Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HƯỚNG DẪHI LÀM BÀI THI MÔN TRIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.31 KB, 4 trang )

KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯỢNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - QS –TD
ĐẤP ÁN THI MÔN TRIẾT HỌC
ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN HỌC KỲ PHỤ KHÓA 2007
ĐỀ 1
Câu 1: ( 5 đ)
- Định nghĩa vật chất của Lênin
- Định nghĩa ý thức theo quan điểm triết học Mác – Lênin
- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
+ Vật chất quyết định ý thức
+ Ý thức tác động trở lại đối với vật chất
- Ý nghĩa phương pháp luân
- Liên hệ với bản thân trong quá trình học tập và lao động
Câu 2: ( 5 đ)
+ Phạm trù thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục địch
mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
+ Bản chất của nhận thức: nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng
tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
+ Thực tiễn là cơ sở và nguồn gốc của nhận thức.
+ Thực tiễn là động lực của nhận thức và mục đích của nhận thức.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
- Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với thực tiễn:
+ Trong nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn.
+ Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.
+ Liên hệ với quá trình học tập và lao động của bản thân.
ĐỀ 2
Câu 1: Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên – ý nghĩa phương
pháp luận và liên hệ. ( 5 đ)
+ Khái niệm tất nhiên: Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong
của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra


như thế chứ không thể khác được.
+ Khái niệm ngẫu nhiên: Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên
trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do
sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện, có
thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện như thế
khác.
- Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên: (2 đ)
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con
người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật. Trong quá trình
phát triển của sự vật không phải chỉ có cái tất nhiên mới đống vai trò quan trọng
mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng. Nếu cái tất nhiên có nhiều
tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng chi phối sự
phát triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới
dạng thuần túy cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy. Cái tất nhiên bao giờ
cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu
nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất
nhiên.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau. Tất nhiên và ngẫu nhiên
không nằm nguyên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và
trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên và
ngược lại.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên mà không thể dựa
vào cái ngẫu nhiên, nhưng cũng không hoàn toàn bỏ qua cái ngẫu nhiên.
+ Trong hoạt động thực tiễn ngoài phương án chính, còn có phương án dự phòng
để chủ động đáp ứng những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra.
+ Liên hệ với thực tiễn
Câu 2: Thực tiễn – Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức- ý nghĩa phương
pháp luận và liên hệ thực tiễn: ( 5 đ)

+ Phạm trù thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục địch
mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
+ Bản chất của nhận thức: nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng
tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
+ Thực tiễn là cơ sở và nguồn gốc của nhận thức.
+ Thực tiễn là động lực của nhận thức và mục đích của nhận thức.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
- Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với thực tiễn:
+ Trong nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn.
+ Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.
+ Liên hệ với quá trình học tập và lao động của bản thân.
Khoa/ bộ môn Giảng viên
Cao văn Dương

×