Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

KHUYẾT tật tự NHIÊN của gỗ và ví dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.56 KB, 11 trang )

BÀI TẬP TIỂU LUẬN
Môn: Khoa học gỗ đại cương

Họ và tên: NGUYỄN ĐỨC KIỂM
Lớp: K64 VB2 QLTNR
MSSV: 1943020014

Số báo danh: 07

ĐỀ BÀI SỐ 02: Khuyết tật tự nhiên: mắt gỗ, thân cong, thót gọn của gỗ.
Ảnh hưởng của các khuyết tật tự nhiên này đến q trình gia cơng, chế biến, sử
dụng gỗ, biện pháp hạn chế. Cho ví dụ minh hoạ.

Khuyết tật gỗ là chỉ những khuyết tật của gỗ được phát sinh ra do quá trình
lớn lên của cây gỗ cũng như sinh lý của chính nó do rất nhiều ngun nhân của
hồn cảnh mơi trường ngoại giới hoặc sau khi chặt hạ bảo quản không tốt, gia
công gỗ không thoả đáng cũng sẽ sinh ra khuyết tật. Nó ln ln dẫn đến sự phá
hoại mất bình thường của tổ chức gỗ, làm cho chất lượng của gỗ bị ảnh hưởng
lớn, làm thay đổi tính năng của gỗ, làm giảm tỷ lệ lợi dụng gỗ và khả năng sử
dụng, tất cả những điều trên đều được gọi là khuyết tật gỗ. Khuyết tật có loại là
do khuyết tự nhiên của cây ví như mắt gỗ, thân cong, thón ngọn: Do môi trường,
gen di truyền, kỹ thuật lâm sinh….
Với gỗ có tồn tại khuyết tật thì trong q trình cắt khúc và xẻ gỗ phải có
những biện pháp loại trừ hạn chế khuyết tật, hoặc làm cho khuyết tật chỉ tập trung
vào một số ít khúc gỗ trịn, gỗ xẻ, hoặc hạn chế khuyết tật, phân tán khuyết tật,
nhằm nâng cao chất lượng của gỗ tròn và gỗ xẻ. Trong q trình bảo quản gỗ trịn
và gỗ xẻ cũng nên tìm biện pháp nhằm tránh hoặc giảm thiểu sự phát sinh một
loại khuyết tật. Vì vậy, phải tìm hiểu nguyên nhân hình thành các khuyết tật của
gỗ và quy định của nó, có như vậy mới làm được cơng việc bảo quản và gia công
hợp lý gỗ, nhằm nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ và chất lượng gỗ xẻ. Trong bảng tiêu
1




chuẩn quốc gia (GB155-59). Khuyết tật gỗ chia gỗ khuyết tật làm 9 loại: Mắt biến
màu và mục sâu mọt, nứt: Khuyết tật về hình dạng thân cây, khuyết tật do chất
đọng khơng bình thường và do gia cơng. Song trong đó chủ yếu nhất là các khuyết
tật tự nhiên: về mắt gỗ, thân cong, thót ngọn tất cả những điều này đều ảnh hưởng
rất nghiêm trọng đến cường độ và chất lượng của gỗ. Sau đây em xin trình bày
các khuyết tật tự nhiên: mắt gỗ, thân cong, thót ngọn của gỗ và ảnh hưởng của các
khuyết tật này đến gia công, chế biến, sử dụng gỗ.

I. MẮT GỖ
1. Định nghĩa
Mắt gỗ là phần gốc của cành cây sống hoặc cành cây chết để lại trong thân
cây. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cây, nhưng trong q trình gia
cơng và sử dụng được coi là một dạng khuyết tật.
Cành nhánh thông thường mọc từ tuỷ tâm, tuỳ thuộc vào sự lớn lên của thân
cây mà cũng lớn lên theo. Cho nên mắt gỗ nằm trong thân gỗ hình thành hình
chóp khơng quy tắc, mà đỉnh của hình chóp nón này hướng vào tuỷ tâm, phần
cành phía ngồi vỏ đường kính của nó cũng dần bé lại. Do đó sự biến đổi của
đường kính mắt gỗ là có quy luật. Đường kính mắt sống dần dần bé đi theo hướng
từ vỏ gỗ vào đến tuỷ. Mắt chết thì ngược lại lớn dần từ phía ngồi của gỗ tròn
hướng vào tuỷ, vào sâu đến mức độ nhất định thì bắt đầu nhỏ dần.
Số lượng mắt gỗ trên tiết diện ngang thân cây căn cứ vào vị trí khác nhau
của gỗ trịn trong thân cây mà có sự khác nhau. Gỗ tròn tồn tại phần gốc giả sử số
lượng mắt tại tâm là 100% thì bề mặt ngồi số lượng mắt chỉ chiếm 20% tức là đã
có 80% bị tiêu giảm theo hướng tư trong ra ngoài bè mặt. Phần ngọn số mắt bị
tiêu giảm theo hướng từ trong ra ngoài bề mặt là từ 100% giảm xuống 96% trên
mặt cắt ngang gỗ tròn.

