0,70 – 0,80 (15%
nước) lực kéo ngang thớ 18,6 kg/cm2, nén dọc thớ 430 kg/cm2, oằn 1,120 kg/cm2. Tia
gỗ nhỏ, sợi gỗ ít phát triển. Vịng năm nổi rõ, thớ gỗ sn, vân gỗ và màu sắc gỗ đẹp.
- Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ khá cứng, có thể chịu được thời tiết, dễ gia công chế biến, dùng trong xây
dựng, đóng đồ gỗ trong gia đình, đóng tàu xe, làm diêm, làm giấy, trụ mỏ, cột điện và
làm nhà…

9



2. Gỗ lá rộng
a. Dáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz)
Đặc điểm nhận biết gỗ:
- Thân thẳng, cành non nhiều bì khổng, vỏ màu nâu sẫm có các vết nứt dọc hơi
nghiêng với thân cây, có mùi thơm dịu, giác lõi phân biệt rõ; dác màu trắng xám đến
vàng; lõi màu nâu hồng, mịn; tia gỗ rất nhỏ mật độ cao
- Tỷ trọng 0,843 – 0,900; lực kéo ngang thớ 27,0 kg/cm2 , lực nén dọc thớ 6,55
kg/cm2 , oằn 1,575 kg/cm2 . Vòng năm thể hiện rõ trên mặt cắt dọc, mặt gỗ đẹp, ít bị nứt
nẻ, các u bướu trên thân có vân thớ rất đẹp gọi là gỗ lúp.
Gía trị sử dụng, bảo tồn:
Gỗ khơng mối mọt, giá trị thương phẩm lớn, dễ gia công, rất được ưa chuộng,
dùng đóng đồ mộc cao cấp, làm gỗ lạng, làm hàng mỹ nghệ, trạm trỗ, khắc tiện…
b. Gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib)
Đặc điểm nhận biết gỗ:
- Thân hơi vặn, vỏ màu trắng xám, sần sùi, nhiều bì khổng, thường có u bướu.
- Gỗ có giác lõi phân biệt rõ. Giác màu trắng xám đến vàng, lõi màu nâu đỏ nhạt,
nổi rõ các vân đen, giống da hổ. Tỷ trọng 0,912 (15% nước), lực kéo ngang thớ
19kg/cm2, nén dọc thớ 722kg/cm2, oằn 1,995 kg/cm2.
- Thớ thẳng, mạch gỗ to thưa, phân bố rải rác. Tia gỗ nhỏ, ít phát triển, sợi gỗ
phát triển nên gỗ cứng nặng. Vòng năm khá rõ trên mặt cắt dọc. Vân gỗ thể hiện rõ.
Gía trị sử dụng, bảo tồn:
Gỗ cứng, rất bền, khơng mối mọt, dễ uốn, dễ gia công, khá nặng, thớ hơi thơ
nhưng đánh bóng rất đẹp dùng đóng đồ mộc cao cấp, trạm trổ, làm đồ mỹ nghệ, làm đồ
trang trí nội thất. Các đoạn thân có u lồi, vân xoắn, có màu nâu đậm rất đẹp (gỗ lúp)
dùng làm tượng, đồ ghép q. Ngồi ra, cịn dùng trong xây dựng các cơng trình kiến
trúc.

10




×