NGHIÊN CỨU CƠ CẤU VỐN VÀ KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƢỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN
Báo cáo chun đề số 5/2011
8/11/ 2011
Phịng Phân tích và Dự báo thị trƣờng
Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)
1
NỘI DUNG
I/ Mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................................3
II/ Tổng quan các hệ số cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DNNN niêm yết .......................4
III/ Cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DNNN niêm yết theo ngành ...................................7
IV/ Kết luận ....................................................................................................................................24
PHỤ LỤC .......................................................................................................................................26
2
I/ Mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu
DNNN (DNNN) có vai trò quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế đất nước,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay sau các sự cố đổ vỡ, kinh doanh sa sút của một số
tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước. Đã có nhiều DNNN thực hiện niêm yết cổ phiếu
trên TTCK và từ đây, biến động suy giảm mạnh của TTCK lại tác động đến cấu
trúc tài sản và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp này. Trong bối cảnh đó,
thực hiện đầu tư tập trung vào lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chính đang là
một chủ trương lớn nhằm giảm bớt rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh cho các
DNNN.
Với mục đích cung cấp thêm một đánh giá về chất lượng hàng hoá trên
TTCK trong mối liên hệ với các yếu tố nêu trên, bài viết này tập trung vào nghiên
cứu các đối tượng là DNNN hiện niêm yết trên hai SGD HOSE và HNX. Nội dung
nghiên cứu xoay quanh hai nhóm chỉ tiêu chính là cơ cấu vốn-tình hình đầu tư và
khả năng thanh tốn; từ đó rút ra các đánh giá về cấu trúc và khả năng huy động
vốn đi kèm với những rủi ro có thể gặp phải về thanh khoản vốn và khả năng thanh
toán các khoản nợ phải trả.
Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu trong bài là các báo cáo tài chính có ý kiến
kiểm tốn gần nhất (báo cáo sốt xét) của tổng số 162 DNNN niêm yết; trong đó
DNNN niêm yết được xác định là các DN có vốn do Nhà nước sở hữu trên 50% và
hiện đang được niêm yết và giao dịch trên hai SGDCK trong nước. Phương pháp
nghiên cứu chủ yếu là tính tốn, phân tích và so sánh các hệ số tài chính, bao gồm
các hệ số trung bình của ngành. Như vậy, việc phân loại DNNN theo ngành cũng là
một nhiệm vụ trong báo cáo này để tạo thuận lợi cho việc phân tích và so sánh.
Tuy nhiên, phạm vi có hạn của một bài viết không tránh khỏi những hạn chế
như sau: i) Dữ liệu báo cáo tài chính tin cậy gần nhất là báo cáo tài chính nửa năm
(bán niên) năm 2011 nên báo cáo chỉ phản ánh thực trạng tài chính tại thời điểm
giữa năm 2011 của các DNNN niêm yết; ii) Chưa có một chuẩn phân ngành được
3
công nhận rộng rãi trên TTCK Việt Nam nên phương pháp phân ngành trong báo
cáo được dựa trên chuẩn phân ngành ICB và có tham khảo cách phân loại của một
số cơng ty chứng khốn. Điều này khơng tránh khỏi những bất cập và có thể khơng
phù hợp theo quan điểm của một số đơn vị khác; 1 iii) Các hệ số trung bình được
tính tốn dựa trên phương pháp bình qn giản đơn hoặc có gia quyền với quyền
số là tổng tài sản hoặc tổng vốn chủ sở hữu tuỳ theo mỗi một hệ số khác nhau
nhằm đảm bảo chúng phản ánh được tốt nhất ý nghĩa bình quân; và iv) Số chia
trong các hệ số là giá trị tại một thời điểm thay vì tính bình qn trong một khoảng
thời gian tương đương một kỳ kế toán.
II/ Tổng quan các hệ số cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DNNN
niêm yết
1. Hệ số nợ
Hệ số nợ
Nợ phải trả
=
Tổng tài sản
2. Hệ số nợ/vốn
Hệ số nợ/vốn
=
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
3. Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số địn bẩy tài chính
=
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Các hệ số trên đều có cùng tính chất, do vậy hệ số nợ có thể cung cấp góc
nhìn khái quát nhất cho nhóm hệ số này (các hệ số khác sẽ được phân tích cụ thể
trong phần sau). Theo đó, hệ số nợ trung bình của cả hệ thống gồm 162 DNNN
niêm yết hiện ở mức 0,85. Thống kê cho thấy có 121 trên tổng số 162 DNNN có hệ
Ví dụ, chúng tơi đã loại bỏ một ngành là Cơng nghệ trong bài do chỉ có 2 DNNN niêm yết,
trong đó có một DN dễ gây tranh cãi. Tuy nhiên, việc loại bỏ ngành này không ảnh hưởng nhiều
đến toàn bộ bài viết.
1
4
số nợ trên 0,5, chiếm tỷ lệ 74%. Điều đó phần nào nói lên rằng đa số các DNNN
hiện tại đang có cơ cấu tài chính nhiều rủi ro với tỷ trọng nợ cao trong tổng nguồn
vốn. Với nền kinh tế đang trong môi trường lạm phát và lãi suất cao như hiện nay
thì chi phí trả lãi của các DNNN này là một áp lực không hề nhỏ.
4. Hệ số tự tài trợ (hệ số vốn chủ sở hữu)
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của 162 DNNN niêm yết trên hai sàn HNX
và HSX bằng 0,15. Đây là mức rất thấp, cho thấy trong tổng số nguồn vốn hình
thành nên tài sản của doanh nghiệp chỉ có 15% là vốn do doanh nghiệp tự có có thể
huy động vào sản xuất kinh doanh, còn lại 85% là đi vay bên ngoài.
