Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Cuộc chiến tranh diễn ra chủ yếu ở miền nam việt nam (1954 1975) là cuộc chiến tranh xâm lược chứ không phải là cuộc nội chiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.9 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------***---------

BÀI TẬP LỚN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài: Cuộc chiến tranh diễn ra chủ yếu ở miền Nam
Việt Nam (1954-1975) là cuộc chiến tranh xâm lược chứ
không phải là cuộc nội chiến

Sinh viên thực hiện: Lưu Diễm Quỳnh
Mã sinh viên: 19051571
Lớp: QH 2019-E QTKD CLC 04
Mã lớp học phần: 203_HIS1001 2
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hoàn

Hà Nội, Tháng 8 năm 2021
1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 29-10-2020, một bài viết của nhà báo Aleksey Syunnerberg được đăng
trên Sputnik (phiên bản tiếng Việt) có nêu ý kiến của chuyên gia người Nga
Vadim Larin, nghiên cứu viên tại Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Liên
bang Nga). Trong bài báo, ông Vadim Larin có phát biểu: “Tơi cho rằng tính
chất cơ bản của các sự kiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 vẫn nên được
đánh giá như là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng thuật ngữ “nội chiến”


dù sao vẫn có thể kết cấu vào tính chất của giai đoạn này, đặc biệt là sau khi
người Mỹ chuyển sang “Việt Nam hóa” cuộc chiến ở địa bàn miền Nam Việt
Nam. Xác nhận điều này là những tổn thất đáng kể mà các bên tham chiến ở
Việt Nam gây ra cho nhau khi đó. Theo tơi thấy, nội dung này đáng được nghiên
cứu nghiêm túc và cần có đánh giá của tập thể chuyên gia. Tôi nghĩ rằng các
đồng nghiệp Việt Nam cũng sẽ quan tâm xem xét vấn đề này”. Hiện nay, vấn đề
đánh giá các cuộc chiến tranh diễn ra chủ yếu ở miền Nam Việt Nam giai đoạn

2


1954-1975 là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc nội chiến vẫn còn gây nhiều
tranh cãi. Thực tế, các thế lực phản động đã dựa vào chuyện này để đăng tải, lan
truyền những thông tin sai lệch về bản chất các cuộc cách mạng, do Đảng Cộng
Sản Việt Nam lãnh đạo trong hơn 30 năm giành giật lại độc lập, tự do cho đất
nước, nhằm mục đích chính trị đen tối. Xét thấy tính cấp thiết của vấn đề và ý
thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân với cơ đồ của dân tộc ta hiện nay, em
đã lựa chọn đề tài “Cuộc chiến tranh diễn ra chủ yếu ở miền Nam Việt Nam giai
đoạn 1954-1975 là một cuộc chiến tranh xâm lược chứ không phải là một cuộc
nội chiến” để hồn thành bài thi cuối kỳ cho mơn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt
Nam.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cơ Nguyễn Thị Hồn, giảng viên phụ trách
bộ mơn, đã tận tình, nhiệt huyết dẫn dắt em trong suốt kỳ học vừa qua. Các buổi
học của cơ đã giúp em trong q trình tích lũy kiến thức và xây dựng tình cảm
với mơn học để có thể hồn thiện tốt nhất đề tài này. Chúc cơ và gia đình ln
mạnh khỏe, vui vẻ, bình an trước tình hình Covid-19 đang diễn biến phức tạp!
PHẦN 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA CÁCH MẠNG
VIỆT NAM SAU THÁNG 7-1954
1. Bối cảnh lịch sử của cách mạng VN sau tháng 7-1954
a ) Bối cảnh trong nước

Sau hiệp định Genève, miền Bắc giải phóng hồn tồn và chuyển sang giai đoạn
cách mạng xã hội chủ nghĩa, trở thành căn cứ địa chung cho cả nước. Khó khăn
là nền kinh tế lạc hậu, và bị tàn phá nặng nề sau 15 năm chiến tranh. Nhưng
thuận lợi là tài nguyên vẫn cịn phong phú, có nhà nước dân chủ nhân dân và
Đảng lãnh đạo giúp đỡ.

