Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.79 KB, 5 trang )

GVHD: Mai Lê Trúc Liên SVTH: Thạch Đan Phương
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, một trong những lĩnh vực có vị trí hết sức quan trong là lĩnh vực tiền tệ- ngân
hàng. Bởi vì, tiền tệ - ngân hàng là hệ thống thần kinh của nền kinh tế. Nó có vai trò
rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, là kênh cơ bản cung ứng
vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) là kết quả minh chứng cho những nổ lực cải
cách không ngừng trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua theo
hướng mở cửa thị trường, trong đó có những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân
hàng. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển
nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng; Việc mở cửa thị trường đã thúc đẩy các
ngân hàng thương mại (NHTM) phát triển theo hướng áp dụng các công nghệ ngân
hàng hiện đại, đa tiện ích, an toàn và hiệu quả. Các NHTM đã tiếp tục phát triển cả
về quy mô và chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân
hàng trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, cũng không ít những thách thức và
khó khăn mà NHTM Việt Nam phải đối mặt, như ảnh hưởng từ sự bất ổn của nền
kinh tế thế giới. Những thách thức này sẽ còn gia tăng rất nhiều trong thời gian tới
khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đòi hỏi toàn bộ
hệ thống NHTM Việt Nam phải nỗ lực và cố găng hết mình, chủ động nhận thức và
sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, kiên trì tham gia quá trình hội nhập.
Vì vậy em chọn đề tài HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
nhằm đề ra những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động của ngân hàng phát triển.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Chuyên đề ngân hàng
1


GVHD: Mai Lê Trúc Liên SVTH: Thạch Đan Phương
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam sau khi gia nhập
WTO, từ đó đề ra những giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động của NHTM
Việt Nam phát triển ngày càng bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam qua 2 năm 2007-2008.
- Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của NHTM Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của NHTM Việt Nam
phát triển bền vững.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các dữ liệu thứ cấp từ sách, báo,
Internet, tạp chí Ngân hàng…
- Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích
và so sánh các số liệu đã thu thập được.
Dựa vào các tài liệu thu thập và các số liệu phân tích để nhận xét, đánh giá
thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam và đề ra một số giải pháp.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM.
- Không gian nghiên cứu: Việt Nam.
- Thời gian thu thập số liệu: năm 2007-2008.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2009 đến tháng 04/2009.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Chuyên đề ngân hàng
2
GVHD: Mai Lê Trúc Liên SVTH: Thạch Đan Phương
Khái quát về ngân hàng thương mại Việt Nam
1.1. Thế nào là NHTM
Ngân hàng thương mại (ngân hàng trung gian ) là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà
hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gởi của khách hàng với trách

nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và
làm phương tiện thanh toán.
1.2. Chức năng của NHTM
1.2.1. NHTM là trung gian tín dụng
Đây là chức năng chủ yếu của NHTM. NHTM đã huy động nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư,…
và sử dụng cho vay nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
1.2.2. NHTM là trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
Khi gửi tiền vào trong ngân hàng, khách hàng sẽ được ngân hàng đảm bảo an
toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi.
1.2.3. NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng
Các dịch vụ như: tư vấn tài chính, đầu tư, giữ giấy tờ, chứng khoán, làm đại lý
phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp,… để được hưởng hoa hồng, sẽ
vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đạt hiệu quả cao.
1.2.4. NHTM tạo ra “tiền”
Tiền ở đây chính là bút tệ, được tạo ra thông qua hoạt động tín dụng giữa các
ngân hàng.
1.3. Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM
1.3.1. Nghiệp vụ tạo vốn
Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Các nguồn
vốn của ngân hàng bao gồm:
+ Vốn tự có và quỹ ngân hàng
+ Tiền gởi của khách hàng
+ Nguồn vốn đi vay
Chuyên đề ngân hàng
3
GVHD: Mai Lê Trúc Liên SVTH: Thạch Đan Phương
+ Nguồn vốn tiếp nhận
+ Các nguồn khác
1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn

Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn đã hình thành của ngân hàng, chúng
thuộc bên Tài sản của bảng Tổng kết tài sản của NHTM. Bao gồm:
● Thiết lập dự trữ:
+ Tiền mặt tại quỹ
+ Tiền gởi tại NHNN
+ Tiền gởi của NHTM tại các tổ chức tín dụng và các NHTM khác
+ Tiền đầu tư vào các chứng phiếu có giá.
● Nghiệp vụ tín dụng: nghiệp vụ này của NHTM sử dụng phần lớn nguồn vốn
hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng bao gồm:
+ Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá khác.
+ Nghiệp vụ tín dụng thế chấp.
+ Nghiệp vụ tín dụng ứng trước vào tài khoản.
+ Nghiệp vụ thuê mua và tín dụng đầu tư
● Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng: là hình thức cho vay để mua hàng tiêu dùng.
● Nghiệp vụ đầu tư: ngân hàng thực hiện kinh doanh để kiếm lãi như: đầu tư
chứng khoán, hùn vốn liên doanh…
1.3.3. Nghiệp vụ trung gian – nghiệp vụ kinh doanh
Là những nghiệp vụ mà NHTM thực hiện theo sự ủy nhiệm của khách hàng
được hưởng hoa hồng như: chuyển tiền; thu hộ; ủy thác; mua bán hộ; kinh doanh
vàng, bạc, đá quý để kiếm lời; làm tư vấn về tiền tệ, tài chính…
Chương 2
Thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
Chuyên đề ngân hàng
4
GVHD: Mai Lê Trúc Liên SVTH: Thạch Đan Phương
sau khi gia nhập WTO
2.1. Thực trạng họat động của NHTM năm 2007 so với năm 2006
Năm 2007, sau một năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng nước ta có 5
NHTM quốc doanh và Ngân hàng chính sách xã hội, 37 NHTM cổ phần, 31 chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10

công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện
của các ngân hàng nước ngoài. Các NHTM đã tận dụng tốt những cơ hội trong quá
trình hội nhập để khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh “trên sân nhà”, đó là có mạng
lưới rộng lớn, có khách hàng truyền thống, hiểu biết sâu rộng hơn về các điều kiện
kinh doanh; tăng kinh nghiệm nghiệp vụ tích lũy. Do vậy, các NHTM trong nước đã
chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống là huy động vốn
và cho vay. Cuối năm 2007, thị phần huy động vốn của các NHTM trong nước
chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 90%.
Với hệ thống NHTM rộng khắp cả nước, với số lượng lao động đông đảo
khoảng trăm ngàn cán bộ, nhân viên với nhiều loại hình dịch vụ, có thể nói hệ thống
ngân hàng đã lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
2.1.1. Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM
2.1.1.1. Hoạt động huy động vốn và cho vay
● Tình hình huy động vốn
Cuối năm 2007, huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng tăng trưởng
mạnh, góp phần mở rộng hoạt động đầu tư và cho vay, tốc độ tăng trưởng đạt
47,64%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 36,53% của năm 2006 và 32,08% của
năm 2005. Trong đó huy động vốn bằng VND tăng 53,99%, tăng mạnh so với mức
41,15% của năm 2006; huy động ngoại tệ đạt 29,66%, tăng so với mức 25,31% của
năm 2006. Tăng trưởng huy động của khối ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng mạnh nhất, đạt 101,85%, huy
động vốn của khối NHTM nhà nước cũng đạt tốc độ tăng 24,45%. Trước áp lực
cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các NHTM trong nước đã có nhiều giải
Chuyên đề ngân hàng
5

×