Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

LỢI THẾ CẠNH TRANH Sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.9 KB, 17 trang )

Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
B GIO DC V ĐO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIN ĐO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tiểu Luận
Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế

LỢI THẾ CẠNH TRANH
Sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ
không phải gắn liền bẩm sinh

GVHD : Nguyễn Hùng Phong
LFp : QTKD Đêm 1-K20- UEH
Thực hiện : Phan Trung Thái


Tp HCM, Tháng 11 năm 2012
Lợi thế cạnh tranh
Page 1
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
Mục lục
1. Các điều kiện về yếu tố sản xuất (FACTOR CONDITIONS)………………………5
a. Nguồn lực ban đầu của các yếu tố sản xuất………………………………… …… 5
b. Thứ bậc giữa các yếu tố sản xuất……………………………………………… ….6
c. Tạo dựng yếu tố sản xuất. ……………………………………………… 6
d. Những bất lợi về yếu tố sản xuất. ……………………………………………… 7
2. Các điều kiện cầu (DEMAND CONDITIONS). ……………………………………8
a. Kết cấu của cầu trong nước. ……………………………………………… 8
b. Quy mô cầu và hình mẫu tăng trưởng. …………………………………………… 9


c. Quốc tế hóa nhu cầu nội địa. ……………………………………………… 10
d. Tương tác giữa các điều kiện cầu. ……………………………………………… 11
3. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan (RELATED ANH SUPPORTING
INDUSTRIES). ……………………………………………… 11
a. Lợi thế cạnh tranh trong các ngành phụ trợ. ………………………………………12
b. Lợi thế cạnh tranh trong các ngành liên quan. …………………………………….13
4. Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa (FIRM STRATEGY,
STRUCTURE AND RIVALRY). ……………………………………………… 14
a. Chiến lược và cấu trúc của các công ty trong nước. …………………………… 14
b. Mục tiêu công ty. ……………………………………………… 15
c. Canh tranh trong nước. ……………………………………………… 15
5. Vai trò sự kiện lịch sử và sự ngẫu nhiên (CHANCE). ……………………………16
Tính sáng tạo, tinh thần kinh doanh và sự ngẫu nhiên. ………………………… 16
6. Vai trò của chính phủ (GOVERNMENT). ……………………………………… 17
Lợi thế cạnh tranh
Page 2
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
TIỂU LUẬN
LỢI THẾ CẠNH TRANH
Sự phồn vinh của quốc gia chứ không phải gắn liền
bẩm sinh (Porter, 1990)
Câu hỏi đặt ra:
Tại sao một quốc gia gặt hái được thành công quốc tế trong một ngành công nghiệp nhất
định ?
Câu trả lợi nằm trong bốn thuộc tính lớn của một quốc gia. Bốn thuộc tính của một quốc
gia định hình môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy hay kìm hãm
việc tạo lập lợi thế cạnh tranh.
Những nhân tố quyết dịnh lợi thế cạnh tranh quốc gia.
1. Các điều kiện vế yếu tố sản xuất: Vị thế của quốc gia về các yếu tố sản xuất đầu

vào như lao động được đào tạo hay co sở hạ tầng, cần thiết cho cạnh trong trong
một ngành công nghiệp nhất định.
2. Các điều kiện cần:Đặc tính của cầu trong nước đối với sản phẩm hoặt hàng hóa
của ngành đó.
3. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan: Sự tồn tại hay thiếu hụt những
ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan có tính cạnh tranh quốc tế ở quốc gia
đó.
Lợi thế cạnh tranh
Page 3
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
4. Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa: Những điều kiện trong một
quốc gia liên qua đến việc thành lập, tổ chức và quản lý doanh nghiệp, cũng như
đặc tính của cạnh tranh trong nước.
MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER
Các quốc gia thành công trong những ngành công nghiệp nhất định bởi vì môi trường của
họ năng động nhất, có nhiều thách thức nhất, khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp phải
liên tục cải tiến và mở rộng lợi thế của họ qua thời gian.
Trên thực tế, môi trường quốc gia càng năng động, thì càng nhiều khả năng sẽ có các doanh
nghiệp thua lỗ, bởi vì không phải tất cả doanh nghiệp điều có cùng kỹ năng và nguồn lực
hay khai thác môi trường quốc gia tốt như nhau.
Một lợi thế cạnh tranh của một ngành nếu chỉ dựa vào một hoặc hai nhân tố trong mô hình
kim cương thường không bền vững, bỏi vì nó sẽ chuyển dịch rất nhanh và các đối thủ toàn
cầu có thể dễ dàng phá vỡ. Sự tương tác giữa những lợi ích tự củng cố khiến cho đối thủ
nước ngoài vô cùng khó khăn để vô hiệu hóa hay bắt chước.
Thêm hai biến số có thể ảnh hưởng đến hệ thống quốc gia theo những cách rất quan trọng,
và chúng cần thiết để hoàn thành lý thuyết này, đố là các sự kiện khách quan và chính
phủ.
Lợi thế cạnh tranh
Page 4

TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
Yếu tố cần thiết để hoàn thành bức tranh là chính phủ. Chính phủ ở mọi cấp độ, có thể cải
thiện hoặc làm giảm lợi thế quốc gia, vai trò này nhìn thấy rõ nhất là khi xem xét ảnh
hưởng của chính sách lên mỗi nhân tố. Điển hình như:
+ Luật chống độc quyền ảnh hưởng đến cạnh tranh trong nước.
+ Đầu tư giáo dục có thể thay đổi các điều kiện yếu tố đầu vào.
+ Chi tiêu chính phủ có thể thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan.
+ ….
MÔ HÌNH H THỐNG HON CHỈNH CỦA MICHAEL PORTER
Vậy chính phủ sử dụng chính sách này như thế nào để thúc đẩy lợi thế
cạnh tranh quốc gia ?
1. Các điều kiện về yếu tố sản xuất (FACTOR CONDITIONS).
Mỗi quốc gia sử hữu những cái nhất mà các nhà kinh tế học gọi là các yếu tố sản xuất. Lý
thuyết chuẩn về thương mại dựa vào các yếu tố sản xuất. Nguồn lực các yếu tố sản xuất ban
đầu của một quốc gia rõ ráng đóng một vai trò quan trọng trong lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp của một quốc gia, như sự tăng trưởng nhanh của chế tạo, gia công trong
những năm gần đây tại những nước có mức lương thấp như Trung Quốc, Thái Lan,
Philippines… đã chứng minh điều này.
Nhưng vai rò của các yếu tố đầu vào là khác nhau và phức tạp hơn người ta thường nghĩ,
những yếu tố đầu vào quan trọng nhất đối với lợi thế cạnh tranh trong các nền kinh tế tiên
tiến, không phải là có sẵn, mà được tạo ra trong quốc gia đó thông qua những quá trình rất
khác nhau giữa các quốc gia và giữa các ngành công nghiệp.
Vì vậy, số lượng các yếu tố sản xuất có trong một thời gian nhất định không quan trọng
bằng tốc độ mà chúng được tạo ra, nâng cấp và trở nên chuyên môn hóa hơn là sự dồi dào
của các yếu tố sản xuất.
a. Nguồn lực ban đầu của các yếu tố sản xuất.
Lợi thế cạnh tranh
Page 5
TH: Phan Trung Thái

Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
- Nguồn nhân lực: số lượng, kỹ năng và chi phí tuyển dụng (bao gồm quản lý),
tính cả những giờ làm việc tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp. Nguồn nhân lực
có thể chia ra thành vô số loại, như thợ sửa công cụ, kỹ sư điện với tiến sỹ…
- Nguồn tài sản vật chất: là sự dồi dào, chất lượng, khả năng tiếp cận và chi phí
cho đất, nước, khoáng sản, hoặc trữ lượng gỗ, nguồn năng lượng thủy điện, diện
tích mặt nước và những đặc điểm vật chất khác. Sự chênh lệch múi giờ giữa
nước này với nước khác cũng có ý nghĩa trong ngành dịch vụ tài chính, Việt
Nam có thể giao dịch với Anh, Nhật suốt một ngày làm việc bình thường.
- Nguồn kiến thức: kiến thức về khoa học, công nghệ và thị trường của một nước
được chuyển hóa vào hàng hóa và dịch vụ.
- Nguồn vốn: là tổng số và chi phí của vốn có thể sử dụng để tài trợ cho ngành
công nghiệp. Vốn không đồng nhất, và có nhiều loại như nợ, trái phiếu, cổ
phiếu… Toàn cầu hóa thị trường vốn, và sự luân chuyển vốn lớn giữa các quốc
gia làm các điều kiện quốc gia dần dần trở nên giống nhau. Tuy nhiên, những
khác biết cơ bản vẫn còn và dường như sự đồng nhất còn lâu mới xảy ra.
- Cơ sở hạ tầng: loại, chất lượng và chi phí sự dụng cơ sở hạ tầng đã có ảnh
hưởng đến cạnh tranh, bao gồm cả hệ thsoosng giao thông, hệ thống thông tin
liên lạc, dịch vụ y tế, hệ thống thanh toán…
b. Thứ bậc giữa các yếu tố sản xuất.
- Đầu tiên là sự khác nhau giữa các yếu tố sản xuất cao cấp và cơ bản.
+ Yếu tố cơ bản: bao gồm tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, lao động
không có kỹ năng, bán kỹ năng và vốn nợ.
+ Yếu tố cao cấp: bao gồm cơ sở hạ tầng thông tin kỹ thuật số hiện đại, người lao
động được đào tọa cao như kỹ sư tốt nghiệp đại học và nhà nghiên cứu máy tính,
các viện nghiên cứu tại các trường đại học trong những ngành phức tạp.
- Một quốc gia thực sự chỉ có sẵn rất ít các yếu tố sản xuất, hầu hết các yếu tố
phải phát triển liên tục thông qua đầu tư.
- Yếu tố cơ bản được kết thừa thụ động, hoặc tạo ra chúng chỉ yêu cầu đầu tư của
xã hội và tư nhân tương đối đơn giản, với mức độ vừa phải. Càng ngày, những

