Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÀI 9 NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.46 KB, 7 trang )

GVHD: PGS.TS Đậu Thị Hòa Địa lí 11 – Cơ bản
BÀI 9 NHẬT BẢN
Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.
- Trình bày được đặc điểm về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phân tích được
những thuận lợi và khó khăn đến phát triển kinh tế.
- Phân tích được đặc điểm dân cư Nhật Bản và tác động của nó tới phát triển đất
nước.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích khai thác các kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, tranh
ảnh.
- Kĩ năng phân tích bảng số liệu.
3.Thái độ
- Có ý thức học tập người Nhật trong học tập, lao động, thích ứng với tự nhiên
và sáng tạo con đường phát triển thích hợp với hoàn cảnh.
- Qua đó góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sách giáo khoa.
- Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Lược đồ tự nhiên Nhật Bản, tranh ảnh, phiếu học tập.
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.
- Thảo luận cả lớp, theo nhóm.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ và bảng số liệu.
SVTH: Hoàng Thị Xuân 1
GVHD: PGS.TS Đậu Thị Hòa Địa lí 11 – Cơ bản
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:


2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Như vậy là trong bài học trước chúng ta đã vừa tìm hiểu xong một quốc gia có
lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới đó chính là Liêng Bang Nga. Hôm nay chúng ta sẽ
đi tìm hiểu một quốc gia tiếp theo, quốc gia này được biết đến là xứ sở của hoa
Anh Đào, có ngọn núi Phú Sĩ cao 3776m làm biểu tượng, nơi có trang phục truyền
thống Ki - Mô - Nô và nhiều đặc trưng khác nữa. Các em có biết đó là quốc gia
nào không? Đó chính là Nhật Bản.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên
thế giới. Vậy dựa vào đâu mà Nhật Bản lại có những thành tựu như vậy? Để hiểu
rõ hơn điều này chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát
triển kinh tế.
Hoạt động của GVvà HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân
B1: GV yêu cầu HS:
Dựa vào hình 9.2 SGK bản đồ tự nhiên
Nhật Bản
- Nêu đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí
và lãnh thổ Nhật Bản?
- Vị trí địa lí có thuận lợi và khó khăn gì
cho phát triển kinh tế - xã hội ?
B2 : HS hoạt động độc lập và trả lời câu
hỏi.
B3 : GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: Nhóm
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
a. Đặc điểm:
- Nhật là nước quần đảo, thuộc Đông
Á cách không xa lục địa châu Á.

- Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam
theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn.
b. Ý nghĩa:
- Dễ dàng mở rộng quan hệ với các nước
trong khu vực và trên thế giới bằng
đường biển.
- Nơi giao hội các dòng biển nóng và
lạnh nên có nhiều ngư trương lớn.
- Thuận lợi xây dựng các hải cảng lớn.
2. Đặc điểm tự nhiên
SVTH: Hoàng Thị Xuân 2
GVHD: PGS.TS Đậu Thị Hòa Địa lí 11 – Cơ bản
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1, 3 tìm hiểu về địa hình, đất
đai và khí hậu
+ Nhóm 2,4 tìm hiểu về sông ngòi,
dòng biển và khoáng sản
( Phiếu học tập ở phụ lục)
B2 : HS hoạt động theo nhóm và đại
diện trình bày nhóm khác bổ sung
B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Cả lớp
B1: GV yêu cầu HS: Dựa vào bảng 9.1
SGK, hãy cho biết
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật
Bản đang biến động theo xu hướng
nào?
- Nêu tác động của xu hướng đó đến
phát triển kinh tế - xã hội.
- Người lao động Nhật có những phẩm

chất gì mà chúng ta phải học hỏi?
B2: HS hoạt động độc lập và trả lời câu
hỏi
B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Nhân tố Đặc điểm Thuận
lợi, khó
khăn
Địa hình,
đất đai
Khí hậu
Sông
ngòi,
dòng biển
Khoáng
sản
(Bảng phụ lục)
II. Dân cư
1. Đặc điểm dân cư:
- Dân số đông: 127,7 triệu người (năm
2005).
- Tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và
đang giảm dần năm 2005 là 0,1%.
- Cơ cấu dân số già, xu hướng người già
có tỉ lệ cao
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở các thành
phố ven biển, nhất là thành phố lớn. Tỉ lệ
dân đô thị cao.
Tác động:
- Dân đông -> nguồn lao động dồi dào.
- Xu hướng già hóa -> thiếu lao động

trong tương lai, chi phí phúc lợi xã hội
cao.
2. Đặc điểm con người và xã hội Nhật
SVTH: Hoàng Thị Xuân 3
GVHD: PGS.TS Đậu Thị Hòa Địa lí 11 – Cơ bản
Hoạt động 4: Cả lớp
B1: GV yêu cầu HS
- Dựa vào bảng 9.2 SGK, em hãy nhận
xét về tốc độ phát triển kinh tế của Nhật
Bản qua các giai đoạn từ 1950 đến
1973? Nêu nguyên nhân.
B2: HS trả lời và bổ sung
B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Hoạt động 5: Cả lớp/ cá nhân
B 1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế
Nhật Bản sau 1973 giảm sút nhanh đến
vậy? Chính phủ Nhật đã có chính sách
gì để khôi phục nề kinh tế?
- Dựa vào bảng 9.3 SGK nhận xét về
tình hình phát triển kinh tế của Nhật từ
1990 -2005?
B2: HS trả lời
B3: GVnhận xét và chuẩn kiến thức.
Bản
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có
tinh thần trách nhiệm cao.
- Mức sống của người dân cao, tuổi thọ
trung bình cao nhất thế giới.
- Là một quốc gia có nhiều nét văn hoá

