Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG LIÊN TỈNH, NGUỒN NƯỚC LIÊN TỈNH VÀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.68 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
-------------------

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ

ĐIỀU 19 LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU
VỰC SÔNG LIÊN TỈNH, NGUỒN NƯỚC LIÊN TỈNH VÀ
QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA TỈNH, THÀNH
PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Họ và tên: DƯƠNG TẤN PHÁT
Khóa: 2016 – 2018
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 60.85.01.01

Tây Ninh – Tháng 03/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
-------------------

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ

ĐIỀU 19 LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU
VỰC SÔNG LIÊN TỈNH, NGUỒN NƯỚC LIÊN TỈNH VÀ


QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA TỈNH, THÀNH
PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS LÊ QUỐC TUẤN
Học viên thực hiện: DƯƠNG TẤN PHÁT
Khóa: 2016 – 2018
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Tây Ninh – Tháng 03/2017


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QH: Quốc hội
NĐ-CP: Nghị đinh chính phủ
TT: Thơng tư
BTNMT: Bộ Tài ngun và mơi trương
TNN: Tài nguyên nước
TCTK: Tổng cục thống kê
LVS: Lưu vực sông
QH: Quy hoạch
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu long
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng

4


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ ranh giới các LVS chính ở Việt Nam
Biểu đồ 1.1. Diễn biến lưu lượng nước cao nhất một số sơng chính
các năm 2010 - 2014
Sơ đồ 2.2. Lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước
Sơ đồ 2.4. Lập quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước
Sơ đồ 2.5. Tổ chức của Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông

5


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Với xu thế phát triển trên thế giới, đòi hỏi các nguồn tài nguyên
cung cấp ngày càng gia tăng, trong đó tài nguyên nước chiếm giữ vai
trò đặc biệt quan trọng. Tài nguyên nước là một nguồn lực đa dạng,
rất quan trọng cho con người và môi trường. An ninh nước và chất
lượng nước ảnh hưởng đến nhiều ngành: nông nghiệp, năng lượng,
thiên tai…. Khía cạnh đa dạng này làm cho việc quản lý nguồn lực
nước trở nên ngày càng phức tạp. Nước còn là tâm điểm của sự phát
triển kinh tế xã hội và do đó là một yếu tố quan trọng trong giảm
nghèo. Việc dân số ngày càng gia tăng, do đó địi hỏi u cầu quản
lý nước tốt hơn để theo kịp với nhu cầu năng lượng và thực phẩm và
để đảm bảo rằng việc tiếp cận đến nước sạch là hợp lý về mặt kinh
tế, môi trường và vừa mang tính bền vững xã hội.
Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên.
Các sông suối này nằm trong 108 Lưu vực sông (LVS) được phân bố
và trải dài trên cả nước với tổng diện tích trên 1.167 triệu km2. Tổng
lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam khoảng 830 tỉ m3 được
tập trung chủ yếu trên 8 LVS lớn, bao gồm: LVS Hồng - Thái Bình,
Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và

sông Mê Cơng (Cửu Long), trong đó ở LVS Cửu Long (khoảng 57%), ở
LVS Hồng - Thái Bình hơn 16%, ở LVHT sơng Đồng Nai (hơn 4%), cịn
lại ở các LVS khác. Tuy nhiên, khoảng 63% nguồn nước mặt của Việt
Nam (tương ứng với 520 tỷ m3) có nguồn gốc ở ngồi biên giới quốc
gia, chỉ có gần 310 tỉ m3 mỗi năm được sinh ra trên lãnh thổ Việt
Nam, tập trung ở các sông Đồng Nai, Cả, Ba, Vũ Gia - Thu Bồn. Theo
kết quả thống kê, rà soát sơ bộ, cả nước có trên 2.900 hồ chứa nước
thủy điện, thủy lợi đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy

6


hoạch xây dựng với tổng dung tích trên 65 tỷ m3 (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2015. Báo cáo hiện trạng mơi trường Quốc gia giai đoạn
2011-2015). Tuy có hệ thống sơng ngịi chằng chịt, diện tích lưu vực
sơng rộng lớn nhưng nước ta bị Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế
(IWRA) liệt vào nhóm quốc gia thiếu nước với ngưỡng dưới
4000m3/năm.
Quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp và toàn
diện đã trở thành quan điểm nhất quán của Việt Nam và đã được thể
hiện xuyên suốt trong Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước như:
quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng
hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải
phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Tài nguyên nước phải được
phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp
và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hố; sớm xóa bỏ cơ
chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển
nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước”; đồng thời, phương thức quản
lý này cũng được thể hiện thống nhất trong các nghị định, quyết

định, thông tư cũng như trong việc triển khai chính sách quản lý tài
nguyên nước ở các cấp.
Đặc biệt, gần đây quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện tài
nguyên nước đã được luật hóa và được quy định trong Luật tài
nguyên nước số 17/2012/QH13 - văn bản pháp lý cao nhất về lĩnh
vực tài nguyên nước. Theo đó, một trong những vấn đề quản lý tài
nguyên nước đã được quy định trong Luật là: “Nội dung của quy
hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước
liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương”.
2. Mục tiêu

