Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.35 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHƯƠNG PHÁP NHẬN ĐỊNH QUY LUẬT DI TRUYỀN I. ĐỂ NHẬN BIẾT SỰ DI TRUYỀN CỦA MỘT TÍNH TRẠNG TUÂN THEO QUY LUẬT DI TRUYỀN NÀO TA DỰA VÀO PHÉP LAI THUẬN NGHỊCH: - Nếu lai thuận nghịch cho kết quả giống nhau thì tính trạng đó do gen nằm trên NST thường quy định. - Nếu lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau và tính trạng biểu hiện không đều ở 2 giới thì tính trạng đó do gen nằm trên NST giới tính quy định: + Nếu chủ yếu ở giới đực, ít biểu hiện ở giới cái thì gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X. + Nếu chỉ biểu hiện giới đực, không biểu hiện ở giới cái thì gen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y. - Nếu lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau và tính trạng luôn biểu hiện theo dạng làm mẹ thì tính trạng đó do gen nằm trong tế bào chất quy định: Ví dụ: Ở một loài động vật, khi tiến hành lai giữa một dòng thuần chủng lông xám với một dòng thuần chủng lông trắng thu được F. 1. gồm 100% con có lông xám. Khi cho các con F 1 giao phối với nhau,. thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 lông xám : 1 lông trắng. Tính trạng màu lông ở đây bị chi phối bởi quy luật di truyền nào? Giải thích và viết sơ đồ lai. Coi phép lai nêu trên là phép lai thuận, muốn xác định kiểu tác động của gen còn phải dựa vào phép lai nghịch. Nếu phép lai nghịch cho kết quả giống phép lai thuận → gen quy định màu lông nằm trên NST thường, trong đó gen quy định lông xám (A) trội hoàn toàn so với alen (a) quy định lông trắng. SĐL: Lai thuận. P: ♂Xám x ♀Trắng GP:. AA. aa. A. a. F1:. GP:. Aa (Xám). F1xF1: Aa. x. GF1. Lai nghịch. P: ♂Trắng x ♀Xám. Aa. A, a. aa. AA. a. A. F1: F1xF1:. Aa (Xám) Aa. GF1. F2: 1AA : 2Aa : 1aa 3 Xám : 1 Trắng. x. Aa. A, a. F2: 1AA : 2Aa : 1aa 3 Xám. : 1 Trắng. Nếu phép lai nghịch cho kết quả khác phép lai thuận, lông trắng ở F2 là giới dị giao tử → gen quy định màu lông nằm trên NST X, trong đó gen quy định lông xám (A) trội hoàn toàn so với alen (a) quy định lông trắng. SĐL: Lai nghịch.P: ♂Xám x ♀Trắng XAY GP: XA, Y. XaXa Xa. F1: 1XAXa (xám): 1XaY (trắng) GF1: XA: Xa ; Xa, Y F2: 1XAXa : 1XAY : 1XaXa : 1XaY 1Xám. : 1 Trắng. Lai thuận. P: ♂Trắng x ♀Xám XaY GP: Xa, Y. XAXA XA. F1: XAXa : XAY (100%Xám) GF1: XA, Xa ; XA, Y F2: 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY 3 Xám. : 1 Trắng.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nếu PL nghịch cho kết quả khác PL thuận, con lông trắng ở F 2 bị bất thụ → gen quy định màu lông nằm trên NST thường và có sự ảnh hưởng của TBC, trong đó gen quy định lông xám (A) trội hoàn toàn so với alen (a) quy định lông trắng. SĐL: Lai thuận. P: ♂Xám x ♀Trắng GP: F1:. AA. aa. A. a Aa (trắng). Lai nghịch. P: ♂Trắng x ♀Xám GP: F1:. aa. AA. a. A Aa (Xám). II. ĐỂ NHẬN BIẾT SỰ DI TRUYỀN CỦA NHIỀU TÍNH TRẠNG TUÂN THEO QUY LUẬT DI TRUYỀN NÀO TA LÀM NHƯ SAU: - Xét sự di truyền của từng tính trạng để biết tính trạng đó di truyền theo quy luật nào (Chỉ xét mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và cung chỉ xét đến 2 tính trạng). - Xét sự di truyền chung của các tính trạng bằng cách lấy tích tỉ lệ của các tính trạng với nhau: 1. Nếu bằng tỉ lệ đề bài thì các tính trạng di truyền