Tải bản đầy đủ (.docx) (0 trang)

Trình bày nội dung các thuyết sinh học trong nghiên cứu tội phạm học và khả năng ứng dụng của các học thuyết này ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 0 trang )

A. Mở đầu
Từ xa xưa cho đến nay, con người ln ln muốn tìm hiểu rằng tại sao con
người lại phạm tội, gốc rễ của tội phạm phát sinh từ đâu?... Trải qua các giai
đoạn phát triển khác nhau của xã hội, các nhà tội phạm học luôn cố gắng để giáp
đáp những khúc mắc này. Quá trình hình thành, phát triển của tội phạm học gắn
liền với quá trình ra đời, phát triển các thuyết, các trường phái khác nhau giải
thích về nguyên nhân của tội phạm. Mỗi thuyết, trường phái đó đều có con
đường riêng nghiên cứu về tội phạm, cũng có thể có sự kế thừa ít nhiều quan
điểm của người đi trước và tựu trung lại các thuyết, các trường phái đó đều cố
gắng giải thích nguyên nhân của tội phạm và đưa ra giải pháp tương ứng
Việc nghiên cứu các thuyết, các trường phái có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong nghiên cứu tội phạm học vì nó giúp ta có thể thấy được một phần các
nguyên nhân của tội phạm và đề ra cách phịng ngừa chúng. Chính vì tầm quan
trọng của các thuyết về tội phạm học như vậy, em đã chọn đề tài: “Trình bày nội
dung các thuyết sinh học trong nghiên cứu tội phạm học và khả năng ứng dụng
của các học thuyết này ở Việt Nam hiện nay". Trong quá trình làm bài do hiểu
biết cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những sai sót, em kính mong sự giúp đỡ,
chỉ bảo của thầy, cô.
Em xin chân thành cảm ơn!


B. Nội dung
I. Các thuyết sinh học
1. Trường phái tội phạm học thực chứng thời kỳ đầu (early positivism
sachool)
Thời gian: từ năm 1880 đến những năm 1930
Học giả tiêu biểu: Cesare Lombroso, Enrico Ferri, Raffaele Garalo,
Buckman Goring...
* Hồn cảnh ra đời trường phái tội phạm học thực chứng thời kỳ đầu
Tư tưởng của trường phái tội phạm học cổ điển thống trị suốt cuối thế kỷ
XVIII và đầu thế kỷ XIX. Nhưng đến nửa cuối thế kỷ XIX, nhiều học giả đã


không thừa nhận tư tưởng này. Các nhà tội phạm học đã tập trung sự chú ý,
nghiên cứu của mình vào con đường phạm tội. Họ tranh luận rằng, con người
khơng phải hồn tồn được tự do lựa chọn việc thực hiện tội phạm. Hay nói
đúng hơn có những nhân tố nằm ngồi sự kiểm sốt của họ dẫn tới hành vi phạm
tội của họ. Nhiều nhà khoa học đã ứng dụng thành tựu của các ngành khoa học
khác để nghiên cứu về con người phạm tội, trên cơ sở đó giải thích về ngun
nhân của tội phạm cũng như minh chứng cho quan điểm của mình. Từ đó dẫn
đến hình thành trường phái mới trong tội phạm học – trường phái tội phạm học
thực chứng.
Đến cuối thế kỷ XVIII, trường phái tội phạm học cổ điển với điểm nhấn “tự
do ý chí, sự lựa chọn của cá nhân là nguyên nhân (gốc rễ) dẫn đến tội phạm” đã
bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học xã hội
cũng như khoa học tự nhiên trên thế giới, nhất là ở Châu Âu đã phát triển vơ
cùng nhanh chóng. Mơi trường tri thức nhân loại ngày càng có nhiều thành tựu
bởi những khám phá, những bước đi mới, có tính chất đột phá của các nhà khoa
học. Người tạo tiền đề cho sự ra đời tội phạm học thực chứng trước hết phải kể
đến August Comte (1798 – 1857) – người được coi là cha đẻ của xã hội học.
August Comte là nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp, ông sinh ngày 17-1-1798 và
mất ngày 5-9-1857. Ông được mọi người biết đến với tư cách là người đầu tiên
sử dụng các biện pháp khoa học vào nghiên cứu thế giới xã hội. August Comte
là người đưa ra thuất ngữ “chủ nghĩa thực chứng”. Ông đã ứng dụng cách tiếp
cận và sử dụng các phương pháp hiện đại của khoa học tự nhiên vào nghiên cứu
khoa học xã hội, thể hiện trong tác phẩm nổi tiếng của ông vào năm 1851 – Một
hệ thống của chính thể thực chứng (A system of positive polity).


Ông tin rằng kỷ nguyên “thực chứng” đang hé rạng mà trong kỷ nguyên đó,
cả xã hội và bản chất cong người sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Các hiện tượng xã hội
sẽ được tìm hiểu, giải thích, giải thích trong sự biến đổi về chất. Ơng cho rằng
khơng thể có kiến thức thực tế về các hiện tượng xã hội (trong đó có hiện tượng

tội phạm) nếu như khơng tiếp cận bằng khoa học thực chứng. Đồng thời, ông đã
nhấn mạnh vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa học thuyết, thực tiễn và con
người để hiểu biết thế giới.
Tuy nhiên, chủ nghĩa thực chứng chưa thực sự đủ mạnh dẫn đến ra đời tội
phạm học thực chứng. Chỉ đến khi Charles Darwin cho ra đời “thuyết tiến hố
mn lồi” thì các nhà tội phạm học cấp tiến mới có cơ sở để ra đời luận điểm
mới của mình cũng như bác bỏ quan điểm của trường phái tội phạm học cổ điển.
Charles Darwin (1809-1882) sinh ra ở Shrewsbury, nước Anh. Tác phẩm nổi
tiếng: Nguồn gốc của muôn lồi (1859) và Nguồn gốc của lồi người (1871) của
ơng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong nghiên cứu về con người và xã hội học.
Tác phẩm Nguồn gốc của mn lồi của Charles Darwin xuất bản năm 1859 đã
tạo bước ngoặt quan trọng trong lịch sử khoa học của thế giới. Với tác phẩm
này, ông bác bỏ quan điểm của tôn giáo cho rằng, Chúa đã sáng tạo ra thế giới,
Thượng đế đã sinh ra các loài động vật trong hai ngày. “Thuyết tiến hoá” đã chỉ
ra quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên của các loài trong cuộc đấu tranh
sinh tồn. Charles Darwin đã tiếp tục tiến xa hơn khi trong tác phẩm Nguồn gốc
của lồi người, ơng đã chỉ ra nguồn gốc của lồi người là một nhóm vượn người.
Có thể nói, thuyết tiến hoá của Charles Darwin đã chỉ ra cho nhân loại còn
đường mới nghiên cứu những vấn đề trước đây từng được lý giải bằng sức mạng
của lực lượng siêu nhiên, thần bí, nay được giải thích bằng các nguyên tắc khoa
học của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Hành vi của con người (trong đó
có hành vi phạm tội) đã được các nhà khoa học giải thích băng việc sử dụng các
phương pháp khoa học để nghiên cứu về người phạm tội.
Như vậy, chủ nghĩa thực chứng của August Comte cùng với thuyết tiến hoá
của Charles Darwin đã tạo ra luồng gió mới trong nghiên cứu tội phạm học – đó
là chuyển đổi từ tội phạm học cổ điển với những tư tưởng của triết học sang tội
phạm học thực chứng với việc sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên
cứu về người phạm tội, hành vi phạm tội, từ đó hình thành nên các trường phái,
các thuyết khác nhau nghiên cứu về tội phạm học.
Trước khi ra đời các thuyết sinh học nghiên cứu về người phạm tội, một số

phương diện của người phạm tội đã được nhân loại học tội phạm nghiên cứu
(Criminal Anthropology). Nhân loại học tội phạm là khoa học nghiên cứu về
mối quan hệ giữa các đặc điểm thể chất của con người với hành vi phạm tội.