7


Tìm hiểu nội dung của quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông
liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1 Lưu vực sơng
Một lưu vực là tồn bộ diện tích phân phối nước đến một dịng
chảy hoặc một con sơng (Lê Quốc Tuấn, 2017).
Một lưu vực sông là vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia
nước (hay còn gọi là đường phân thủy) trên mặt và dưới đất. Đường

chia nước trên mặt (hay còn gọi là đường phân nước mặt) là đường
nối các đỉnh cao của địa hình. Nước từ đỉnh cao chuyển động theo
hướng dốc của địa hình để xuống chân dốc là các suối nhỏ rồi tập
trung đến các nhánh sông lớn hơn chảy về biển (Đỗ Đức Dũng, 2009)
Theo Luật Tài nguyên nước số 17 (2012), lưu vực sơng là vùng
đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào
sơng và thốt ra một cửa chung hoặc thốt ra biển, trong đó nước
mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo, còn nước dưới đất
là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. Lưu vực sơng gồm
có lưu vực sông liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh. Lưu vực sông liên
tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương trở lên. Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm
trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1.1.2. Tài nguyên nước, nguồn nước
Tài nguyên nước là lượng nước trên một vùng đã cho hoặc lưu
vực, biểu diễn ở dạng nước có thể khai thác gồm nước mặt và nước
dưới đất (Nguyễn Thị Phương Loan, 2005)
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước
mưa và nước biển, còn nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên
hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh,

9


rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa,
băng, tuyết. (Điều 2, Luật Tài nguyên nước số 17, 2012).
Theo Luật Tài nguyên nước số 17 (2012), nguồn nước liên tỉnh
là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trở lên. Nguồn nước nội tỉnh là nguồn nước phân bố trên
địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chức năng của

nguồn nước là những mục đích sử dụng nước nhất định dựa trên các
giá trị lợi ích của nguồn nước.
1.1.3. Quy hoạch tài nguyên nước, lưu vực
Quy hoạch tài nguyên nước nói chung đó là sự hoạch định
chiến lược sử dụng nước một cách hợp lý của một quốc gia, trên một
vùng lãnh thổ hoặc lưu vực sông, bao gồm chiến lược đầu tư phát
triển TNN, phương thức quản lý tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu
cầu vê nước của xã hội và để đảm bảo cho việc phát triển bền vững.
Quy hoạch và quản lý TNN là vấn đề phức tạp, nhiệm vụ của quy
hoạch và quản lý TNN là thiết lập một cơ chế cân bằng, hợp lý với hệ
thống các tiêu chuẩn đã được quy định bởi các mục tiêu khai thác
TNN (Hà Văn Khối và ctv, 2007).
Quy hoạch lưu vực là việc thiết lập khung chính sách cho việc
phát triển các giải pháp của địa phương về quản lý lưu vực và phải
thấy được rằng sự phát triển các kế hoạch quản lý lưu vực của địa
phương đối với tài nguyên nước và đối với việc bảo vệ quyền khai
thác nước hiện hữu là có lợi. Mục đích quy hoạch lưu vực là phát triển
sự hợp tác nhằm xác định hiện trạng tài nguyên nước hiện hữu và trữ
lượng nước của mỗi vùng từ đó có những chính sách hợp lý để quản
lý và phát triển (Lê Quốc Tuấn, 2017).
1.2. Hiện trạng tài nguyên nước
1.2.1. Hiện trạng tài nguyên nước các nước trong khu vực

10


Sông Mê

Công dài 4.909 km bắt nguồn từ vùng núi cao


tỉnh Thanh Hải, theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua
các nước Myanma rồi đến Thái Lan qua Lào, Campuchia trước khi
vào Việt Nam rồi đổ ra biển Đơng. Lưu vực sơng Mê Cơng có tổng
diện tích 795,000 km2 trong đó phần nằm trên lãnh thổ của bốn
quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là Hạ lưu vực, chiếm
trên 77%.
Mê Công là con sông dài thứ 12 trên thế giới và lớn thứ 10 về tổng
lượng dòng chảy (hàng năm đạt khoảng 475 tỷ m3, lưu lượng trung
bình khoảng 15,000 m³/s).
Hạ lưu vực sơng Mê Cơng là “ngôi nhà” của hơn 60 triệu người với
trên 100 dân tộc khác nhau tạo thành một trong những vùng đa
dạng văn hoá nhất trên thế giới. Khoảng 85% dân cư trong lưu vực là
nông dân và ngư dân sống dưới mức nghèo. Mức sống bình quân của
người dân trong lưu vực thấp hơn người dân nằm ngoài lưu vực của
quốc gia mình.
Nơng dân trong lưu vực Mê Cơng đã canh tác ruộng nước từ lâu
đời. Ngày nay, nhiều nông dân đã có cơ hội canh tác 2 đến 3 vụ một
năm trên những vùng đất với khoảng 12.500 hệ thống tưới tiêu. Do
yếu tố giá cả nông phẩm biến động, người dân chuyển dần từ canh
tác lúa sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thủy sản là nguồn sống quan trọng của cư dân lưu vực. Nó khơng
chỉ mang lại thu nhập cho ngư dân mà còn tạo việc làm cho người
lao động với các nghề liên quan như sản xuất thức ăn cho cá, công
cụ đánh bắt, sửa chữa tàu thuyền v.v…
Hiện nay các cơng trình thuỷ điện trên dịng nhánh và dịng chính
sơng Mê Cơng ở Trung Quốc có cơng suất khoảng 16.000 MW, chủ
yếu cung cấp điện cho các đô thị và cơng nghiệp ngồi lưu vực. Theo
ước tính, tiềm năng thuỷ điện vùng Hạ lưu vực sông Mê Công là