5. Hệ số đầu tư tài chính
Hệ số
đầu tư tài chính
=
ĐT tài chính ngắn hạn + ĐT tài chính dài hạn
Tổng tài sản
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của 162 DNNN niêm yết trên hai sàn HNX
và HSX bằng 15%. Hệ số này cho thấy về cơ bản, lượng vốn nhóm DNNN đầu tư
ra bên ngồi khơng cao (chỉ chiếm 15% tổng tài sản), bao gồm đầu tư vào tài sản
tài chính ngắn hạn như cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn, đầu tư góp vốn vào công ty
liên doanh, liên kết…Như vậy, khả năng rủi ro tài chính phụ thuộc vào biến động
của thị trường chứng khốn của các doanh nghiệp trên là khơng đáng ngại và nhìn
chung các doanh nghiệp NN niêm yết đều đáp ứng được so với tiêu chuẩn đề ra
trong các văn bản pháp quy về tỷ lệ đầu tư vốn ra ngoài ngành (tại thời điểm giữa
năm 2011).
6. Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng
=
thanh toán hiện hành
5
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh tốn hiện hành trung bình của 162 DNNN niêm yết trên hai sàn
HNX và HSX bằng 1,84. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp
đối với toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh
tốn trong vịng một năm hoặc một chu kì kinh doanh. Hệ số của nhóm DNNN
niêm yết bằng 1,84 cho thấy khả năng thanh tốn của nhóm này chỉ ở mức độ vừa
phải mà khơng biểu thị sự vững chắc về mặt tín nhiệm doanh nghiệp, đặc biệt là
đối với các ngân hàng, nhà tài trợ vốn...của doanh nghiệp.
7. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh tốn nhanh trung bình của 162 DNNN niêm yết trên
hai sở HNX và HSX bằng 1,34. Hệ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn của DNNN bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (không kể hàng
tồn kho) thành tiền. Hệ số của nhóm DNNN bằng 1,34 cho thấy khả năng thanh
tốn các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp này là tốt.
8. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng
thanh tốn lãi vay
=
EBIT
Chi phí lãi vay
Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay trung bình của 162 DNNN niêm yết trên
hai sở HNX và HSX bằng 108,98. Hệ số này cho biết trong kỳ DNNN đã tạo ra lợi
nhuận trước thuế và lãi vay gấp bao nhiêu lần lãi phải trả về tiền vay. Hệ số này
càng cao thì rủi ro mất khả năng chi lãi trả tiền vay càng thấp và ngược lại. Hệ số
của nhóm DNNN bằng 108,98 cho thấy khả năng thanh toán lãi vay lớn. Nếu kết
hợp với hệ số nợ ở trên, mặc dù tỷ lệ vốn vay cao nhưng hệ số này cho thấy khả
năng chi trả lãi và vốn gốc của các DNNNNN niêm yết là an toàn.
6
III/ Cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DNNN niêm yết theo ngành
1. Ngành công nghiệp
Hệ số nợ trung bình của ngành cơng nghiệp ở mức 0,74, tuy thấp hơn so với
trung bình các ngành nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao so với các ngành cịn lại,
đứng thứ 2 sau ngành tài chính. Trung bình 74% tài sản của các DNNN trong
ngành được tài trợ bằng nguồn vốn nợ, 26% tài sản còn lại được đầu tư từ nguồn
vốn chủ sở hữu. Thống kê cho thấy đa số, khoảng 70 trong 91, DNNN của ngành
có hệ số nợ trên mức 0,5; trong đó có 35 DNNN có hệ số nợ trên mức trung bình
ngành, cá biệt một số DNNN có hệ số nợ ở mức gần như tuyệt đối như SD8 (0,91);
DDM (0,94) hay TLT (0,95) . Có thể thấy rõ xu hướng sử dụng nhiều nợ trở nên
phổ biến trong các DNNN ngành công nghiệp. Việc này khiến cho các DNNN bị
phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, cũng như áp lực trả nợ là khá cao.
Chính vì vậy, lãi suất tăng cao như trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng bất lợi
đến chi phí tài chính của các DNNN.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình ngành ở mức 3,52; có 26 trên tổng số 91
DNNN có tỷ lệ này vượt mức trung bình ngành, trong đó có 10 DNNN vượt mức
trung bình tồn hệ thống các DNNNNN niêm yết. Một số DNNN có tỷ lệ nợ/vốn
chủ sở hữu vượt trên cả ngành ngân hàng (vốn là một ngành có tính chất sử dụng
vốn nợ là chủ yếu) như SD8 (11,66), PVA (13,27), DDM (17,16) và TLT (17,26).
Với những DNNN này, trong cơ cấu nguồn vốn, cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì
có đến trên 10 đồng vốn nợ. Cho thấy nền tảng vốn chủ sở hữu rất yếu kém, khả
năng thanh tốn nợ khơng được đảm bảo, rủi ro tài chính hiện ở mức q cao.