theo quy luật phân ly độc lập Bài 1: Khi cho hai cây lúa thân cao, chín sớm và thân lùn, chín muộn giao phấn với nhau thì được F 1 thân cao, chín muộn. Cho F1 tạp giao được F2: 3150 cây thân cao, chín muộn: 1010 cây thân cao, chín sớm: 1080 cây thân lùn, chín muộn: 320 cây thân lùn, chín sớm. 1. Kiểu gen của P và F1 lần lượt là A. P: AABB x aabb, F1: AaBb B. P: AAbb x aaBB, F1: AaBb C. P: aabb x AABB, F1: AaBb D. P: aaBB x AAbb, F1: AaBb 2. Tỉ lệ phân ly kiểu gen ở F2 là A. (1:2:1)2 B. (3:1)2 C. 1:2:2:4:1:2:1:2:1 D. A, C đúng 3. Cho các cây thân cao, chín muộn ở F 2 thụ phấn với cây lúa thân lùn, chín sớm thì thu được F 3: 50% cao muộn : 50% cao sớm. Kiểu gen của các cây thân cao, chín muộn ở F2 là A. AABb B. AaBB C. AABB D. AaBb 4. Cho các cây thân cao, chín muộn ở F2 thụ phấn với cây lúa thân lùn, chín sớm thì thu được F 3: 50% cao muộn : 50% lùn muộn. Kiểu gen của các cây thân cao, chín muộn ở F2 là A. AABb B. AaBB C. AABB D. AaBb 5. Cho các cây thân cao, chín muộn ở F2 thụ phấn với cây lúa thân lùn, chín sớm thì thu được F 3: 25% cao muộn : 25% cao sớm : 25% lùn muộn : 25% lùn sớm. Kiểu gen của các cây thân cao, chín muộn ở F2 là A. AABb B. AaBB C. AABB D. AaBb Bài 2: Cho F1 giao phấn với 3 cây khác, thu được kết quả như sau: - với cây thứ nhất, thu được 6,25% cây thấp quả vàng. - với cây thứ hai, thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây cao quả vàng. - Với cây thứ ba, thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây thấp quả đỏ. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và gen nằm trên NST thường. Kiểu gen của các cây đem lai lần lượt là A. F1 AaBb, cây 1 AaBb, Cây 2 AABb, cây 3 AaBB B. F1 AaBb, cây 1 AaBb, Cây 2 AaBB, cây 3 AABb C. F1 AaBb, cây 1 AAbb, Cây 2 AABb, cây 3 AaBB D. F1 AaBb, cây 1 AaBb, Cây 2 AAbb, cây 3 aaBB + Nếu không bằng tỉ lệ đề bài mà bằng tỉ lệ đặc trưng của các quy luật: Tương tác gen, Liên kết gen, Hoán vị gen thì chúng sẽ di truyền theo quy luật đó. Bài 1: Một loài thực vật, khi lai cây hoa trắng với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa trắng, cho cây hoa trắng F1 tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỉ lệ 150 cây hoa đỏ : 650 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa ở loài thực vật trên di truyền theo quy luật A. tác động cộng gộp. C. tác động bổ trợ.. B. tác động át chế cho tỉ lệ 13 : 3. D. tác động bổ trợ cho tỉ lệ 9 : 7..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài 2: Cho ruồi F1 thân xám, cánh dài giao phối với nhau thu được F2: 1 xám, cụt ; 2 xám, dài ; 1 đen, dài. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. Di truyền đa hiệu. B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. Bài 3: Cho ruồi giấm thân xám, cánh dài F1 giao phối với nhau thu được F2: 70% xám, dài ; 20% đen, cụt ; 5% xám, cụt ; 5% đen, dài. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. Hoán vị gen. B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. III. VỚI CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN RIÊNG TA CUNG CÓ CÁCH NHẬN ĐỊNH CỤ THỂ 1. QUY LUẬT PHÂN LI P: Aa x Aa F1: TLKG: 1AA : 2Aa : 1aa TLKH: 3 trội : 1 lặn Ví dụ. Đem cây F1 lai với 3 cây I, II và III có kiểu gen khác nhau, thu được kết quả sau: a. F1 x I F2-1 321 cây cao. b. F1 x II F2-2 203 cây cao : 199 thân thấp. c. F1 x III F2-3 450 cây cao : 149 thân thấp. biết tính trạng chiều cao thân do 1 cặp gen quy định. 1. Xác định kiểu gen của F1 và các cây I, II và III. 2. Muốn ngay ở F1 thu được cây thân cao, cần chọn cây bố mẹ như thế nào? 3. Muốn F1 chỉ xuất hiện 1 loại kiểu hình thì chọn cây bố mẹ như thế nào? MỞ RỘNG QUY LUẬT PHÂN LY A. GEN GÂY CHẾT. P: Aa x Aa F1: 1AA : 2Aa : 1aa, nhưng nếu có tổ hợp gen gây chết (giả sử AA - con non bị chết) F1 chỉ còn lại 2Aa : 1aa. Ví dụ: - Người ta đem lai một cặp cá chép kính với nhau, khi thu hoạch thu được 2 dạng cá là cá chép kính và cá chép vảy với tỉ lệ 2 : 1. Xác định số cá thu được. Biết rằng cá chép kính đẻ 12000 trứng và tỉ lệ sống của trứng là 100%, cá con có tốc độ lớn như nhau và không bị tử vong. Kiểu gen của cá chép kính là Aa, kiểu gen của cá chép vảy là aa. Kiểu gen AA cho dạng cá không vảy và tổ hợp này làm trứng không nở. B. GEN ĐA ALEN. - Gen đa alen là trường hợp một gen có nhiều alen ( 3 alen trở lên). - Ví dụ 1. Một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen có 3 alen trong đó A 1 - lông đen, A2 - lông nâu và A3 - lông lang. Tính độ trội theo thứ tự: A 1 > A2 > A3. Xét pháp lai con đực lông đen thuần chủng với con cái lông nâu dị hợp F1 cho kết quả như thế nào? - Ví dụ 2. Ở người hệ nhóm máu ABO do một gen có 3 alen là IA, IB, IO quy định, trong đó IA và IB đồng trội còn IO là lặn. - Người có nhóm máu A có kiểu gen IAIA, IAIO. - Người có nhóm máu B có kiểu gen IBIB, IBIO. - Người có nhóm máu O có kiểu gen IOIO. - Người có nhóm máu AB có kiểu gen IAIB. P: Bố máu AB và mẹ máu O F1? C. TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN P: Aa x Aa F1: TLKG: 1AA : 2Aa : 1aa TLKH: 1trội : 2 trung gian : 1 lặn Ví dụ: Ở cà chua, gen A - quả đỏ trội không hoàn toàn so với gen a - quả trắng nên kiểu gen Aa - quả vàng. Sử dụng dữ kiện trên để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: P: AA x Aa, thì sự phân ly kiểu hình ở đời con là Câu 2: Bố mẹ có kiểu gen dị hợp, thì kết quả phân ly kiểu hình ở đời con là Câu 3: Thế hệ lai đồng loạt xuất hiện cây quả đỏ, thì kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ là Câu 4: Thế hệ lai có tỉ lệ phân ly kiểu hình là 1 : 1, thì có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp? Câu 5: Thế hệ lai chỉ xuất hiện 1 loại kiểu hình, thì có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp? Câu 6: Lai cây dạ lan hương hoa đỏ với cây dạ lan hương hoa trắng thu được 100% cây dạ lan hương hoa hồng. Nếu cho cây dạ lan hương hoa hồng lai với cây dạ lan hương hoa đỏ thì thu được kết quả như thế nào? Câu 7: Lai cây dạ lan hương hoa đỏ với cây dạ lan hương hoa trắng thu được 100% cây dạ lan hương hoa hồng. Nếu cho cây dạ lan hương hoa hồng lai với cây dạ lan hương hoa trắng thì thu được kết quả như thế nào? Câu 8: Lai cây dạ lan hương hoa đỏ với cây dạ lan hương hoa trắng thu được 100% cây dạ lan hương hoa hồng. Nếu cho cây dạ lan hương hoa hồng tạp giao thì thu được kết quả như thế nào?.