11



30.000 MW. Trong đó cơng suất các cơng trình thủy điện đã lắp đặt
trên các dòng nhánh là 3235 MW và cơng suất các cơng trình đang
được xây dựng là hơn 3209 MW.
Việc xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sơng Mê Cơng từ lâu
đã có nhiều tranh cãi và Chính phủ của các nước trong lưu vực ln
phải cân đối nhu cầu tăng thêm năng lượng với các mối quan ngại về
kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện nay, các dự án thủy điện trên
dịng chính ở Hạ lưu vực sông Mê Công là một vấn đề thời sự nổi bật
và các nghiên cứu về tính khả thi dự án đã và đang được xem xét
tiến hành.
Từ lâu, sơng suối là đường vận chuyển hàng hóa chính trong lưu
vực sông Mê Công. Trừ khu vực gần thác Khone ở biên giới Lào –
Campuchia thì gần như tồn bộ dịng chính sơng Mê Cơng đều có thể
đi lại bằng đường thủy. Việc xây dựng hệ thống đường cao tốc châu Á
bắt đầu khởi động liên kết các thành phố chính trong lưu vực. Đến
nay, đã có 7 cây cầu bắc qua sông Mê Công và 6 cây cầu khác đang
được lên kế hoạch hoặc đang xây dựng.
Khi các quốc gia trong lưu vực Mê Công tiến vào kỷ ngun hợp tác
hồ bình thì nhịp độ phát triển ở nhiều lĩnh vực tăng lên nhanh
chóng.Trong những năm gần đây, rất nhiều các thỏa thuận thương
mại, giao thông, du lịch được ký kết. Kim ngạch thương mại của 6
nước trong lưu vực tăng nhanh.
Cùng với sự gia tăng các hoạt động thương mại và hệ thống giao
thông được cải thiện, ngành du lịch trong lưu vực bắt đầu phát triển.
Các cảnh đẹp thiên nhiên, sự đa dạng về văn hoá của lưu vực đang
thu hút hàng ngàn du khách đến lưu vực.
Hiện trạng Lưu vực: Giám sát cho thấy con sơng có khả năng
phục hồi trước các áp lực hiện tại do con người gây ra. Các chế độ

dòng chảy của dịng chính vẫn chủ yếu ở trạng thái tự nhiên mặc dù

12


các đập trên sơng nhánh có gây ra tác động cục bộ trên dịng chính.
Chất lượng nước nhìn chung cịn tốt, ngoại trừ ở châu thổ và các nơi
phát triển khác ở đó có lượng chất dinh dưỡng cao đáng quan ngại.
Lũ hàng năm của sông tiếp tục nuôi dưỡng nguồn thủy sản phong
phú mặc dù có một số báo cáo về suy giảm sản lượng đánh bắt. Tuy
nhiên, triển vọng về rừng của lưu vực là khơng được tích cực như thế,
do nhu cầu ngày càng tăng về gỗ và sử dụng đất, dẫn tới tình trạng
phá rừng và suy thoái đất. Hệ động vật của lưu vực bao gồm 14 lồi
có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ nguy cấp, 21 loài bị đe doạ tuyệt
chủng, và 29 loài dễ bị tổn thương, đang bị đe doạ bởi sự phát triển
nhanh chóng, là tình thế làm thay đổi sinh cảnh và cơ chế cần thiêt
để duy trì sức sản xuất cao của hệ sinh thái.
Quản lý Tài nguyên nước. Quản lý tài nguyên nước ở hạ lưu vực
sông Mê Cơng là sự pha trộn của ‘mơ hình hợp tác và điều phối’ ở
cấp lưu vực được thúc đẩy bởi Uỷ hội sơng Mê Cơng quốc tế, với bốn
mơ hình quốc gia phản ánh chủ quyền, phong tục và hệ thống hành
chính riêng. Uỷ hội sơng Mê Cơng quốc tế là đầu mối cho sự hợp tác,
hỗ trợ các quốc gia đạt tới mục đích tồn lưu vực thơng qua việc chia
sẻ thông tin chung, hướng dẫn kỹ thuật và hoà giải. Mỗi quốc gia
thực hiện quản lý tổng hợp TNN theo cách phù hợp với hoàn cảnh cụ
thể của mình, với tun bố rõ ràng về chính sách và chiến lược quốc
gia liên quan đến tài nguyên nước, được hỗ trợ bởi các khuôn khổ thể
chế và luật pháp được cải thiện. Điều này giúp xác định cơ quan chịu
trách nhiệm quản lý tài nguyên nước, được hậu thuẫn bởi q trình
hiện đại hố hệ thống pháp luật về tài nguyên nước. Ở tất cả các