Nhà nhân loại học tội phạm đầu tiên nghiên cứu về vấn đề nói trên là France
Joseph Gall (1758-1828). Với giả thuyết của mình, ơng là người đầu tiên đưa ra
thuật ngữ “não tướng học”. Gall cho rằng hình dáng của sọ người có thể chỉ ra
nhân cách của con người cũng như dự đoán về người phạm tội. Tuy nhiên những
nghiên cứu của Gall chưa đủ sức nặng để dẫn đến ra đời một trường phái mới
trong tội phạm học. Chỉ đến khi xuất hiện cơng trình nghiên cứu của Cesare
Lombroso, sự phát triển của tội phạm học mới thực sự sang trang mới.
* Nguyên nhân của tội phạm theo quan điểm của trường phái tội phạm
học thực chứng Italia
Quan điểm của Cesare Lombroso
Cesare Lombroso được coi là nhà tiên phong của tội phạm học khoa học, tư
tưởng của ông được coi là một trong những cơ sở của phong trào “thuyết sinh
học quyết định” đầu thế kỷ XX. Ông đã hợp nhất chủ nghĩa thực chứng của
August Comte, thuyết tiến hóa Charles Darwin và rất nhiều nghiên cứu khác về
mối quan hệ giữa tội phạm và cơ thể như các cơng trình nghiên cứu của France
Joseph Gall (1758-1828), Johann Kaspar Lavater (1741-1801), Chaler Caldwell
(1772-1853). Với lòng say mê nghiên cứu khoa học hiếm có cùng với sự kiên
nhẫn, miệt mài, vào năm 1876, ông đã cho ra đời tảc phẩm nổi tiếng Người
phạm tội (Criminal Man). Trong tảc phấm của mình, ơng đã đưa ra thuật ngữ nổi
tiếng “người phạm tội bẩm sinh” (born criminals) thông qua “thuyết sinh học
quyết định”. Tác phẩm này đã mở ra một con đường mới trong nghiên cứu tội
phạm học. Từ đây, tội phạm học đã thực sự trở thành một ngành khoa học
nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm. Cesare Lombroso đã thay thế quan
niệm của tội phạm học cổđiển (cho rằng tự do ý chí, sự lựa chọn của cá nhân là
nguyên nhân của tội phạm) bằng quan điểm cho rằng nguồn gốc phát sinh tội

phạm bắt nguồn từ nguyên nhân loại cơ thể. Cùng với những môn đệ của mình,
ơng đã phảt triển tội phạm học theo hướng mới, giải thích ngun nhân của tội
phạm thơng qua những nghiên cứu khoa học và thí nghiệm, từ đó tạo nên một
trường phái thứ hai trong tội phạm học - trường phải tội phạm học thực chứng,
hay còn gọi là trường phái Italia. Trong q trình nghiên cứu, ơng đã sử dụng
rộng rãi các biện pháp và phương pháp thống kê trong việc xử lí các dữ liệu về
nhân chủng học, xã hội, kinh tế. Trên cơ sở nghiên cứu xương và chân dung qua
ảnh của những người phạm tội khét tiếng đã bị hành hình, bị chết trong tù,
những tù nhân đang sống trong các nhà tù ở Italia cùng với sự so sánh với những
người dân bình thường, Cesare Lombroso đã có những kết luận nổi tiếng làm
nên tên tuổi của mình.


Qua quá trình nghiên cứu, Cesare Lombroso cho rằng dựa vào hộp sọ, diện
mạo khn mặt và hình dáng con người có thể đốn biết được một người có phải
là tội phạm bẩm sinh hay không. Đồng thời, ông cũng chỉ ra những đặc điểm cơ
thể đặc trưng bẩm sinh của những người được coi là tội phạm. Những người này
khơng có sự hồn thiện về sinh học so với cảc cơng dân bình thường, cịn về mặt
sinh lý học, người phạm tội giống với động vật hơn là so với người đương thời.
Cụ thể là người phạm tội có đặc điểm giống với tổ tiên của loài người hơn là
cơng dân bình thường. Có thể nhận ra người phạm tội trong những người không
phạm tội bởi những dấu hiệu khảc thường của bệnh lại giống (atavism) những
đặc điểm nổi bật của loài người ở giai đoạn phát triển thấp, trước khi họ hoàn
toàn trở thành người. Bằng việc nghiên cứu kỹ lưỡng các mẫu xương thơng qua
phân tích thống kê, ông đã tiếp tục làm rõ khái niệm “dấu vết lại giống”
(atavistic stigmata). Giải thích về nguyên nhân của tội phạm, ơng đã chỉ ra rằng,
những người có 5 đặc điểm sau đây thì là người phạm tội bẩm sinh.
 Miệng rộng và hàm răng khoẻ, những đặc điểm của lồi ăn thịt
sống, trán dốc, ngắn;
 Xương gị má nhơ cao, mũi bẹt;

 Tai hình dáng quai xách (dáng vểnh);
 Mũi diều hâu, môi to dầy, mắt gian giảo, lông mày rậm;
 Không nhạy cảm với đau đớn, cánh tay dài hơn cẳng chân giống
như loài khỉ đi lại trên mặt đất.
Một cá nhân sinh ra mà có đặc điểm cơ thể mơ tả như trên thì là người phạm
tội bẩm sinh. Cesare Lombroso cho rằng gần 90% người phạm tội thực hiện tội
phạm là do ảnh hưởng của lại giống. Khi tìm ra kết quả nghiên cứu nói trên, ơng
đã thốt lên sung sướng: nó khơng đơn giản chỉ là sự khảm phá. Khi nhìn hộp sọ
đó, tơi thấy dường như mọi thứ đã chợt trở nên sáng rõ như một đồng bằng bao
la dưới một bầu trời rực lửa, vấn đề bản chất của người phạm tội - một người lại
giống có trong mình những bản năng dã man của con người nguyên thủy.
Đối với tội phạm bẩm sinh, Cesare Lombroso chia thành các trường hợp: 1)
tội phạm thần kinh (insane); 2) criminoloid; 3) tội phạm bị kích động bởi sự giận
dữ (criminal incited by passion).
Tội phạm thần kinh không phải là tội phạm bẩm sinh, họ trở thành tội phạm
là kết quả của sự thối hóa thần kinh và đạo đức.
Criminoloid là trường hợp một số người trở thành tội phạm do tác động của
môi trường sống.


