Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tự tình 2 (hồ xuân hương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.26 KB, 9 trang )

TỰ TÌNH II
(Hồ Xuân Hương)
A – MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát
vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: Việt hóa thơ Đường luật, dùng
từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, tả cảnh sinh động, đưa ngôn ngữ đời thường vào đời sống
thơ ca.
2. Về kĩ năng: Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
3. Về thái độ: Trân trọng và khâm phục tài năng, bản lĩnh thơ Hồ Xuân Hương.
B – PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Tư liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục.
- Chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11 (chương trình nâng cao).
2. Thiết kế bài học
C – CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức phát vấn, gợi tìm kết
hợp với trao đổi, thảo luận, giảng bình và trả lời câu hỏi.
D – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, …
2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ dạy)
3. Giới thiệu bài mới: (2’)
* Lời vào bài: Lê Quý Đôn từng khẳng định: Thơ phát khởi từ trong long người ta.
Người ta ở đây là bản thân nhà thơ với tư cách một cái tơi trữ tình, một nhân vật trữ
tình. Nói cách khác, thơ bao giờ cũng là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, là tiếng
nói của tình cảm của con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Qua thơ,
con người sẽ thể hiện được mọi tâm tư tình cảm của mình. Khơng ngoại lệ, Hồ Xn
Hương – người được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, đã lấy thơ làm phương tiện
truyền tải tâm tư, tình cảm của mình. Bà có hẳn một chùm thơ mang tên Tự tình gồm




03 bài. Bài học hơm nay, chúng ta cùng tìm hiểu Tự tình II để thấy được tâm tư và gửi
gắm ở đó là gì? Tài năng thơ Hồ Xn Hương được thể hiện ra sao?
4. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HĐ1. Tìm hiểu vài nét về tác giả tác phẩm (5’)
GV. Cho học sinh theo dõi phần tiểu dẫn, sau đó phát
vấn và học sinh trả lời.
Hỏi: Tóm tắt những nét chính về cuộc đời sự nghiệp
sáng tác của Hồ Xuân Hương? (Quê? Xuất thân? Tình
duyên? Sáng tác? Nội dung sáng tác?)
HS. Trả lời.
GV. Nhận xét, bổ sung, mở rộng, chốt ý.
- Hồ Xn Hương có một ngơi nhà gần Hồ Tây, lấy tên
là Cổ Nguyệt đường, đương thời, nhiều người gọi bà là
nàng Cổ Nguyệt. Cổ Nguyệt triết tự từ họ Hồ của Xuân
Hương.
- Theo một số tài liệu, Hồ Xuân Hương lớn tuổi mới lấy
chồng, cả hai lần làm lẽ thì cả hai lần đều chịu kiếp góa
bụa, thế nên Hồ Xuân Hương thấm thía nỗi khổ của một
người chưa được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Thơ bà vì
thế tràn đầy niềm khao khát lứa đơi.
Hỏi. Nêu vị trí bài thơ?
HS. Trả lời.
GV. Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Hỏi. Em hiểu tự tình có nghĩa là gì?

HS. Trả lời.
GV. Nhận xét, bổ sung, chốt ý.

I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Là một “thiên tài kì nữ”
nhưng cuộc đời lại gặp
nhiều bất hạnh.
- Thơ của Hồ Xuân Hương
là thơ của phụ nữ viết về
phụ nữ, trào phúng mà trữ
tình, đậm chất dân gian.

2. Bài thơ
a) Vị trí:
Bài Tự tình II nằm trong
chùm thơ Tự tình gồm 03
bài của Hồ Xuân Hương.
b) Nhan đề:
Tự tình = Tự kể về tình
cảnh, tâm tình của mình.
HĐ2. Định hướng phân tích, cảm nhận, tìm hiểu giá II. Đọc – hiểu văn bản
trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (30’)
GV. Định hướng giọng đọc (4 câu đầu và 2 câu cuối đọc
giọng trầm buồn, chua xót, 2 câu luận đọc mạnh mẽ,
thách thức).
HS. Đọc.
GV. Nhận xét, đọc diễn cảm bài thơ.
Hỏi: Có thể phân tích bài thơ theo mấy cách?
HS. Trả lời.

