Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

TÍNH ĐA NGHĨA NHƯ LÀ MỘT PHẨM CHẤT NGHỆ THUẬT TRONG TƯ DUY THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.65 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN
Môn: Tư du thơ
TÍNH ĐA NGHĨA NHƯ LÀ MỘT PHẨM CHẤT
NGHỆ THUẬT TRONG TƯ DUY THƠ HỒ XUÂN
HƯƠNG
Giảng viên : PGS.TS. Nguyễn Bá Thành
Học viên : Phạm Thị Phương
Lớp : K50 Cao học Văn
Hà Nội -2006
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Thiên tài kỳ nữ - nữ thi hào dân tộc bài chúa thơ Nôm hay nói giản
dị nữ sĩ Hồ Xuân Hương - gương mặt mặt độc đáo có một không hai trong
lịch sử văn học trung đại cũng như trong nền văn học Việt Nam. Trong sự
nghiệp văn chương của mình bà đã để lại một di sản khiêm tốn, khoảng
năm chục bài thơ nôm, trong đó có bài ở dạng “tồn nghi”, cùng với tập
“Lưu Hương Ký” viết bằng chữ Hán nhưng thể hiện một tài nang trác kiệt
vô cùng độc đáo về nhiều mặt: Ngôn ngữ thơ ca, xử lý đề tài, giọng điệu,
Việt hoá thơ Đường, biểu tượng phồn thực, tính đa nghĩa… hiện tượng Hồ
Xuân Hương thể hiện một cá tính sáng tạo độc đáo - sừng sững trong làng
thơ Việt Nam, gây chấn động dư luận trong giới phê bình văn học. Dù đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu về Bà từ trước đến nay với những tên
tuổi lừng danh. Nhưng tất cả hầu như vẫn còn bất lực chưa khám phá hết
giá trị của thơ Bà.
Ngày nay với những tiến bộ của nghiên cứu văn học và thời đại, với
những cải tổ, cải cách đổi mới ở Việt Nam và trên toàn cầu đã có nhiều


cách đánh giá khác nhau mới hơn hiện đại hơn về Hồ Xuân Hương. Hơn
nữa, khi những giá trị nhân bản của văn học được các nhà nghệ sĩ, các nhà
nghiên cứu văn học và công chúng độc giả hết sức quan tâm, khi cuộc
sống ở đất nước này đã và đang đặt ra nhằm giải quyết vấn đề tài nang và
hạnh phúc của con người và đồng loại thì thơ Hồ Xuân Hương có một sức
hấp dẫn lớn.
Vì lẽ đó, nói đến đổi mới tư duy thơ không thể không nói đến Hồ
Xuân Hương. Đành rằng thơ của nữ chúa thơ Nôm có rất nhiều vấn đề
phong phú đa dạng phức tạp nhưng với thời gian có hạn trong khuôn khổ
bài viết này, người viết chỉ muốn đi vào tìm hiểu một khía cạnh nhỏ đánh
giá thơ Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ tư duy thơ với đề tài “Tính đa
nghĩa như là một phẩm chất nghệ thuật trong tư duy thơ Hồ Xuân
Hương”.
2
II. Mục đích ý nghĩa của tiểu luận:
-Tìm hiểu tính đa nghĩa trong thơ Hồ Xuân Hương nhằm khẳng định
đó là một phẩm chất nghệ thuật sáng tạo độc đáo trong tư duy thơ của Bà.
-Góp một tiếng nói khiêm tốn nhằm khẳng định giá trị nghệ thuật
thơ Hồ Xuân Hương - những đóng góp lớn của nữ sĩ cho nền thơ dân tộc.
III. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
-Phạm vi: Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ tư duy thơ. Vấn
đề tính đa nghĩa như là một phẩm chất nghệ thuật trong tư duy thơ Hồ
Xuân Hương .
IV. Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp thống kê tổng hợp.
-Phương pháp so sánh đối chứng.
-Phương pháp trực quan.
V. Lịch sử vấn đề:
-Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - thiên tài kì nữ - được Xuân Diệu mệnh

