Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Tiet 9 nghi luan ve mot bai tho, doan tho tiet 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.74 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH

CHUYÊN ĐỀ

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
(tiết 2)
Giáo viên: Tạ Hoàng Tâm
Trường: THPT chuyên Lương Văn Tụy


I.Khái quát chung về lý thuyết
II. Kỹ năng làm bài
1.Kiểu bài 1.
Phân tích, cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ.
2. Kiểu bài 2.
Phân tích, cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ
( có định hướng vấn đề nghị luận )


a.Dạng thức câu hỏi đặc trưng .
* Phân tích/ cảm nhận/ vẻ đẹp + vấn đề nghị luận trong bài
thơ, đoạn thơ.
* Ví dụ:
Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng được thể hiện
qua đoạn thơ sau :

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến – Quang Dũng).




b. Kĩ năng làm bài.
Mở bài
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm
* Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận.
* Trích dẫn đoạn thơ cần phân tích.


Thân bài .
* Bước 1: Giải thích vấn đề nghị luận

* Bước 2: Khái quát chung :
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tác phẩm, cảm
xúc chủ đạo ( Tùy thuộc vào vấn đề nghị luận ) .
- Khái quát vấn đề nghị luận


* Bước 3: Phân tích đoạn thơ theo luận điểm
xuất phát từ vấn đề nghị luận.
- Luận điểm 1
- Luận điểm 2
…………..
Chọn và phân tích những câu thơ để làm nổi
bật luận điểm đã thiết lập.


* Lưu ý cách triển khai luận điểm :

- Cách 1: Triển khai theo hai bình diện : nội dung và nghệ thuật

.
- Cách 2: Triển khai theo các vế sẵn có của vấn đề đề nghị luận
Ví dụ: Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
thể hiện qua bài thơ “ Tây Tiến” ( Quang Dũng)
 2 luận điểm :
+ Khuynh hướng sử thi
+ Cảm hứng lãng mạn


- Cách 3: Triển khai căn cứ vào những nội dung lớn của
tác phẩm hoặc đoạn trích .
Ví dụ: Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ
“Tây Tiến” ( Quang Dũng )
Hai luận điểm
+ Hào hoa lãng mạn
+ Hào hùng bi tráng


Bước 4: Đánh giá .
+ Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
trong việc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
+ Giá trị của vấn đề nghị luận đối với tác phẩm, thời
đại.
+ Liên hệ, so sánh


Kết bài
- Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận với
bài thơ, đoạn thơ
- Đánh giá khái quát vị trí, sức sống của đoạn

thơ, bài thơ sự nghiệp sáng tác của tác giả,
trong nền văn học.



Phân tích, cảm nhận một
đoạn thơ, bài thơ

Phân tích, cảm nhận một bài thơ
( có định hướng vấn đề nghị luận)

Mở bài :
Mở bài :
Giới thiệu tác giả, tác phẩm  Dẫn dắt và Giới thiệu tác giả, tác phẩm  dẫn dắt vào
trích dẫn đoạn thơ
vấn đề nghị luận  trích dẫn đoạn thơ.
Thân bài :
- Khái quát chung
-Phân tích nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật
-Đánh giá nội dung và nghệ thuật

Thân bài :
- Giải thích, khái quát chung
-Phân tích đoạn trích theo luận điểm xuất phát
từ vấn đề nghị luận.
- Đánh giá vấn đề nghị luận

Kết bài :
Khẳng định lại giá trị của bài thơ, đoạn
thơ.


Kết bài:
Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận đối
với bài thơ, đoạn thơ.


c. Bài tập vận dụng.
Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng
được thể hiện qua đoạn thơ sau :
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông mã gầm lên khúc độc hành.
( Tây Tiến – Quang Dũng ).


Mở bài
- Quang Dũng là nhà thơ – chiến sĩ tài hoa thời kháng chiến
chống Pháp. Thơ của ông mang vẻ đẹp hồn hậu, chân thành,
lãng mạn, thể hiện lòng yêu nước thiết tha.
-Tây Tiến là tác phẩm nổi tiếng nhất của Quang Dũng bộc lộ
sâu sắc cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng qua bức
tượng đài về người lính những năm đầu kháng chiến.
- Trích dẫn đoạn thơ .


Thân bài
*Bước 1: Giải thích vấn đề nghị luận.
- Cảm hứng lãng mạn: Là cảm hứng lớn trong văn học 1945-1975
+ Sự khẳng định cái tôi tràn đầy nhiệt huyết, hướng về lí tưởng.