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I. Phương pháp. - Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng để tìm tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng, lấy tích tỉ lệ các cặp tính trạng để tìm tỉ lệ chung. Nếu tỉ lệ chung bằng tỉ lệ đề bài cho thì quy luật chi phối các tính trạng là PLĐL. - Nếu đề bài cho F1 dị hợp 2 cặp gen tạp giao ( tự phối) mà F2 cho tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 = ( 3 : 1)( 3 : 1) thì hai cặp tính trạng di truyền theo quy luật Menđen. - Nếu đề bài cho F1 dị hợp 2 cặp gen lai phân tích mà F B cho tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì hai cặp tính trạng di truyền theo quy luật Menđen. - Nếu đề bài cho F1 dị hợp 2 cặp gen tạp giao ( tự phối) mà F2 chỉ cho tỉ lệ 1 loại kiểu hình A-Bhoặc A-bb hoặc aaB- hoặc aabb thì ta so sánh tỉ lệ đó với tỉ lệ hoặc hoặc nếu bằng nhau thì hai cặp tính trạng di truyền theo quy luật Menđen. - Nếu đề bài cho F1 dị hợp 2 cặp gen lai phân tích mà F B chỉ cho tỉ lệ 1 loại kiểu hình A-Bhoặc A-bb hoặc aaB- hoặc aabb thì ta so sánh tỉ lệ đó với tỉ lệ nếu bằng nhau thì hai cặp tính trạng di truyền theo quy luật Menđen. II. Bài tập vận dụng. Bài 1: Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F 1 cây thân cao, hoa tím, lai F1 với cây chưa biết kiểu hình được F 2 gồm 300 cây cao đỏ ; 600 cây cao tím ; 300 cây cao trắng ; 100 cây thấp đỏ ; 200 cây thấp tím ; 100 cây thấp trắng. Các tính trạng trên di truyền theo quy luật A. Phân ly độc lập B. Tương tác gen C. Liên kết gen D. Hoán vị gen Bài 2: Cho cây F1 cao, đỏ tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỉ lệ 9 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 3 thấp đỏ : 1 thấp trắng. Các tính trạng trên di truyền theo quy luật A. Phân ly độc lập B. Tương tác gen C. Liên kết gen D. Hoán vị gen Bài 3: Cho cây F1 cao, đỏ lai phân tích với cây thấp, trắng được thế hệ lai phân ly theo tỉ lệ 1 cao, đỏ : 1 cao, trắng : 1 thấp đỏ : 1 thấp trắng. Các tính trạng trên di truyền theo quy luật A. Phân ly độc lập B. Tương tác gen C. Liên kết gen D. Hoán vị gen Bài 4: Cho cây F1 cao, đỏ tự thụ phấn được F 2 gồm 1600 cây trong đó có 100 cây thấp trắng. Các tính trạng trên di truyền theo quy luật A. Phân ly độc lập B. Tương tác gen C. Liên kết gen D. Hoán vị gen Bài 5: Cho cây F1 cao, đỏ tự thụ phấn được F2 gồm 1600 cây trong đó có 900 cây cao, đỏ. Các tính trạng trên di truyền theo quy luật A. Phân ly độc lập B. Tương tác gen C. Liên kết gen D. Hoán vị gen Bài 6: Cho cây F1 cao, đỏ tự thụ phấn được F2 gồm 1600 cây trong đó có 300 cây thấp đỏ. Các tính trạng trên di truyền theo quy luật A. Phân ly độc lập B. Tương tác gen C. Liên kết gen D. Hoán vị gen Bài 7: Cho cây F1 cao, đỏ lai phân tích với cây thấp, trắng được F 2 gồm 1600 cây trong đó có 400 cây thấp trắng. Các tính trạng trên di truyền theo quy luật A. Phân ly độc lập B. Tương tác gen C. Liên kết gen D. Hoán vị gen 3. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỀU GEN LÊN MỘT TÍNH TRẠNGVÀ TÍNH ĐA HIỆU CỦA GEN 1. Phương pháp. - Nếu đề bài cho lai giữa 2 dạng bố mẹ khác nhau về một loại tính trạng mà con lai cho tỉ lệ là biến dạng của tỉ lệ (3 : 1)n thì sự di truyền các tính trạng tuân theo quy luật tương tác gen. - Nếu đề bài cho lai phân tích một cá thể mang một loại tính trạng mà con lai cho tỉ lệ là biến dạng của tỉ lệ (1 : 1)n thì sự di truyền các tính trạng tuân theo quy luật tương tác gen. 3. Bài tập vận dụng. Bài 1: Ở ngựa sự có mặt của 2 gen trội A và B cùng kiểu gen qui định lông xám, gen A có khả năng đình chỉ hoạt động của gen B nên gen B cho