3


Đất nước bị chia cắt làm 2 miền: kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. Miền
Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định
Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
b ) Bối cảnh quốc tế
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, nhất là Liên Xơ.
- Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở Châu Á, Châu Phi và khu
vực Mỹ Latinh.
- Phong trào hịa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản.
- Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu bá chủ thế giới
với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
- Thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã
hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
- Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và
Trung Quốc.
2. Đường lối cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960) xác định đường
lối cách mạng của nước ta:
Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Đế quốc Mỹ và bọn tay sai,
thực hiện nhiệm vụ thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả
nước.


4


PHẦN 2. CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH MÀ MỸ ĐÃ TRIỂN KHAI
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975
1. Chiến tranh đơn phương (1954-1960)
a) Hoàn

cảnh của chiến tranh đơn phương

Sau khi hất cẳng Pháp, trực tiếp can thiệp vào miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ
đã biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Ngày 7/11/1954, Mỹ cử tướng Côlin sang làm đại sứ ở miền Nam, lập phòng tuyến để ngăn chặn ảnh hưởng của
chủ nghĩa xã hội xuống Đông Nam Á, thiết lập căn cứ quân sự để tiến công
miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện những âm mưu đó, đế quốc Mỹ đã nhanh chóng thiết lập bộ máy
chính quyền đứng đầu là Ngơ Đình Diệm, xây dựng lực lượng quân sự gần nửa
triệu người cùng hàng vạn cảnh sát, mật vụ được trang bị vũ khí, phương tiện
chiến tranh hiện đại của Mỹ.
Bộ máy chính quyền, quân đội Sài Gịn trở thành cơng cụ tay sai đắc lực nhằm
thi hành chính sách thực dân mới của Mỹ. Giữa năm 1954, Ngơ Đình Diệm lập
ra đảng Cần Lao nhân vị làm đảng cầm quyền. Cuối năm 1954, thành lập
“phong trào cách mạng quốc gia”. Chúng ráo riết thi hành quốc sách “tố cộng”,
“diệt cộng”, “chống cộng, đả thực, bài phong”, lập “khu trù mật”, “khu dinh
điền” nhằm mục đích bắt bớ, trả thù những người yêu nước kháng chiến cũ;
thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ của các
tầng lớp nhân dân; gây ra nhiều vụ thảm sát đẫm máu.
b ) Âm mưu chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam
Chiến lược chiến tranh đơn phương được diễn ra từ năm 1954 cho đến năm
1960 với âm mưu đó là tìm diệt các cán bộ và cơ sở cách mạng của ta ở miền

Nam.Tuy nhiên, âm mưu chính của cuộc chiến tranh này đó là muốn biến miền
Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Sau đó sẽ dùng nó để làm bàn đạp tiến
công trực tiếp ra miền Bắc với mục đích ngăn chặn làn sóng cách mạng XHCN

5


đang bùng nổ ở Đông Nam Á. Do vậy, cuộc chiến này được diễn ra trong tình
hình vơ cùng bất lợi cho cách mạng Việt Nam.
c ) Thủ đoạn của Diệm trong cuộc chiến tranh
Chính quyền Ngơ Đình Diệm ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngồi vịng pháp luật” và
ra đạo luật 10/59 vào tháng 5/1959, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những
người vơ tội. Chính quyền Diệm cịn thực hiện chương trình cải cách điền địa
nhằm lấy lại ruộng đất mà cách mạng đã giao cho nhân dân, lập ra các khu dinh
điền, khu trù mật để kìm kẹp nhân dân. Từ đó, khiến cho nhân dân ta buộc phải
tách hoàn toàn khỏi mối liên hệ với cách mạng, giúp chúng dễ dàng thực hiện
chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam.
2. Chiến tranh đặc biệt (1960-1965)
a ) Hoàn cảnh của chiến tranh đặc biệt
Cuối năm 1960, sau phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam, do thất bại trong
“Chiến tranh đơn phương” nên ngay sau khi lên làm Tổng thống Hoa Kỳ, Kennơ-đi đã chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1960 - 1965) ở miền
Nam Việt Nam. Trong khi đó, trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc dâng
lên mạnh mẽ đe doạ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” là một trong 3 loại chiến tranh của chiến lược toàn cầu
“phản ứng linh hoạt” của đế quốc Mỹ.
b ) Âm mưu của Mỹ
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân
kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố
vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ,
nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của

chúng hết sức thâm hiểm: “Dùng người Việt đánh người Việt”. Chính vì vậy,
khơng ít người nhầm tưởng, hoặc các thế lực thù địch dựa vào lí do này để tuyên