Hệ số địn bẩy tài chính trung bình ngành ở mức 4,74, chỉ thấp hơn so với
ngành tài chính. Một số DNNN có kết quả kinh doanh thua lỗ trong khi sử dụng
đòn bẩy tài chính ở mức quá cao như TLT hay NSN hiện tại đang phải đối mặt với
rủi ro tài chính rất lớn bởi lợi nhuận sinh ra không đủ để bù đắp chi phí trả lãi. Chi
phí trả lãi hàng năm của các DNNN này cũng có thể “lạm” vào vốn chủ sở hữu
7
trong điều kiện lãi suất thị trường đang căng thẳng như hiện nay. Một số DNNN
duy trì hệ số địn bẩy ở mức vừa phải trong khi kết quả kinh doanh khả quan cho
thấy các DNNN đã có một cơ cấu vốn hiệu quả. Đối với các DNNN hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản có đặc thù vay nợ nhiều cho các cơng
trình dự án, nợ phải trả khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ nhưng về bản
chất lại là hình thức vay vốn mà DNNN không phải trả lãi, việc trả nợ gốc được
hoàn thành khi dự án kết thúc, bởi vậy mặc dù tỷ lệ nợ cao nhưng các DNNN
không phải chịu quá nhiều áp lực chi trả lãi vay. Nhìn chung, phần lớn các DNNN
thuộc ngành cơng nghiệp có cơ cấu tài chính mạo hiểm khi tăng cường sử dụng
địn bẩy tài chính trong hoạt động tạo lập vốn kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế
tăng trưởng và lạm phát thấp, các doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong việc sử dụng
địn bẩy tài chính; tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hệ số đòn bẩy cao của các
doanh nghiệp này ln bộc lộ rủi ro thanh tốn cao và khả năng lợi nhuận hạn chế.
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành cơng nghiệp là 0,26, cao
hơn so với trung bình nhóm các DNNNNN niêm yết (0,15), và đứng thứ 6 trong
tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNNNN niêm yết. Hệ số vốn chủ sở hữu thấp cho
thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thấp, các doanh nghiệp phải đi vay
nợ bên ngoài nhiều (có một vài doanh nghiệp tỷ lệ vốn chủ rất thấp, chưa tới 10%
như TLT, SD8, NSN hay DDM), dẫn tới việc không chủ động về vốn trong kinh
doanh, quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành cơng nghiệp là 0,05, thấp
hơn so với trung bình nhóm các DNNNNN niêm yết (0,15), và đứng thứ 6 trong
tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Mức 0,05 là mức rất thấp, cho thấy
phần đầu tư ra bên ngồi của nhóm ngành này là rất ít so với tổng tài sản. Chỉ có
một vài doanh nghiệp có mức đầu tư ra bên ngoài cao (như WCS, SDA, HPS,
TV4, TIE, HTV) là sẽ đối mặt với mức độ rủi ro cao trên thị trường tài chính. Cịn
phần lớn các doanh nghiệp cịn lại trong ngành đều có mức độ tập trung vốn, đầu
8
tư tài chính thấp và rất thấp, trong đó có 31,89% doanh nghiệp trong ngành khơng
có đầu tư tài chính, khơng phải chịu rủi ro của thị trường chứng khốn mang lại.
Hệ số thanh tốn hiện hành trung bình của nhóm ngành cơng nghiệp là 1,49,
thấp hơn so với trung bình nhóm các DNNNNN niêm yết (1,84), và đứng thứ 6
trong tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Có trên 24% các doanh nghiệp
ngành cơng nghiệp có hệ số thanh tốn hiện hành trên mức trung bình ngành, cịn
lại đa số (69 doanh nghiệp) ở mức thấp hơn mức trung bình ngành. Điều này cho
thấy khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành
cơng nghiệp đang ở mức thấp. Cá biệt có một số doanh nghiệp trong ngành sản
xuất xi măng có hệ số này dưới 1, đồng nghĩa với việc tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ
ngắn hạn, rủi ro vỡ nợ hoàn toàn có khả năng xảy ra bởi giá trị các tài sản có tính
thanh khoản tốt khơng đủ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh tốn nhanh trung bình ngành cơng nghiệp đạt 1 lần,
khơng thấp hơn nhiều so với so với mức 1,34 trung bình nhóm DNNNNN cho thấy
khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của DNNN khối ngành này đáp ứng được những
yêu cầu thanh tốn cần thiết. Cụ thể, có 67 DNNN nhóm ngành này – chiếm đa số
- có hệ số lớn hơn 1 và có 8 DNNN có hệ số lớn hơn 2. Điều này cho thấy hầu hết
các DNNN thuộc ngành cơng nghiệp đều có khả năng thanh tốn nhanh và khả
năng vốn bị ứ đọng là thấp.
Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay trung bình ngành cơng nghiệp đạt mức
7,17, thấp hơn 15,2 lần so với mức 108,98 trung bình nhóm DNNNNY. Trong đó,
có 3 DN có hệ số thanh toán lãi vay âm là PTM, SD3 và SDT, cho thấy tình trạng
tài chính đang ở mức nguy hiểm, rủi ro cao. 36 DN có hệ số thanh toán lãi vay lớn
hơn 2 (chiếm 40%), nhưng thấp hơn mức trung bình ngành, 12 DN có hệ số thanh
tốn lãi vay lớn hơn trung bình ngành (chiếm 13,19%). Như vậy có thể thấy khả
năng thanh tốn lãi vay của nhóm ngành cơng nghiệp so với các DNNN khơng
thực sự tốt, tình hình tài chính cần được xem xét thêm qua các hệ số tài chính khác.
