Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Để trẻ có ý thức tráchnhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43 KB, 2 trang )

Để trẻ có ý thức trách
nhiệm
Cha mẹ luôn luôn mong muốn con cái được hưởng một cuộc sống tốt hơn họ và đôi khi mong ước này lại dẫn đến
những thói quen xấu và sự vô trách nhiệm ở trẻ. Rất nhiều các ông bố bà mẹ ngày nay đã từng phải làm lụng vất vả,
chịu trách nhiệm nhiều công việc khi họ còn trẻ, và giờ đây họ muốn con họ được nghỉ ngơi, không quá bận bịu như
mình trước đây . Do đó, dù mệt mỏi, cha mẹ vẫn cố đảm trách mọi việc thay vì sai bảo con làm việc này việc khác.
Mặc dù điều này làm cha mẹ có cảm giác hài lòng vì đã tạo điều kiện để cho con mình được chơi và tham gia các
hoạt động khác nhiều hơn nhưng chính đó lại có thể là căn nguyên của những rắc rối ở trẻ sau này.
Những đứa trẻ mà không được dạy để sống sao cho có trách nhiệm từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ trở thành những người
lớn mà không biết phải làm sao để quản lý gia đình, không biết làm sao để giải quyết tốt các mỗi quan hệ cá nhân,
v.v… Một đứa trẻ mà việc gì cũng được làm sẵn cho rồi thì thường lớn lên sống không có trách nhiệm hoặc không
biết tôn trọng thời giờ của người khác.
Cách rất hữu hiệu để dạy con sống có trách nhiệm chính là bảo con làm việc nhà. Nếu bạn cho con một món tiền
nho nhỏ khi con làm việc nhà thì đó cũng là cách tốt để dạy con biết làm việc để có tiền, biết tiết kiếm và chi dùng
hợp lý. Kể cả một đứa trẻ còn nhỏ tuổi cũng có thể học làm việc bằng cách xếp gọn đồ chơi vào trong hộp hoặc
mang quần áo bẩn ra để vào giỏ đồ. Cha mẹ cũng có thể tạo cho con cảm giác gắn bó với gia đình bằng cách để
cho con tự chọn việc nhà mà con thích làm. Hãy cố gắng đưa ra một danh sách thật nhiều việc nhà để con lựa chọn
và cho cả bạn nữa. Bạn có thể sẽ phải dành thời gian để hướng dẫn trẻ làm việc nhà. Nhưng một khi con bạn đã
nắm rõ mình phải làm gì thì những điều đó sẽ theo suốt chúng cho tới khi trưởng thành. Hãy chỉ cho con thấy rằng
mỗi người đều phải có trách nhiệm với mọi việc và đừng ngại ngùng cho con thấy có lúc bạn cũng mệt mỏi vì công
việc.
Nếu con bạn biết rằng những việc mình đang làm có thể giúp giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ thì chắc hẳn chúng sẽ
rất vui. Trẻ cũng sẽ có cảm giác hoàn thành công việc nếu các công việc được ghi thành danh mục cần làm và
đánh dấu tick vào mỗi việc đã được làm xong. Mỗi khi thấy con hoàn thành công việc, bạn hãy khen ngợi con.
Một khía cạnh khác của việc “Sống có trách nhiệm”cũng rất quan trọng đó là “Đưa ra những chọn lựa”. Con bạn có
thể học cách lựa chọn ngay khi chúng đủ lớn và biết chỉ vào đồ vật mà chúng muốn. Hãy tạo cơ hội để con bạn tự
lựa chọn mà không cần đến sự tư vấn của bạn. Nhưng đừng để cho con có quá nhiều lựa chọn vì như vậy con bạn
sẽ không xoay sở kịp. Ví dụ, nếu bạn nấu bữa tối thì đừng hỏi chung chung con thích ăn gì. Thay vào đó hãy chuẩn
bị những lựa chọn để đưa ra, chẳng hạn “con muốn ăn bơ lạc hay xúc xích hun khói?”. Đừng nên hỏi những câu hỏi
như “con muốn ăn loại bánh xăng-đuých nào?”
Sống có trách nhiệm cũng có nghĩa là biết nhận trách nhiệm trước mọi việc. Con bạn cần phải biết rằng việc gì


chúng làm cũng đều có hậu quả. Nếu chúng làm điều gì không tốt thì bạn cần phải làm gì đó để dạy chúng biết sống
có trách nhiệm hơn trong tương lai. Khi con bạn làm điều gì sai thì chúng cần phải hiểu là chúng nên xin lỗi. Một lời
xin lỗi trực diện sẽ khiến con bạn có trách nhiệm hơn trước mỗi hành vi sai của chúng và cũng dạy chúng biết đồng
cảm với những người bị tổn thương bởi hành đó. Cha mẹ cũng cần cho con thấy rằng họ tự hào mỗi khi con cư xử
đúng.
Khi con bạn đã hiểu rằng chúng cần phải sống có trách nhiệm thì cũng là lúc chúng có lòng tự trọng lớn hơn và tự
tin hơn khi thử nghiệm những điều mới. Một đứa trẻ có trách nhiệm rồi đây sẽ trở thành một người lớn có trách
nhiệm và thế giới của chúng ta luôn cần những người như vậy.
Xây dựng lòng tự tôn
Lòng tự tôn vô cùng quan trọng cho suốt quá trình phát triển sau này của trẻ. Trẻ với lòng tự tôn cao sẽ tự tin, sẵn
sàng thử những điều mới lạ, hòa hợp với những trẻ khác, phát huy tốt khả năng ở trường và hàng vạn những lợi ích
khác, và lòng tự tôn hoàn toàn có thể được xây dựng nhờ sự quan tâm và giúp đỡ của phụ huynh.
Cách trẻ cảm nhận về bản thân ảnh hưởng gần như tới mọi khía cạnh của cuộc sống và người lớn chính là người
dẫn lối chỉ đường để trẻ khám phá về bản thân.
Nếu trẻ không được quan tâm, trẻ sẽ thấy mình không quan trọng và sẽ hành động theo một trong hai hướng: Hoặc
là trẻ sẽ hành xử tệ để thu hút sự chú ý của cha mẹ hoặc sẽ chỉ ngồi khuất trong góc nhà và tin rằng mình không đủ
quan trọng để mọi người chú ý tới.
Cả 2 ví dụ đều là minh chứng cho lòng tự tôn bị hạ thấp ở trẻ.
Nếu phụ huynh muốn gây dựng lòng tự tôn cho con, nên bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ.
Trẻ bắt đầu khám phá bản thân từ giai đoạn rất sớm. Khi có một nền tảng vững chắc và những khởi đầu thuận lợi,
các thử thách trong cuộc sống sau này của trẻ sẽ được giải quyết tự tin và dễ dàng hơn. Trò chuyện và khen ngợi
nhiều hơn, kể cả vì những điều nhỏ nhặt như biết uống nước trong cốc, hay biết tự xúc cơm ăn.
Khi trẻ thấy rằng các hoạt động của mình có thể đạt được thành quả nhất định, lòng tự tôn của trẻ sẽ được nâng cao
hơn.

×