lông màu đen khi không đứng cùng với gen A trong kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng hợp lặn cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Tính trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng nào? A. Tác động cộng gộp C. Trội không hoàn toàn. B. Tác động át chế D. Tác động bổ trợ. Bài 2: Khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, F 1 thu được 100% hoa đỏ. Cho lai F1 với cây hoa trắng thuần chủng ở trên, F 2 thu được 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật nào? A. Tác động cộng gộp. C. Trội không hoàn toàn.. B. Tác động át chế. D. Tác động bổ trợ..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bài 3: Lai hai thứ bí quả tròn, ở F 1 thu đựơc toàn quả dẹt, cho F1 giao phấn, ở F2 xuất hiên 3 loại hình theo tỉ lệ 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật nào? A. Tác động cộng gộp. C. Trội không hoàn toàn.. B. Tác động át chế. D. Tác động bổ trợ.. Bài 4: Một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ, cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỉ lệ 450 cây hoa đỏ : 350 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa ở loài thực vật trên di truyền theo quy luật A. tác động cộng gộp. C. tác động bổ trợ.. B. tác động át chế cho tỉ lệ 13 : 3. D. tác động bổ trợ cho tỉ lệ 9 : 7.. Bài 5: Một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ, cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỉ lệ 450 cây hoa đỏ : 150 cây hoa trắng : 150 cây hoa trắng: 50 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa ở loài thực vật trên di truyền theo quy luật A. phân ly độc lâp. C. tác động bổ trợ cho tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.. B. tác động át chế cho tỉ lệ 13 : 3. D. tác động bổ trợ cho tỉ lệ 9 : 7.. Bài 6: Một loài thực vật, khi lai cây hoa trắng với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa trắng, cho cây hoa trắng F1 tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỉ lệ 150 cây hoa đỏ : 650 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa ở loài thực vật trên di truyền theo quy luật A. tác động cộng gộp. C. tác động bổ trợ.. B. tác động át chế cho tỉ lệ 13 : 3. D. tác động bổ trợ cho tỉ lệ 9 : 7.. Bài 7: Một loài thực vật, khi lai cây hoa trắng với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa trắng, cho cây hoa trắng F1 tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỉ lệ 150 cây hoa đỏ : 600 cây hoa trắng : 50 cây hoa vàng. Tính trạng màu hoa ở loài thực vật trên di truyền theo quy luật A. tác động cộng gộp. B. tác động át chế cho tỉ lệ 13 : 3. C. tác động bổ trợ. D. tác động át chế cho tỉ lệ 12 : 3 : 1. Bài 8: Một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ, cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỉ lệ 450 cây hoa đỏ : 200 cây hoa trắng : 150 cây hoa vàng. Tính trạng màu hoa ở loài thực vật trên di truyền theo quy luật A. tác động cộng gộp. B. tác động át chế cho tỉ lệ 13 : 3. C. tác động bổ trợ cho tỉ lệ 9 : 4 : 3. D. tác động át chế cho tỉ lệ 12 : 3 : 1. Bài 9: Lai hai dòng bí thuần chủng quả tròn được F 1 toàn quả dẹt; F2 gồm 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Sự di truyền hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền nào? A. Tương tác át chế B. Tương tác cộng gộp C. Trội không