9
2. Ngành Tài chính
Hoạt động kinh doanh của các DNNN bảo hiểm, chứng khốn và ngân hàng
của ngành tài chính có những đặc thù riêng, bởi vậy tỷ lệ nợ của những DNNN
thuộc ngành này thường ở mức rất cao so với các ngành cịn lại. Hệ số nợ trung
bình của ngành tài chính là 0,9 cao hơn so với mức bình qn tồn hệ thống (0,85).
90% tài sản của các DNNN được tài trợ bởi nguồn vốn nợ, 10% tài sản còn lại
được đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu. Có 3 DNNN có hệ số nợ trên mức trung
bình của ngành là PVF, VCB và CTG. Đặc biệt với 2 DNNN trong lĩnh vực ngân
hàng là VCB và CTG thì tỷ lệ nợ chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối bởi nguồn vốn của
ngành ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động huy động vốn tiền gửi của khách hàng.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình ngành ở mức 9,77 cao hơn nhiều so với
bình quân toàn hệ thống (6,21), đồng thời tỷ lệ này cũng cao hơn so với tất cả các
ngành còn lại. Trong cơ cấu vốn của các DNNN, cứ mỗi một đồng vốn chủ sở hữu
thì có đến xấp xỉ 10 đồng vốn nợ. điều này gây ra áp lực đáng kể cho các DNNN
khi phải thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như lãi vay từng kỳ.
Hệ số đòn bẩy tài chính của ngành tài chính ở mức 10,79 cao hơn so với
bình qn tồn bộ các DNNN niêm yết và cao nhất trong tất cả các ngành. Theo
cáo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, hầu hết các DNNN trong ngành có hệ số địn
bẩy tài chính cao đã có kết quả kinh doanh tốt, bởi vậy đã phát huy được hiệu quả
của địn bẩy tài chính trong việc nâng cao tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Một số
DNNN có kết quả kinh doanh thua lỗ như BVS, nhưng do duy trì địn bẩy tài chính
ở mức thấp nên đã hạn chế được những tác động tiêu cực của hệ số này.
Nhìn chung, do đặc thù ngành nên hầu hết các DNNN thuộc ngành tài chính
đã duy trì một cơ cấu tài chính mạo hiểm với tỷ lệ nợ rất cao. Rủi ro thanh khoản
hồn tồn có thể xảy ra nếu các DNNN khơng có biện pháp quản lý rủi ro cho tài
sản đầu tư của mình.
10
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành tài chính là 0,09, thấp hơn
so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết và là mức thấp nhất trong tổng số 8
ngành thuộc nhóm nghiên cứu. Do đặc thù của ngành ngân hàng là huy động vốn
và cho vay vốn nên một số doanh nghiệp như CTG, PVF, VCB có hệ số chủ sở
hữu rất thấp (dưới 0,1), nguồn vốn chủ yếu đến từ vay nợ bên ngoài nên áp lực trả
nợ vay rất lớn, khả năng tự chủ trong tài chính rất kém. Đối với các doanh nghiệp
thuộc nhóm ngành này, tỷ lệ tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thấp nên hiệu
ứng đòn bẩy tài chính sẽ cao.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành tài chính là 0,17, cao hơn
so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết (0,15), và đứng thứ 3 trong tổng số 8
ngành. Nhóm ngành này có tỷ lệ đầu tư tài chính khá cao so với các nhóm ngành
cịn lại. Có tới 12/16 doanh nghiệp trong nhóm ngành có mức đầu tư tài chính cao
hơn mức trung bình ngành (chiếm 75%), trong đó có những doanh nghiệp có tỷ lệ
đầu tư tài chính trên 50% tổng tài sản (BSI, BMI, AGR, BVS, BVH, BIC), đây là
những cơng ty và tổng cơng ty có kinh doanh chứng khốn, vì vậy việc đầu tư tài
chính mà chủ yếu là đầu tư tài chính ngắn hạn (mua cổ phiếu, trái phiếu) chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản.
Hệ số thanh tốn hiện hành trung bình của nhóm ngành tài chính là 3,09, cao
hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết (1,84) và là mức cao nhất
trong tổng số 8 ngành. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các
doanh nghiệp trong ngành hiện đang rất tốt. Có được điều này là do đặc thù của
các doanh nghiệp trong ngành tài chính ln nắm giữ các tài sản có tính thanh
khoản cao như tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Bởi vậy các khoản
nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp này luôn được đảm bảo chi trả trên nền tảng tài
sản ngắn hạn dồi dào.
Hệ số khả năng thanh tốn nhanh trung bình ngành tài chính đạt mức 2,69,
cao hơn so với so với mức 1,34 trung bình nhóm DNNN niêm yết. Chỉ có 2 DN có
11
hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 là RCL và SJS là điều dễ hiểu bởi các DN trong
nhóm này ln nắm giữ một lượng lớn tài sản có tính thanh khoản cao, khả năng
thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn lớn.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành tài chính đạt mức 90,52,
thấp hơn so với mức 108,98 trung bình nhóm DNNN. Đặc biệt, có 1 DN có hệ số
thanh tốn lãi vay nhỏ hơn 2, và 2 DN có hệ số thanh tốn lãi vay cao hơn trung
bình của khối DNNN là BMI và RCL. Lý do bởi các DN này có hệ số EBIT cao
hơn nhiều lần so với chi phí lãi vay của DN.