yếu tố sản xuất này hoặc là không quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh quốc
gia, hoặc là lợi thế mà chúng cung cấp cho các doanh nghiệp của quốc gia
không bền vũng.
- Yếu tố cơ bản chỉ quan trọng trong ngành khai khoáng hoặc những ngành dựa
vào nông nghiệp và ở những ngành đòi hỏi không nhiều kỹ năng và công nghệ
và công nghệ lại rất có sẵn.
- Yếu tố cao cấp (tiên tiến) ngày càng là những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất
đối với lợi thế cạnh tranh, để đạt được lợi thế cạnh tranh cao hơn như tạo ra sản
phẩm đặc trưng riêng và công nghệ sản xuất độc quyền.
- Điều đặc biệt quan trọng là nhận ra rằng những yếu tố sản xuất tiên tiến của một
quốc gia thường được xây dựng từ các yếu tố sản xuất cơ bản. Ví dụ, để có một
nhà kinh tế có bằng tiến sỹ thì phải có một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp đại
học trong lĩnh vực này.
- Lợi thế cạnh tranh bền vững và có ý nghĩa nhất đạt được khi một quốc gia có
những yếu tố đầu và cả cao cấp và chuyên biệt cần thiết co cạnh tranh trong một
ngành công nghiệp nhất định.
Lợi thế cạnh tranh
Page 6
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
- Lợi thế yếu tố sản xuất có một đặc tính năng động quan trọng, tiêu chuẩn của
một yếu tố sản xuất cao cấp tăng lên liên tục, khi kiến thức, khoa học và tập
quán sản xuất được nâng cao. Nguồn lực có kỹ năng và nguồn kiến thức, có lẽ là
hai yếu tố sản xuất quan trọng nhất để nâng cấp lợi thế cạnh tranh, là những tài
sản đặc biệt dễ mất giá trị, mặc dù cơ sở hạ tầng cũng giảm giá trị không kém là
bao.
c. Tạo dựng yếu tố sản xuất.
- Một số sự khác biệt quan trọng khác giữa các yếu tố sản xuất, liệu chúng đã tồn
tại sẵn trong một quốc gia, như tài nguyên thiên nhiên hoặc vị trí địa lý, hay
được tạo ra. Những yếu tố sản xuất quan trọng nhất trong việc giành được lợi

thế cạnh tranh bậc cao và bền vững, những yếu tố sản xuất tiên tiến và chuyên
môn hóa, đều là các yếu tố sản xuất được tạo ra. Những cơ chế tạo dựng yếu tố
sản xuất bao gồm các cơ sở giáo dục công và tư, các chương trình dạy nghề, các
viên nghiêm cứu của chính phủ và tư nhân, tổ chức cung cấp cơ sở hạ tầng ( cơ
quan quản lý cảng thuộc sở hửu của chính phủ). Hoặc các bệnh viện cộng đồng.
- Các quốc gia thành công trong những ngành công nghiệp mà họ làm tốt việc tạo
dựng và nhất là nâng cấp các yếu tố sản xuất cần thiết. vì vậy các quốc gia hoàn
toàn có thể cạnh tranh khi họ sở hữu những cơ cấu thể chất lượng cao cho việc
tạo dựng các yếu tố chuyên sâu.
- Vai trò của khu vực tư nhân trong việc tạo ra các yếu tố sản xuất là cần thiết để
thu hút lợi thế về các yếu tố sản xuất trong hầu hết các ngành công nghiệp. Các
yếu tố chuyên sâu và cao cấp là quan trong nhất đối với lợi thế cạnh tranh, và
các doanh nghiệp biết rỏ yếu tố nào là cần thiết để cạnh tranh trong lĩnh vực của
họ. chính phủ để tạo dựng các yếu tố sản xuất thường tập trung vào những yếu
tố sản xuất cơ bản phổ thông. Nổ lực của chính phủ trong việc tạo ra các yếu tố
sản xuất chuyên sâu và tiên tiến thường thất bại trừ khi chúng được liên kết chắt
chẽ với ngành công nghiệp vì cơ quan của chính phủ thường là chậm chạp học
là không có khả năng xác định lĩnh vực mới hay nhu cầu chuyên sâu của các
ngành sản xuất.
- Giữa các quốc gia có sự khác biệt về những lĩnh vực đầu tư trong việc tạo ra các
yếu tố sản xuất được thực hiện cũng như về bản chất và chất lượng của các cơ
chết tạo dựng các yếu tố sản xuất. Một vài sự khác biệt quốc gia trong cơ chế
tạo dựng yếu tố sản xuất( vd: Đan Mạch có hai bệnh viện chuyên điều trị cho
bênh nhân và tiến hành nghiêm cứu bệnh đái tháo đường. MỸ có mạng lưới
phát triển cao các trường nông nghiệp và dịch vụ khuyến nông….).
- Không có một quốc gia nào có thể tạo ra và phát triển tất cả các loại yếu tố sản
xuất, loại nào được tạo ra và nâng cấp hiệu quả thế nào, phụ thuộc vào các nhân
tố quyết định khác, như điều kiện trong nước, các ngành công nghiệp liên quan
và phụ trợ hiện có, mục tiêu của công ty và bản chất cạnh tranh trong nước.
d. Những bất lợi về yếu tố sản xuất.

