Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Những đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.64 KB, 12 trang )

Trường Đại Học Phenikaa
Khoa Khoa Học Cơ Bản

TIỂU LUẬN: Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa
và liên hệ ở Việt Nam hiện nay

Giảng viên:

Đồng Thị Tuyền

Học Phần :

Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin

Sinh viên :

Thân Văn Tuấn Anh
Vũ Hoàng Anh
Võ Huy Bảo
Nguyễn Minh Châu
Bùi Thị Hạnh Chinh
Hoàng Hùng Cường
Hoàng Mạnh Cường
Nguyễn Viết Cường
Trần Công Danh
Vũ Huyền Diệu

20010233
20010841
20010092
20010197


20010364
20010198
20010200
20010199
20010760
20010450

Hà Nội, Ngày ….. tháng ….. năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................2
NỘI DUNG............................................................................................................................................4
Phần 1: Đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa...........................................................................4
Phần 2. Liên hệ ở Việt Nam...................................................................................................................5
2.1. Thực trạng nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam..........................................................................5
2.2. Các đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa được thể hiện rõ trong nền kinh tế Việt Nam.........6
Phần 3. Đề xuất giải pháp......................................................................................................................9
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................11

1


MỞ ĐẦU

Trong thời kì đầu của xã hội lồi người do sự lạc hậu của lực lượng sản
xuất, nên sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con
người bị bó hẹp trong một giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát
triển và có nhiều thành tựu mới, con người dần thốt khỏi nền kinh tế tự nhiên

và chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế hàng hoá phát
triển càng mạnh mẽ và đến đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị trường. Kinh tế
thị trường có những ưu việt của nó, đó là sự thoả mãn tối đa nhu cầu của con
người với một khối lượng hàng hố khổng lồ. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ
những hạn chế, nhất là trong chế độ xã hội TBCN, một chế độ xã hội ở đó chỉ
có lợi nhuận được chú trọng hàng đầu dẫn đến sự phân hoá xã hội sâu sắc và
quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ.
Nhận biết trước tình hình đó, trong q trình nghiên cứu về hình thái
kinh tế xã hội Mac và Anghen đã đưa ra dự đoán: CNTB sớm muộn cũng bị
thay thế bởi một chế độ xã hội cao hơn, chế độ xã hội trong đó con người
hồn tồn tự do, văn minh và bình đẳng, có nền kinh tế phát triển bền vững,
xã hội cơng bằng. Đó là chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn thấp của nó là
CNXH - thời kì chun chính của giai cấp vơ sản.
Nước ta sau khi giành được độc lập ở miền bắc , Đảng đã xác định đưa
đất nước lên tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Khi miền bắc
hồn tồn được giải phóng thì cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH.
Đại hội Đảng VI (1986) là một bước ngoặt lịch sử của nền kinh tế vói đường
lối mới của Đảng để phát triển đất nước. Theo đó ta xây dựng và phát triển
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý

2


của nhà nước theo định hướng XHCN. Tư tưởng ấy càng được nhấn mạnh
trong các kì đại hội tiếp theo của Đảng.
Trong quá trình CNH-HĐH đất nước, quá trình phát triển quá độ của xã
hội cùng với những công nghệ tiên tiến vượt bật. Cơng nghệ sản xuất hàng
hóa với chất lượng và số lượng không ngừng được thay đổi. Sản xuất hàng
hóa là một q trình tạo ra sản phẩm hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu, nhằm
làm thỏa mản nhu cầu nào đó của con người. Chính vì vậy việc nghiên cứu

đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa là một viêc làm giúp ta hiểu sâu hơn về
hàng hóa. Từ đó liên hệ đối với bản thân và đối với nước ta, đưa ra những đề
xuất, đóng góp nhằm làm cho q trình sản xuất hàng hóa của nước ta ngày
càng phát triển với chất lượng cao hơn.
Trong q trình làm bài chúng em cịn thiếu xót mong cô bỏ qua, chúng
em xin chân thành cảm ơn!