6


truyền những thông tin sai lệch nhằm chống phá lực lượng Đảng Cộng Sản Việt
Nam.
c ) Thủ đoạn của Mỹ
Trong chiến lược chiến tranh này, Mỹ đã dùng hai thủ đoạn chủ yếu:
Một là, tăng cường lực lượng quân đội ngụy quyền Sài Gịn (chính quyền Ngơ
Đình Diệm) và khả năng cơ động của chúng với vũ khí, phương tiện chiến tranh
hiện đại của Mỹ, do cố vấn quân sự Mỹ trực tiếp chỉ huy. Chúng đề ra kế hoạch
Staley – Taylor : Bình định miền Nam trong 18 tháng.
Hai là, đẩy mạnh quốc sách “Ấp chiến lược” nhằm dồn dân, tách lực lượng cách
mạng ra khỏi nhân dân theo hình thức “tát nước, bắt cá” để bình định miền Nam
với trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”
và “thiết xa vận”. Chúng thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam
(MACV) và mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách
mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng
biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
Với hai thủ đoạn đó, Mỹ-Diệm hy vọng sẽ nhanh chóng làm thay đổi tương
quan lực lượng để dễ bề tiêu diệt cách mạng miền Nam.
3. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968)
a ) Hoàn cảnh của chiến tranh cục bộ
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam phát triển đến mức cao
nhất đã căn bản bị thất bại. Với bản chất xâm lược ngoan cố, Mỹ đã chuyển sang
thực thi chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân viễn chinh của Mỹ và
các nước đồng minh vào miền Nam, đồng thời mở rộng cuộc chiến tranh phá
hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nước ta.

b ) Âm mưu của Mỹ
“Chiến tranh cục bộ” là một loại hình chiến tranh xâm lược nhằm thực hiện chủ
nghĩa thực dân kiểu mới. Song, cuộc chiến tranh từ chỗ dựa vào lực lượng quân

7


đội chính quyền Sài Gịn là chủ yếu thì lúc này Mỹ đã ngang nhiên công khai
đem quân đội viễn chinh Mỹ ồ ạt tiến vào nước ta, cuộc chiến được tiến hành
bằng quân đội Mỹ, quân một số nước đồng minh và qn đội Sài Gịn; nhằm
nhanh chóng tạo ra ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường,
buộc ta phải phân tán lực lượng để cách mạng lụi tàn dần. Như vậy, Mỹ vừa tập
trung lực lượng chủ yếu trên chiến trường miền Nam, vừa mở rộng chiến tranh
phá hoại đối với miền Bắc, tạo ra tình hình cả nước có chiến tranh với Mỹ, với
mức độ khác nhau.
c ) Thủ đoạn của Mỹ
Quân viễn chinh Mỹ, quân các nước thân Mỹ và phương tiện chiến tranh hiện
đại ồ ạt đổ vào miền Nam. Đến năm 1968, số quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam
lên tới hơn 50 vạn.
Chúng tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965-1966) và (19661967) bằng hàng loạt các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất
thánh Việt Cộng” hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến của
ta.
Bên cạnh đó, chúng kết hợp với việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc
nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu huỷ tiềm lực kinh tế quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ
Bắc vào Nam, đồng thời làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt
Nam.
4. Chiến lược “Việt Nam hố chiến tranh” (1969-1975)
a ) Hồn cảnh của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta vào Tết Mậu Thân năm 1968 đã
làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, gây ra chấn động trên khắp nước

Mỹ và thế giới, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm
phán với ta tại Hội nghị Paris ngày 13/5/1968. Đến tháng 1/1969, đế quốc Mỹ