Tội phạm bị kích động bởi sự giận dữ là tội phạm bị chi phối bởi cảm xúc
như ghen tuông, căm ghét, cảm giảc bị tổn thương...
Cách phân loại nói trên của ông bị các nhà tội phạm học phê phán là mâu
thuẫn, không thống nhất trong lập luận của ông. Khi đề cập tội phạm bẩm sinh,
ông vẫn không phủ nhận tác động của môi trường sống, giáo dục đạo đức đối
với người phạm tội.
Bên cạnh đó, Cesare Lombroso cũng nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm do
nữ giới thực hiện bằng việc tìm hiểu “dấu vết lại giống" thông qua sọ, ảnh chân
dung của những người phạm tội nữ, số liệu thống kê về nữ giới phạm tội cuối
những năm 1800. Năm 1893, ông xuất bản cuốn Tội phạm nữ giới (The Female

Offender). “Đây là cuốn sách đầu tiên và có ảnh hưởng nhất nghiên cứu về vấn
đề nữ giới phạm tội“. Tiếp đó là cuốn sách ơng viết chung với tác giả Guglielmo
Ferrero Tội phạm nữ giới, mại dâm nữ và những người phụ nữ bình thường, xuất
bản năm 1900.
Trên cơ sở nghiên cứu, ông kết luận rằng tội phạm nữ giới thì ít phạm tội
hơn tội phạm nam giới và tội phạm nữ giới được biểu hiện bởi một vài sự thối
hóa. Họ tiến hóa chậm hơn nam giới bởi vì, về bản chất, cuộc sống cúa họ ít
năng động hơn nam giới. Ơng cũng tranh luận rằng, sự thụ động mang tính bản
chất (natural) của nữ giới đã ngăn cản họ vi phạm pháp luật cũng như họ thiếu
sự thông minh và năng động để trở thành tội phạm. Bên cạnh đó, ơng lý giải vấn
đề phạm tội có tính chất bạo lực của nữ giới dựa theo “giả thuyết về hành vi nam
tính” (masculinity hypothesis) và cho rằng phụ nữ phạm tội là sự thể hiện nam
tính và tính đỏng đảnh của mình. Bên cạnh đó, ơng cịn coi tội phạm nữ giới như
là gái mại dâm. Quan điểm này đã bị một số nhà tội phạm học phê phán, vì họ
cho rằng ơng tỏ ra coi thường phụ nữ và có sự lẫn lộn khi cho rằng tội phạm nữ
là gái mại dâm.
Có thể nói, trong hai cuốn sách này, qua lăng kính sinh học và bằng những
nghiên cứu khoa học và thực nghiệm đối với não và bộ xương người của nữ gỉới
(bao gồm cả nữ giới phạm tội và nữ giới không phạm tội), ông đã đề cập, lý giải
liên quan đến việc nữ giới phạm tội. Đặc biệt là trong cuốn sách Tội phạm nữ
giới, Cesare Lombroso đã nghiên cứu các yếu tố sinh học của nữ giới có ảnh
hưởng, tác động đến việc phạm tội của nữ giới. Có thể nói, các yếu tố này được
ơng phân tích rất sâu sắc với những minh chứng cụ thể, như các vấn đề: giải
phẫu sinh học và sinh học cúa nữ giới, hộp sọ và não bộ của nữ giới, giác quan
và sự nhạy cảm của nữ giới,…


Đối với việc phịng ngừa tội phạm bẩm sinh, ơng cho rằng cần hồn thiện
các biện pháp phịng ngừa tác động đối với người phạm tội. Do người phạm tội
bẩm sinh là nguy hiểm đối với xã hội cho nên để chủ động phòng ngừa tội

phạm, nên biệt lập những người này khỏi xã hội mà không cẩn đợi đến lúc họ
phạm tội. Tuy nhiên, ông ủng hộ quan điểm cần đối xử nhân đạo đối với người
phạm tội và phản đối việc áp dụng từ hình đối với người phạm tội.
Những phát hiện cúa Cesare Lombroso trong tội phạm học có nhiều điểm
cho đến nay vẫn gây tranh luận và một số quan điểm bị các nhà tội phạm học
phê phán. N gày nay, các nhà tội phạm đã chứng minh có nhiều trường hợp, cá
nhân tuy khơng có đặc điểm “lại giống” nói trên nhưng vẫn là người phạm tội
nguy hiểm. Kết luận của ơng chỉ giải thích được phần nào nguyên nhân của tội
phạm nhưng không giải đáp được hết nguyên nhân của tất cả các tội phạm. Mặc
dù có những hạn chế nhất định, những nghiên cứu của ông đã dẫn đến sự ra đời
thuyết định mệnh sinh học làm thay đối về bản chất vấn đề mà các học giả đi
trước đã kết luận. Ảnh hưởng tư tưởng của ông là vô cùng to lớn khơng chỉ
trong thời đại của ơng mà cịn ảnh hưởng sang tận thế kỷ XX, XXI. Các nhà tội
phạm học sau này nhắc tới ơng với thái độ thành kính bởi những đóng góp vơ
cùng lớn lao của ơng đối với tội phạm học. “Bất kể học giả nào thành công trong
việc định hướng cho hàng trăm đồng nghiệp của mình đi tìm kiếm sự thật và có
những ý tưởng có sức sống hàng nửa thế kỷ đều xứng đáng có một vị trí quan
trọng trong lịch sử tư tưởng”. Thậm chí nhiều nhà tội phạm học cịn cho rằng
những cơng trình nghiên cứu của ơng đã đánh dấu mốc cho sự ra đời của tội
phạm học hiện đại. Ông thực sự xứng đáng với danh hiệu cha đẻ của tội phạm
học hiện đại.
Quan điểm của Enrico Ferri
Enrico Ferri là người viết nhiều tác phẩm chuyên luận nổi tiếng như Xã hội
học tội phạm (1884), Chủ nghĩa xã hội và niềm tin tôn giáo (1894), Chủ nghĩa
xã hội và khoa học thực chứng (1894), Trường phái tội phạm học thực chứng
(1901), Thuyết giáo quyền và chủ nghĩa xã hội (1902), Các phương pháp cách
mạng (1902)... nhưng tác phẩm nối tỉếng nhất khẳng định ông là nhà tội phạm
học lỗi lạc là cuốn “Xã hội học tội phạm”. Ông đã phản bác quan điểm của
trường phái tội phạm học cổ điển cho rằng tự do ý chí, sự lựa chọn cúa cá nhân
là nguyên nhân dẫn đến tội phạm. Ông cho rằn người phạm tội khơng hồn tồn

được tự do ý chí lựa chọn hành động của họ, do vậy, họ không phải chịu trách
nhiệm đạo đức về hành vi đã gây ra bởi vì người phạm tội bị hướng tới việc
phạm tội là do điều kiện sống của họ chi phối. Nhưng ông cũng nhấn mạnh, xã
hội cần phải được bảo vệ trước những hành vi phạm tội và đó chính là mục đích


của Luật Hình sự và chính sách hình sự ơng cho rằng việc quy định hệ thống
hình phạt trong Luật Hình sự là cần thiết để phịng ngừa tội phạm, kể cả hình
phạt tử hình (chịu ảnh hưởng của tư tưởng Charles Darwin về q trình chọn lọc
tự nhiên, ơng cho rằng từ hình là cần thiết và có thể áp dụng đối với người phạm
tội nếu khơng cịn phù hợp với lợi ích của xã hội). Ơng phản đối hệ thống tư
pháp hà khắc dựa trên cơ sở áp dụng hình phạt đối với người phạm tội như là sự
trả thù. Đặc biệt, ông coi trọng các biện pháp phịng ngừa tội phạm để khơng
cho tội phạm xảy ra hơn là trừng trị người phạm tội sau khi tội phạm đã xảy ra.
Đó là cải thiện điều kiện sống của người dân, tăng cường quản lý nhà nước đôi
với vũ khí, tãng cường ánh sáng đường phố cung cấp nhà ở cho người dân với
giá thấp... Ông cho rằng việc thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa được đưa
ra trên cơ sở khoa học cuối cùng sẽ làm giảm được tỷ lệ tội phạm, từ đó cho
phép mọi người sống với nhau trong xã hội mà không lệ thuộc nhiều vào hệ
thống tư pháp hình sự.
Bên cạnh việc nghiên cứu các nhân tố xã hội, kinh tế có tác động đối với
việc gây ra tội phạm, ông cũng nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của con người,
những đặc điểm mà ơng tin rằng có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện tội phạm
của cá nhân. Ông tranh luận rằng những yếu tố như tơn giáo, tình u, danh dự,
lịng chung thủy khơng ảnh hưởng gì đối với việc gây ra tội phạm. Nhưng những
nhân tố tình cảm sau đây lại có ảnh hưởng lớn đối với việc kiểm sốt hành vi, từ
đó có thể gây ra tội phạm như lòng hận thù, sự tham lam, sự kiêu căng tự phụ.
Ông quan niệm tâm lý người phạm tội như là sự chống lại một cách yếu ớt xu
hướng phạm tội cũng như sự cám dỗ phạm tội.
Không chỉ là một học giả uyên bảc về lĩnh vực Luật Hình sự và tội phạm học