quốc gia hạ lưu vực sông Mê Công, các tổ chức/uỷ ban lưu vực sông
đang được thiết lập để quản lý tài nguyên nước có sự tham gia của
các bên tại cấp lưu vực sông và cấp địa phương.
1.2.2. Hiện trạng tài nguyên nước Việt Nam

13


Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm
khoảng 80,6 tỷ m3, chiếm xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có của
cả nước. Trong đó, trên 80% lượng nước được sử dụng cho mục đích
nơng nghiệp (khoảng 65 tỷ m3/năm) 2. Ngồi ra, nước cịn được sử
dụng cho sản xuất năng lượng, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và
hoạt động sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Cơ cấu sử dụng
nước đang có xu hướng tăng dần cho công nghiệp, thủy sản và sinh
hoạt. Nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhiều nhất ở hai vùng
ĐBSCL và ĐBSH, chiếm tỷ lệ 70% lượng nước sử dụng.
Những vùng, LVS có lưu lượng nước sử dụng nước cho thủy sản
cao nhất là sông Cửu Long, sông Hồng - Thái Bình, nhóm sơng vùng
Đơng Nam Bộ, sơng Đồng Nai và sông Mã với các tổng lượng dùng
tương ứng: 5,8 tỷ m3; 0,7 tỷ m3; 0,63 tỷ m3; 0,4 tỷ m3.

Hình 1.1. Bản đồ ranh giới các LVS chính ở Việt Nam

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)
Lưu vực sơng có tỷ lệ dùng nước cho cơng nghiệp cao nhất là
LVS Hồng – Thái Bình, chiếm gần 1/2 tổng lượng nước sử dụng cho
ngành công nghiệp của cả nước; tiếp đến là LVHTS Đồng Nai chiếm
25%; LVS Cửu Long là 10%; cuối cùng là nhóm sơng vùng Đơng Nam


14


Bộ là 7%. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu
bền vững gây suy giảm tài nguyên nước trong khi hiệu quả sử dụng
nước còn thấp, tình trạng lãng phí trong sử dụng nước cịn phổ biến
trên phạm vi cả nước.
Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, ở hạ lưu hầu hết
các LVS, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan
hiếm nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra
ngày một thường xuyên hơn. Mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước
đã xuất hiện, như giữa nhu cầu cấp thốt nước cho nơng nghiệp,
thủy điện, tiêu thốt nước cho sản xuất và dân sinh, bảo vệ nguồn lợi
của các ao ni thủy sản. Thêm vào đó, tài ngun nước trên các LVS
ở nước ta đang bị suy giảm do nhu cầu dùng nước tăng cao trong sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, làng
nghề; công tác quản lý tài nguyên nước còn hạn chế; các HST rừng
đầu nguồn các lưu vực cũng bị suy giảm trên diện rộng do nạn phá
rừng, do canh tác nông nghiệp, khai khống và xây dựng cơ sở hạ
tầng. Ngồi ra, BĐKH cũng tác động mạnh mẽ lên tài nguyên nước
mặt ở Việt Nam. Theo dự báo, tác động của BĐKH sẽ làm dịng chảy
trong mùa khơ ở vùng ĐBSCL (chỉ tính riêng lượng nước phát sinh
trong vùng) suy giảm khoảng 4,8% vào năm 2020 và khoảng 14,5%
vào năm 2050. Tài nguyên nước của nước ta ẩn chứa nhiều yếu tố
kém bền vững. Xét lượng nước vào mùa khơ thì nước ta thuộc vào
vùng phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước, một số khu vực thuộc loại
khan hiếm nước. Trong khi nhu cầu nước khơng ngừng tăng lên thì
nhiều dịng sơng lại bị suy thối, ơ nhiễm, nước sạch ngày một khan
hiếm. Hạn hán, thiếu nước diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng. An
ninh về nước cho phát triển bền vững và BVMT đang không được bảo

đảm ở nhiều nơi, nhiều vùng trên cả nước (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2015).