độc đáo trên các lĩnh vực lễ hội, ẩm
thực, nghệ thuật, thể thao.
>> Chất lượng lao động cao là động
lực quan trọng trong phát triển kinh tế
Nhật Bản.
III. Tình hình phát triển kinh tế
1. Tình hình kinh tế từ 1950 đến 1973
a. Tình hình: Nền kinh tế nhanh chóng
khôi phục sau chiến tranh và có sự phát
triển thần kì.
b. Nguyên nhân:
- Chú trọng hiện đại hoá công nghiệp,
tăng vốn, gắn liền áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung cao độ vào các ngành then
chốt và tập trung trong các giai đoạn
khác nhau.
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng (vừa
duy trì các xí nghiệp nhỏ vừa các xí
nghiệp lớn).
2. Tình hình phát triển kinh tế sau
1973
- Tốc độ kinh tế giảm từ 1973 đến 1980
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
năng lượng.
- Từ 1980 đến 1990 tốc độ tăng trưởng
đạt khá cao (5,3%) nhờ điều chỉnh về
chiến lược kinh tế phù hợp.
- Từ năm 1991 đến nay kinh tế phát
triển không ổn định.
 Sau năm 1973 mặc dù nền kinh tế

Nhật Bản trải qua những bước thăng
trầm nhưng Nhật vẫn là một trong
những cường quốc kinh tế hàng đầu thế
SVTH: Hoàng Thị Xuân 4
GVHD: PGS.TS Đậu Thị Hòa Địa lí 11 – Cơ bản
giới.
Kết luận: Nhật Bản một đất nước
nhiều thiên tai, thử thách, nhưng với bản
lĩnh của mình Nhật đã vươn lên trở
thành cường quốc lớn trên thế giới,
hiện nay đứng thứ 2 về kinh tế, tài chính
và đạt nhiều thành tựu về khoa học công
nghệ.
V. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
A. Trắc nghiệm:
Câu 1. Hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ trống sau:
1. Quần đảo Nhật Bản nằm ở
2. Trên lãnh thổ Nhật Bản có hơn …………núi lửa đang hoạt động
3. Nhật Bản là nước nghèo…
4. Số người…… trong xã hội ngày càng tăng
5. Người Nhật rất chú trọng cho………………
Câu 2. Ghép các đảo chính của Nhật Bản với các đặc điểm tương ứng về tự nhiên,
dân cư
Các đảo Đặc điểm về tự nhiên dân cư
1. Hô – cai - đô A. Nằm ở phía đông nam, có nhiều mỏ đồng
2. Hôn - Su B. Nằm gần Hàn Quốc, có mỏ than và kim loại hỗn hợp
3. Kiu - Xiu C. Có khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt
4. Xi – cô - Cư D. Chiếm hơn 60% diện tích lãnh thổ, có núi Phú Sĩ 3776m
B. Tự luận:
SVTH: Hoàng Thị Xuân 5

GVHD: PGS.TS Đậu Thị Hòa Địa lí 11 – Cơ bản
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của
Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?
2. Chứng minh dân số của Nhật Bản đang già hoá?
VI. PHỤ LỤC
1. Phiếu học tập
Nhóm 1,3
Nhân tố Đặc điểm Thuận lợi, khó khăn
Địa hình, đất đai
Khí hậu
Nhóm 2, 4
Nhân tố Đặc điểm Thuận lợi, khó khăn
Sông ngòi, dòng biển
Khoáng sản
SVTH: Hoàng Thị Xuân 6
GVHD: PGS.TS Đậu Thị Hòa Địa lí 11 – Cơ bản
2. Phiếu phản hồi:
Nhân tố Đặc điểm Thuận lợi, khó khăn
Địa hình, đất
đai
- Chủ yếu là đồi núi, địa hình không
ổn định, có nhiều núi lửa.
- Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, lớn
nhất là đồng bằng Canto trên đảo
Honshu.
- Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng
vịnh
- Thuận lợi: Nhiều cảnh
quan đẹp cho phát triển
du lịch, đất đai phì nhiêu

cho trồng trọt. Xây dựng
các hải cảng.
- Khó khăn: Thiếu đất
canh tác, động đất, núi lửa
Khí hậu - Khí hậu gió mùa, có sự phân hoá
đa dạng theo chiều Bắc – Nam,
mưa nhiều.
+ Phía Bắc: Ôn đới gió mùa
+ Phía Nam: Cận nhiệt gió mùa
- Thuận lợi: Tạo cơ cấu
cây trồng, vật nuôi đa
dạng
- Khó khăn: Thiên tai
bão lụt, lạnh giá về mùa
đông.
Sông ngòi,
dòng biển
+ Sông ngòi ngắn, dốc
+ Nơi giao nhau của các dòng biển
nóng (Cưrôsivô) và lạnh (ôiasivô).
- Thuận lợi
+ Sông có giá trị về thuỷ
điện.
+ Tạo nhiều ngư trường
lớn với nhiều loại hải sản.
Đây là thế mạnh của Nhật
Bản.
Khoáng sản - Nhật Bản nghèo về tài nguyên
khoáng sản, chỉ có than đá và đồng
có trữ lượng tương đối, các khoáng

sản khác trữ lượng không dáng kể.
- Khó khăn
Thiếu nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp
SVTH: Hoàng Thị Xuân 7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×