3. Ngành Tiện ích tiêu dùng
Hệ số nợ trung bình của ngành tiện ích tiêu dùng là 0,52; thấp hơn so với
bình quân hệ thống các DNNNNN niêm yết. Trong tổng nguồn vốn hình thành tài
sản, có khoảng 52% được tài trợ từ các khoản công nợ và 48% tài sản còn lại được
đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ này được coi là không q cao nếu so
sánh với mức bình qn của tồn hệ thống các DNNN niêm yết. Thống kê cho thấy
trong ngành có 8 trên tổng số 14 DNNN có tỷ lệ nợ thấp hơn mức trung bình
ngành, cá biệt có một số DNNN có tỷ lệ vay nợ rất thấp như TIC (<0,01), TBC
(0,07) và NLC (0,09). Một số DNNN có tỷ lệ nợ cao hơn mức bình qn ngành có
thể kể đến như TDW (0,65), PPC (0,65) và HJS (0,72). Đặc thù của ngành là bán
hàng có thể thu tiền ngay, bởi vậy nhu cầu vay nợ của DNNN tăng lên cho thấy
DNNN có ý định mở rộng quy mơ hoạt động. Theo báo cáo tài chính của các
DNNN này, vay nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả, do đó về lâu
dài, DNNN sẽ phải chịu áp lực trả nợ khi đến hạn. Việc duy trì tỷ trọng nợ lớn
trong tổng nguồn vốn khiến cho các DNNN này bị phụ thuộc nhiều vào bên ngồi,
ảnh hưởng đến tính chủ động trong các quyết định kinh doanh.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình của ngành ở mức 1,1. Với 1 đồng vốn
nợ sẽ được đảm bảo bởi 1 đồng vốn chủ sở hữu. Xét chung tồn ngành có thể nói
khả năng thanh tốn nợ của các DNNN là tốt. Tuy nhiên với một số DNNN có hệ
12
số nợ/vốn chủ sở hữu cao trên mức trung bình ngành như PPC, HJS thì khả năng
thanh tốn nợ dài hạn của các DNNN đang ở mức báo động.
Hệ số địn bẩy tài chính trung bình ngành ở mức 2,1 thấp hơn so với bình
qn tồn hệ thống các DNNN niêm yết. Duy trì địn bẩy tài chính ở mức thấp
trong khi hoạt động kinh doanh có lãi sẽ khơng tận dụng được ưu thế của công cụ
này trong việc nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp.
Nhìn chung đa số các DNNN trong ngành tiện ích tiêu dùng có cơ cấu vốn
rất an toàn, nền tảng vốn chủ sở hữu vững mạnh, khả năng thanh toán nợ dài hạn
tốt. Bên cạnh đó cịn một số DNNN hiện tại đang có tỷ lệ nợ khá cao, rủi ro tài
chính theo đó cũng ở mức cao so với toàn ngành.
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành tiện ích tiêu dùng là 0,48,
cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết, và đứng thứ 4 trong
tổng số 8. Tuy có hệ số vốn chủ sở hữu bằng với nhóm ngành hàng tiêu dùng,
nhưng hệ số của các doanh nghiệp trong nhóm lại khơng đồng đều. Ba doanh
nghiệp NLC, TBC và TIC có hệ số rất cao (trên 0,9 và gần 1) cho thấy họ có sự
chủ động hồn tồn về vốn, khơng có hoặc có rất ít áp lực trong trả nợ bên ngồi.
Đặc điểm của nhóm ngành này là có sự ổn định cao, được sự bảo hộ của Nhà nước,
các doanh nghiệp đều có doanh thu chủ yếu dựa và hoạt động sản xuất điện và
tham gia các dự án của TCT Điện lực Việt Nam, trong tình hình thực tế là nhu cầu
về điện, xăng dầu, gas liên tục có xu hướng gia tăng. Các doanh nghiệp có hệ số
vốn chủ sở hữu thấp trong nhóm ngành này là do có tổng nợ lớn so với tổng nguồn
vốn, chủ yếu là nợ dài hạn để tăng qui mơ sản xuất kinh doanh, vì vậy tăng áp lực
trả nợ khi đáo hạn cũng như giảm khả năng tự chủ trong tài chính.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành tiện ích tiêu dùng là 0,29,
cao hơn so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết và đứng thứ 2 trong tổng số 8
ngành đang xét. Trong ngành, chỉ có 2 doanh nghiệp có hệ số đầu tư tài chính cao
hơn trung bình ngành (PPC và TIC), 85,71% doanh nghiệp cịn lại có mức đầu tư
13
thấp hơn so với trung bình ngành, thậm chí có nhiều doanh nghiệp có mức đầu tư
tài chính trên tổng tài sản rất thấp (dưới 10%). Đáng chú ý là TIC với hệ số đầu tư
tài chính lên tới 0,93, đây hồn tồn là đầu tư tài chính dài hạn, đó là các khoản
góp vốn vào cơng ty liên doanh liên kết, vì vậy dẫn tới tính thanh khoản kém, rủi
ro tài chính của doanh nghiệp rất cao.
Hệ số thanh tốn hiện hành trung bình của nhóm ngành tiện ích tiêu dùng là
2,93, cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết (1,84) và đứng
thứ 2 trong tổng số 8 ngành. Thống kê cho thấy đa số doanh nghiệp của ngành có
hệ số này ở mức thấp hơn so với trung bình ngành, trong đó có 8 doanh nghiệp ở
mức thấp hơn 2. Tuy nhiên, nhìn chung giá trị hệ số thanh toán hiện hành trên dưới
2 cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp tiện ích tiêu
dùng là khá lành mạnh.