mà ơng cịn là luật sư và chính khách nổi tiếng, nhưng Enrico Ferri rất khiêm
tốn. Ơng chỉ thừa nhận mình là người đưa ra những ý tưởng mà các thế hệ độc
giá trước đã đồng tình. Những đóng góp của Enrico Ferri vào sự phát triển của
tội phạm học, nhất là tội phạm học thực chứng là vô cùng to lớn. Với những
nghiên cứu của mình, ơng đã chia tội phạm học thực chứng làm hai hướng. Đó
là: tội phạm học thực chứng sinh học mà người đứng đầu là Cesare Lombroso và
tội phạm học thực chứng xã hội, tâm lý mà người đứng đầu là ông. Ngày nay,
các nhà tội phạm học đều coi ông là một trong những người đã sáng lập ra
trường phái tội phạm học thực chứng. Chịu sự ảnh hưởng tư tưởng của Enrico
Ferri, Bộ luật Hình sự của Áchentina năm 1921 đã ra đời. Dấu ấn tư tưởng của
ơng, nhất là tư tưởng về vai trị của hệ thống hình phạt trong phịng ngừa tội
phạm được thể hiện rất rõ trong Bộ luật này.


Quan điểm của Raftaele Garofalo
Raffaele Garofalo (1852-1934) là nhà nghiên cứu luật học, nhà tội phạm học
người Italia. Ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “tội phạm học” vào năm
1885. Đóng góp lớn lao cúa ơng đối với ngành tội phạm học chính là “thuyết tội
phạm bẩm sinh” hay còn gọi là thuyết “tội phạm tự nhiên” (themy of natural
crime). Thuyết này gắn kết với việc giải thích hai loại tội phạm: tội phạm bạo
lực và tội phạm xâm phạm tài sản. Là môn đệ cùa trường phái tội phạm học thực
chứng, cũng giống như Cesare Lombroso, Enrico Ferri, Raffaele Gamfalo phản
bảc quan điểm cho rằng tự do ý chí, sự lựa chọn cá nhân là nguyên nhân của tội
phạm. Ơng ủng hộ quan đíểm rằng chỉ có con đường duy nhất để hiểu tội phạm
là phải nghiên cứu nó bằng các bỉện pháp khoa học. Tuy chịu ảnh hưởng quan
điêìn của Cesare Lombroso cho rằng đặc điểm thể chất bẩm sinh là nguyên nhân
của tội phạm (nguyên nhân loại cơ thể), nhưng ơng vẫn có quan điểm riêng của
mình. Ơng tìm thấy ngun nhân của hành vi phạm tội không chỉ là những đặc
điểm thểchất bẩm sinh mà còn là các đặc điểm tâm lý bẩm sinh, dẫn đển các
hành vi lệch lạc, trong đó có hành vi phạm tội. Ông cho rằng khái niệm tội phạm

bẩm sinh vượt quá sự trung thực của cá nhân nguời phạm tội, nó khơng phụ
thuộc vào tình huống cụ thểcũng như những nhân tố kinh tế hay chính trị. Theo
lý thuyết này, các tội phạm bẩm sinh được tìm thấy trong tất cả các xã hội. Các
tội phạm bẩm sinh là tội phạm gây thiệt hại cho các quan điểm đạo đức cơ bản
về tính liêm khiết (tơn trọng quyền sở hữu của người khác) và lòng hiểu thảo
(khiếp sợ sự trừng phạt đối với người khác). Cá nhân có những nhược điểm
trong các quan điểm đạo đức nói trên thì khơng có được sự kiềm chế khi thực
hiện các tội phạm loại này. Cũng giống như Enrico Ferri, ông cho rằng đã là tội
phạm bẩm sinh, cá nhân phạm tội có thể khơng phải chiu trách nhiệm về hành vi
của họ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, xã hội cần phải được bảo vệ trước những
hành vi lệch lạc trong đó có tội phạm. Do vậy, cần thiết phải có chính sách hình
sự cũng như Luật Hình sự để phịng ngừa thiệt hại do tội phạm gây ra. Đối với
việc phòng ngừa tội phạm, Raffaele Garofalo cũng là người ủng hộ việc duy trì
hình phạt tử hình trong Luật Hình sự vì lợi ích của xã hội. Cịn đối với những tội
phạm ít nguy hiểm hơn, ơng cho rằng có thể đưa người phạm tội trở lại xã hội
thông qua những hình phạt khác nhẹ hơn ví dụ như lưu đày, hạn chế quyền công
dân, đưa vào sống trong các trang trại thuộc địa, bồi thường thiệt hại... Tóm lại,
tuy đều là nhà tội phạm học thực chứng, nhưng cả Cesare Lombroso, Enrico
Ferri và Raffaele Garofalo đều có quan điểm riêng của mình. Khi đề cập nguyên
nhân của tội phạm, Cesare Lombroso nhấn mạnh tới nhân tố thể chất bẩm sinh,
Enrico Ferri nhấn mạnh đến nhân tố xã hội, kinh tế và tâm lý, còn Raffaele
Garofalo nhấn mạnh đến nhân tố tâm lý. Quan điểm cúa ba ơng, ngồi những


điểm hợp lý nhất định song cịn có nhiều điểm hiện vẫn cịn gây tranh luận thậm
chí bị phản đối. Song không thể phủ nhận công lao vĩ đại của các ơng đóng góp
cho sự phát triển của tội phạm học. Có thể nói, Italia đã sản sinh nhiều người
con ưu tú cho ngành tội phạm học. Nếu như Cesare Beccaria sáng lập ra trường
phải tội phạm học cổ điển, thì Cesare Lombroso, Enrico Ferri, Raffaele Garofalo
và nhất là Cesare Lombroso, đã sáng lập ra trường phái tội phạm học thực

chứng. Những nỗ lực nghiên cứu của cảc học giả nói trên đã tạo ra những bước
ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của ngành tội phạm học, đóng góp khơng nhỏ
cho q trình cải thiện hệ thống tư pháp hình sự, xây dựng hệ thống các biện
pháp phịng ngừa tội phạm và cải thiện xã hội.
* Nguyên nhân của tội phạm theo quan điêẫn của các nhà tội phạm học
thực chứng khác
Bên cạnh sự ủng hộ rộng rãi của nhiều nhà khoa học, quan điểm của trường
phái tội phạm học thực chứng Italia cũng vấp phải một số ý kiến phản bác. Tiêu
biểu cho quan điểm phản bác Cesare Lombroso là ý kiến của Charles Buckman
Goring (1870-1919). Charles Buckman Goring là nhà thể chất học người Anh.
Ông từng là sinh viên xuất sắc và đạt được nhỉều giải thưởng. Tuy nghiên cứu
chuyên ngành y nhưng ông rất say mê triết học, luât học và văn học. Tác phấm
nối tiếng The English Convict: a statisticaI study (xuất bản năm 1913) đã làm
nên tên tuổi của ông trong làng tội phạm học.
Charles Buckman Goring là người rất say mê nghiên cứu nhân chủng học.
Charles Buckman Goring đã tập hợp số liệu nhân chủng học khoảng 3.000 tù
nhân trong các nhà tù ở Turin vào đầu năm 1901. Sau đó, ơng so sánh số liệu đã
thu thập được với các sinh viên ở Trường Đại học Oxford và Cambridge, những
người lính Anh, các bệnh nhân trong bệnh viện mà không phải là tội phạm. Ông
đã sử dụng phương pháp thống kê để thống kê những đặc điểm về thể chất và
tinh thần của những người nói trên. Sau khi tập hợp kết quả thu được, ông đã
phản bác quan điểm của Cesare Lombroso (về tội phạm bẩm sinh đối với những
người có đặc điểm thể chất của bệnh lại giống) và cho rằng khơng có sự khác
biệt về mặt thể chất, sinh lý đặc trưng giữa người phạm tội và người bình
thường. Ông đã chỉ rõ: “Từ thông tin về số đo hộp sọ của một sinh viên chỉ nên
phán đoán hoặc anh ta đang học tại một trường đại học của Anh hoặc anh ta
đang học tại một trường đại học của Xcốtlen hơn là dự báo anh ta cuối cùng sẽ
trở thành giáo sư đại học hoặc là kẻ phạm tội nghiêm trọng bị kểt án”. Sự phê
phán của ông là có cơ sở đối với quan điểm của Lombroso. Tuy nhiên, bên cạnh
sự chỉ trích nói trên, ơng cũng thừa nhận rằng tình trạng cơ thể tồi tệ cộng với