2



Xem xét toàn thân cây, chất
lượng gỗ phần gốc tương đối tốt,
khi tiến hành cắt khúc nên cố
gắng cắt khúc thành loại gỗ đặc
biệt phù hợp với tiêu chuẩn chất
lượng của nó. Đoạn ngọn nhiều
mắt nên

yêu cầu tiêu chuẩn

chủng loại gỗ mà cố gắng cắt
thành chủng loại gỗ sử dụng gỗ trịn trực tiếp như gỗ trụ mỡ, cột điện.
Hình 1. Hình dạng mặt cắt của mắt trên gỗ xẻ
a: Mạch xẻ vng góc với vịng năm, mặt cắt của mắt có dạng que dài
b: Mạch xẻ song song với vịng năm, mặt cắt của mắt có dạng hình trứng hoặc trịn

Hình dạng của mắt gỗ biểu hiện trên mặt cắt (mạch xẻ) tuỳ thuộc vào khi
xẻ gỗ tròn mạch xẻ hợp với mắt gỗ một góc như thế nào (Hình 1). Cành nhánh
của thân cây là mọc từ tuỷ tâm theo hướng đường kính ra ngồi, cho nên đường
kính trục của cạnh vng góc với đường vịng năm. Khi xẻ gỗ mạch xẻ vng góc
với vịng năm gỗ xẻ thu được gọi là gỗ xuyên tâm, hình dạng mắt trên mặt ván có
dạng dài. Nếu mạch xẻ song song với vịng năm ván thu được là tiếp tuyến, hình
dạng mắt gỗ trên mặt ván là hình trịn hoặc hình trứng. Nên mắt gỗ trên bề mặt gỗ
xẻ có độ lớn nhỏ và hình dạng hồn tồn phụ thuộc vào mạch xẻ khi xẻ gỗ.
2. Phân loại mắt gỗ
- Theo mức độ thể hiện mắt gỗ trên bề mặt gỗ tròn hoặc gỗ xẻ phân thành
mắt lộ thiên và mắt chìm. Mắt gỗ lộ thiên có thể quan sát rõ trên mặt cắt dọc của
gỗ; mắt chìm chỉ có thể phát hiện theo các dấu vết ở mặt cạnh của tấm gỗ.

- Theo hình dạng của mắt gỗ (trên gỗ xẻ hoặc ván bóc): Căn cứ vào mặt
phẳng cắt theo trục dọc của mặt gỗ có thể tạo ra các dạng mặt gỗ.
* Mắt trịn: Trục của mắt vng góc với mặt cắt gỗ xẻ.
* Mắt hình ơ van: Trục của mắt gỗ và mặt cắt gỗ xẻ hợp thành góc nhọn.
* Mắt dài: Mặt cắt gỗ xẻ song song với trục của mắt xuyên qua suốt chiều
dài của ván.
3