GV. Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Có 2 cách để tìm hiểu bài thơ:
- Theo bố cục thơ Đường luật: Đề - thực – luận – kết.


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Theo nội dung cảm xúc: Theo tâm trạng nhân vật trữ
tình, buồn tủi, xót xa phẫn uất trước duyên phận, gắng
gượng, vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch
Dẫn: Hai câu đề có nhiệm vụ giới thiệu hồn cảnh nảy
sinh tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ở bài thơ này cũng
vậy, nhà thơ nói lên hồn cảnh của mình thơng qua
khơng gian và thời gian:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Hỏi: Thời gian được nói đến ở đây là khi nào? Thời gian
ấy thích hợp cho diễn tả điểu gì?
HS. Trả lời.
GV. Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Hỏi. Từ láy văng vẳng gợi cho em cảm nhận gì? Nó có
đơn thuần là âm thanh từ xa vọng lại khơng hay cịn gợi
ra ý niệm nào khác?
HS. Trả lời.
GV. Nhận xét, bổ sung, mở rộng, chốt ý.
Mở rộng: Từ láy văng vẳng bắt gặp khá nhiều trong thơ
Hồ Xuân Hương:
- Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
- Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng
Văng vẳng là âm thanh từ xa vọng lại. Nghệ thuật lấy
động tả tĩnh gợi không gian tĩnh lặng, thanh vắng, tiếng

văng vẳng khơng đơn thuần là âm thanh mà cịn là nghe
thời gian trơi khi nó gắn liền với tiếng trống dồn.
Hỏi. Tiếng trống dồn gợi cho em cảm nhận gì?
HS. Trả lời
GV. Nhận xét, chốt ý.
Dẫn: Trên nền không gian ấy nổi lên một thân phận
được nói đến qua hình ảnh hồng nhan.
Trơ cái hồng nhan với nước non
Hỏi: - Hồng nhan ý chỉ điều gì?
- Khi kết hợp với từ cái gợi cho em cảm nhận gì?
- Nhận xét về từ trơ và ý nghĩa mà nó gợi ra?
HS. Trả lời
GV. Nhận xét, bổ sung, mở rộng, chốt ý.
Mở rộng: Trước từ hồng nhan là từ cái đã vật chất hóa,
cụ thể hóa đối tượng đáng ra phải được nâng niu, trân
trọng – đó là phận má hồng. Từ cái đã đẩy giá trị cao
đẹp của thân phận má hồng xuống đến mức rẻ rúng và

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Hai câu đề: Bối cảnh,
cảnh ngộ Xuân Hương
- Bối cảnh:
+ Thời gian: Đêm khuya,
khoảng thời gian thích hợp
để khơi dậy nỗi niềm, tâm
sự của con người.
+ Không gian: Tĩnh lặng,
thanh vắng.
+ Âm thanh:Văng vẳng

trống dồn. Chữ dồn là dồn
dập, gấp gáp, liên hồi.
→ Cảm nhận bước đi dồn
dập của thời gian
→ Tâm trạng con người
ngổn ngang, rối bời giữa
đêm thanh vắng.

- Cảnh ngộ:
+ Hồng nhan: má hồng,
người phụ nữ đẹp.
+ Kết hợ với từ Cái: gợi
thân phận rẻ rúng, coi
thường.
+ Trơ có nhiều cách hiểu:
trơ trọi, cơ đơn; bẽ bàng
tủi hổ; trơ lì như khơng
cịn cảm giác, khơng cịn
phản ứng với cuộc đời.