- Lợi thế cạnh tranh có thể nảy sinh từ bất lợi trong một vài yếu tố sản xuất, trong
một khái niệm hẹp của cạnh tranh quốc tế lợi thế cạnh tranh có được là từ các
yếu tố sản xuất dồi dào và những bất lợi về các yếu tố sản xuất là không thể
vượt qua bởi vì công nghệ là không đổi. Tuy nhiên trong cạnh tranh thực tế, sự
dư dả về yếu tố sản xuất hay yếu tố sản xuất co chi phí thấp thường dẩn đến sử
dụng không hiệu quả. Ngược lại những bất lợi về yếu tốt sản xuất cơ bản, như
Lợi thế cạnh tranh
Page 7
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
sự khan hiếm lao động, thiếu nguyên liệu thô trong nước, hay khí hậu khắc
nghiệt tạo ra áp lực đổi mới xung quanh chúng.
- Nhu cầu về các yếu tố sản xuất, đặt biệt là các yếu tố sản xuất cơ bản và phổ
thông như lao động bán kỹ năng hoặc nguyên liệu thô ở địa phương, có thể vượt
qua, loại bỏ hoặc giảm đi thông va đổi mới.
- Đổi mới để vượt qua những bất lợi về yếu tố sản xuất không cần chỉ tiêt kiệm
việc sử dụng yếu tố đầu vào mà còn tạo ra lợi thế yếu tố sản xuất mới, vì các
công ty của một nước sẽ đổi mới để bù đấp cho những bất lợi theo những cách
khai thác lợi thế của địa phuong như sử dụng cơ sở hạ tầng, vật liệu hoặc loại
lao động địa phương có sẵn.
- Vai trò của những bất lợi trong cac yếu tố sản xuất bắt nguồn từ sự thật là tốc độ
và hướng cải tiến và đổi mới phụ thuộc vào sự chú tâm và nổ lực.
- Đổi mới bù đấp những điểm yếu phổ biến hơn những sáng kiến khai thác các
điểm mạnh. Những bất lợi tạo ra từ cổ chai, những mối đe dọa và những mục
tiêu ro ràng để nâng cao vị thế cạnh tranh. Chúng thúc đẩy hoặc bắt buộc các
doanh nghiệp đưa ra giải pháp mới.
- Bất lợi về yếu tố sản xuất cơ bản phần nào đã làm doanh nghiệp thoát khỏi sự lệ
thuộc vào giá thành của các yếu tố sản xuất cơ bản và tìm kiếm lợi thế cao hơn.
Ngược lại sự dồi dào của yếu tố sản xuất cơ bản trong nước ru ngủ doanh
nghiệp trong sự tự mãn và cản trở việc áp dụng công nghệ tiên tiến.