- Theo vị trí trên sản xẻ, mắt gỗ xuất hiện trên mặt cắt dọc của tấm ván, mặt
cạnh, xuất hiện đồng thời cả mặt cạnh và mặt cắt dọc, mặt cắt ngang.
- Căn cứ vào kết cấu của mắt gỗ so với phần gỗ xung quanh có thể phân ra
thành mắt sống và mắt chết.
Mắt sống: Phần gỗ của mắt và phần gỗ xung quanh liên hệ chặt chẽ với
nhau thành một khối. Màu sắc phần gỗ của mắt khơng khác với gỗ xung quanh
hoặc có màu đậm hơn. Mắt sống thường cứng, do đó gây khó khăn cho cưa xẻ,
đặc biệt là bóc và lạng. Phần gốc của cành sống, nó liên kết rất chặt chẽ với tồn
bộ phần gỗ xung quanh, chất gỗ rắn chắc, cấu tạo của nó bình thường.
Mắt chết: Phần gỗ của mắt tách rời khỏi phần hình gỗ xung quanh, có thể
bị tách ra khỏi phần gỗ, kết cấu phần gỗ của mắt vẫn nguyên vẹn, Mắt chết thường
xuất hiện khi gỗ đã cưa xẻ. Trong quá trình hong phơi, đặc biệt là sấy, do độ co
rút khác nhau giữa gỗ của mắt và gỗ xung quanh tạo nên vết nứt ở ranh giới giữa
hai phần gỗ này. Do cành nhánh cây bị chết cây sinh trưởng đã bao bọc nó hồn
tồn trong thân cây, nó bị tách rời bộ phận hay tồn bộ với các phần gỗ xung
quanh. Mắt chết có cái có chất gỗ rắn chắc có cái thì mềm xốp, có cái bản thân nó
đã bắt đầu bị mục nát.
3. Ảnh hưởng của mắt gỗ đến tính chất gỗ và gia công, chế biến, sử
dụng gỗ
Mắt gỗ là một trong những nhân tố quan trọng trong đánh giá chất lượng
gỗ, căn cứ vào thống kê cho thấy khoảng 70% đến 90% chất lượng gỗ được quyết

định bởi mắt gỗ, từ đó có thể thấy mức độ ảnh hưởng của mắt gỗ đến chất lượng
và gia công lợi dụng gỗ. Ảnh hưởng của mắt gỗ đến chất lượng gỗ chủ yếu quyết
định bởi chủng loại, kích thước, phân bố, mật độ và mục đích sử dụng của gỗ.
Thơng thường mắt sống có ảnh hưởng ít nhất, sau đó đến mắt chết và cuối cùng
là mắt mục.
Ảnh hưởng đến tính chất và gia công chế biến gỗ, ảnh hưởng tới màu sắc,
kết cấu, tính chất cơ học, tính chất vật lý (co dãn, khả năng thẩm thấu, chất lượng
bề mặt giảm): Màu sắc: đậm hơn vì là màu của lignin (ở phần mắt gỗ chủ yếu là
lignin. Kết cấu: mixen thường xếp dọc cịn ở mắt gỗ thì mixen lại xếp ngang nên
4


cành càng lớn thì nghiên càng lớn. Tính chất cơ học: do lượng lignin nhiều nên
cường độ ép dọc, kéo dọc,uỗn tĩnh đều giảm mạnh, còn cường độ ép ngang, kéo
ngang, khả năng chịu trượt, độ cứng tăng nhiều. Tính chất vật lý: khả năng thẩm
thấu theo chiều dọc giảm, theo chiều ngang tăng, chất lượng bề mặt co giãn giảm.
Mắt gỗ là bộ phận càng nhánh mọc lẫn khuất trong thân cây gỗ trong quá
trình sinh trưởng của gỗ.
Cành nhánh của gỗ là những cơ quan sinh trưởng của cây cối gỗ có tồn tại
mắt gỗ là hiện tượng bình thường, nhưng sự tồn tại của mắt gỗ nó làm phá vỡ tính
thẳng thơng của mạch gỗ, có khi thậm chí cịn phá hoại tính hồn chỉnh của gỗ.
Thớ mạch gỗ vòng nằm năm thân cây gần chung quanh vùng mắt sẽ hình thành
vân thớ xốy quận thành các nếp nhăn gấp làm ảnh hưởng đến tính chất vật lý và
tính chất cơ học của gỗ. Do đó về phương diện lợi dụng gỗ đều cho rằng đó là một
loại khuyết tật chủ yếu.
4. Q trình gia cơng chế biến và biện pháp hạn chế, xử lý
a, Quá trình gia cơng chế biến
Bóc chỗ khơng có mắt theo chiều vịng năm -> là q trình tách gỗ đến chỗ
mắt thì cắt ngang vì chỗ mắt nếu là mắt chết thì ván sẽ bị thủng 1 lỗ, xẻ gỗ sẽ làm
chất lượng bề mặt giảm nên mắt gỗ càng ít càng tốt.