+ Hình tượng thơ tơ đậm những yếu tố phi thường, vượt lên trên những cái tầm
thường của cuộc sống ( Thiên nhiên, con người)
+ Dù mất mát hi sinh cũng không sợ hãi; luôn tin tưởng vào sự chiến thắng cuối
cùng của cách mạng
+ Nghệ thuật : Tưởng tượng; khoa trương, phóng đại; giọng điệu trang trọng,
thiên về ngợi ca.


-Tinh thần bi tráng:
+ Bi : Buồn
+ Tráng : hùng tráng
Buồn thương nhưng vẫn hào hùng. Bi thương mà không bi
lụy. Cái buồn không dẫn đến thái độ tiêu cực sợ hãi ngược lại
càng thể hiện rõ hơn khí phách của con người.
 Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là nội dung lớn của
văn học 1945-1975.


* Bước 2:Khái quát chung.
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác : Trích trong tập thơ “ Mây đầu
ơ”, được sáng tác 1948, đầu kháng chiến chống Pháp.
-Cảm xúc chủ đạo: Cảm xúc bao trùm thi phẩm là nỗi nhớ da
diết của nhà thơ về thiên nhiên Miền Tây và những người
đồng đội cũ trong đoàn quân Tây Tiến.
- Khái quát cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong
đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện sâu sắc cảm hứng lãng mạn và
tinh thần bi tráng khi khắc họa sự hi sinh của người lính.


* Bước 3: Phân tích vấn đề nghị luận.

- Luận điểm 1: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng thể
hiện qua nội dung.
+ Khắc họa khoảnh khắc hi sinh của người lính bi thương
nhưng vẫn ngời sáng tinh thần chiến đấu kiên cường,coi cái
chết nhẹ tựa lông hồng.
+ Khẳng định cái tơi tràn đầy nhiệt huyết với lí tưởng sống cao
đẹp : Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh .
+Tiếng khóc tiễn đưa người lính khơng phải của cá nhân mà là
của hồn thiêng sông núi : Sông Mã gầm lên khúc độc hành.


-Luận điểm 2: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng

thể hiện qua nghệ thuật.
+ Đan xen giữa một câu thơ thể hiện yếu tố bi và một câu thơ
thể hiện yếu tố tráng.
+ Hình ảnh thơ: Khoa trương, phóng đại, kì vĩ
+ Nghệ thuật tương phản đối lập  nổi bật khí phách, tinh
thần chiến đấu của người lính .
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ hào hùng  khơng
khí trang trọng, thiêng liêng khi khắc họa sự hi sinh của
người lính.
….


* Bước 4: Đánh giá .
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã được thể
hiện sâu sắc trong đoạn trích. Nhờ đó sự hi sinh của người
lính trở nên nhẹ nhàng, thanh thản, như một sự lựa chọn tự
nguyện. Người lính đã về với đất mẹ và bất tử cùng hồn

thiêng sơng núi.
- Dưới ngịi bút tài hoa lãng mạn của Quang Dũng hình ảnh
người chiến sĩ vừa mang vẻ đẹp của người tráng sĩ thời xưa
vừa mang vẻ đẹp của người anh hùng thời kháng chiến
chống Pháp.


- Liên hệ, so sánh .
+ Hình tượng người lính trong thơ của Thanh Thảo :
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
( Tuổi hai mươi thì làm sao khơng tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cịn chi Tổ Quốc.
+ Hình tượng người lính trong thơ của Tố Hữu :
Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành .
 Nổi bật lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ.


Kết bài.
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là cảm
hứng mang tính thời đại của văn học 1945-1975.
- Đoạn thơ đã góp phần quan trọng tạc khắc nên bức
tượng đài bi tráng về người lính những năm đầu
kháng chiến chống Pháp.


Bài tập về nhà
Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu được thể hiện
qua đoạn thơ sau:

Con sóng dưới lịng sâu
Dẫu xi về phương Bắc
Con sóng trên mặt nước
Dẫu ngược về phương Nam
Ơi con sóng nhớ bờ
Nơi nào em cũng nghĩ
Ngày đêm không ngủ được
Hướng về anh một phương.
Lịng em nhớ đến anh
(Sóng – Xn Quỳnh)
Cả trong mơ còn thức


Tạm biệt các em
Chúc các em thành công !



×