8


phải chấp nhận cuộc đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa tại Paris, có sự tham gia của đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam. Tuy nhiên, đầu năm 1969, Tổng thống Ních-xơn vừa lên nắm
chính quyền đã đề ra chiến lược tồn cầu mới mang tên “Học thuyết Ních-xơn”
với ba nguyên tắc trụ cột là: “cùng chia sẻ”, “sức mạnh của Mỹ” và “sẵn sàng
thương lượng”. Chúng tiếp tục cuộc chiến tranh ở miền Nam bằng cách thực
hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra tồn
Đơng Dương với tên gọi “Đơng Dương hóa chiến tranh”.
b ) Âm mưu của Mỹ
Đây là một chiến lược rất thâm độc của Mỹ nhằm “Dùng người Việt Nam đánh
người Việt Nam” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” để
tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới.
c ) Thủ đoạn của Mỹ
Quá trình triển khai chiến lược mới, Mỹ đã áp dụng một loạt biện pháp như: ra
sức củng cố ngụy quyền; xây dựng đội quân tay sai dông và hiện đại; ráo riết
thực hiện chương trình bình định; tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm
cắt nguồn chi viện cho miền Nam; tìm mọi cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hịa
hỗn với Liên Xơ hịng cắt giảm nguồn viện trợ chủ yếu của Việt Nam.
* Giai đoạn 1969-1972
- Rút dần quân Mỹ và quân đồng minh khỏi chiến tranh.
- Tăng cường quân đội ngụy Sài Gòn trên chiến trường để “thay màu da trên xác
chết”.
- Mở rộng xâm lược Lào (1970) và Campuchia (3/1970), thực hiện âm mưu
“Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

- Mỹ tăng viện trợ giúp quân số ngụy tăng lên 1 triệu người cùng với trang thiết
bị hiện đại để quân ngụy tự gánh vác được chiến tranh.

9


- Thực hiện thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thoả
hiệp với Trung Quốc, hồ hỗn với Liên Xơ nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các
nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
- Tăng cường đánh phá miền bắc bằng không quân.
* Giai đoạn từ sau Hiệp định Paris đến năm 1975
- Mỹ rút khỏi chiến trường nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn và vẫn viện trợ cho
quân ngụy để tiếp tục cuộc chiến tranh ra sức phá hoại Hiệp định Paris.
- Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở nhiều cuộc hành quân “bình
định”, “lấn chiếm” vùng giải phóng của ta.
PHẦN 3. KHẲNG ĐỊNH BẢN CHẤT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH DIỄN
RA CHỦ YẾU Ở MIỀN NAM VIỆT NAM 1954-1975 LÀ CHIẾN TRANH
CHỐNG XÂM LƯỢC.
Trong hơn 20 năm từ 1954-1975 (thực tế là lâu hơn bởi Mỹ đã nhúng tay vào
các cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ sớm, kể từ cuộc xâm lược của Pháp), nhân
dân Việt Nam phải cầm súng chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để
giành độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy, ở Việt Nam (19541975) khơng có nội chiến, chỉ có chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ
quốc. Bởi vì, “Chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ
Nam chí Bắc. Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ
trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hồn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hịa
bình thống nhất nước nhà.”
Nhiều người cho rằng, trong trận chiến 1954-1975, người Việt Nam đánh người
Việt Nam cho nên đấy được xem là cuộc nội chiến. Trận Bailén năm 1808 trong
chiến tranh Napoleon, tham chiến phía Pháp có lính Thụy Sĩ (mặc đồ đỏ) còn


