Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

THỰC TRẠNG và BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG xét từ PHÍA TCTD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.1 KB, 24 trang )

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG
VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và
các chủ thể khác), trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng
trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận
khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân
hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả
đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi
ro tín dụng của NHTM như:
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu.
- Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất.
- Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao.
- Nợ không có tài sản đảm bảo.
1.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng xét từ phía TCTD
- Rủi ro do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nên dẫn đến
những quyết định cho vay sai lầm.
- Rủi ro trong việc xác định mục đích sử dụng vốn, khả năng trả nợ và phương án
kinh doanh của khách hàng.
- Rủi ro trong vấn đề xác định tài sản đảm bảo.
- Rủi ro do thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các
khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không thể can thiệp kịp thời.
1
- Rủi ro do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao, chưa thật
sự quan tâm đến chất lượng tín dụng.
- Rủi ro do hệ thống kiểm soát trong khi cho vay không chặt chẽ và kém hiệu quả.


- Rủi ro do lõng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng.
- Rủi ro do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền.
- Rủi ro do bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
1.3. Cơ sở lý luận trong vấn đề quản lý rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng được dựa trên nhiều nguyên tắc, trong đó bao gồm một số
nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, nguyên tắc chấp nhận rủi ro. Các nhà quản trị ngân hàng cần phải
chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập phù hợp
từ những hoạt động nghiệp vụ của mình. Dĩ nhiên, mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi
đánh giá mức độ rủi ro các ngân hàng thương mại (NHTM) cần xây dựng chiến
thuật “phòng chống rủi ro”. Tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động
ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro ngân hàng – là sự hiện hữu khách quan vốn có
trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản
trị rủi ro đối với các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận biết những “rủi ro cho
phép”. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro ngân hàng nào chính là điều kiện quan
trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro.
Hai là, nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép. Nguyên tắc này đòi hỏi
phần lớn rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong quá trình
quản lý, mà không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó.
Chỉ đối với những loại rủi ro như vậy thì các nhà quản trị ngân hàng mới có thể sử
dụng tất cả những “vũ khí”, “nghệ thuật” của mình để điều tiết chúng. Ngoài ra, đối
với các loại rủi ro không có khả năng “điều chỉnh” cần phải được chuyển đẩy sang
các công ty bảo hiểm bên ngoài.
Ba là, nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt. Một trong những
nguyên lý cơ bản của lý thuyết quản trị rủi ro là các loại rủi ro khá độc lập với nhau
và sự thiệt hại do một loại nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây nên không nhất
2
thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác. Nói cách khác, về nguyên
tắc sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây nên là khá độc
lập với nhau và quá trình quản lý chúng cần phải được điều tiết riêng biệt, không

thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra cùng một phương pháp
điều hành.
Bốn là, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ
thu nhập. Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro. Các ngân hàng
trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro
mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập phù hợp. Có
nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong
đợi cần phải được loại bỏ.
Năm là, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng
tài chính. Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải
phù hợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khi
chúng xảy ra. Khi rủi ro xảy ra, nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng ợi
nhuận và nhịp độ phát triển của ngân hàng trong tương lai. Do đó, giá trị thiệt hại
phải phù hợp với mức vốn dự phòng của ngân hàng và ngân hàng phải xác định
được mức độ (dự báo) phù hợp, bao gồm cả những khoản rủi ro không thể chuyển
được sang cho đối tác hay các công ty bảo hiểm bên ngoài.
Sáu là, nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi
ro ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng với
điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do
những rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất
khi chúng xảy ra.
Bảy là, nguyên tắc hợp lý về thời gian. Thời gian tồn tại của một nghiệp
vụ ngân hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những
tác động tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp. Khi bắt buộc
phải tồn tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ
3

×