một số thiếu sót của trí tuệ quyết định các yếu tố trong nhân cách người phạm


tội và có ảnh hưởng đến hành vi phạm tội. Quan điểm này lại mâu thuẫn với
chính ơng, vì nó đã thừa nhận ở một mức độ nhất định tội phạm có nguồn gốc
ngun nhân sinh học (vì thế, nhiều nhà tội phạm học vẫn xếp ông vào trường
phái tội phạm học thực chứng). Quan điểm của Charles Buckman Goring làm lu
mờ một thời gian tư tưởng của trường phải tội phạm học thực chứng (khoảng
một phần tư thếkỷ). Phải đến năm 1939, với sự nghiên cứu của Ernest A. Hooton
(1887-1954), tội phạm học thực chứng mới có sức sống trở lại.
Ernest A. Hooton là nhà nhân loại học, giáo sư, tiến sĩ luật cúa Đại học
Harvard. Năm 1939, ông xuất bản cuốn Tội phạm và con người (Crime and the
Man). Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu như: những người phạm tội ở trong tù,
người mắc bệnh tâm thần, người có nhược điểm về thể chất, người khơng phạm
tội, so sánh những đặc điểm về thể chất, tinh thần của những người này, ông rút
ra nhận xét: “Thông qua các sơ'liệu, chúng ta hồn tồn có thể chứng minh từ
yếu tố thấp kém về thể chất trong cộng đồng dân cư, những tội phạm bẩm sinh
di truyền từ cha mẹ được nảy sinh”. Ơng tỏ ra hồi nghi, khơng tin tưởng vào
những chương trình cải tạo người phạm tội. Vì vậy, theo ơng, để phịng ngừa tội
phạm có hiệu quả, cần tiến hành triệt sản đối với những tội phạm bẩm sinh.
Quan điểm này ngày nay bị nhiều nhà tội phạm học phê phán, tuy nhiên vào thời
đại cúa ông, nó đã dấy lên phong trào nghiên cứu theo con đường tội phạm học
thực chứng, làm cho trường phái này trỗi dậy mạnh mẽ, và từ đó, một loạt cảc
cơng trình nghiên cứu theo con đường thực chứng ra đời.
2. Các thuyết về thể chất con người
Thời gian: từ nãm 1930 đến nay
Học giả tiêu biểu: Ernst Kretschmer, William Sheldon, Richard Louis
Dugdale, Henry Gorddard, Patricia A. Jacobs...
* Trường phái kiểu cơ thể
Trường phái kiểu cơ thể khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm đã cố

gắng tìm ra mối liên hệ giữa những đặc điểm về thể chất cúa con người với tội
phạm. Trường phái kiểu cơ thể đã liên kết gíữa khổ người với việc thực hiện
hành vi, trong đó có hành vi phạm tội. Sáng lập nên trường phái này là Ernst
Kretschmer và tiếp đó là William Sheldon.
Quan điểm của Ernst Kretschmer
Ernst Kretschmer (1888-1964) sinh ra ở Heilbronn, nước Đức. Ông là giáo
sư tiến sĩ y khoa, tiến sĩ triết học, nhà tâm lý học lỗi lạc. Ông là học giả với
nhiều tác phẩm nối tiếng như: Ảo giác tương đối nhạy cảm (1927), Thể chất và


tính cách, Tâm lý y khoa (1922), Sự kích động, phản xạ và bản năng (1923),
Khuynh hướng rối loạn tâm linh (1924), Rối loạn tâm linh và khí chất (1928),
Tâm lý của những người đàn ông thiên tài (1929)..., nhưng tác phẩm nổi tiếng
nhất làm nên tên tuổi của ông trong tội phạm học là Thể chất và tính cách. Trên
cơ sở nghiên cứu, Ernst Kretschmer rút ra nhận định rằng trong xã hội có ba loại
người khác nhau cơ bản. Đó là:
1) Người suy nhược bao gồm: gày gị, thể chất yếu ớt, vai hẹp;
2) Người lực lưỡng bao gồm: từ trung bình đến cao, khỏe mạnh, cơ bắp,
xương thơ;
3) Người béo bao gồm: cao trung bình, hình dáng mũm mĩm cổ to, mặt rộng.
Sau đó, ơng liên kết những kiểu người đó với những rối loạn tinh thần khác
nhau. Người béo với tình trạng vui buồn thất thường, dễ chản nản; người suy
nhược và lực lưỡng với tinh thần phân lập. Ơng cho rằng người lực lưỡng có
khuynh hướng phạm tội nhiều hơn những người khác. Ứng với mỗi loại cơ thể
là một loại nhân cách tương ứng. Ơng chia tính cách ra làm hai nhóm:
Schizothymic và Cyclothymic. Schizothymic bao gồm tính cách nhạy cảm và
lạnh lùng, cịn Cyclothymic bao gồm tính cách yếu đuối và hưng cảm nhẹ.
Cơng trình nghiên cứu cúa Ernst Kretschmer được một số nhà khoa học trên
thế giới hưởng ứng, trong đó tiêu biểu nhất là William Sheldon. William
Sheldon tiếp tục kế thừa Kretschmer và phát triển một cách có hệ thống các kiểu

cơ thể. Bên cạnh đó, William Sheldon đã cố gắng lý giải nguyên nhân của tội
phạm gắn với kiểu cơ thể.
Quan điểm của William Sheldon
Tiến sĩ William Sheldon (1898-1977) là nhà tâm lý học, nhân chủng học lỗi
lạc người Mỹ. Tác phẩm nối tiếng Các loại thể chất con người: một lời giới thiệu
về cấu tạo tâm lý (1940) đã làm nên tên tuổi của ông trong tội phạm học.
William Sheldon đã dành cả cuộc đời và sự nghiệp của mình để nghiên cứu
về cảc loại cơ thể người (human body type), mối liên hệ giữa các loại cơ thể
người với các tính cách đặc trưng (human personality traits) và các loại khí chất
(temperament types). Ơng nổi tiếng khắp nước Mỹ về những cơng trình nghiên
cứu cấu tạo con người. Vào những 1940, ơng đã phát triển thuyết của mình khi
chia người ra làm ba loại (kiểu): endomorph (tròn, béo, mềm); mesomorph (lực
lưỡng cơ bắp); ectomorph (mong manh, yếu ớt, gầy gò).