danh là một trong hai “nữ chúa thơ Nôm” - Một nhà thơ lớn - một gương
mặt độc đáo trong thơ ca trung đại Việt Nam. Lớp bụi thời gian không
làm mờ đi những giá trị của thơ Bà. Trái lại càng ngày càng toả sáng. Từ
trước tới nay, đã có không ít các công trình lớn nhỏ nghiên cứu về thơ Bà.
Các nhà phê bình nghiên cứu đã đi sâu tìm tòi khám phá nhiều vấn đề và
có nhiều công trình thực sự có giá trị như những công trình của Lê Trí
Viễn, Trần Thanh Mại, Đặng Thanh Lê, Xuân Diệu, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Đức
Hiểu, Nguyễn Đăng Na… và nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài.
Vấn đề tính đa nghĩa cũng đã được nhiều người nói tới trong các bài viết
của mình nhưng đi sâu nghiên cứu tính đa nghĩa trong thơ Hồ Xuân
Hương dưới góc độ tư duy thơ thì hầu như chưa có công trình nào đáng
kể.
Tuy nhiên, vấn đề chỉ mới được đề cập trong các mối tương quan
với những vấn đề khác như vấn đề dâm và tục, chất dân gian, ý nghĩa
3
phồn thực, chưa được tách ra nghiên cứu sâu. Đặc biệt dưới góc độ tư duy
thơ. Trên cơ sở nghiên cứu một vài những công trình đã có, bản thân đã
hệ thống, phân tích tìm hiểu thêm về tính đa nghĩa nhằm khẳng định nó
như là một phẩm chất nghệ thuật trong tư duy thơ Hồ Xuân Hương.
Khẳng định những đóng góp lớn lao của nữ sĩ cho nên văn học nước nhà.
4
B. NỘI DUNG:
Tư duy là một quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong
bộ não con người, nó là một phương tiện cơ bản của nhận thức nhằm đáp
ứng các yêu cầu hoạt động thực tiễn của con người.
Về mặt bản chất kết quả của quá trình tư duy là sự phản ánh khách
quan. Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Xuất phát từ mục đích và phương tiện nhận thức người ta chia thành
hai kiểu tư duy cơ bản: Tư duy lôgic và tư duy hình tượng.
Tư duy lôgic là tư duy đặc thù của khoa học. Đó là quá trình thâm

nhập vào bản chất của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật nội tại của
chúng. Trong quá trình tư duy lôgic, những cái ngẫu nhiên cá biệt từng
bước bị gạt bỏ để nắm bắt cái cốt lõi, cái phổ quát, cái chung của sự vật,
hiện tượng. Tư duy lôgic phản ánh thế giới bằng các khái niệm phán đoán
công thức mô hình.
Tư duy hình tượng là kiểu tư duy hình tượng là kiểu tư duy đặc thù
của nghệ thuật. Mục đích của tư duy nghệ thuật là tìm đến bản chất của sự
vật hiện tượng để nắm bắt quy luật đời sống khách quan. Tư duy hình
tượng phản ánh cái chung qua cái cụ thể mang tính đại diện, mang tính
quy luật từ những phát hiện cái “phổ biến” trong cái đặc thù cái cá thể,
cái chung trong cái riêng, cái bản chất trong cái hiện tượng… Tư duy hình
tượng giữ lại cảm giác biểu tượng để xây dựng hình tượng. Một phương
tiện phản ánh hiện thực giàu tính thẩm mỹ.
Tư duy khoa học là sự vận dụng trực tiếp phương pháp tư duy logic
vào các ngành khoa học.
Tư duy nghệ thuật là sự vận dụng trực tiếp phương pháp tư duy hình
tượng vào các ngành nghệ thuật.
Tư duy hình tượng và tư duy nghệ thuật là hai cấp độ khác nhau. Tư
duy hình tượng đạt đến một trình độ nhất định mới thành tư duy nghệ
thuật.
5

×