15


Vấn đề suy giảm mực nước ở một số vùng trên cả nước. Tình
trạng hạn hán, thiếu nước đã xảy ra trong các tháng đầu mùa khô
năm 2014 nhưng không gay gắt do các hồ thủy điện ở thượng nguồn
đều tích được nước đến mực nước dâng bình thường và cấp nước
tăng cường trong mùa cạn. Nguồn nước các sông, các hồ chứa giảm
nhanh và đều ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 18-38%.
Lượng dịng chảy trên phần lớn các sơng chính ở Trung Bộ và khu vực
Tây Nguyên đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ
30-70%. Tình hình khơ hạn thiếu nước đã xảy ra ở một số vùng tại
các tỉnh Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Đắk Lắk.
Trong các tháng đầu năm 2015, lượng dịng chảy hạ lưu sơng Mê
Cơng về đầu nguồn sông Cửu Long thiếu hụt so với trung bình nhiều
năm từ 20-30%. Mực nước cuối nguồn sơng Cửu Long chịu ảnh hưởng
mạnh của thủy triều và có xu thế giảm dần. Tại các trạm Tân Châu,
Châu Đốc mực nước cao nhất tháng luôn ở mức cao hơn trung bình
nhiều năm từ 0,15 - 0,25m; mực nước thấp nhất trong tháng thấp
hơn trung bình nhiều năm từ 0,4 - 0,6m. Xâm nhập mặn sâu vào nội
đồng (20 - 30km) đã xảy ra và cao hơn cùng kỳ năm 2014 (Nguồn:
Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, tháng 3/2015).

16


Biểu đồ 1.1. Diễn biến lưu lượng nước cao nhất một số sơng chính

các năm 2010 - 2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)
Để bảo đảm sự bền vững về tài nguyên nước, mức khai thác không
được vượt ngưỡng 30% nguồn nước, nhưng ở hầu hết các lưu vực
sông ở miền Trung, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã và đang
khai thác trên 30-50% lượng dòng chảy, ở Ninh Thuận còn khai thác
tới 70-80% nguồn nước. Việc khai thác quá mức nguồn nước, đặc
biệt là việc xây dựng các công trình hồ chứa thủy lợi, nhất là thủy
điện kiểu đường dẫn, kiểu các cơng trình đập chặn hồn tồn dịng
chảy sông với việc quy hoạch, xây dựng và quản lý vận hành bất hợp
lý cũng là nguyên nhân làm suy giảm rõ rệt số lượng và chất lượng
nước trên các lưu vực sông lớn như: sông Hồng, sông Đồng Nai sơng Sài Gịn, sơng Vu Gia - sơng Thu Bồn, sông Ba, sông Srepok…
và trên nhiều sông vừa và nhỏ khác. Do tập qn, thói quen sản
xuất, canh tác nơng nghiệp sử dụng nhiều nước, lại thiếu các biện
pháp hợp lý giữ, trữ nước trong mùa mưa lũ để dùng dần trong mùa
khơ nên thường xun phải đối phó với tình trạng thiếu nước vào
mùa khơ ở nhiều nơi, có khi trên phạm vi cả nước. Việc sử dụng nước
thiếu quy hoạch, chưa hiệu quả, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm trong
khi nhu cầu dùng nước ngày một tăng nhanh do phát triển kinh tế xã hội, đồng thời với việc xả nước thải, chất thải gây ô nhiễm các
nguồn nước càng làm giảm rõ rệt khả năng đáp ứng nhu cầu nước
sạch vào mùa khô.
Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như mấy
năm gần đây khi nhiều dịng sơng bị suy thối, nước trong các ao, hồ
cạn kiệt vào mùa khô; nhiều con sông, đoạn sơng đang “chết” dần vì
ơ nhiễm, cạn kiệt ở hạ lưu sơng do các cơng trình thủy điện, thủy lợi

17


trong khi nguồn nước ngầm ngày càng suy giảm do khai thác quá

mức, buông lỏng quản lý.
Do phụ thuộc vào nguồn nước ở các nước thượng nguồn nên để
bảo đảm an ninh nước cho Việt Nam và phát triển bền vững, giải
pháp hợp tác quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông quốc tế,
nguồn nước xuyên quốc gia là đặc biệt quan trọng và cấp bách. Việt
Nam cần chủ động và có biện pháp cụ thể hợp tác tài nguyên nước
trên lưu vực sông Hồng với Trung Quốc và hợp tác khai thác các con
sơng khác có chung nguồn nước với Thái Lan, Lào, Campuchia, tiến
tới xây dựng các hiệp định, quy chế quản lý, chia sẻ và bảo vệ tài
nguyên nước đối với các sông quốc tế, nguồn nước xuyên quốc gia.
Tăng trưởng nhanh dẫn đến gia tăng nhu cầu về nước, lại
không chú ý đúng mức đến bảo vệ môi trường, xử lý nước thải (chỉ
trong chục năm gần đây, lượng nước thải tăng lên gấp hơn 3 lần ở
các khu đô thị, khu công nghiệp, song lại không được xử lý mà xả
trực tiếp vào nguồn nước), chất thải các loại tạo nên các nguồn ô
nhiễm lớn, thường xun, làm ơ nhiễm, suy thối nghiêm trọng các
nguồn nước, làm cạn kiệt nguồn nước sạch.
Ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước đang là chuyện “nhãn tiền” ở khắp nơi
và ngày một nghiêm trọng, lan rộng hơn, ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống và sản xuất. “Thủ phạm” gây ô nhiễm chính là nguồn nước thải
khổng lồ chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu không ngừng
đổ vào các sông, hồ từ các đô thị, cơ sở công nghiệp, khu công
nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, làng nghề, bệnh viện, từ khai thác
khống sản,…
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp quan trọng gây suy
giảm, cạn kiệt nguồn nước. Thực tế cho thấy, nước chịu tác động
sớm nhất của biến đổi khí hậu. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ở
Việt Nam mùa mưa và lượng mưa đang có xu hướng diễn biến thất