Ông đã cố gắng tìm ra mối lìên hệ giữa các hành vi cá nhân với các kiểu cơ
thể. Ông cho rằng kiểu cơ thể mesomorph (lực lưỡng, co bắp) đi gần với dạng
phạm tội nhất bởi vì loại cơ thể này rât dễ bị kích động, dễ nổi nóng, dễ rơi vào
trạng thái thần kinh căng thẳng khó kiểm sốt. Ơng cũng thấy đối với kiểu cơ
thể endomorph thì khoan dung, thân thiện, dễ bằng lòng. Còn kiểu cơ thể
ectomorph lại quả nhạy cảm, dễ nản chí. Từ đó, ông đi đến kết luận trong ba
kiểu cơ thể nói trên thì người cơ bắp, lực lưỡng có khuynh hướng phạm tội cao
hơn những người khác.
Lý thuyết này của William Sheldon sau đó được một loạt các nhà khoa học
nghiên cứu và phát triển tiếp, nhất là Eleanor và Sheldon Glueck. Vào năm
1956, các ông này đã công bố công trình nghiên cứu của mình khi so sánh 500
tội phạm chưa thành niên nam với 500 người chưa thành niên không phạm tội và
cũng đã đưa ra kết quả tương tự với William Sheldon. Cụ thể là người chưa
thành niên phạm tội có kiểu cơ thể mesomorph chiếm tỷ lệ phạm tội đặc biệt cao
trong số những người phạm tội.

Nhìn chung, những đóng góp của trường phái kiểu cơ thể trong tội phạm học
thực chứng đối với sự phát triển của tội phạm học là không thể phủ nhận, lý
thuyết này đã lý giải được phần nào về nguyên nhân của tội phạm. Tuy nhiên, lý
thuyết của trường phái kiểu cơ thể vẫn bị một số nhà tội phạm học phê phán vì
mẫu nghiên cứu hẹp, chỉ dựa trên ba kiểu cơ thể đối với hai loại người là người
phạm tội và người khơng phạm tội, vì vậy, độ chính xác chỉ là tương đối. Chính
vì vậy, lý thuyết này khơng thể giải thích bao qt hết cho ngun nhân phạm tội
của tất cả các tội phạm.
* Thuyết phạm tội thừa kế
Ngay từ đầu thế kỷ XVIII, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về
vấn để nguyên nhân phạm tội là do gen di truyền. Tuy nhiên, phải đến khi
Richard Louis Dugdale (1841-1883) nghiên cứu và cho ra đời cơng trình khoa
học của mình thì lúc đó mới hình thành thuyết phạm tội thừa kế trong tội phạm
học.
Richard Louis Dugdale đã nghiên cứu cuộc đời của hơn 1000 thành viên gia
đình của dịng họ Juke. Mối quan tâm của ơng đối với gia đình này bắt đầu xuất
hiện khi ông đi kiểm tra các nhà tù, phát hiện có sáu người trong dịng họ này
đang ở trong nhà tù ở ngoại ô của New York. Khi nghiên cứu một chi của những
hậu duệ của Ada Jukes, người được ông cho là mẹ của tội phạm (ông lấy Ada
Jukes làm mốc), Richard Louis Dugdale đã tìm thấy trong số gần 1.200 thành
viên gia đình là hậu duệ của Ada Jukes có tới 280 người bần cùng, 60 người


phạm tội trộm cắp tài sản, 7 người phạm tội giết người, 90 người phạm các tội
khác, 40 người mắc bệnh hoa liễu, 50 người hành nghề gái điếm. Sự khám phá
của ơng đã chỉ ra rằng có một số dòng họ đã sản sinh ra những thế hệ tội phạm,
họ chẳc chắn đã di truyền một đặc điểm thoái hóa nào đó từ đời này sang đời
khác. Đồng thời, ông lại nghiên cứu và so sánh dòng họ Ada Jukes với một dịng
họ có tiếng là trong sạch khác - dòng họ Jonathan Edwards. Jonathan Edwards
từng làm hiệu trưởng Trường Đại học Princeton. Hậu duệ của Edwards có người

từng làm tống thống và phó tổng thống Mỹ, nhiều người thành cơng trong kinh
doanh. Khơng ai trong dịng họ Edwards được xác định là vi phạm pháp luật.
Sau đó, vào năm 1916, Arthur H. Estabrook đã xuất bản cơng trình nghiên
cứu của mình sau cơng trình của Dugdale cũng khẳng định một chi khác của
dịng họ Ada Jukes có 715 người thì có tới 378 người hành nghề mại dâm, 170
người ở tình trạng bần cùng, 118 người khác là tội phạm.
Thuyết phạm tội thừa kế sau đó lại được củng cố hơn nữa bởi kết quả nghiên
cứu của Henry Gorddard (1866-1957). Khi nghiên cứu về gia phả dòng họ của
chiến sĩ cách mạng Martin Kallikak, trước tiên, ông nghiên cứu hậu duệ cuộc
tình ngồi giá thú của Martin Kallikak với một cơ gái bán bar (nhánh thứ nhất).
Ơng đã tìm thấy tỷ lệ tội phạm đặc biệt cao trong các hậu duệ của người con trai
ngoài giá thú của Martin Kallikak. Sau đó, ơng tiếp tục nghiên cứu hậu duệ của
người con trai của Kallikak với người vợ hợp pháp sau này – người vợ hợp pháp
là một cô gái có nguồn gốc Quayker (nhánh thứ hai) thì ơng thấy hậu duệ của
nhóm này hầu như khơng có người phạm tội. Sự ra đời và phát triển của “Thuyết
phạm tội thừa kế” đã dấn đến sự hình thành và phát triển của phong trào ưu sinh
(eugenics movement) những năm 1920 và đến đầu năm 1930. Sau đó, phong
trào này đã phát triển đến mức hình thành tội phạm học ưu sinh (eugenic
criminology). Quan điểm của tội phạm học ưu sinh đã giải thích nguyên nhân
của tội phạm là do một số người của thểhệ sau đã kế thừa (di truyền) những gen
tồi tệ của thế hệ trước. Do vậy, để kiểm sốt được tội phạm cần phịng ngừa
bằng cách không để cho những đặc điểm của người phạm tội được di truyền
sang thế hệ sau (cần triệt sản đối với người phạm tội). Vì vậy, một số cơ quan
chuyên trách nghiên cứu gia phả những dòng họ phạm tội đã được thành lập.
Đầu thế kỷ XX, ở Mỹ, ra đời văn phịng lưu trữ ưu sinh liên bang. Chính sách xã
hội ưu sinh được trợ giúp không chỉ riêng cơ quan này mà vào năm 1927, tòa tối
cao cúa Mỹ cũng đã lên tiếng ủng hộ. Vào năm 1924, bang Virginia (cũng như
phần lớn các bang khác cúa Mỹ) đã ban hành Đạo luật triệt sản đối với những
người phạm tội. Trong vụ án Buck V.Bell, thẩm phán tòa án tối cao, ông Oliver
Wendell Holmes, Jr., đã úng hộ bang Virginia thực hiện biện phảp triệt sản đối