Hệ số khả năng thanh tốn nhanh trung bình ngành tiện ích tiêu dùng đạt
mức 2,68, phản ánh độ an toàn cao hơn gấp đôi so với so với mức trung bình
chung (1,34). Trong đó có 3 DN có hệ số thanh tốn nhanh nhỏ hơn 1 (chiếm
21,43%), 6 DN có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 2 ( chiếm 42,86%). Trong số 6
DN có hệ số thanh tốn nhanh lớn hơn 2 thì có 3 DN có hệ số thanh tốn nhanh lớn
hơn trung bình ngành và ở mức khá cao, như DN có mã cổ phiếu TMP có hệ số
thanh toán nhanh trên 10 cho thấy DN này đang trong tình trạng hiệu quả sử dụng
vốn khơng cao.
Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay trung bình ngành tiện ích tiêu dùng đạt
mức 54,58, thấp hơn so với trung bình chung liên ngành. Đáng chú ý có 1 DN
khơng có khả năng thanh tốn lãi vay (hệ số thanh tốn lãi vay âm) là TMP, 3 DN
có hệ số thanh tốn lãi vay cao hơn trung bình của ngành cũng như khối DNNN
(chiếm 21,43%) là NBP, NLC, VSH, cho thấy sức khỏe tài chính của các DN này
rất tốt.
4. Ngành Hàng tiêu dùng
14
Hệ số nợ trung bình của ngành Hàng tiêu dùng ở mức 0,52 thấp hơn so với
bình qn tồn bộ các DNNN và ở mức vừa phải nếu so với các ngành còn lại.
Tổng nợ phải trả chiếm tỷ trọng 52% tổng nguồn vốn, đồng nghĩa với việc 48% tài
sản còn lại được đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu. Có 8 trên tổng số 14 DNNN
trong ngành có hệ số nợ < 0,52 cho thấy tính chất của các DNNN trong ngành hàng
tiêu dùng là không vay nợ nhiều, bởi vậy hoạt động kinh doanh của DNNN ít bị
phụ thuộc vào bên ngồi, áp lực trả nợ khơng q căng thẳng.
Trong 6 DNNN cịn lại có hệ số nợ lớn hơn 0,52; SRC có hệ số nợ cao nhất
với tỷ lệ nợ chiếm 65% tổng nguồn vốn, cao hơn so với 2 DNNN trong cùng ngành
sản xuất cao su là CSM (0,6) và DRC (0,36). Điều đó cho thấy cơ cấu tài chính của
DNNN này rủi ro hơn so với 2 DNNN còn lại. Theo báo cáo tài chính của SRC, tỷ
trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạn chiếm đến 78% trong tổng nợ, cho thấy DNNN
phải chịu áp lực trả nợ gốc và lãi vay rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng
tự chủ trong mọi quyết định kinh doanh của DNNN.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình của ngành là 1,09 thấp hơn nhiều so với
mức bình qn của tồn bộ các DNNN niêm yết hiện tại. Cứ 1 đồng nợ được đảm
bảo bởi xấp xỉ 1 đồng vốn chủ sở hữu. Xét trên bình diện chung của ngành, có thể
thấy nền tảng vốn chủ sở hữu của các DNNN khá vững mạnh, khả năng thanh toán
nợ dài hạn của các DNNN được đánh giá là tốt. Tuy nhiên một số DNNN có hệ số
nợ/vốn chủ sở hữu ở mức khá cao như SRC (1,87) thì hồn tồn có thể gặp rủi ro
thanh tốn bởi tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản kém như Hàng tồn kho lại
chiếm đến 63% trong tài sản ngắn hạn, trong khi DNNN đang phải chịu áp lực lớn
từ khoản nợ vay chiếm đến 78% tổng nợ. Như vậy có thể thấy khả năng thanh tốn
nợ vào giữa năm 2011 của SRC đang bị đặt vào tình trạng đáng báo động.
Hệ số địn bẩy tài chính trung bình của ngành ở mức 2,09 thấp hơn so với
bình qn tồn hệ thống. Với các DNNN kinh doanh có lãi nhưng hiện đang sử
dụng địn bẩy tài chính ở mức thấp như SCD, DRC thì hồn tồn có thể tăng mức
15
độ vay nợ để tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Với một số DNNN có kết quả
kinh doanh thua lỗ trong thời gian vừa qua như SRC thì việc sử dụng địn bẩy tài
chính đã làm tăng mức độ thiệt hại cho chính DNNN.
Nhìn chung, đa số các DNNN trong ngành Hàng tiêu dùng đã có cơ cấu vốn
ít rủi ro. Các DNNN này hồn tồn có thể tăng cường sử dụng địn bẩy tài chính để
tối ưu hóa cơ cấu vốn của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó cịn một số DNNN có cơ
cấu tài chính khơng an tồn, trong khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khơng đủ
để bù đắp chi phí lãi vay thì việc duy trì cơ cấu đó là điều nguy hiểm.
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành hàng tiêu dùng là 0,48,
cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN. Các doanh nghiệp trong ngành
có mức hệ số vốn chủ sỡ hữu khá tương đồng, cho thấy sự đồng đều về khả năng
tự chủ tài chính, các doanh nghiệp khơng vay q nhiều nợ ở bên ngồi nên áp lực
trả nợ vay khơng cao.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành hàng tiêu dùng là 0,04,
đứng thứ 7 trong tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Có tới 12/14 doanh
nghiệp có hệ số đầu tư thấp hơn mức trung bình ngành (chiếm 85,71%). Những
doanh nghiệp này đều khơng đầu tư tài chính hoặc có đầu tư với tỷ lệ rất thấp so
với tổng tài sản. Vì vậy, rủi ro thị trường tài chính đối với những doanh nghiệpnày
sẽ khơng hoặc có rất thấp.