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

coi thường. Gợi nỗi xót xa về thân phận bạc mệnh. Câu
thơ lại gắn liền với động từ trơ khiến ta nhớ đến nàng
Kiều bị bỏ rơi khơng chút đối thương:
Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ
Hỏi. Cái hồng nhan đi liền với nước non gợi cho em

cảm nhận gì?
HS. Trả lời.
GV. Nhận xét, bổ sung, mở rộng, bình, chốt ý.
Mở rộng: Trong các bài thơ của Hồ Xuân Hương, bà
thường đặt con người trong thế đối sánh với nước non
Nín đi kẻo thẹn với non song
(Trích trong Dỗ người đàn bà)
Bảy nổi ba chìm với nước non
(Trích trong Bánh trơi nước)
Khối tình cọ mãi với non song
(Trích trong Hỏi trăng 1)
Hay có tình riêng với nước non
(Trích trong Đá ông chồng)
Con người hữu hạn nhỏ bé giữa không gian rộng lớn, vơ
hạn gợi nên nỗi chua xót, đáng thương.
Hỏi: Nhận xét cách ngắt nhịp trong câu thơ? Tác giả sử
dụng nghệ thuật gì? Hiệu quả?
Hỏi: Cách ngắt nhịp có gì đặc biệt? Cảm nhận?
HS. Trả lời.
GV. Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Nhịp ngắt trong câu thơ rất đặc biệt, khác nhịp 4-3
thông thường. Nhịp trong câu thơ là 1-3-3. Âm sắc trơ
kéo dài và dứt hẳn trước khi tiếp đến cái hồng nhan và
với nước non. Dụng ý nghệ thuật là:
- Làm rõ nghĩa của từ trơ.
- Cái hồng nhan đặt song song với nước non tạo
thế cân bằng giữa hai đối tượng. Dường như thế
đứng của con người ở đây rất mạnh mẽ, quyết
liệt, sẵn sang nghênh diện với mọi giông bão,
giông tố của cuộc đời. Đứng trước nó là từ trơ

như thách thức, thách đố. Nó gần gũi với ý thơ
của Bà Huyện Thanh Quan trong câu thơ:
Đã vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
(Trong Thăng Long thành hoài cổ)

→ Động từ trơ cùng với
đảo ngữ nhấn mạnh thân
phanạ bẽ bàng, chua xót.
+ Đối lập với nước non,
cái rộng lớn vô hạn, gợi ra
sự nhỏ bé đáng thương và
tội nghiệp.

- Cách ngắt nhịp 1-3-3 gợi
thế đứng đầy ngang tàng,
thách thức, thi gan cùng
vũ trụ càn khôn, nghênh
diện với giơng bão cuộc
đời.

Tiểu kết: Nỗi buồn tủi xót
xa nhưng cũng đầy thách
thức trước cuộc đời, trước
Dẫn: Nỗi buồn khiến con người tìm đến với rượu để giải số phận.


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
khuây. Nhưng nhân vật trữ tình có đạt được mong muốn
hay khơng? Ta đến với hai câu thực.
Hỏi. Say lại tỉnh gợi cho em cảm nhận gì?

HS. Trả lời.
GV. Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Mở rộng: Hình ảnh chua xót bởi thấm thía nỗi đau.
Dường như Xn Hương tìm đến rượu khơng phải để
giải khuây mà đang tự mình phải uống từng chén đắng
của cuộc đời mình. Nó giống với phút giây phản tỉnh
của Thúy Kiều lúc ở lầu xanh
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Hỏi. Vậy nội đau thân phậncủa Hồ Xuân Hương là gì?
Hình ảnh vầng trăng thường biểu tượng cho điều gì?
Nhận xét cách dùng từ của nhà thơ xế/khuyết/chưa tròn.
HS. Trả lời.
GV. Nhận xét, bổ sung, mở rộng,chốt ý.
Bình: Trăng là biểu tượng của hạnh phúc, của tình u,
trăng ln gắn liền với cái đẹp, ngời ta cũng thường hay
nói vâng trăng hạnh phúc thế mà trăng trong thơ Hồ
Xuân Hương lại méo mó, khơng bình thường
xế/khuyết/chưa trịn. Trăng tàn như hạnh phúc muộn
màng đã trôi qua mãi giang dở không bao giờ có thể
trịn đầy viên mãn. Một người phụ nữ trong đêm khuya
thanh vắng tìm đến rượu, trăng để giải khuây, để vượt
thoát. Nhưng rượu là rượu đắng, trăng là trăng xế. Cả
hai nguồn giải thoát ấy đều khép chặt nàng trong nỗi
đau của số phận, đó là số phận hẩm hiu, dở dang, muộn
màng.
Chuyển ý: Nếu hai câu đề là tâm trạng bẽ bàng chua xót
của nhân vật, hai câu thực giúp ta hiểu rõ thực cảnh,
thực tình của Xuân Hương thì hai câu tiếp theo như bứt
ra khỏi dịng tâm trạng chung đó để nói lên tiếng nói