3


NỘI DUNG
Phần 1: Đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hố có 3 đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa dùng để trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng
hóa là kiểu tổ chức kinh tế dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác
thông qua việc trao đổi, mua bán. Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức
kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất
tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản
xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những
người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến… Ngược lại, sản xuất
hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán
chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản
xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua
việc trao đổi, mua bán.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân,
vừa mang tính xã hội. Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất
xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác
trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của
người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất

cái gì, như thế nào là cơng việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính
chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc khơng phù hợp với tính chất xã hội. Đó
chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn giữa lao động tư
nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh
tế hàng hóa.

4


Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ
không phải giá trị sử dụng.
Phần 2. Liên hệ ở Việt Nam.
2.1. Thực trạng nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam.
Trong giai đoạn quá độ lên CNXH, ở nước ta những điều kiện chung
của sản xuất hàng hố vẫn cịn bởi xuất hàng hố tổn tại là một tất yếu khách
quan. Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng
những không mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu. Sự chuyên mơn hố và hợp tác hóa lao động đã vượt khỏi biên giới quốc
gia và ngày càng mang tính quốc tế.
Phân công lao động xã hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của
nền kinh tế tự nhiên khép kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa
những người sản xuất vào hệ thống của hợp tác lao động. Sự phân công lao
động của ta đã ngày càng chi tiết hơn đến từng ngành, từng cơ sở và ở phạm
vi rộng hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiện nay ta đã có hàng loạt
các thị trường được hình thành từ sự phân cơng lao động đó là: Thị trường
Cơng nghệ, thị trong các yếu tố sản xuất,... Tạo đà cho nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần phát triển giúp ta nhanh chóng hồ nhập được với kinh tế
trong khu vực và thế giới.
Trong nền kinh tế đã và đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau
về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Sở hữu toàn dân , sở hữu tập thể của

những ngời sản xuất hàng hoá nhỏ, sở hữu tư nhân TBCN, sở hữu hỗn hợp,
đồng sở hữu,... Chế độ xã hội hoá sản xuất giữa các ngành, các xí nghiệp
trong cùng một hình thức sở hữu vẫn chưa đều nhau. Sở dĩ như vậy là do cơ
cấu kinh tế của ta giờ là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, sự tồn tại của các
thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan.

5


Sản xuất hàng hoá là để trao đổi đáp ứng nhu cầu của xã hội nên ngời
sản xuất có điều kiện để chun mơn hố cao. Trình độ tay nghề được nâng
lên do tích luỹ kinh nghiệm, tiếp thu được tri thức mới. Công cụ chuyên dùng
để cải tiến, kỹ thuật mới được áp dụng do đó cạnh cạnh tranh ngày càng gay
gắt khiến cho năng suất lao động để nâng lên, chất lượng sản phẩm ngày càng
để cải thiện và tốt hơn . Hiệu quả kinh tế được chú trọng làm mục tiêu đánh
giá sự hoạt động của các thành phần kinh tế. Việc trao đổi hàng hoá dựa trên
nguyên tắc ngang giá khiến cho người sản xuất luôn tìm cách tiết kiệm giảm
đến mức tối đa những chi phí cá biệt, giảm giá trị hàng hố cá biệt để có lợi
nhuận khi trao đổi. Trên cơ sở phân cơng lao động, sản xuất hàng hố phát
triển. Khi sản xuất hàng hố phát triển sẽ làm phân cơng lao động ngày càng
cao hơn, sâu hơn. Quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị trường ngày càng
được chủ thể sản xuất hàng hố vận dụng có hiệu quả hơn và từ đó ngồi các
quan hệ kinh tế phát triển mà các quan hệ pháp lý xã hội, tập quán, tác phong
cũng thay đổi.
Chính từ tính ưu việt rất riêng, rất có lợi tuy bên cạnh đó vẫn cịn có
những khuyết điểm của sản xất hàng hoá mà tại đại hội VII Đảng ta đã xác
định phương hướng: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng XHCN vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
2.2. Các đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa được thể hiện rõ trong nền
kinh tế Việt Nam.