- Một số bất lợi về yếu tố sản xuất có thể kích thích chứ không làm suy thoái đổi
mới. Thiếu sức ép nghĩa là it tiến bộ, những quá nhiều khó khăn lại dẫn đến tê
liệt. Ap lực ở mức độ trung bình bao gồm sự cân bằng giữa lợi thế trong một vài
khu vực và bất lợi ở khu vực khác, dương như là sự kết hợp tốt nhất cho cải tiến
và đổi mới
- Trường hợp rõ ràng nhất về bất lợi yếu tố sản xuất là khi doanh nghiệp trong
nước phải chịu chi phí yếu tố sản xuất cao hơn tuyệt đối so với doanh nghiệp
nước ngoài.
- Bất lợi về các yếu tố sản xuất là phổ biên trong các ngành công nghiệp chung tôi
nghiêm cứu, đống vai trò quan trọng trong quá trình các doanh nghiệp trong một
nước giành lợi thế cạnh tranh.
- Những bất lợi về khí hậu và địa lý cũng thường thúc đẩy đổi mới. các doanh
nghiệp Thụy Điển là doanh nghiệp đứng đầu trong việc xây dựng nhà làm sẵn.
chẳng hạn một phần bởi vì mùa xây dựng ngắn và lương công nhân cao.
- Vai trò tích cực của bất lợi về yếu tố sản xuất trong việc thúc đẩy đổi mới, tuy
nhiên, lại phụ thuộc vào các nhân tố quyết định khác. Ví dụ, các doanh nghiệp
trong ngành công nghiệp phải tiếp cận được nguồn nhân lực thích đáng các điều
kiện cầu trong nước thuận lợi để hổi trợ đổi mới.
2. Các điều kiện cầu (DEMAND CONDITIONS).
a. Kết cấu của cầu trong nưFc.
- ảnh hưởng quan trọng nhất của cầu trong nước lên lợi thế cạnh tranh là thông
qua kết cấu và đăt điểm nhu cầu của khách hàng trong nước. Kết cấu của cầu
trong nước sẽ định hình các thức các công ty nhận biết, hiểu và đáp ứng nhu cầu
của khác hàng.
Lợi thế cạnh tranh
Page 8
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
- Cấu trúc phân đoạn của cầu: thứ nhất là cấu trúc phân đoạn của cầu, hay phân
bổ của cầu cho các loại sản phẩm khác nhau, trong hầu hết các ngành cầu bị

phân khúc.
- Khách hàng khắc khe và sành điệu: bản chất của khách hàng trong nước quan
trọng hơn các phân đoạn thị trường. Công ty của một nước giành được lợi thế
cạnh tranh nếu khách hàng trong nước hoặc nhóm khác hàng trong nước của sản
phẩm hay dich vụ đó là những người khăt khe và sành điệu nhất thế giới.
- Khách hàng khó tính khi nhu cầu nội địa về một sản phẩm trong ngành công
nghiệp rất khắt khe xuất phát từ hoàng cảnh địa phương đó.
- Các khách hàng đôi khi cũng khó tính bất thường khi họ đối mặt trước những
bất lợi về một số yếu tố sản xuất trong quá trình cạnh tranh trong ngành của họ.
- Khách hàng trong nước cũng có thể có những nhu cầu đặc biệt khắt khe do
nhiều lý do khác, bao gồm địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, thuế ,
tiêu chuẩn quy định khắt khe và chuẩn mực xã hội.
- Vai trò của những khách hàng khó tính và sành điệu có thể được thực hiện bởi
các kênh phân phối cũng bởi những người dùng cuối.
- Nhu cầu khách hàng có tính dự báo: các công ty của một quốc gia giành được
lợi thế nếu nhu cầu của người tiêu dùng xuất hiện trong nước sớm hơn các nước
khác. Điều này có nghĩa là cầu nội địa cung cấp một chỉ dẩn dự báo sớm về nhu
cầu tiêu dùng sẽ trở nên phổ biến. lợi ích mang lại không chỉ quan trọng cho các
sản phẩm mới mà còn khuyến khích liên tục nâng cấp sản phẩm qua thời gian và
khả năng cạnh tranh trong những phân đoạn nổi lên. Cầu xuất hiện sớm thỉnh
thoảng cũng xuất phát bỏi vì những khách hàng khó tính.
- Nhu cầu khắt khe trong nước chỉ mang lại lợi thế quốc gia khi chúng cho thấy
trước nhu cầu ở các nước khác.
- Nhu cầu có tính dự báo của khách hàng cũng có thể xuất hiện sớm tại những
nước mà giá trị xã hội hay chính tri báo hiệu trước những nhu cầu chắc chắn sẽ
xuất hiện ở nước khác.
b. Quy mô cầu và hình mẫu tăng trưởng.
- Bên cạnh nhu cầu trong nước khắc khi và dự báo trước nhu cầu quốc tế, quy mô
và hình mẫu phát triển của cầu trong nước có thể củng cố lợi thế quốc gia trong
một ngành