Hệ số thanh tốn hiện hành trung bình của nhóm ngành hàng tiêu dùng là
1,96 cao hơn mức trung bình nhóm các DNNN (1,84) và đứng thứ 5 trong tổng số
8 ngành. Tuy nhiên có tới 10 trên tổng số 14 doanh nghiệp có hệ số này thấp hơn
mức trung bình ngành chứng tỏ đa số các doanh nghiệp trong ngành có khả năng
thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn ở mức khiêm tốn. Số doanh nghiệp cịn lại có hệ
số thanh tốn hiện hành trên mức trung bình ngành như DRC (3,00) hay SCD
(3,26) thì khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn được đảm bảo.
16
Hệ số khả năng thanh tốn nhanh trung bình ngành hàng tiêu dùng đạt mức
1,12, thấp hơn không đáng kể so với so với mức 1,34 trung bình chung. Tuy nhiên,
một số lượng đáng kể các DN có hệ số thanh toán nhanh kém (nhỏ hơn 1, chiếm
42,86%) và chỉ có 1 DN có hệ số thanh tốn nhanh lớn hơn 2 (chiếm 7,14%).
Trong khi đó, hệ số khả năng thanh tốn hiện hành của DN nhóm ngành này cao
hơn mức trung bình chung của nhóm DNNN, do đó có thể thấy hàng tồn kho
chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản lưu động, do đó DN sẽ gặp khó khăn
khi cần thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn do phải chờ thanh lý hàng tồn kho.
Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay trung bình ngành hàng tiêu dùng ở mức
khá cao, hơn gấp 9,9 lần so với mức trung bình các ngành. Thống kê cho thấy 2
DN có hệ số thanh tốn lãi vay cao hơn trung bình của ngành cũng như khối
DNNN HAD, NET với hệ số thanh toán lãi vay lần lượt là 3654,74 lần và 8248,46
lần; cùng với hệ số thanh toán nhanh của 2 DN này đều ở mức hợp lý có thể thấy
tình hình tài chính của hai DN này đều rất tốt, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
cũng như nợ dài hạn lớn.
5. Ngành Dịch vụ tiêu dùng
Hệ số nợ trung bình của ngành Dịch vụ tiêu dùng là 0,35; thấp nhất trong hệ
thống các DNNN niêm yết. Tỷ lệ nợ thấp chứng tỏ tính chủ động của các DNNN
trong hoạt động kinh doanh cao, ít phụ thuộc vào bên ngồi và khơng phải chịu áp
lực trả nợ. Trong ngành có 3 DNNN duy trì tỷ lệ nợ ở mức thấp hơn 0,5 là HOT,
VNG và PDC bởi đặc thù của các công ty kinh doanh d ịch vụ du lịch không cần
thiết phải vay nợ nhiều do bán hàng có thể thu được tiền ngay. Đối với hai DNNN
có tỷ lệ nợ lớn hơn 0,5 là TPH và DHI kinh doanh trong lĩnh vực in sách, nợ phải
trả phát sinh chủ yếu từ khoản phải trả người bán (chi phí lãi vay hầu như khơng
có) trong khi khoản mục tài sản cho thâý vốn kinh doanh bị ứ đọng ở khoản mục
Hàng tồn kho và Phải thu người mua rất lớn. Như vậy có thể đánh giá rằng tuy hệ
17
số nợ của 2 DNNN này cao hơn so với bình quân ngành nhưng khả năng thanh
khoản vẫn nằm trong giới hạn khá an toàn.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình ngành ở mức 0,54 (thấp hơn nhiều so
với mức bình qn 6,21 của tồn bộ các DNNNN niêm yết) đồng nghĩa với việc cứ
1 đồng nợ được đảm bảo bởi gần 2 đồng vốn chủ sở hữu, cho thấy khả năng thanh
toán nợ của các DNNN được đảm bảo trên nền tảng vốn chủ sở hữu vững mạnh.
Hệ số địn bẩy tài chính trung bình ngành ở mức 1,54 (thấp hơn gần 5 lần so
với bình quân hệ thống các DNNN niêm yết). Theo báo cáo kết quả kinh doanh
của cả 5 DNNN, kết thúc 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp này đều có lãi. Với
điều kiện này, việc sử dụng địn bẩy tài chính ở mức độ cao hơn hồn tồn có lợi
cho chính DNNN. Tổ chức cho vay cũng đặc biệt ưa thích những DNNN có cơ cấu
tài chính an tồn như các DNNN trên bởi các khoản cho vay của họ sẽ được đảm
bảo.
Nhìn chung các DNNN trong ngành dịch vụ tiêu dùng có cơ cấu vốn an
tồn, khả năng thanh tốn nợ dài hạn cũng như tính chủ động trong kinh doanh
được đảm bảo. Các DNNN hồn tồn có khả năng tăng cường sử dụng địn bẩy tài
chính để nâng cao lợi nhuận.