18



thường nên hạn hán xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn. Biến
đổi khí hậu tác động trực tiếp và sâu sắc đến tài nguyên nước Việt
Nam, nguồn nước mùa khơ có xu hướng suy giảm, cạn kiệt nguồn
nước kéo dài hơn, tồi tệ hơn, nhiều khu vực nước ngọt cũng sẽ bị
xâm nhập mặn, ô nhiễm gia tăng do dịng chảy khơng cịn khả năng
tự làm sạch, khả năng chống chọi với thiên tai, trong đó có hạn hán
sẽ tạo ra thách thức lớn đối với bảo đảm an ninh về nước và phát
triển xanh, bền vững. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong quản lý tài
nguyên nước là yêu cầu cấp bách hiện nay, nhưng việc triển khai lại
chậm chạp, thiếu cụ thể, chưa tập trung vào những khâu chính, nội
dung chính của nguồn nước và các yếu tố ảnh hưởng.
Hạn hán, thiếu nước trong mùa khô xảy ra liên tục, tuy ở mức
độ khác nhau trong chục năm gần đây, ngoài nguyên nhân do diễn
biến tài nguyên nước theo tự nhiên và tác động của biến đổi khí hậu,
cịn do tác động trực tiếp của con người trên lưu vực. Nguồn nước
trên các lưu vực sông nước ta từ năm 2006 đến nay đều ở mức trung
bình hoặc thấp hơn trung bình năm, nhưng nhìn chung, vẫn có thể
xem là đủ nước cho các nhu cầu kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường, sinh thái. Song trong thực tế, nhiều nơi xảy ra tình trạng
thiếu nước gay gắt, trong thời gian dài, có khi rất nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến phát triển. Tình trạng khan hiếm nước có nguyên nhân
trước hết là do nạn phá rừng, hủy hoại vùng sinh thủy; chưa có biện
pháp tích trữ nước trong mạng lưới sơng ngịi, chưa tích đủ nước vào
hệ thống cơng trình như thiết kế; phân phối nguồn nước cho các nhu
cầu sử dụng chưa hợp lý; nước chưa được sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả, đa mục tiêu; việc vận hành và quản lý tổng hợp các hồ chứa đa
mục tiêu chưa được tuân thủ một cách nghiêm túc, thậm chí ở một
số hồ, trong những thời kỳ dài, vi phạm nghiêm trọng việc vận hành

bảo đảm nguồn nước tối thiểu cho hạ lưu, cho đời sống bình thường

19


của dịng sơng. Hạ lưu đa số các hồ chứa, thường cạn kiệt dòng chảy
trong nhiều tháng liên tục vào cuối năm, thậm chí cạn kiệt chưa từng
thấy trong nhiều năm qua. Từ những dịng sơng trù phú, nguồn nước
dồi dào, tiềm tàng nhiều nguồn lợi đang rơi vào tình trạng cạn kiệt
đến mức không thể khôi phục được. Trong điều kiện tài nguyên nước
về các hồ, nhìn chung, ở mức bình thường hoặc thấp hơn bình
thường khơng nhiều (14-15%) mà để xảy ra tình trạng cạn kiệt
nguồn nước ở hạ lưu các dịng sơng có các cơng trình hồ chứa thủy
điện (thấp hơn trung bình nhiều năm đến 50-70%, có khi “đứt” dịng
chảy), chủ yếu là do việc quản lý vận hành hồ chứa và liên hồ chứa.
Ðây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, cần được đánh giá một cách
đầy đủ và tồn diện để có giải pháp thích hợp.
Thiếu nước, khan hiếm nước ngày càng nghiêm trọng, nhưng
nhiều người vẫn chưa nhận thức được vấn đề. Một kết quả điều tra
xã hội học trong nhân dân sinh sống trên các lưu vực sông đã gây
ngạc nhiên lớn bởi chỉ có 30% số người được hỏi tỏ ra bức xúc về tình
trạng suy thối sơng ngịi, trong khi trên 30% số người được hỏi tỏ ra
thờ ơ với thực trạng ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nước mặc dù
tình trạng này thường xuyên tác động trực tiếp đến sản xuất và đời
sống của họ.
Mặc dù tài nguyên nước mưa dao động ở mức trung bình,
nhưng tài ngun nước mặt ở hạ du các cơng trình hồ chứa thủy
điện, thủy lợi trên những lưu vực sơng chính nước ta, như sông Hồng,
sông Đồng Nai - sông Sài Gịn, sơng Srepok, sơng Sê San, sơng Ba,
sơng Vu Gia - sông Thu Bồn và một số sông khác, phổ biến thấp hơn

trung bình, có nơi thấp hơn khá nhiều. Hiện trạng suy giảm nguồn
nước mặt trong mùa khô những năm qua đã diễn ra ở hạ lưu nhiều
hồ chứa khá phổ biến ở đa số các lưu vực sông. Khan hiếm nước do
nguồn nước ở hạ lưu các sông suy giảm lại bị tác động mạnh của

