Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn là gì? Vì sao nó chứa đựng khả năng sản xuất " thừa " trong Chủ nghĩa tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.33 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sản xuất hàng hoá đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội
.Trong các hình thái xã hội trước Chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá chưa phát
triển.Đến thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, nó đã phát triển tới đỉnh cao nhất, trở thành
quan hệ thống trị, phổ biển trong xã hội.
Cho đến xã hội xã hội chủ nghĩa, sản xuất hàng hoá vẫn còn, quy luật giá trị
- quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vẫn còn hoạt động, mặc dù mục đích của
sản xuất xã hội chủ nghĩa là nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá của mọi
thành viên trong xã hội, chứ không phải để buôn bán nhằm thu lợi nhuận .
Tuy nhiên nền sản xuất hàng hoá dù ở bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào
cũng không tránh khỏi những nhược điểm, tiềm tàng những mâu thuẫn trong nó.
Việt nam đang trên con đường đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội ,trong đó sản xuất
hàng hoá là một yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển. Nếu nắm vững được


mâu thuẫn và những quy luật của nó thì chúng ta có thể hạn chế cũng như có
những giải pháp hợp lý phù hợp để phát triển toàn diện đất nước .
Vì vậy em chọn đề tài :"Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá
giản đơn là gì? Vì sao nó chứa đựng khả năng sản xuất " thừa " trong Chủ
nghĩa tư bản ? (Chứng minh bằng tình trạng khủng hoảng sản xuất thừa
trong một số nước tư bản phát triển)" làm đề tài cho tiểu luận của mình.
Bài tiểu luận này của em còn sơ sài và nhiều thiếu sót.Rất mong các thầy cô
thông cảm và giúp đỡ cho em. Em xin chân thành cảm ơn !
NỘI DUNG
I. Sơ lược về nền sản xuất hàng hoá giản đơn
1
Muốn biết được mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn thì

trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về nền sản xuất hàng hoá trong lịch sử .
Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó sản phẩm
đều do những người sản xuất cá thể, riêng lẻ sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra
một sản phẩm nhất định, thành thử muốn thoả mãn các nhu cầu của xã hội thì cần
có mua bán sản phẩm ( vì vậy sản phẩm trở thành hàng hoá ) trên thị trường .
LêNin toàn tập, tập một , trang 106
Vậy hàng hoá là gì?
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó
của con người, sản xuất ra không phải để tự tiêu dùng mà để trao đổi mua bán.
Như vậy không phải bất kỳ nền sản xuất nào cũng là sản xuất hàng hoá .Sản
xuất hàng hoá phải là sản xuất để bán; sản xuất để tự cung tự cấp không phải là sản
xuất hàng hoá.

Lịch sử phát triển của xã hội đã từ sản xuất tự cấp, tự túc tiến lên sản xuất
hàng hoá (hay từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá). So với nền sản xuất tự cấp
tự túc, sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn: sản xuất hàng hoá đã phá huỷ
thành trì phong kiến ngàn năm, giải phóng lực lượng sản xuất, lực lượng lao động
và con người ra khỏi sự kìm kẹp của lãnh chúa phong kiến đặc biệt là ở châu Á với
phương thức sản xuất rất trì trệ.
Sản xuất hàng hoá và hàng hoá là những phạm trù lịch sử, xuất hiện và tồn tại
trong xã hội khi có những điều kiện nhất định.Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác
thì nói chung sự tồn tại, ra đời của sản xuất hàng hoá là do hai nguyên nhân: sự
phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Phân công lao
động xã hội là cơ sở của sản xuất hàng hoá; còn chế độ tư hữu làm cho việc trao
đổi sản phẩm mang hình thức trao đổi hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện đó

thì không có sản xuất và trao đổi hàng hoá, không có chuyện sản phẩm lao động
biến thành hàng hoá.
1)Hai thuộc tính của hàng hoá
2
Tuy sản xuất hàng hoá trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội có bản chất khác
nhau nhưng đã là hàng hoá thì đều có hai thuộc tính : giá trị sử dụng và giá trị.
+Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người do thuộc tính tự nhiên của vật phẩm đó quyết định. Vì vậy, giá trị sử
dụng là một phạm trù vĩnh viễn, là một thuộc tính của hàng hoá gắn liền với vật thể
hàng hoá nhưng đó không phải là giá trị sử dụng cho người sử dụng hàng hoá mà
là một giá trị sử dụng cho người khác, giá trị sử dụng cho xã hội.
+Giá trị là lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá, biểu hiện quan hệ sản

xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Nó cũng là nội dung cơ sở của trao đổi,
mua bán. Giá trị là một phạm trù lịch sử.Có hàng hoá và sản xuất hàng hoá thì mới
có giá trị của hàng hoá.
2)Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Tính chất hai mặt của hàng hoá là do tính chất hai mặt của lao động sản xuất
ra hàng hoá quyết định. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của
lao động sản xuất hàng hoá: Lao động cụ thể và Lao động trừu tượng.
+Lao động cụ thể là lao động có ích, dưới hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Nhờ lao động cụ thể thấy sự khác nhau giữa những
người lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng
nhất định; nó tồn tại vĩnh viễn cùng với sản xuất và tái sản xuất xã hội, không phụ
thuộc vào bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào.

+ Lao động trừu tượng là sự hao phí sức thần kinh, sức bắp thịt của người
sản xuất hàng hoá. Nhờ lao động trừư tượng ta thấy được sự giống nhau giữa
những người lao động sản xuất hàng hoá. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng
hoá, nó là một phạm trù lịch sử gắn với sản xuất hàng hoá.
Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý
nghĩa rất to lớn, đem lại cho lý luận giá trị - lao động một cơ sở khoa học thực sự.
II. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn
3
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá vừa là lao động cụ thể
vừa là lao động trừu tượng có quan hệ với tính chất tư nhân và tính chất xã hội của
lao động sản xuất hàng hoá.
Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, người sản xuất sản xuất cái gì, sản

xuất bao nhiêu là việc riêng của mỗi người, không ai có quyền can thiệp vào.Họ là
người sản xuất độc lập. Lao động sản xuất của họ, do đó có tính chất tư nhân và
lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân của họ. Đồng thời, lao
động của người sản xuất hàng hoá lại là lao động xã hội, là một bộ phận của toàn
bộ lao động xã hội trong sự phân công lao động xã hội. Sự phân công lao động xã
hội tạo ra mối liên hệ gắn bó những người sản xuất hàng hoá với nhau. Người này
sản xuất ra để cho người khác dùng, và ngược lại, họ cần sản phẩm của người
khác. Những người sản xuất hàng hoá làm việc cho nhau, thông qua việc trao đổi
hàng hoá nên phải quy lại các loại lao dộng cụ thể thành lao động trừu tượng. Do
đó lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
Trong nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu, tính chất xã hội của người lao
động, của người sản xuất hàng hoá có thể được xã hội chấp nhận và cũng có thể

không được xã hội thừa nhận, không bán được hàng hoá thì có nghĩa là không
được xã hội thừa nhận.
Tóm lại, một mặt do có phân công lao động xã hội nên có trao đổi và có lao
động xã hội; lao động xã hội biểu hiện thành lao động trừu tượng và lao động trừu
tượng tạo ra giá trị. Mặt khác, do có chế độ tư hữu nên có lao động tư nhân; lao
động tư nhân biểu hiện thành lao động cụ thể, và lao động cụ thể tạo ra giá trị sử
dụng.
Trong nền sản xuất hàng hoá, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có
mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn đó là mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá
giản đơn. Mâu thuẫn này biểu hiện ra khi :
+Sản xuất của người sản xuất hàng hoá nhỏ và nhu cầu của xã hội không ăn
khớp với nhau. Hoặc sản xuất không đủ cung cấp cho xã hội, hoặc sản xuất vượt

4
quá khả năng tiêu thụ của xã hội.Trong trường hợp sản xuất vượt quá khả năng tiêu
thụ của xã hội thì sẽ có một số hàng hoá không bán được, tức là không thực hiện
được giá trị. Sở dĩ có tình hình đó là do sản xuất dựa trên chế độ tư hữu làm cho
người sản xuất không thể biết được xã hội cần những gì và cần bao nhiêu.
+Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá không phù hợp
với mức tiêu hao lao động mà xã hội có thể chấp nhận được. Nếu tiêu hao quá
mức, xã hội không có khả năng thanh toán, tất nhiên hàng hoá sẽ không bán được.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng
sản xuất "thừa" và là mầm mống của mọi mâu thuẫn của kinh tế hàng hoá trong
tiến trình phát triển của lịch sử.
5

×