 Trong nền kinh tế Việt Nam, sản xuất hàng hóa dùng để trao đổi,
mua bán.
Nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế tiểu nông lạc hậu , lực lượng
sản xuất chưa phát triển , lại bỏ qua giai đoạn TBCN nên nền sản xuất hàng
hoá của ta khơng giống với nên sản xuất hàng hố của các nước khác trên thế
giới.
6


Trước kia với cơ cấu kinh tế “khép kín”, với tình trạng “bế quan toả
cảng”, luẩn quẩn sau luỹ tre làng nên kinh tế nước ta lâm vào bế tắc, kém phát
triển có thể nói là lạc hậu nhất thế giới. Trải qua hơn 25 năm đổi mới, hệ
thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Hoạt động
của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy
quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng.
Hiện nay Đảng và Nhà Nước theo hướng chủ trương tích cực và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế của Việt Nam với các
nước, các tổ chức quốc tế. Những ví dụ cơ bản nhất để cho thấy trong nền
kinh tế Việt Nam sản xuất hàng hóa để trao đổi, mua bán chính là việc Việt
Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thực hiện
các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),...
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh
thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một
bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.
Ngoài ra cịn rất nhiều ví dụ minh chúng khác như sự trao đổi, mua bán
hàng hóa của người tiêu dùng trong nước giữa các doanh nghiệp, các tỉnh, các
huyện và các hộ gia đình, cá nhân.


 Trong nền kinh tế Việt Nam, lao động của người sản xuất hàng
hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội.
Với nền kinh tế hiện nay, Việt Nam là một đất nước đang phát triển,
mọi dịch vụ và nhu cầu đều tăng cao. Những doanh nghiệp, công ty tư nhân
về dịch vụ nhằm phục vụ xã hội được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Ví dụ
như khi nhu cầu về đời sống xã hội tăng cao, con người yêu cái đẹp và biết
chăm sóc bản thân nhiều hơn thì những cơng ty tư nhân về sapa, thẩm mĩ,
chăm sóc sức khỏe dần lớn mạnh và phổ biến. Cá nhân các chủ công ty, doanh
7


nghiệp cũng dựa trên nhu cầu của khách hàng mà sửa đổi, quản lý công ty,
doanh nghiệp phát triển theo hướng phù hợp. Hay khi chất lượng đời sống
cao, nhu cầu hưởng thụ theo đó cũng được tăng cao, rất nhiều những công ty
và khu du lịch được khai thác, phát triển.
Một ví dụ điển hình khác, khi đại dịch Covid bùng phát, những nhu cầu
về du lịch trong xã hội bị hạn chế để đảm bảo tính ổn định, an tồn cho tồn
xã hội thì các doanh nghiệp theo đó cũng buộc phải ngưng hoạt động. Những
nhu cầu về mặt hoạt động, học tập và giải trí online được nâng cao, các nhà
đầu tư và phát triển dần nghiên cứu sang những lĩnh vực mới để phù hợp với
nhu cầu xã hội.
Bên cạnh đó cũng cịn rất nhiều lĩnh vực khác cho thấy thấy rằng tính
tư nhân và tính xã hội trong nền sản xuất hàng hóa tại thị trường kinh tế Việt
Nam có liên quan mật thiết với nhau, chúng tồn tại song song, có thể phù hợp
hoặc không phù hợp với nhau gây mâu thuẫn.

 Trong nền kinh tế Việt Nam, mục đích của sản xuất hàng hóa là
giá trị, là lợi nhuận chứ khơng phải giá trị sử dụng.
Hàng hố nào cũng có một hay một vài cơng dụng và cộng dụng đó làm
nó có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của hàng hoá là do thuộc tính tự nhiên