- Quy mô của cầu nội địa: quy mô thị trường nội địa lớn có thể dẫn đến lợi thế
cạnh tranh trong những ngành có lợi thế nhờ vào quy mô hoặc đào tạo, bằng
cách khuyến khích các công ty của quốc gia xông xáo đầu tư vào nhà máy làm
việc quy mô lớn, phát triển công nghệ và nâng cao năng suất lao động.
+ Các công ty trong nước thường có ưu thế về một vài lợi thế tự nhiên trong việc
phục vụ thị trường nội địa hơn các công ty nước ngoài, do ở gần hơn cũng như sự
đồng cảm về ngôn ngữ, luật lệ và văn hóa.
+ Đôi khi, trong những điều kiện địa phương nhất định, những nước nhỏ hơn cũng
có những thị trường rất lớn về một số sản phẩm nhất định.
+ Quy mô thị trường trong nước là một lợi thế nếu nó khuyến khích đầu tư và tái
đầu tư, hay khuyến khích sự năng động. Bởi vì thị trường trong nước lơn có thể
cũng cung cấp những cơ hội lớn nên các công ty không có nhiều nhu cầu bán hàng
trên thị trường quốc tế.
Lợi thế cạnh tranh
Page 9
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
- Số lượng khách hàng độc lập: sự hiện diện của nhiều khách hàng độc lập trong
một nước tạo ra một môi trường tốt cho đổi mới hơn là chỉ có một hoặc hai
khách hàng chi phối thị trường nội địa của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Số
lượng khách hàng lớn với nhu cầu sản phẩm khách nhau và bản thân họ cũng
chịu áp lực cạnh tranh sẽ giúp mởi rộng nguồn thông tin thị trường và thúc đẩy
phát triển.
- Tốc độ tăng trưởng của cầu nội địa: tốc độ tăng trưởng của cầu trong nước
đối với lợi thế cạnh tranh cũng quan trọng như quy mô tuyệt đối của nó. Tốc độ
đầu tư trong một ngành cũng phụ thuộc và tốc độ tăng trưởng của thị trường
trong nước cũng như quy mô thị trường. Ví dụ, Nhật Bản cũng là một quốc gia
mà tốc độ tăng trưởng thị trường trong nước nhanh đã thúc đẩy đầu tư vào một
số ngành công nghiệp. Trong ngành thép, lốp xe, xe nâng và nhiều ngành công
nghiệp khác, Nhật bản đã trải qua tình trạng tăng trưởng nhanh về cầu nội địa có

phần chậm hơn Mỹ và các quốc gia đứng đầu châu Âu.
- Cầu nội địa xuất hiện sFm: Miễn là dự báo được nhu cầu tiêu dùng ở các quốc
gia khác, việc xuất hiện sớm của cầu nội địa về một hàng hóa hay dịch vụ trong
một nước giúp các công ty của quốc gia đó đi trước các đối thủ nước ngoài để
trở thành người đi tiên phong trong một ngành. Tuy nhiên, một lần nữa, cấu
thành của cầu nội địa quan trong hơn quy mô của chúng. Chỉ khi cầu trong nước
dự báo được nhu cầu quốc tế thì cầu sớm trong nước mới đóng góp vào lợi thế.
Những điều này cho thấy một ứng dụng thú vị trong phân tích những ảnh hưởng
của chi tiêu quân sự trong việc thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của Mỹ trong khối
quân sự, Mỹ đã chi tiêu ngân sách cực lớn cho quân sự, đây được coi là một lợi
thế cho các công ty Mỹ trong ngành quân sự.
- Tình trạng bão hòa sFm: tình trạng bão hòa sớm hay đột ngột cũng quan trọng
trong việc tiên đoán đúng của cầu xuất hiện sớm trong nước. Sự tiên đoán đúng
và sớm giúp các công ty trong nước trở thành người tiên phong. Bão hào sớm
buộc các công ty phải tiếp tục đổi mới và nâng cấp. Thường có tình trạng bão
hòa thị trong nước là những nỗ lực mạnh mẽ của các công ty trong nước tham
gia vào thị trường nước ngoài để duy trì tăng trưởng và thậm chí để đạt hết công
suất. Điều này rất rõ nét ở Nhật Bản và Mỹ, nhưng cũng có rất nhiều ví dụ ở hầu
hết các quốc gia. Ví dụ, sự chấm dứt đột ngột việc tái thiết Ý sau chiến tranh thế
giới thứ hai là một nguyên nhân quan trọng đã thúc đẩy các công ty xây dựng Ý
trở thành những đối thủ cạnh tranh quốc tế thành công. Thị trường bão hòa
mang lại lợi ích đặt biệt nếu nó được kết hợp với sự tăng trưởng cao trên thị
trường nước ngoài. Thị trường bão hòa nhanh chóng, cũng giống như xuất hiện
nhu cầu sớm, là lợi thế chỉ khi cấu thành trong nước hướng các doanh nghiệp
trong nước sản xuất các sản phẩm và đặc tính sản phẩm cũng được ưa thích ở
nước ngoài.
c. Quốc tế hóa nhu cầu nội địa.
- Khách hàng dễ di chuyển hoặc đa quốc gia: nếu khách hàng (của một hàng
hóa hay dịch vụ của một nước) dễ di chuyển hoặc là các công ty đa quốc gia sẽ
mang lại lợi thế cho các công ty của nước đó bởi vì khách hàng trong nước cũng