20


nước thải ô nhiễm, của xâm nhập mặn làm cho việc cấp nước sinh
hoạt, cho sản xuất gặp những bất trắc lớn ở hạ du các lưu vực sông
trong mấy năm gần đây.
Theo đánh giá sơ bộ trên cơ sở những số liệu ban đầu thu thập
được, ở các lưu vực phát triển mạnh các cơng trình thủy điện thì tình
hình suy kiệt nguồn nước ở hạ du cơng trình hồ chứa dẫn tới khan
hiếm nước, thiếu nước, thậm chí là hạn hán xảy ra thường xuyên hơn
và nghiêm trọng hơn. Việc tổng hợp số liệu vận hành hằng năm cho
thấy, đa số các cơng trình hồ chứa thủy lợi và thủy điện chưa có quy
trình vận hành hoặc có nhưng chưa hợp lý, chậm được cập nhật sau
hàng chục năm, có khi sau 20-30 năm hoạt động trong khi điều kiện
tài nguyên nước và mục tiêu hoạt động của cơng trình cùng một số
đặc trưng đã có những thay đổi.
Việc quản lý tổng hợp các hồ chứa đa mục tiêu chưa được thực
hiện. Ở nhiều hồ chứa, việc tích nước, xả nước vào những thời kỳ
nhất định thường chưa tn thủ đúng quy trình vận hành, thậm chí ở
một số hồ trong những thời kỳ dài vi phạm nghiêm trọng việc vận
hành bảo đảm nguồn nước tối thiểu cho hạ lưu. Ngun nhân chính
là do chưa có quy trình vận hành liên hồ chứa phân bổ nguồn nước
cho các nhu cầu trong mùa khơ.
Hậu quả của suy giảm dịng chảy, thiếu nước là rất nghiêm
trọng đối với con người, với tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và

đời sống dịng sơng; gia tăng nguy cơ kém bền vững trong tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Việc khai thác, sử dụng chưa hợp lý, thậm chí là khai thác quá
mức lại chưa đi đôi với bảo vệ trong điều kiện kinh tế - xã hội phát
triển mạnh đang làm nguồn nước bị suy thối, cạn kiệt và ơ nhiễm,
có nơi trở nên nghiêm trọng và đang có xu hướng ngày một nghiêm
trọng hơn, ảnh hưởng sâu sắc hơn đến đời sống và sản xuất. Sự suy

21


giảm nguồn nước trở thành thách thức lớn trong bảo đảm an ninh
nguồn nước cho phát triển bền vững. Để khắc phục tình trạng này,
địi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, có tính hệ thống và thực
hiện kiên trì trên tồn lưu vực sơng với quan điểm quản lý tổng hợp
tài nguyên nước, quản lý suy giảm nguồn nước, khan hiếm nước.
Chúng ta chưa có một cơng cụ pháp lý với những chế tài đủ
mạnh để bảo vệ và bảo đảm an ninh nguồn nước, phát triển bền
vững, bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái ở nước ta. Luật tài nguyên
nước có hiệu lực từ ngày 01/01-2013 và nhiều văn bản khác đánh
dấu sự thay đổi cơ bản về quản lý tài nguyên nước, nhưng tất cả đều
chưa phát huy hiệu quả cụ thể trong thực tiễn.
Khai thác, sử dụng nước phải hiệu quả, tiết kiệm, đa mục tiêu,
hài hịa các lợi ích trong bối cảnh nguồn nước suy giảm do biến đổi
khí hậu là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh an
ninh nguồn nước đang bị đe dọa, tình trạng suy thối, ơ nhiễm, cạn
kiệt nguồn nước đang ngày càng trầm trọng ở nhiều lưu vực sông.

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC

LƯU VỰC SÔNG LIÊN TỈNH, NGUỒN NƯỚC LIÊN
TỈNH VÀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA
TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
2.1. Nội dung của quy hoạch tài nguyên nước
Những năm gần đây, tình trạng hạn hán, thiếu hụt nguồn nước ở
nước ta xảy ra ngày càng nhiều. Cạnh tranh giữa sử dụng nguồn