Khi sản xuất sản phẩm gỗ từ gỗ nguyên khối, lựa chọn nguyên liệu là công
việc then chốt. Cần chú ý đến nguyên liệu gỗ tròn để lập bản đồ xẻ phù hợp, sao
cho có thể thu được tỉ lệ thành khí cao nhất và vẫn có chất lượng tốt nhất. Có thể
xẻ gỗ sao cho mắt gỗ phân bổ đều trên các tấm ván hoặc xẻ để mắt gỗ chỉ tập
trung ở một tấm ván. Ngoài ra, trong kiến trúc, sản xuất đồ gia dụng và trang trí
nội thất có thể lợi dụng hình dạng mắt gỗ ở các mặt cắt khác nhau để tạo ra các
loại sản phẩm có hoa văn bề mặt đặc biệt để nâng cao tính thẩm mỹ và giá trị kinh
tế của sản phẩm.
b, Biện pháp hạn chế, xử lý:
- Kỹ thuật lâm sinh: Số lượng và kích thước mắt phụ thuộc vào loài cây,
điều kiện sinh trưởng, tổ thành rừng và mật độ -> làm hạn chế số lượng và kích
thước mắt.
5


- Kỹ thuật gia công chế biến: Lập bản đồ xẻ hợp lý, sử dụng gỗ cho các
mục đích cụ thể.
5. Phương pháp đo tính Đo tính mắt gỗ bao gồm các cơng việc: Xác
định kích thước và số lượng mặt gỗ.
a. Kích thước mắt gỗ
Kích thước mắt gỗ trên gỗ tròn được xác định bằng khoảng cách giữa hai
đường tiếp tuyến với mắt song song với phương chiều dài khúc gỗ, đơn vị là
milimet (mm).
Đối với gỗ xẻ, căn cứ vào hình dạng của mắt để xác định. Với mắt trịn hoặc
mắt bầu dục, kích thước mắt là khoảng cách giữa hai đường tiếp tuyến với mắt
theo phương song song với cạnh ván; với mắt dài và mắt phân nhánh, kích thước
mắt là bề rộng phần lớn nhất trên mắt (tức bề rộng tại vị trí lớn nhất theo phương
vng góc với trục của mắt), đơn vị là milimet hoặc tỉ lệ phần trăm của kích thước
đo được so với bề rộng tại vị trí có mắt.
b. Số lượng mắt gỗ:

Tính số lượng mắt trên một mét dài với gỗ trịn và số lượng mắt trên một
mét vng với gỗ xẻ. Đối với mắt dài và mắt phân nhánh nên phân biệt tính tốn.
II. THÂN CONG
Trong q trình sinh trưởng do ảnh hưởng của điều kiện môi trường làm
cho thân cây có hình dạng như bình thường như thân cong. Nguyên nhân là do di
truyền, điều kiện sinh trưởng.
Gỗ do sinh lý hoặc ảnh hưởng của điều kiện lập địa của các nhân tố tự nhiên
ví như độ dốc, ánh sáng, sức gió, áp lực của tuyết làm cho gỗ trong quá trình sinh
trưởng mà đường trung tâm của cây không nằm trên cùng một đường thẳng mà
xuất hiện hiện tượng lồi về phía trước, sau, trai, phải. Hiện tượng cong có thể thấy
ở tất cả các loại gỗ nhưng thường ở cây lá rộng hơn, lớn hơn lá kim, gỗ cong sẽ
làm giảm thấp tỷ lệ lợi dụng gỗ. Nói chung độ cong dưới 2% tỷ lệ lợi dụng của
gỗ coi như khơng có ảnh hưởng, nếu độ cong itếp tục tăng sẽ làm giảm tỷ lệ lợi
gỗ.

6


Giảm bớt độ cong của gỗ sẽ làm tăng tỷ lệ lợi dụng gỗ. Giảm bớt độ cong
của gỗ bằng cách làm giảm độ dài của gỗ tròn, tức là đem gỗ trịn có độ cong cắt
thành những đoạn ngắn phù hợp. Do đó trước khi xẻ gỗ cong cần kết hợp yêu cầu
độ dài của sản phẩm cần tiến hành cắt ngắn trước.
Nhưng một số kết cấu cong của một sản phẩm mộc nào đó như bàn trượt tuyết,
thanh tựa ghế lại rất thích hợp dùng gỗ cong.
1. Ảnh hưởng
Khi cong tỉ lệ thành khí giảm, vận chuyển khó khăn, xẻ cũng khó. Cây cong
-> thớ nghiêng - > làm giảm mọi chất khác liên quan
Gỗ cong làm khả năng chịu lực của gỗ đặc biệt là nén dọc thớ. Độ cong
càng lớn khả năng chịu nén dọc thớ càng giảm nhiều. Do đó, gỗ trụ mỏ, cột điện
yêu cầu rất khắt khe với độ cong của gỗ.