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng là 0,65,
cao hơn nhiều so với trung bình, và là mức cao nhất trong tổng số 8 ngành thuộc
nhóm DNNN niêm yết. Hệ số vốn chủ sở hữu cao cho thấy các doanh nghiệp đều
rất chủ động về vốn trong kinh doanh, ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngồi và áp
lực trả nợ khơng lớn, các doanh nghiệp có tính ổn định về dài hạn. Tuy nhiên, hệ
số vốn chủ sở hữu của nhóm ngành này cao cũng do đặc điểm ngành nghề không
yêu cầu về vốn lớn và thời gian thu hồi vốn nhanh (trong số 5 DNNN thuộc ngành,
có tới 3 doanh nghiệp du lịch có hệ số vốn chủ sở hữu đạt mức trên 0,6), vì vậy các
doanh nghiệp đều có khả năng tự chủ về tài chính cao hơn so với các doanh nghiệp
cùng ngành cũng như so với các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khác. Bên
18
cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ khơng có nhiều lợi thế trong việc sử dụng địn bẩy tài
chính.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng là 0,08,
đứng thứ 4 trong tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNN trong phạm vi nghiên cứu.
Trong ngành, có tới 2/5 doanh nghiệp khơng có đầu tư tài chính là hai cơng ty in, 3
doanh nghiệp cịn lại đều có mức hệ số đầu tư tài chính thấp hơn so với trung bình
nhóm.
Hệ số thanh tốn hiện hành trung bình của nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng là
0,92, thấp hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN (1,84) và đứng thứ 7 trong
tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Hệ số này cho thấy khả năng thanh
tốn nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp trong ngành thấp, rủi ro cao.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành Dịch vụ tiêu dùng đạt
mức 0,68, thấp hơn một nửa so với so với mức trung bình chung. Trong tổng số 4
DN có hệ số thanh tốn nhanh nhỏ hơn 1 (chiếm 80%), có VNG đạt giá trị hệ số
thanh toán nhanh lần lượt là 0,19. Đây là mức hệ số rất thấp, cho thấy DN gần như
không có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay trung bình ngành Dịch vụ tiêu dùng đạt
mức xấu là -2,12. Thực chất, hệ số thanh tốn lãi vay trung bình ngành ở mức âm
là do hệ số thanh toán lãi vay của DHI bằng -13,88, kéo hệ số trung bình ngành
xuống mức thấp. Đồng thời DHI có hệ số thanh tốn nhanh nhỏ hơn 1 cho thấy
tình trạng tài chính của DN này đang rất khó khăn, khả năng thanh tốn nợ ngắn
hạn cũng như dài hạn yếu kém, rủi ro lớn.
6. Ngành Vật liệu cơ bản
Hệ số nợ trung bình của ngành vật liệu cơ bản là 0,45 thấp hơn so với bình
qn tồn hệ thống. Tỷ lệ này được coi là vừa phải nếu so với các ngành cịn lại.
Có 8 trên tổng số 20 DNNN trong ngành có hệ số nợ nhỏ hơn 0,45 và 12 DNNN
cịn lại có hệ số nợ lớn hơn mức trung bình ngành. Như vậy có thể thấy đa số các
19
DNNN trong ngành vật liệu cơ bản đã có xu hướng sử dụng nợ nhiều trong hoạt
động kinh doanh của mình. Điều này làm gia tăng rủi ro tài chính cho các DNNN
này, đồng thời hạn chế tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của DNNN. Các
công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác than có tỷ lệ nợ cao hơn hẳn so với các
DNNN còn lại (>0,8). Cá biệt có HLC với tỷ lệ nợ chiếm 88% tổng vốn, cao hơn
so với bình qn tồn bộ hệ thống các DNNNNN niêm yết. Nợ phải trả của HLC
chủ yếu phát sinh từ hoạt động đi vay với tỷ trọng vay nợ ngắn hạn và dài hạn
chiếm tới 71% tổng nợ. Điều này tạo áp lực trả nợ không nhỏ cho DN.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình ngành ở mức 0,84; theo đó cứ 1 đồng
nợ được đảm bảo bởi hơn 1 đồng vốn chủ sở hữu. Xét trên bình diện chung cả
ngành thì khả năng thanh toán nợ dài hạn của các DNNN được đảm bảo trên nền
tảng vốn chủ sở hữu vững mạnh. Tuy nhiên, với các trường hợp có hệ số nợ/vốn
chủ sở hữu ở mức rất cao như TC6 (4,92) hay HLC (7,32) thì rủi ro vỡ nợ rất cao
bởi tỷ trọng nợ quá lớn so với vốn chủ sở hữu. Việc duy trì cơ cấu nợ này khiến
cho DNNN bị phụ thuộc quá nhiều vào các chủ nợ.
Hệ số đòn bẩy tài chính trung bình ngành ở mức 1,86. Đây là mức vừa phải
nếu so sánh với các ngành còn lại. Xét riêng giữa các DNNN trong ngành, có đến
11 DNNN có địn bẩy tài chính lớn hơn mức trung bình ngành. Về lý thuyết, việc
sử dụng quá nhiều nợ thường được đánh giá là không tốt. Tuy nhiên với các
DNNN ngành than có kết quả kinh doanh tốt như MDC, TCS hay HLC thì việc sử
dụng địn bẩy tài chính cao đã tỏ ra hiệu quả cho chính chủ DNNN trong việc nâng
cao tỷ suất sinh lời cho vốn chủ sở hữu.
Nhìn chung, các DNNN ngành vật liệu cơ bản có một cơ cấu vốn khá hợp lý,
ít rủi ro cho chính DNNN và các khoản vay của các chủ nợ.
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành Vật liệu cơ bản là 0,55,
cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN (0,15), đứng thứ 2 trong tổng số
8 ngành. Trong số 20 doanh nghiệp trong ngành thì có 8 doanh nghiệp có hệ số
20