Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

lý luận dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.94 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐHSP- ĐH ĐÀ NẴNG
KHOA ĐỊA LÍ
LỚP 10SĐL
HỌC PHẦN: LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÍ
GVHD: PGS.TS ĐẬU THỊ HÒA
NHÓM 6
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
THẢO LUẬN NHÓM
TÓM TẮT NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ,
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
CỦA PP THẢO LUẬN
NHÓM
II. MỘT SỐ YẾU TỐ
CẦN THIẾT TRONG
THẢO LUẬN NHÓM
III. PP HƯỚNG DẪN
HỌC SINH THẢO
LUẬN NHÓM
BÀI 24. SỰ PHÂN BỐ DÂN
CƯ, CÁC LOẠI HÌNH QUẦN
CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
(SGK LỚP 10, T 93)
MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, sự thành công của việc giảng dạy thuộc rất nhiều
vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung
nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng thì sẽ có những kết quả
khác nhau. Thảo luận nhóm tên tiếng anh là “ cooperative learning” có
nghĩa là học tập hợp tác. Điều đó nhấn mạnh vai trò chủ thể của học
sinh trong dạy học và được xem là một phương pháp dạy học.
Ngày nay kinh tế – kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc


theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống
không ai hoàn hảo, do đó làm việc nhóm có thể tập trung được những
mặt mạnh của từng người và bổ sung hoàn thiện cho nhau những điểm
yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được hứng thú trong học tập. Vì vậy chúng
ta cần thấy được những ưu điểm của hình thức dạy học này để phát
huy điểm mạnh của nó.
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM

1. Khái niệm
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp giáo viên cấu tạo bài
học thành các câu hỏi, các vấn đề để giao nhiệm vụ cho những
nhóm nhỏ học sinh trong một thời gian nhất định để học sinh mạn
đàm, trao đổi, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau
để giải quyết nhiệm vụ được giao.

2. Vai trò
Phương pháp cho học sinh thảo luận nhóm ở trên lớp có tác dụng rất
tốt:
* Thứ nhất: Phương pháp này phát huy tính tích cực của học sinh,
tạo điều kiện cho học sinh thể hiện quan điểm, ý kiến bản thân trong
tập thể nhóm, rèn luyện kĩ năng xã hội cho học sinh như: kĩ năng
lắng nghe tích cực, đạt câu hỏi….
* Thứ hai: hình thành kĩ năng hợp tác của học sinh
* Thứ ba : là sự hợp tác hai chiều giữa học sinh, giữa giáo viên và
học sinh. Qua đó giúp giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về mặt
nhận thức cũng như quan điểm, xu hướng, hành vi của học sinh để
từ đó làm thay đổi thái độ của học sinh
3. Ưu và nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm


Ưu điểm:
* Khi những vấn đề được giao phó hoặc phân công cho nhóm thảo
luận, những học sinh trong nhóm sẽ cố gắng tìm hiểu và phát biểu
trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp. Đồng thời, tinh thần
hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các
thành viên trong nhóm.
=> Như thế, khi một vấn đề được đem ra thảo luận, trách nhiệm
nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề sẽ được thông qua trong nhóm và dù
cho vấn đề được giải đáp đúng hay sai trước khi có nhận xét của các
nhóm khác và sau cùng là của thầy cô, vấn đề đó đương nhiên đã tạo
sự chú ý và sự cố gắng tìm hiểu nơi mỗi thành viên và việc học tập
do vậy sẽ tích cực hơn.
* Việc học tập sẽ mang lại hiểu quả cao
* Có thể phát triển năng lực toàn diện cho học sinh từ tâm lí, tính cách cho đến
kỹ năng và hành vi giao tiếp…
* Số lượng hợp tác làm việc tập thể nên có thể bổ sung cho nhau những thiếu
sót.
* Qua quan sát hoạt động của các nhóm, giáo viên có thể đánh giá chính xác
năng lực của từng học sinh từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp,
đồng thời cũng kịp thời trấn chỉnh thái độ học tập không tốt của học sinh.

Nhược điểm
* Giáo viên thường bị động về thời gian.
* Lớp thường có số lượng quá đông, gây trở ngại rất nhiều trong tổ chức, quản
lý các nhóm.
* Đa phần học sinh ít chuẩn bị ở nhà. Trong nhóm thường chỉ tập trung ở một
số đối tượng tích cực, có năng lực, đa phần thuộc nhóm học sinh lười biếng hay
ỷ lại vào người khác nên ít mang lại hiệu quả như mong muốn.
=> Vì thế, muốn hoạt động thảo luận nhóm thành công, giáo viên