10


Tây Ban Nha đưa ra các trung đoàn Thụy Sĩ (mặc đồ xanh). Đây là ví dụ điển
hình cho việc các phe đối lập tuyển lính đánh thuê của cùng một quốc gia. Thực
tế, cuộc chiến này không phải nội chiến mà là cuộc chiến giữa Pháp và Tây Ban
Nha. Vậy nên khơng thể chỉ vì lực lượng tham gia cùng là một quốc gia mà kết
luận là nội chiến được. Bản chất của một cuộc chiến, cũng là xét về lực lượng
tham gia, nhưng cần xem về vai trò quyết định trên chiến trường. Nếu lực lượng
chủ lực của 2 hay nhiều phe tham chiến là người trong quốc gia đó, vậy đây là
cuộc nội chiến (Ví dụ: Nội chiến Mỹ 1861-1865, Cách mạng Pháp 1978, Cách
mạng Tân Hợi 1911 của Trung Quốc...) Nếu có binh sĩ nước ngồi tham gia
nhưng chỉ có vai trị hỗ trợ, đó vẫn là nội chiến. Cịn nếu chủ lực một phe hồn
tồn là một hay nhiều đội qn nước ngồi, vậy thì cuộc xung đột vũ trang đó
khơng phải nội chiến nữa.
Trong Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc Việt Nam)
và Mỹ là hai lực lượng chính, Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) chỉ là
lực lượng đóng vài trị hỗ trợ. Vì vậy đây là cuộc chiến của người Việt với Mỹ
chứ không phải người Việt với người Việt. Thực tế ngay từ “Chiến tranh cục bộ”
đã cho thấy chính thể “Việt Nam Cộng hịa” do Ngơ Đình Diệm (sau này cịn có
Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh và Trần Văn Hương) cầm
đầu cũng chỉ là chính quyền bù nhìn trong tay người Mỹ, do người Mỹ dựng lên,
nuôi dưỡng và điều khiển để phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ ở Việt Nam. Vì vậy, họ hồn tồn khơng đủ tư cách pháp lý để đại diện cho
bất kỳ một quyền lợi nào của dân tộc Việt Nam mà chỉ phục vụ lợi ích của ngoại
bang, lại càng khơng thể đại diện cho ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt
Nam. Minh chứng rõ hơn, chính quyền Sài Gòn đã sụp đổ ngay sau khi Mỹ rút
trong vịng 2 năm do khơng nhận được sự đồng thuận của nhân dân khi chính
quyền này muốn chia đơi đất nước làm hai và không muốn thống nhất. Hiệp

định Giơ-ne-vơ quy định sau 2 năm phải tổng tuyển cử thống nhất đất nước

11


nhưng nước ta đã khơng thực hiện được do chính quyền miền Nam là Ngơ Đình
Diệm khơng tổng tuyển cử. Nguyên nhân do Mỹ nhảy vào thế chân Pháp và làm
thay đổi cục diện nước ta, là nhân tố chính dẫn đến sự chia cắt Nam-Bắc ở Việt
Nam. Suy cho cùng, đó vẫn là chiến tranh chống Mỹ xâm lược.
Lực lượng đứng ra đàm phán và ký kết với ta tại Hội nghị Paris năm 1968 cũng
là Mỹ, cho thấy đế quốc này hoàn toàn đứng sau chủ mưu và chỉ huy cuộc chiến
tranh ở Việt Nam. Chưa kể, ngay từ “chiến tranh cục bộ” số lượng quân đội Mỹ
tràn vào Việt Nam ngày càng đông, chu cấp trực tiếp trang thiết bị và vũ khí hiện
đại để đàn áp cách mạng Việt Nam.
Sau Hiệp định Paris năm 1973, Mỹ đã rút khỏi Việt Nam nhưng chiến tranh vẫn
nổ ra. Mặc dù quân Mỹ và đồng minh rút khỏi miền Nam Việt Nam nhưng tính
chất của cuộc chiến tranh vẫn là cuộc chiến của Mỹ. Ngay trước năm 1973, Mỹ
đã viện trợ ồ ạt cho chính quyền Sài Gịn một khối lượng phương tiện chiến
tranh khổng lồ. Năm 1973, quân chính quy của chính quyền Sài Gịn là 710
nghìn qn và 1,5 triệu bảo an dân sự. Toàn bộ lực lượng đó đều do Mỹ bảo đảm
về trang bị, tác chiến. Như vậy, bất chấp Hiệp định Pari đã được ký kết, Mỹ vẫn
là một tác nhân chính cho việc tiêu diện lực lượng cách mạng ở miền Nam,
muốn xóa bỏ tình trạng hai chính quyền, hai qn đội và ba lực lượng hiện có,
biến miền Nam Việt Nam thành lãnh thổ chỉ có một chính quyền tay sai của Mỹ.
Quan trọng hơn hết, mâu thuẫn căn bản của Chiến tranh Việt Nam là mâu thuẫn
giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ. Nguồn gốc xung đột trong Chiến tranh
Việt Nam là chính sách và hành động xâm lược Việt Nam của chính giới Mỹ chứ
khơng phải xuất phát từ mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc Việt Nam. Chính vì
những lý do trên, khơng thể có bất cứ một thứ nào gọi là “nội chiến” hay “chiến
tranh ủy nhiệm” ở Việt Nam. Bản chất của cuộc chiến tranh diễn ra chủ yếu ở