Gỗ cong ảnh hưởng đến tỉ lệ thành khí của gỗ xẻ, gỗ lá kim, độ cong 1%, tỉ
lệ gỗ xẻ hao hụt 10-11%; độ cong 1,5% tỉ lệ hao hụt tới 16%.
2. Hợp lý sử dụng gỗ cong
Khắc phục: Lập bản đồ xẻ, làm các chi tiết cong, cắt ngắn thành nhiều đoạn.
Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của chi tiết hoặc kết cấu mà sử dụng gỗ công cho
hợp lý. Để giảm độ cong có thể cắt ngắn thành nhiều khúc.
Khi xẻ gỗ, tùy theo yêu cầu xẻ vạn hẹp, ván rộng mà lựa chọn bản đồ xẻ
cho thích hợp. Nếu muốn ván rộng cần đặt mặt cắt cưa xẻ vng góc với mặt
phẳng cong; nếu muốn ván hẹp cần đặt mặt cắt cưa xẻ song song với mặt phẳng
cong.
3. Phương pháp đo tính
Đối với gỗ cong một chiều (hình 2) đo độ võng ai, so với chiều dài cây, tính
ra phần trăm hoặc so với đường kính cây gỗ.
𝑍1 =

𝑎1
𝑎1
∙ 100 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑍1 =
𝑐1
𝑑1

Đối với gỗ công nhiều chiều (hình 3) Xác định vị trí cơng nhất. Đo độ võng
đi và chiều dài cổ của đoạn cây gây ra độ võng đi.

7


𝑍2 =

𝑎1

𝑎3
𝑎3
𝑎2
∙ 100 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑍2 =
𝑘ℎ𝑖 𝑎3 > 𝑎2 𝑣à
>
𝑐2
𝑐1
𝑑2
𝑐3

III. THĨT NGỌN
Thót ngọn là sự giảm dần q mức của đường kính gỗ trịn hay chiều rộng
của ván bắp fe theo khoảng cách từ gốc tới ngọn khúc gỗ. Độ thon của cây vượt
quá mức bình thường.
Xác định mức độ khuyết tật này bằng cách lấy hiệu số giữa đường kính đầu
gốc và đường kính đầu ngọn (trên gỗ xẻ bắp fe là hiệu số giữa chiều rộng đầu gốc
và chiều rộng đầu ngọn) tính theo đơn vị cm chia cho chiều dài mặt hàng tính theo
đơn vị mét rồi biểu thị kết quả theo phần trăm. Ở cây gỗ trịn có phần gốc của thân
cây, khi đo đường kính đầu dưới phải đo ở chỗ cách mặt cắt đầu gốc là 1m.
1. Ảnh hưởng
Thót ngọn là hiện tượng độ thon của cây vượt quá mức bình thường. Cũng
như thân cong, thót ngọn làm giảm tỉ lệ thành khí gỗ xẻ, gây nghiêng thở nhân tạo
trong quá trình cưa xẻ. Đối với gỗ tròn dùng làm nguyên liệu sản xuất ván bóc,
độ thót ngọn lớn thì phế liệu nhiều, máy phải hoạt động phi sản xuất và ván bóc
chất lượng thấp (dễ biến dạng, nứt nẻ) nhưng lại có vần thơ đẹp.

8



Tỉ lệ thành khí giảm rất nhiều và ảnh hưởng tới vân thớ, bị thót ngọn -> bị
nghiêng thớ -> ảnh hưởng đến tính chất như ở thớ nghiêng và co dãn dọc tăng ->
ảnh hưởng tới quá trình của xẻ.
Đối với gỗ trịn dùng để bóc, độ thót ngọn lớn thì phế liệu nhiều, ván bóc
dễ bị cong vênh nứt nẻ, ưu điểm: bóc sẽ có vân thớ đẹp.
2. Phương pháp đo tính
Thót ngọn đều thì khi đó đọ thót = đọ thon. Thót ngọn khơng đều thì phải
chia thành các đoạn có độ thon đều sau đó tính và lấy giá trị trung bình.

IV. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XẺ GỖ KHUYẾT TẬT
Khuyết tật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng gỗ xẻ là mắt, cong, thót ngọn.