với người phạm tội. Ông đã tuyên bố: “Sẽ là tốt hơn cho toàn thế giới nếu thay


vì việc chờ đợi sự thối hóa của con cháu họ về các đặc điểm tội phạm, hoặc để
họ chết đói về hành động ngu dại của mình, xã hội có thể ngăn chặn những
người rõ ràng khơng thích hợp bằng việc triệt sản. Ba thể hệ đần độn là quá
đủ...”. Sau khi Buck bị triệt sản, hơn 8.000 người phạm tội khác ở bang Virginia
cũng bị triệt sản vì bị cho rằng có chứa gen tồi tệ. Phong trào ưu sinh phát triển
và lan rộng khắp nước Mỹ cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó
lan rộng ra châu Âu. Phong trào này sau đó đã bị phát Xít Đức triệt để lợi dụng
để tàn sát người Do thái cũng như người tàn tật.
* Thuyết nhiễm sắc thể
Nghiền cứu gen của cơ thể con người, tìm ra mối liên hệ giữa nhiễm sắc thể
giới tính với hành vi lệch lạc (trong đó có tội phạm) đã thu hút sự quan tâm lớn
cùa các nhà tội phạm học. Mặc dù cịn có một số ý kiến phản bác, thậm chí nghi
ngờ, nhưng hướng nghiên cứu này vẫn đang rất phát triển trên thế giới, nhất là ở
Anh, Mỹ, Australia. Học giả đầu tiên nghiên cứu theo hướng này là Patricia
Jacobs (sinh 10-1934), một học giả nối tiếng người Anh.
Patricia Jacobs là giáo sư, tiến sĩ y khoa của Trường Đại học Southampton.
Bà đã đạt được nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý trong sự nghiệp của mình,
đáng kể nhất là giải thưởng của Hiệp hội gen của Mỹ. Bên cạnh đó, bà cũng rất
quan tâm đến luật pháp, thống kê tội phạm và phân tích thống kê. Năm 1959, bà
là người đầu tiên trên thế giới đưa ra vấn đề kiểu nhiễm sắc thể bất thường (kiểu
47) liên quan đến hành vi phạm tội. Patricia Jacobs có nhiều cơng trình khoa học
trong cuộc đời nghiên cứu của bà nhưng cơng trình nổi tiếng nhất là: Hành vi
hung hãn, trạng thái trí tuệ kém phát triêh và nhiễm sắc thể XYY của nam giới
mà bà tham gia nghiên cứu cùng với một số tác giả khác đã mở ra một con
đường mới mẻ trong nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm; vẫn đi theo con
đường giải thích nguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ gen bấm sinh, nhưng
không phải là do đặc điểm “lại giống” của cơ thể hay do di truyền những gen tồi

tệ của thế hệ trước. Theo thuyết nhiễm sắc thể nguyên nhân của tội phạm là do
người phạm tội đã có kiểu nhiễm sắcc thể bất thường so với người bình thường
khác. Như chúng ta đã biết, ở một người đàn ơng bình thường, có kiểu nhiễm
sẳc thể là XY , cịn ở người phụ nữ bình thường có kiểu nhiễm sắc thể là XX.
Qua nghiên cứu một số mẫu tù nhân ở Anh, Jacobs nhận thấy số tù nhân nam có
kiểu nhiễm sắc thể XYY (nghĩa là thừa một nhiễm sắc thể Y), một số tù nhân nữ
có kiểu nhiễm sắc thể XXX (nghĩa là thừa một nhiễm sắc thể X) chiếm tỷ lệ
đáng kể những người có kiểu nhiễm sắc thể bị thừa như vậy được gọi là hội
chứng Klinefelterk. Qua nghiên cứu, Jacobs phát hiện với những người có kiểu


nhiễm sắc thể bất thường nói trên thường có biểu hiện rối loạn tâm lý xã hội, có
khuynh hướng thực hiện những hành vi quá khích, hung hãn.
Nghiên cứu theo thuyết nhiễm sẳc thểtiếp tục được các nhà khoa học hưởng
ứng như Lawren E.Hanell, Danish... Các nhà nghiên cứu đưa ra ví dụ về một gia
đình ở Hà Lan. Người vợ đề nghị các bác sĩ cho biết là tại sao hầu hết những
người đàn ơng trong gia đình bà đều phạm tội. Qua nghiên cứu, các nhà khoa
học nhận thấy những người đàn ơng này đều có vấn đề về gen trong nhiễm sắc
thể X. Vì vậy, quá trình kiểm soát đối với việc tiết ra các chất sinh hóa điều
khiển hành vi trong não bộ bị vi phạm. Ở những người đàn ơng có kiểu nhiễm
sắc thể hồn chỉnh khơng thấy có những biểu hiện hung bạo, độc ác như những
người đàn ơng của gia đình người phụ nữ nói trên.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là bên cạnh hướng nghiên cứu của Jacobs và một
số nhà khoa học có quan điểm tương tự, một nhóm các nhà nghiên cứu khác khi
tiến hành một số cuộc thí nghiệm bằng cách kiểm tra máu của các tù nhân đã
thấy rằng bên cạnh khá nhiều kẻ giết người có kiểu nhiễm sắc thể bất thường
vẫn có một số kẻ giết người nguy hiểm có kiểu nhiễm sắc thể bình thường,
khơng thuộc hội chứng Klinefelter. Bởi vì mẫu nghiên cứu của Jacobs trong
phạm vì chưa thực sự rộng, nên thuyết nhiễm sắc thể chỉ giải quyết được phần
nào nguyên nhân của tội phạm. Tuy nhiên, nhiều nhà tội phạm học trên thế giới

vẫn kiên trì đi theo hướng này, họ vẫn cố gắng tích cực nghiên cứu để tìm ra một
quy luật nào đó trong mối liên hệ giữa kiểu nhiễm sẳc thể bất thường với việc
thực híện tội phạm.
3. Trường phái mất cân bằng hoá học cơ thể
Thời gian: năm 1940 đến nay
Học giả tiêu biểu: dan Olweus, Ellen G Cohn, James Rotton
Các nhà tội phạm học theo trường phái này đã cố gắng tìm ra mối liên hệ
giữa sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể với hành vi phạm tội. Ví dụ: sự dư
thừa hormone, sự giảm lượng đường trong máu... trong cơ thể con người có thể
là nguyên nhân dân đến tội phạm.
Cuộc nghiên cứu đầu tiên về sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể là nguyên
nhân của tội phạm được tường thuật trong một tạp chí y học của Anh tên là
Lancet vào năm 19431. Tác giả cúa cuộc nghiên cứu đã liên hệ giữa một số vụ
giết người với sự giảm lượng đường trong máu (hypoglycemia) của người phạm
tội. Lượng đường trong máu thấp đã sản sinh quá nhiều chất insulin trong máu


sẽ làm người này buồn bực, mệt mỏi, nóng nảy, sự kiềm chế kém dễ trở nên
hung bạo, từ đó đưa đến việc thực hiện tội phạm.
Phần lớn các cuộc nghiên cứu về mối liên hệ giữa hormone và hành vi phạm
tội đều đưa đến kết luận giống nhau là ở những nam giới có lượng hormone
testosterone cao (nhất là ở những người trẻ tuối) thì thường đi liền với tính cách
dễ tức giận, khó kiềm chế việc thực hiện hành vi lệch lạc, trong đó có hành vi
phạm tội. Một nhóm các nhà nghiên cứu người Thụy Điển, mà tiêu biểu là Giáo
sư, Tiến sĩ Dan Olweus khi tiến hành cuộc nghiên cứu (đối tượng là học sinh
trung học và thanh niên) vào những năm 1980, đã đi đến kết luận: những nam
giới tuổi từ 15 đến 17 có lượng hormonte testosterone cao trong mảu có mối liên
hệ chặt chẽ với tính khí dễ tức giận, nóng nảy, Dan Olweus cũng nhận xét rằng
những người này có tính thiếu kiên nhẫn và dễ nổi nóng hơn những người cùng
tuổi mà có mức testosterone thấp trong máu.