là khách hàng ở nước ngoài. Lập luận tương tự cũng áp dụng gới các khách
Lợi thế cạnh tranh
Page 10
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
hàng trong nước là các công ty đa quốc gia gới chi nhánh hay hoạt động ở nhiều
nước khác nhau.
- Tác động tFi nhu cầu nưFc ngoài: một cách các điều kiện cầu trong nước thúc
đẩy việc bán hàng ở nước ngoài khác là khi nhu cầu trong nước được lan truyền
sang hoặc khắc sâu vào người tiêu dùng ngoài nước. Hiện tượng này thường xảy
ra trong cộng đồng khoa học vì ảnh hưởng tiếng tăm. Các nhà khoa học nước
ngoài thường tìm kiếm, bắt chước các phương pháp thực hành của các nhàn
khoa học được coi là hàng đầu thế giới của các nước đó.
Nhu cầu thị trường trong nước cũng được lan tuyền sang thị trường nước ngoài
thông qua xuất khẩu sản phẩm văn hóa quần chúng như phim và các chương
trình tivi.
Chuyển giao cầu trong nước ra nước ngoài cũng có thể thông qua các liên minh
chính trị và quan hệ lịch sử. Điều này truyền bá vào nước ngoài những thứ như
hệ thống luật pháp, tiêu chuẩn sản phẩm hoặc kỹ thuật và sở thích mua bán.
Ví dụ, nước Anh giành phần lớn thị trường thông qua những kênh này từ thế kỷ
thứ 19 đến nữa đầu thế kỷ 20.
d. Tương tác giữa các điều kiện cầu.
- Rõ ràng các điều kiện cầu đa dạng có thể củng cố cho nhau và có ý nghĩa lớn
nhất trong các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của một ngành.
- Những thuộc tính quan trọng nhất của cầu trong nước là những thuộc tính cung
cấp những tác nhân kích thích ban đàu và duy trì liên tục sự đầu tư và sáng tạo
cũng như cho cạnh tranh liên tục và các phân đoạn ngày càng tinh xảo hơn.
Ví dụ, là khách hàng trong nước có nhu cầu đặc biệt, những nhu cầu này dự
đoán trước được nhu cầu của nước ngoài, tăng trưởng nhanh và sớm bão hòa.
- Một vài khía cạnh của cầu trong nước quan trọng trong việc thiết lập ban đầu

các lợi thế, những yếu tố khác củng cố cho lợi thế đó và duy trì nó.
- Ảnh hưởng của các điều kiện cầu lên lợi thế cạnh tranh cũng phụ thuộc vào các
yếu tố khác trong “mô hình kim cương”. Ví dụ, khi không có đối thủ trong nước
mạnh, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong nước hay một thị trường lớn
ở trong nước có thể mang lại sự tự mãn hơn là thúc đẩy đầu tư.
3. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan (RELATED ANH
SUPPORTING INDUSTRIES).
- Nhân tố quyết định thứ ba của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngành công
nghiệp là sự tồn tịa của các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc có liên quan có khả
năng cạnh tranh quốc tế trong quốc gia đó.
Ví dụ, nhà sản xuất máy công cụ Nhật Bản dựa vào các nhà cung cấp hàng đàu
thế giới về bộ phận kiểm soát bằng số, động cơ và những bộ phận khác.
- Lợi thế cạnh tranh trong một vài ngành cung cấp đã mang lại lợi thế tiềm năng
cho các công ty hoạt động trong nhiều ngành khác nhau của quốc gia đó, vì họ
sản xuất những nguyên liệu được sử dụng rộng rãi và quan trọng cho đổi mới
hoặc cho quốc tế hóa.
- Sự tồn tịa của các ngành liên quan có khả năng cạnh tranh cũng không kém
phân quan trọng.
Lợi thế cạnh tranh
Page 11
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
- Những cơ chế mà lợi thế cạnh tranh của các ngành phụ trợ và liên quan mang
đến lợi ích cho các ngành khác là tương tự nhau.
- Ví dụ, mô hình đơn giản những ngành công nghiệp cung cấp thành công quốc tế
của Ý cho ngành giày da.
Hình 3: những ngành công nghiệp cung cấp thành công quốc tế của Ý cho ngành giày da.
a. Lợi thế cạnh tranh trong các ngành phụ trợ.
- Sự tồn tại của các ngành phụ trợ có khả năng cạnh tranh quốc tế trong một quốc
gia tạo ra những lợi thế cho các ngành công nghiệp sử dụng đầu ra theo các cách