9


1. Phương pháp xẻ gỗ trịn có mắt
Phần xung quanh phía ngồi gỗ trịn phần gốc mắt tương đối ít được gọi là
“vùng khơng mắt” cịn phần giữa của gỗ mắt tương đối nhiều mà đại bộ phận là
mắt sống nhỏ. Do đó sử dụng phương pháp xẻ 4 mặt trong phần gốc và phần giữa
của gỗ tròn xẻ ra được có chất lượng cao.
Gỗ trịn có một mắt lớn khi xẻ trên cưa vòng nên sử dụng phương pháp xẻ
3 mặt làm cho mắt lớn nằm trên goòng ở vị trí nằm ngang, phần bên của mắt lớn
xẻ được ván. Hộp khơng sạch rìa một mặt cịn dư lại căn cứ vào tình hình cụ thể
hoặc ở trên vịng lớn hay cưa vòng nhỏ mà tiến hành xẻ dọc theo xẻ được ván ơm
gọn mắt (hình 4) làm cho mắt lớn lộ rõ trên bề mặt ván, đó là phương pháp xẻ
khơng hợp lý.

Hình 04

Hình 05


Gỗ trịn đường kính nhỏ có mắt lớn cũng có thể sử dụng một loại phương
pháp xẻ khác nhau, như hình 05 đã chỉ, làm cho mắt rơi vào một phía của ván, khi
rọc rìa có thể cắt bỏ phần mặt nâng cao chất lượng gỗ xẻ, nhưng giảm bớt tỷ lệ
thành khí. Phương pháp xẻ ở hình 05 là khơng hợp lý.
Nếu khơng có mắt lớn thì nên xẻ dọc vng góc với đa số các mắt nhỏ làm
cho trên mặt ván diện tích của các mắt là ít nhất, thành hình mắt trịn (hình 06),
đề phịng mạch xẻ khơng hợp lý mà sinh ra mắt dài, giảm bớt chất lượng ván.
Nếu kích thước của mắt khơng vượt q 40% độ rộng có thể cưa cắt ván
hạng 1, thì trong tiêu chuẩn quốc gia “GB 153 – 70” với gỗ xẻ phổ thông thì cho
phép lẹm cạnh khơng vượt q 40%. Nếu kích thước mắt qúa lớn, chỉ có thể xẻ
được ván hạng 2, mà trong tiêu chuẩn quốc gia cho phép lẹm cạnh không vượt
quá 80%, nhằm nâng cao tỷ lệ thành khí. Phương thức để lẹm cạnh như đã chỉ ở

10


hình 07. Nếu gỗ xẻ mà khuyết tật của chất gỗ vượt quá mức độ cho phép của hạng
1, khi có thể xẻ được gỗ xẻ hạng 2 nên cố gắng để lẹm cạnh đến 80%.

Hình 06

Hình 07

2. Phương pháp xẻ gỗ tròn cong
Mức độ cong lớn nhỏ của gỗ trịn càng lớn thì tỷ lệ thành khí càng thấp (độ
cong cứ tăng lên 1% thì tỷ lệ thành khí giảm 10 (11%), do vậy gỗ tròn bị cong
nghiêm trọng nên được cắt ngắn, sau đó mới xẻ. Thơng thường phần giữa cong
đều đều, đa số cắt ngang tại giữa, phần gốc cong đột biến thì nên xem xét tại chỗ
cong đột biến cắt ngắn theo chiều dài đã được quy định.

Gỗ trịn có độ cong khơng lớn lắm khơng nên cắt. Khi xẻ ván của gỗ tròn
cong nên căn cứ vào tình hình sử dụng phương pháp xẻ song song với mặt cạnh
gỗ.
3. Phương pháp xẻ lệch tâm
Như hình 08 đã chỉ. Các mạch xẻ không song song với trục thân gỗ, mà là
lần lượt xẻ theo chiều ngược lại. Như vậy có thể lợi dụng được phần gỗ tốt, tập
trung phần vót ngọn về một phía, thu được nhiều ván dài có đường kính khác
nhau, tỷ lệ thành khí cao. Tỷ lệ thành khí tổng hợp được nâng thêm khoảng 3%.
Đặc biệt là gỗ trịn có đường kính và độ dài lớn, hiệu quả càng thể hiện rõ rệt.
Nhược điểm của phương pháp này là, đa số các ván mỏng đều bị cắt đứt thớ, dễ
bị gãy.

11



×