Sau đó, một số nhà nghiên cứu khác như Alan Booth, D.Way Osgood,
Paul.C.Bernhardt… cũng tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết quả tương tự. Ngày
nay, nhiều nhà tội phạm học vân tập trung nghiên cứu theo hướng này để cố
gắng tìm ra quy luật về mối liên hệ giữa tội phạm và hormone của cơ thể.
4. Trường phái xã hội học sinh học
Các thuyết sinh học cũng như các thuyết xã hội học đã giải thích được ở các
mức độ khác nhau về nguyên nhân của tội phạm, tuy nhiên, các thuyết này đều
có hạn chế riêng của nó. Giải pháp phịng ngừa tội phạm của từng trường phải
nói trên chỉ có ý nghĩa ở một phạm vi nhất định. Từ đó, trong giới các nhà khoa
học của ngành tội phạm học xuất hiện một xu hướng mới kết hợp hai trường
phái trên để tìm ra lý do được coi là hợp lý nhất giải thích về nguyên nhân của
tội phạm cũng như giải pháp phịng ngừa tội phạm tương ứng. Từ đó dẫn đến sự
ra đời trường phái xã hội học sinh học trong tội phạm học. Người sáng lập ra
trường phái này là Edwars O.Wilson, người được coi là một trong những nhà
học được kính trọng nhất thế giới ngày nay.
Có thể nói, với “xã hội học sinh học”, Edwars O.Wilson đã mở ra một con
đường mới mẻ cho cộng đồng khoa học thế giới trong việc nghiên cứu về tội
phạm học. Với tác phấm nổi tiếng Xã hội học sinh học: sự tổng hợp mới
(Sociobiology: the new synthesis) xuất bản năm 1975, ơng đã đưa ra mơ hình
mới (new paradigm) nghiên cứu về nguyên nhân cúa tội phạm cũng như giải
pháp phịng ngừa. Trong quyển sách này, ơng đã đưa ra khái niệm “Xã hội học
sinh học”. “Xã hội học sinh học nghiên cứu một cách tổng hợp trên cơ sở sinh
học tất cả các hành vi xã hội và nó là một nhánh của sinh học tiến hóa và nhất là


của sinh học dân số hiện đại”. Giải thích về nguyên nhân của tội phạm, Wilson
cho rằng phần lớn cảc hành vi của con người (trong đó có tội phạm) có nguồn
gốc từ những hành vì đối phó có tính chất bản năng đặc trưng của các loài sinh
vật ở khắp mọi nơi. Ví dụ: tính nổi nóng, tính hám lợi là những ví dụ về hành vi
có tính bản năng cúa con người.

Thông qua việc nghiên cứu về côn trùng học sống có tính bầy đàn, nhất là
đối với lồi kiến, ơng đã chứng minh rằng có nhữn hình thức đặc biệt của hành
vi có thể góp phần vào sự tồn tại lâu dài của nhóm xã hội. Ơng tập trung nghiên
cứu chủ nghĩa khoan dung, vị tha (như hành vi giúp đỡ người khác) và có phát
hiện ngược lại với quan điểm của một số nhà sinh học tíến hóa, ơng cho rằng
chính các hành vi giúp đỡ người khác sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tính liên tục của
quỹ gen giữa những người có tính vị tha. Wilson nhấn mạnh, yếu tố cơ bản
quyết định xử sự trong đó bao gồm cả xử sự của con người là sự cần thiết bảo
đảm sự tồn tại và tính liên tục của các nguyên liệu gen từ thếhệ này sang thếhệ
khác. Với quan điềm trên, ông nhấn mạnh đến việc ảp dụng chính sảch nhân đạo
trong phịng ngừa tội phạm.
Trường phải xã hội học sinh học được nhiều nhà điều tra tội phạm, nhà tội
phạm học cũng như một số nhà khoa học khảc ủng hộ. Bên cạnh đó, trường phải
này cũng bị một số nhà tội phạm học khảc phê phản bởi những điểm sau đây:
 Xã hội học sinh học đã coi nhẹ vai trò của nhân tố văn hóa, xã hội
cũng như kinh nghiệm cùa cảc cá nhân trong việc thể hiện hành vi của các
cá nhân hoặc của nhóm cá nhân;
 Con người rất khác các lồi động vật, thậm chí giữa những người
khác nhau thì cũng có nhiều điểm khác nhau. Do vậy, kết luận đưa ra từ
việc nghiên cứu loài vật để áp vào con người thì độ hợp lý của thuyết là
hạn chế.
II. Khả năng áp dụng các thuyết sinh học ở Việt Nam hiện nay
1. Mặt thuận lợi
Nội dung của Thuyết sinh học trong tội phạm học là đi sâu tìm hiểu về người
phạm tội, mối quan hệ giữa thể chất của người với hành vi phạm tội. Ở Việt
Nam, phòng ngừa tội phạm được coi trọng và là nhu cầu tất yếu, vì vậy, Thuyết
sinh học hồn tồn có thể được chấp nhận, nghiên cứu tìm hiểu bởi lẽ Thuyết
sinh học với vai trị là phương pháp nghiên cứu có hướng đi gần nhất đến bản
chất vấn đề, sẽ là mảnh đất màu mỡ cần được khai thác và phát huy.



Nếu áp dụng Phân tâm học vào Việt Nam thì cho phép chúng ta có thể phát
triển được các ngành mà xã hội cần phải có, chẳng hạn như Luật Hình sự, Tội
phạm học và một số ngành khác hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề có liên
quan đến điều tra.
2. Mặt khó khăn
Các thuyết sinh học là một hệ thống các lý thuyết trừu tượng và cách thức
tiến hành ứng dụng cũng không hề đơn giản, cần địi hỏi phải có một đội ngũ
chun sâu có khả năng tiếp thu tốt nhất mới có khả năng hấp thu được đầy đủ
các kiến thức và kỹ năng cần có để ứng dụng thực tiễn, nhưng với điều kiện của
Việt Nam hiện nay thì những địi hỏi đó vẫn cịn nhiều hạn chế thể đáp ứng được
vì vậy việc ứng dụng của Việt Nam đối với Thuyết sinh học để phát triển các
ngành khoa học vẫn còn nhiều hạn chế.
Với điều kiện của Việt Nam hiện nay, do đang trong giai đoạn phát triển, các
ngành thuộc về lĩnh vực kinh tế chiếm ưu thế, chúng ta chưa có điều kiện để đi
sâu vào nâng cao khả năng ứng dụng các ngành khoa học . Mặc dù việc nghiên
cứu các Thuyết sinh học này cũng phục vụ cho sự phát triển đất nước, nhất là
trong các lĩnh vực, Điều tra tội phạm, Tội phạm học, Luật Hình sự… nhưng
khơng trực tiếp tạo ra sản phẩm phục vụ cho việc nâng cao năng lực kinh tế cho
nên việc nghiên cứu nó vẫn chưa được triển khai mạnh, nếu muốn nghiên cứu
chuyên sâu về Thuyết sinh học, chúng ta phải có những cơ sở tốt nhất thì mới có
đủ khả năng để lĩnh hội được các kiến thức và các phương pháp thực hành từ đó
mới có thể đưa nó vào phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của xã hội.


C. Kết luận
Trên đây là một số vấn đề về Thuyết sinh học trong tội phạm học, thơng qua
những trình bày trên, chúng ta có thể hình dung rõ hơn phần nào về thuyết này,
cung cấp cho chúng ta những kiến thức nền tảng để có thể đi sâu nghiên cứu
những vấn đề cụ thể và cách thức ứng dụng của nó, tạo tiền đề để có thể phát

triển nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, giúp giải quyết các vấn đề
mà xã hội đang gặp phải, tạo cơ sở cho sự phát triển của xã hội nói chung. Giá
trị của các thuyết sinh học sẽ cịn được phát huy mãi mãi.


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trương Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. Cơng an nhân
dân, 2015;
2. PGS.TS Dương Tuyết Miên, Tội phạm học đương đại (sách chuyên khảo),
Nxb. Chính trị - Hành chính, 2013.



×