riêng.
Hỏi: Dưới con mắt của Hồ Xuân Hương, thiên nhiên
hiện lên có điều gì độc đáo? Nêu cảm nhận của em?
HS. Trả lời
GV. Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Mở rộng: Cảnh vật trong thơ Hồ Xuân Hương cũng
động cựa, căng đầy sức sống, một sức sống mãnh liệt
ngay cả trong tình huống bi thảm nhất. Con người như

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
2. Hai câu thực: Tâm
trạng và tình cảnh éo le
- Tâm trạng:
+ Buồn, tìm qn trong
men rượu.
+ Say lại tỉnh: vịng luẩn
quẩn càng say lại càng
tỉnh.
→ Con người khơng tìm
ra lối thốt; tỉnh lại lại
chua xót hơn nhiều so với
trước lúc say bởi sự nhận
thức, thấm thía nỗi đau
thân phận.
- Tình cảnh:
+ Vầng trăng bóng xế
khuyết chưa trịn → tình
u, hạnh phúc muộn
màng đã tàn, chưa trịn
đầy, viên mãn, tình dun

khơng trọn vẹn.
Hình tượng thơ kết hợp
với từ ngữ như đay đi, đay
lại, gợi bi kịch về một thân
phận muộn màng dở
giang.
Tiểu kết: Tình cảnh éo le
của duyên phận hẩm hiu.
3. Hai câu luận: Nỗi
phẫn uất
- Hình ảnh: Rêu từng đám;
đá mấy hòn → Nghệ thuật
đảo ngữ nhấn mạnh những
vật nhỏ bé, hèn mọn, thậm
chí mảnh mai, yếu ớt
nhưng tiềm tàng sức sống.


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

muốn phá củi, sổ lồng, vượt ra cái đáng buồn chán và cô Dường như bị dồn nén,
đơn trong trước mắt. Đó là tâm trạng phẫn uất khơng bỗng đứng lên vùng dậy
cam chịu của con người.
bứt phá dữ dội.
- Hành động:
Xiên ngang, đâm toạc →
động từ mạnh, thể hiện sự
bướng bỉnh, ngang ngạnh

như vạch đất, vạch trời mà
hờn oán, mà phản kháng.
Đó là sự bứt phá mạnh mẽ
của một sức sống mãnh
liệt.
Tiểu kết: Cảnh động, cựa
quậy, sôi sục dưới ngịi bút
Hồ Xn Hương. Đó là sự
quẫy đạp, phản kháng, táo
Hỏi: Nhà thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng mình, đó là nỗi bạo đầy cá tính của một
chán ngán. Vì sao?
bản lĩnh – Xuân Hương.
HS. Trả lời.
4. Hai câu kết: Tâm trạng
GV. Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
chán trường, buồn tủi
Mở rộng: Câu thơ rất gần với hiện đại dù viết trong giai - Nhà thơ bộc lộ trực tiếp
đoạn trung đại vì ta thấy thấp thống ý thơ của Xuân tâm trạng chán ngán
Diệu trong bài Vội vàng:
+ Xuân: là tuổi xuân, xuân
Xuân đương tới … thắm lại
của đất trời.
Nếu những câu thơ này góp phần đưa Xuân Diệu lên + Lại: (phó từ) là thêm
hàng nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới thì lẽ nào một lần nữa, (động từ) là
Hồ Xuân Hương không là nhà thơ mới nhất trong các trở lại.
nhà thơ trung đại?
Ngán nỗi xuân đi xuân lại
lại.
→ Thời gian cứ trôi đi
theo một quy luật nhất