(Lý, hố, sinh) của thực thể hàng hố đó quy định nhưng việc phát hiện ra
những thuộc tính có ích đó lại phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội, của con
người. Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì số
lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng ngày càng
phong phú và chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
Nhưng, giá trị sử dụng là giá trị sử dụng xã hội. Nó khơng phải là giá trị
sử dụng cho người trực tiếp sản xuất mà là cho xã hội thông qua trao đổi mua
bán. Do đó, người sản xuất phải ln quan tâm đến như cầu của xã hội, làm
cho sản phẩm của họ phù hợp với nhu cầu xã hội, đem lợi lợi nhuận cao nhất
có thể.
8


Ở Việt Nam hiện nay, đẩy mạnh xã hội hoá sản xuất theo định hướng
XHCN từ một nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn để sản xuất ra ngày càng
nhiều giá trị thặng dư, và giá trị thặng dư là một phương thức biểu thị cho giá
trị lợi nhuận của sản xuất hàng hóa mang lại.
Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, nên phương thức tạo ra
giá trị thặng dư tuyệt đối không được sử dụng, thời gian lao động không bị
kéo quá 8 tiếng một ngày hay 48 tiếng một tuần theo điều 68 của bộ luật Lao
Động. Gạt bỏ đi mục đích và tính chất của tư bản thì có thể áp dụng phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và biến tấu của nó – giá trị thặng dư
siêu ngạch (phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt,
làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó) vào
nền kinh tế Việt Nam.
Phần 3. Đề xuất giải pháp.
Những đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa tại thị trường kinh
tế của một đất nước đang trong đà phát triển, đổi mới như Việt Nam đem lại
rất nhiều lợi ích. Bên cạnh đó những mâu thuẫn trong tính tư nhân và tính xã
hội cũng rất dễ gây nên sự khủng khoảng, mất cân bằng kinh tế. Một số cá

nhân vì lợi nhuận riêng mà đưa ra những nội dung không phù hợp với đạo đức
xã hội. Nhóm em có đề xuất một số giải pháp như sau:
 Phát triển đồng bộ các loại thị trường như thị trường sức lao động, thị
trường tư liệu sản xuất, thị trường tiêu dùng và dịch vụ,…
 Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường về pháp lý.
 Phát triển kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại.
 Đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, cải
cách thủ tục hành chính quốc gia. Đổi mới công cụ quản lý vĩ mô của
Nhà nước, đặc biệt là thơng qua chính sách phân phối thu nhập để đạt

9


được tiến bộ và công bằng xã hội, chuyển dịch cơ chế nhanh sang cơ
chế thị trường và đổi mới chính sách kinh tế cho thích hợp.

KẾT LUẬN

Sản xuất hàng hóa được dùng để chỉ một kiểu tổ chức kinh tế, trong đó
sản phẩm được sản xuất ra khơng đáp ứng như cầu tiêu dùng của người trực
tiếp sản xuất ra nó mà được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường.
Những đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa gồm có 3 đặc trưng cơ bản.
Chúng liên quan mật thiết với nhau, đem lại nhiều lợi ích mà góp phần phát
triển lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Sự mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao
động xã hội là cơ sở mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hoá .
Trong nền kinh tế ở Việt Nam, các đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa
ở trên phản ánh kết quả của sự phân tích thực trạng và xu hướng vận động nội
tại của quá trình hình thành và phát triển nền sản xuất hàng hoá ở nước ta hiện
nay và tương lai.
Các đặc điểm này bắt nguồn từ sự chi phối của các quy luật kinh tế nền

kinh tế hàng hoá (quy luât giá trị, quy luật cung cầu, quy luật canh tranh và
quy luật lưu thông tiền tệ) bắt nguồn từ vai trò định hướng của kinh tế nhà
nước và vai trò quản lý của nhà nước ở nước ta. Nhà nước là của dân và vì
dân quyết định.
Bên cạnh những lợi ích to lớn đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam cần
hồn thiện hơn về đường lối, chính sách trong công cuộc quản lý và chỉ đạo
để đưa đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GT học phần Kinh tế chính trị MNL (K) Tr101- Tr182x.pdf (moet.gov.vn)
2. />3. />4. Nền sản xuất hàng hoá ở Việt Nam sự ra đời thực trạng và phương hướng
phát triển (khotrithucso.com)

11



×