phải nắm vững phương pháp, biết cách tổ chức, biết kết hợp nhiều
phương tiện, kỹ thuật hỗ trợ. Song yếu yếu tố quyết định vẫn là ở
học sinh. Chính vì vậy mà ngoài việc phải năng động, tích cực,
các em cần được hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành thảo luận
và ngay cả khi chuẩn bị soạn bài ở nhà trong tiết học trước.
II. MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN THIẾT TRONG THẢO LUẬN
NHÓM
1. Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: kết quả có được khi
phối hợp làm việc của các thành viên trong nhóm.
2. Thể hiện trách nhiệm cá nhân: mỗi cá nhân đều được phân công
trách nhiệm thực hiện một phần công việc và tích cực làm việc để
đóng góp vào kết quả chung.
3. Khuyến khích sự tương tác: cần có trao đổi, chia sẽ giữa các thành
viên trong nhóm để đưa ra ý kiến chung.
4. Rèn luyện kĩ năng: lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin
phản hồi, tích cực, thuyết phục…
5. Kỹ năng đánh giá: cả nhóm phải thường xuyên rà soát công việc
đang làm để hoàn thành nhiệm vụ được giao có kết quả tốt nhất.
III. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THẢO LUẬN
NHÓM
1. Chuẩn bị nội dung thảo luận
Để chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm được tốt thì vấn đề cần thiết đó
là việc chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận:
* Những bài khó về nội dung
* Có những vấn đề nhiều người quan tâm
* Đây là vấn đề có thể tranh luận được.
Ví dụ: như trong dạy địa lí thì nên chọn những bài có nội dung về vấn
đề về môi trường,dân số, phát triển kinh tế xã hội địa phương, của đất
nước như ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải, quá trình đô thị
hóa không có kế hoạch, khai thác rừng quá mức, vấn đề xói mòn, lũ

lụt…….Những nội dung này sẽ tạo hứng thú và sự quan tâm của học
sinh.
2. Tổ chức thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm được tiến hành theo các bước:
Bước 1: Chuẩn bị thảo luận
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm
Bước 4: Tổng kết thảo luận
Để học sinh làm quen và dễ dàng nắm bắt, cũng như phát huy hết khả
hợp tác trong thảo luận nhóm thì bản thân người giáo viên phải biết
kết hợp rất nhiều phương pháp với nhau như: phương pháp nêu vấn
đề,đàm thoại gợi mở…Thông qua hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt
ra,đồng thời gợi mở giúp học sinh định hướng được câu trả lời.
II. Nội dung dạy học
Bài 24: Sự phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa.
Mục III. Đô thị hóa.
1. Khái niệm
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế – xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng
nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân
cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi
lối sống thành thị.
2. Đặc điểm
- Qúa trình ĐTH thể hiện ở 3 đặc điểm chính:
+ Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị.
+ Dân cư tập trung vào thành phố lớn và cực lớn.
+ Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế- xã hội
và môi trường
Câu hỏi: Từ những đặc điểm của quá trình đô thị
hóa hãy phân tích ảnh hưởng tích cực, tiêu cực

của quá trình đô thị hóa tác động đến sự phát
triển kinh tế – xã hội và môi trường ?
Trả lời: ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã
hội và môi trường.
Phát triển kinh tế-xã hội-Môi trường
Tác động
tich cực

* Kinh tế:
- Làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu lao động và góp
phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Chuyển dịch hoạt động dân cư từ khu vực 1 sang khu
vực 2, 3
Văn hóa- xã hội:
- Phổ biến lối sống thành thị. Hoạt động dân cư mang
tính cộng đồng phức tạp, ít có quan hệ huyết thống,
thường xuyên được tiếp cận nền văn minh nhân loại.
- Dân cư: thay đổi sâu sắc quá trình sinh tử, hôn nhân ở
các thành phố. Làm chậm quá trình gia tăng dân số.
- Hình thành môi trường đô thị-mở rộng, phát triển không
gian đô thị.
Phát triển kinh tế-xã hội-Môi trường
Tác động tiêu
cực
-
Đô thị hóa không gắn liền với quá trình công
nghiệp hóa gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
+ Dân cư chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành
thị dẫn đến nông thôn thiếu nhân lực, ở đô thị
thiếu việc làm, nhà ở, cơ sở hạ tầng.

+ Chất lượng sống bị giảm sút, điều kiện thiếu
thốn
+ Chất lượng môi trường bị ô nhiễm và suy thoái
nghiêm trọng.
+ Nguồn tài nguyên bị suy thoái và cạn kiệt.
+ Xã hội: môi trường đô thị bị vẩn đục với nhiều
tệ nạn.
KẾT LUẬN
Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy
học tích cực - lấy học sinh làm trung tâm. Nếu được vận
dụng khoa học, sẽ khai thác tối đa hiệu quả học tập của
học sinh. Tuy nhiên, nếu áp dụng một cách máy móc,
mang tính hình thức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng
như thời gian học tập của học sinh.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×