22


nước cho phát điện và các nhu cầu tiêu thụ nước khác, nhất là cho
sản xuất nông nghiệp ở hạ du một số lưu vực sông lớn như sông
Hồng, sông Vu Gia - Thu Bồn... đã trở nên căng thẳng. Ở những
vùng, những lưu vực sông đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra cạnh
tranh giữa các ngành, các địa phương dùng nước thì việc phân bổ,
chia sẻ sao cho bảo đảm nguyên tắc công bằng và sử dụng nguồn
nước hiệu quả là yêu cầu quan trọng để giải quyết mâu thuẫn. Ở
những vùng này cần được quan tâm, làm sớm công tác quy hoạch,
phân bổ TNN. Nghị định 120 của Chính phủ về Quản lý lưu vực sơng
có nêu rõ: Quy hoạch lưu vực sông gồm các quy hoạch thành phần,
trong đó có Quy hoạch phân bổ TNN. Quy hoạch phân bổ TNN cần
xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ TNN trong khai thác, sử dụng
TNN cho cấp nước sinh hoạt, cho các mục đích sử dụng nước khác
bao gồm cả nhu cầu cho bảo vệ môi trường trong trường hợp hạn
hán, thiếu nước. Trong những trường hợp thiếu nước, có sự cạnh
tranh về khai thác, sử dụng nước, ưu tiên hàng đầu là bảo đảm cấp
nước cho sinh hoạt, ngoài ra hiệu quả kinh tế của việc sử dụng một
đơn vị thể tích nước (m3) có thể được coi là các tiêu chí dùng để
phân tích các kịch bản xác định mức độ ưu tiên và tỷ lệ phân bổ
TNN. Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

về cơng bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo, an ninh lương thực... cũng
phải được tính đến trong quy hoạch phân bổ TNN. Trong tình huống
hạn hán, thiếu nước xảy ra, theo các chuyên gia có thể áp dụng
nguyên tắc ưu tiên cấp nước theo hiệu quả kinh tế sử dụng nước cao
nhất: Tất cả hoặc một phần lớn lượng nước cịn lại sẽ được ưu tiên
cho những ngành nào có hiệu ích sử dụng nước cao nhất. Nhưng, lợi
ích kinh tế mà những ngành này được hưởng phải được san sẻ cho
các ngành khác chịu thiệt hại do thiếu nước, khơng có nước để sản
xuất, phát triển. Có thể ưu tiên cấp nước theo mức bảo đảm cấp

23


nước (hay tần suất thiết kế). Lượng nước còn lại sẽ được phân bổ
theo mức bảo đảm cấp nước thiết kế của các ngành dùng nước trên
cơ sở của tần suất lượng nước đến. Như vậy, ngành nào có mức bảo
đảm cấp nước cao sẽ có thứ tự ưu tiên cấp nước cao, ngành nào có
mức bảo đảm cấp nước thấp thì đành phải chấp nhận rủi ro.
Cấp nước theo tỷ lệ đã được phân bổ nghĩa là lượng nước còn
lại sẽ được phân bổ theo tỷ lệ cho các ngành dùng nước trên cơ sở tỷ
lệ phân bổ đã được quy định trong tình huống đủ nước. Theo nguyên
tắc này, các ngành đều chịu lượng nước thiếu hụt theo đúng tỷ lệ đã
được phân bổ và phải điều chỉnh nhu cầu nước của ngành sao cho
thích hợp với lượng nước được phân bổ. Ba nguyên tắc phân bổ nêu
trên có thể áp dụng riêng biệt hoặc phối hợp theo từng trường hợp
cụ thể của từng nguồn nước và điều kiện kinh tế - xã hội của vùng
được quy hoạch.
2.2. Phân bổ nguồn nước:
a) Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước, hiện
trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; dự báo xu thế biến

động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước, nhu cầu
sử dụng nước.
Theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP (2013), tại các điều 6,7,8,10
thì:
* Việc đánh giá số lượng, chất lượng nguồn nước dựa trên cơ sơ
sau các tài liêu có sẵn như: bản đồ đặc trưng lưu vực sông, bản đồ
đặc trưng các sông, suối, hồ, đầm, phá và các vùng biển; bản đồ địa
chất thủy văn cho các tầng, các cấu trúc chứa nước, phức hệ chứa
nước; tình hình ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước
mặt, nước dưới đất, ô nhiễm nước biển;
Trách nhiệm thực hiện các nội dung điều tra, đánh giá tài
nguyên được quy định như sau:

24


* Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra,
đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên quốc gia,
nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên
nước trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước.
*. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc điều tra,
đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn
nước liên tỉnh trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài
nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn và gửi kết
quả về Bộ Tài nguyên và Mơi trường để tổng hợp.
Ngồi ra, để đánh giá được hiện trang khai thác, sử dụng tài
nguyên nước cần theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP (2013), cần công
tác kiểm kê tài nguyên nước:
* Việc kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện thống nhất trên
phạm vi cả nước, định kỳ năm (05) năm một lần, phù hợp với kỳ kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
* Trách nhiệm kiểm kê tài nguyên nước:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ
quan ngang Bộ có liên quan xây dựng đề án, kế hoạch kiểm kê tài
nguyên nước trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt; tổ chức kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên
quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp, công bố kết quả kiểm kê
trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm kê tài nguyên nước
đối với các nguồn nước nội tỉnh; tổng hợp kết quả kiểm kê của các
lưu vực sông nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn và gửi Bộ Tài nguyên
và Môi trường để tổng hợp;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường,

25


×