hoàn toàn D. Tương tác bổ trợ Bài 10: Cho lai hai dòng vẹt thuần chủng lông vàng với lông xanh, được F1 toàn màu hoa thiên lý (xanhvàng). F2 gồm 9/16 màu thiên lý : 3/16 lông vàng : 3/16 lông xanh : 1/16 lông trắng. Tính trạng này di truyền theo quy luật: A. Phân li độc lập B.Trội không hoàn toàn C. Tương tác gen D. Liên kết gen 4. QUY LUẬT LIÊN KẾT GEN - HOÁN VỊ GEN A. PHƯƠNG PHÁP NHẬN ĐỊNH QUY LUẬT DI TRUYỀN I. Phương pháp: - Nếu đề bài cho lai 2 dạng bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen quy định và cho kết quả lai (bốn loại kiểu hình) ta làm như sau: Xét sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, rồi nhân tỉ lệ tìm được với nhau nếu không bằng tỉ lệ đề bài cho thì các cặp gen quy định các cặp tính tạng di truyền theo quy luật hoán vị gen. - Nếu đề bài cho lai 2 dạng bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen quy định và cho tỉ lệ một loại kiểu hình thì ta lấy tỉ lệ kiểu hình đó so sánh với các tỉ lệ , , hoặc nếu khác thì các cặp gen quy định các cặp tính tạng di truyền theo quy luật hoán vị gen. - Nếu đề bài cho lai phân tích cơ thể có 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen quy định và cho tỉ lệ một loại kiểu hình thì ta lấy tỉ lệ kiểu hình đó so sánh với các tỉ lệ , hoặc nếu khác thì các cặp gen quy định các cặp tính tạng di truyền theo quy luật hoán vị gen..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> II. Bài tập vận dụng: Câu 1: Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ phân ly sau: 70% cây cao, quả tròn; 20% cây thấp, quả bầu dục; 5% cây cao, quả bầu dục; 5% cây thấp, quả tròn; Xác định quy luật di truyền chi phối các cặp tính trạng trên. A. Liên kết gen không hoàn toàn. B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. Câu 2: Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được các cây F 1 trong đó có 5% cây thấp, quả tròn. Xác định quy luật di truyền chi phối các cặp tính trạng trên. A. Liên kết gen không hoàn toàn. B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. Câu 3: Cho cà chua thân cao, quả bầu dục lai với cà chua thân thấp, quả tròn F1 thân cao, quả tròn. Cho F1 x thân thấp, quả bầu dục FB: 119 cao, bầu dục ; 121 thấp, tròn ; 30 cao, tròn ; 31 thấp, bầu dục. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. Liên kết gen không hoàn toàn. B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. Câu 4: Cho lúa thân cao, hạt gạo đục tự thụ phấn thu được F1: 660 cao, đục ; 160 thấp, trong ; 89 cao, trong ; 91 thấp, đục. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. Liên kết gen không hoàn toàn. B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. Câu 5: Cho ruồi giấm thân xám, cánh dài F 1 giao phối với nhau thu được F 2: 70% xám, dài ; 20% đen, cụt ; 5% xám, cụt ; 5% đen, dài. Hoán vị gen xảy ra ở A. ruồi đực. B. ruồi cái C. cả 2 bên đực và cái. D. một trong 2 giới. Câu 6: Cho ruồi giấm thân xám, cánh dài F 1 giao phối với nhau thu được F 2: 70% xám, dài ; 20% đen, cụt ; 5% xám, cụt ; 5% đen, dài. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. Hoán vị gen. B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. Câu 7: Cho ruồi F1 thân xám, cánh dài giao phối với nhau thu được F2: 1 xám, cụt ; 2 xám, dài ; 1 đen, dài. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. Hoán vị gen. B. Di truyền đa hiệu. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. Câu 8: Cho ruồi F1 thân xám, cánh dài giao phối với nhau thu được F2: 1 xám, cụt ; 2 xám, dài ; 1 đen, dài. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. Di truyền đa hiệu. B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. Câu 9: Cho ruồi F1 thân xám, cánh dài giao phối với nhau thu được F2: 1 xám, cụt ; 2 xám, dài ; 1 đen, dài. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. Di truyền đa hiệu. B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tương tác gen. D. Liên kết gen hoặc hoán vị gen. Câu 10: Cho ruồi F1 thân xám, cánh dài giao phối với nhau thu được F 2: 1 xám, cụt ; 2 xám, dài ; 1 đen, dài. Hoán vị gen xảy ra ở A. ruồi đực. B. ruồi cái C. cả 2 bên đực và cái. D. một trong 2 giới. Câu 11: Ở cà chua, A-cao, a-thấp; B-đỏ, b-trắng. P tc F1 đồng tính F2 gồm 1800 cây trong đó có 432 cây cao, trắng. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. Hoán vị gen. B. Di truyền đa hiệu. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. Câu 12: Ở cà chua, A-cao, a-thấp; B-đỏ, b-trắng. P tc F1 đồng tính F2 gồm 1800 cây trong đó có 918 cây cao, đỏ. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. Hoán vị gen. B. Di truyền đa hiệu. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. Câu 13: Ở cà chua, A-cao, a-thấp; B-đỏ, b-trắng. P tc F1 đồng tính F2 gồm 8100 cây trong đó có 5346 cây cao, đỏ. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. Hoán vị gen. B. Di truyền đa hiệu. C. Tương tác gen. D. Phân li độc lập. Câu 14: Ở cà chua, A-cao, a-thấp; B-đỏ, b-trắng. P tc F1 đồng tính F2 gồm 9500 cây trong đó có 855 cây cao, trắng. Hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> A. Hoán vị gen.. B. Di truyền đa hiệu.. C. Tương tác gen.. D. Phân li độc lập.. 5. QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH I. PHƯƠNG PHÁP NHẬN ĐỊNH QUY LUẬT DI TRUYỀN - Nếu kết quả lai thận nghịch khác nhau và tính trạng biểu hiện không đồng đều ở 2 giới thì tính trạng do gen lặn nằm trên NST X quy định. VD. Ở ruồi giấm, người ta lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng được F 1 đồng loạt mắt đỏ, F2 phân tính 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng. Lai ruồi cái mắt trắng với ruồi đực mắt đỏ được F 1 gồm ruồi cái mắt đỏ : ruồi đực mắt trắng, F2 gồm ruồi cái mắt đỏ : ruồi cái mắt trắng : ruồi đực mắt đỏ : ruồi đực mắt trắng. Tính trạng mầu mắt ở ruồi giấm di truyền theo quy luật nào? - Một gen có 2 alen mà tạo ra 5 kiểu gen bình thường khác nhau trong quần thể thì tính trạng do gen lặn nằm trên NST X quy định. VD. Bện máu khó đông ở người do một gen có 2 alen quy định là A - máu đông bình thường và a - máu khó đông, trong một quần thể người ta xác định được 5 kiểu gen. Gen quy định bệnh nằm trên NST thường hay NST gới tính, 5 kiểu gen đó viết như thế nào và tương ứng với kiểu hình nào? - Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F1 và F2 đều là 1 : 1 thì tính trạng do gen lặn nằm trên NST X quy định. VD. Lai ruồi cái mắt trắng với ruồi đực mắt đỏ được F 1 gồm ruồi mắt đỏ : ruồi mắt trắng, F 2 gồm ruồi mắt đỏ : ruồi mắt trắng. Tính trạng mầu mắt ở ruồi giấm di truyền theo quy luật nào?.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>