định, tuần hồn, cịn tuổi
Chuyển ý: Cuộc đời con người hữu hạn, chỉ là khoảng trẻ ngắn ngủi cứ ra đi
khắc giữa cái mênh mông của đất trời. Thời gian trôi đi, trong vô vọng. Sự trở lại
tuổi xuân cũng sẽ đi mất, vậy mà nhân vật trữ tình cịn của mùa xn cũng đồng
rơi vào nghịch cảnh éo le.
nghĩa với sự ra đi của mùa
Hỏi: Nhận xét cách ngắt nhịp, cách dùng từ trong câu xuân tuổi trẻ. Kiếp người
thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của nó?
thật nhỏ bé và hữu hạn.
HS. Trả lời.
GV. Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Hỏi: Mảnh tình gợi cho em cảm nhận gì? Phát hiện


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ và nêu cảm
nhận?
HS. Trả lời
GV. Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Mở rộng: NT tăng tiến không theo chiều đi lên mà giảm
dần, đẩy nỗi đau khổ của nhân vật xuống tận cùng. Đó
là nỗi đau của những người phụ nữ phải cảnh lấy chồng
chung.
Tuy nhiên cái tầm kết quả của câu thơ có lẽ lớn hơn. Đó
cịn là thân phận, nỗi niềm của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến khi hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá
hẹp.

Bi kịch của xã hội là ở chỗ: “bà khơng mảy may có cảm
giác thua cuộc” “nhưng kết quả là xã hội thua cuộc”
(Nguyễn Lộc). Bài thơ khép lại là tiếng thở dài ngao
ngán. Dù cố gắng vượt thốt nhưng vẫn bị chơn chân
vào nghịch cảnh của chính mình. Dù ý thức được tài
năng nhưng vẫn phải đầu hàng số phận, cuộc đời, xã
hội. Bài thơ, dó đó, là tự tình nhưng cũng là tiếng khóc
bi thảm, ai ốn, ốn trách cuộc đời. Từ đó cất lên tiếng
kêu cứu địi khát vọng tình u, khát vọng có được hạnh
phúc trọn vẹn – một khát vọng rất người, rất nhân văn.

- Nghịch cảnh éo le:
Mảnh tình san sẻ tí con
con
+ Cách ngắt nhịp 2/2/1/2
đến mức vụn nát, kết hợp
mỗi từ ngữ đều gợi ý niệm
chua xót, bẽ bàng. Câu thơ
như đay đi đay lại nỗi lòng
đau đớn của tác giả.
Bản chất t/y là
không san sẻ
+ Mảnh tình→nhưng lại ít

ỏi, mong
San sẻ manh, nhỏ bé,

dễ vỡ.



Con con

→ Thân phận lẽ mọn,
đáng thương và tội nghiệp.
Tiểu kết: Qua nỗi đau thân
phận thể hiện khát khao
hạnh thủy chung, tình yêu
HĐ3: Tổng kết những đặc sắc về nội dung và nghệ
trọn vẹn, một khát vọng
thuật bài thơ (3’)
chính đáng và nhân văn.
Hỏi: Qua bài thơ, chúng ta cần, nắm những đặc sắc nào
về nội dung và nghệ thuật?
III. Tổng kết
HS. Trả lời
1. Nội dung
GV. Nhận xét, bổ sung, củng cố
Tâm trạng, thái độ của Hồ
Xuân Hương: vừa đau
đớn, vừa phẫn uất, gắng
gượng vươn lên nhưng vẫn
rơi vào bi kịch.
2. Nghệ thuật
Sử dụng ngơn từ, xây
dựng hình tượng thơ độc
đáo, Hồ Xuân Hương
xứng đáng được mệnh
danh là bà chúa thơ Nôm.



E. CỦNG CỐ: (2’) Qua bài học em có ấn tượng gì về tính cách, số phận và tài năng
thơ Hồ Xuân Hương?
F. DẶN DÒ: (2’)
* Học bài cũ : Học thuộc bài thơ, làm bài tập
Tìm đọc tài liệu viết về HXH
* Chuẩn bị bài mới : Soạn bài “Câu cá mùa thu”
- Sưu tầm chân dung, thơ văn của NK
- Tìm hiểu về tác giả và phong cách thơ của ông.
- Cảnh thu được miêu tả tn? Tại sao nói đây là bức tranh thu điển hình cho
mùa thu đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ ?
- Tâm trạng của tác giả thể hiện ntn trong bài thơ?
G. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



×