12


miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh chống xâm lược, mà kẻ thù duy nhất của ta
như Đảng đã xác định chỉ là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng”.

PHẦN 4. Ý THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI CƠ
ĐỒ ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY.
Lịch sử Việt Nam từ thời dựng nước, giữ nước, đã được vẽ bằng máu, nước mắt
và sự hi sinh của biết bao thế hệ đi trước. Chỉ xét 20 năm đấu tranh giành độc
lập tự do (1954-1975), nếu nói đó là cuộc nội chiến là phủ nhận công lao và
thành quả cách mạng của Đảng ta, ông cha ta, phủ nhận những nỗi đau mà đất
nước phải trải qua trong quá khứ. Để có được cuộc sống như ngày hơm nay, bất
kể ai cũng không được phép quên đi lịch sử, quên đi ý thức và trách nhiệm của
bản thân đối với cơ đồ đất nước. Sẽ thật vơ ích và công cốc làm sao nếu hàng
chục năm về trước thế hệ ông cha đã phải đánh đổi cả mạng sống để giành giật
từng tấc đất, giành giật chủ quyền và độc lập tự do cho đất nước mà hàng chục
năm về sau con cháu họ lại đạp đổ nó bằng hai từ “nội chiến” khi gọi cuộc chiến
đã là cả máu thịt họ.
“Pho lịch sử bằng vàng” được kiến tạo bằng trí tuệ, tâm sức, máu xương của một
thế hệ anh hùng cần được kế thừa như một sinh mệnh, với tinh thần tự trọng và
tự tin trước lịch sử và thời đại. Bản thân phải minh định được đúng sai, phải trái, để có một cái đầu lạnh và tâm sáng trước lịch sử. Bởi khơng ai có thể hun
đúc lòng tự hào dân tộc cho thế hệ chúng ta ngày nay tốt hơn là chính mình tự
hành động.
Bên cạnh đó, thế hệ trẻ cần xây dựng ý chí, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,
nhiệt huyết, nhiệt tâm tham gia vào các phong trào cách mạng của tuổi trẻ như

13



Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo, Xung kích tình
nguyện trong phịng chống đại dịch COVID-19… Những việc làm, hành động
thiết thực đó là minh chứng sống động nhất cho tình yêu đất nước, yêu độc lập
tự, là sự tri ân ý nghĩa nhất đối với những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do
của dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay, trước thềm Đại hội Đảng các cấp, các thế lực thù địch
đang lợi dụng những mặt trái của xã hội, nhất là tình trạng tham nhũng để đổ lỗi
cho sự lãnh đạo của Đảng. Các tổ chức phản động sẽ gán ghép cho Đảng những
tội danh bất chính. Vì lẽ đó, trong mọi hồn cảnh, thế hệ trẻ, đoàn viên thanh
niên cần xây dựng bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng, tự rèn luyện và hình
thành những “vắcxin” đủ “sức đề kháng” trước những luận điệu xuyên tạc đó.

KẾT LUẬN
Lịch sử cuộc chiến đã lùi xa, nhận thức đúng bản chất của cuộc chiến này sẽ cho
phép mỗi người dân Việt Nam, dù trước đây đứng ở phía bên nào của cuộc chiến
cũng có quyền tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc; đó
cũng chính là một cách để đi tới sự hòa hợp dân tộc được thanh thản nhất. Hơn
lúc nào hết, mỗi người dân Việt Nam cần tỉnh táo, cảnh giác, kiên quyết đấu
tranh vạch trần, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, “lật sử” của kẻ thù.

14



×