khác nhau. Đầu tiên là thông qua việc tiếp cận hầu hết các yếu tố đầu vào sinh
lời một cách hiệu qur, sớm, nhanh chóng và đôi khi được ưu đãi.
- Tuy nhiên, đơn thuần sử dụng hay có sẵn máy móc hoặc các yếu tố đầu vào
không phả là lợi ích có ý nghĩa nhất của việc có các ngành phụ trợ có khả năng
cạnh tranh quốc tế trong nước.
- Quan trọng hơn việc sử dụng máy móc hoặc các yếu tố đầu vào khác là lợi thế
phối hợp liên tục mà các ngành phụ trợ trong nước tạo ra.
- Tuy nhiên, có lẽ lợi ích quan trọng của các ngành phụ trợ ở quê nhà nằm trong
quá trình đổi mới và cải tiến. Lợi thế cạnh tranh xuất hiện từ các mối quan hệ
công việc gần gũi giữa nhà cung cấp hàng phụ trợ nỗi tiếng thế giới và nhà sản
xuất. Nhà cung cấp giúp các công ty nắm được các phương pháp mới và có cơ
hội áp dụng công nghệ mới. Các công ty được phép truy cập nhanh chóng thông
tin, những ý tưởng và kiến thức mới và những sáng chế của nhà cung cấp.
- Ví dụ, Ý cung cấp nhiều ví dụ về loại tương tác này. Ví dụ trong ngành da giày
(hình số 3), các nhà sản xuất thường xuyên tương tác với nhà sản xuất da về
kiểu dáng và kỹ thuật sản xuất mới.
- Có được một ngành phụ trợ trong nước có khả năng cạnh tranh sẽ tốt hơn nhiều
so với việc phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài chất lượng cao. Thị
trường nội địa đối với các nhà cùng cấp trong nước dễ nắm bắt và việc thành
công tại đây là một vấn đề nang tính “danh dự”. Việc ở gần nguồn lao động có
Lợi thế cạnh tranh
Page 12
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
kỹ thuật và quản lý, cùng với sự tương đồng về văn hóa, có xu hướng giúp dòng
thông tin tự do và mở.
- Các công ty trong nước thu được lợi ích tối đa khi những nhà cung cấp của họ là
những công ty cạnh tranh toàn cầu. Chỉ sau đó các nhà cung cấp sẽ có đủ năng
lực để nâng cao những lợi thế của họ tốt nhất và thông qua đó cung cấp thông
tin công nghệ cần thiết cho các khách hàng trong nước.

- Các nhà cung cấp địa phương mạnh theo tiêu chuẩn thế giới có thể giúp nâng
cao lợi thế cạnh tranh cho các ngành sử dụng đầu ra của họ cho dù cúng không
phải là những ngành cạnh tranh toàn cầu. Một ví dụ điểm này là truyền thông
quảng cáo. Hầu hết các ngành truyền thông (tivi, radio và báo chí) vẫn chỉ phục
vụ trong nước, mặc dù đã có một vài dấu hiệu toàn cầu hóa.
- Một nước không cần có lợi thế quốc gia trong tất cả các ngành công nghiệp phụ
trợ để giành lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp. Các yếu tố sản
xuất không ảnh hưởng đáng kể lên sáng tạo hay lên hoạt động của các sản phẩm
và quá trình sản xuất của ngành có thể mua của nước ngoài.
b. Lợi thế cạnh tranh trong các ngành liên quan.
- Sự hiện diện của ngành liên quan có khả năng cạnh tranh trong một quốc gia
thường dẫn đến những ngành có khả năng cạnh tranh mới. Những ngành liên
quan là những ngành mà các công ty có thể phối hợp hoặc chia sẻ hoạt động
trong chuỗi giá trị khi cạnh tranh hoặc có các sản phẩm bổ sung (như máy tính
và các phầm mềm ứng dụng). Chia sẻ các hoạt động có thể xuất hiện trong việc
phát triển công nghệ, sản xuất, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ.
- Trong trường hợp các quốc gia có các ngành liên quan cạnh tranh quốc tế khá
phổ biến.
- Sự tồn tại một ngành công nghiệp liên quan thành công quốc tế trong một quốc
gia cung cấp những cơ hội cho dòng chảy thông tin và trao đổi kỹ thuật, rất
giống như trường hợp các ngành phụ trợ quê nhà. Sự gần gũi và tương đồng văn
hóa làm cho trao dổi dễ dàng hơn so với các công ty nước ngoài. Sự hiện hữu
của một ngành công nghiệp liên quan cũng làm tăng khả năng nhận biết những
cơ hội mới trong ngành. Nó cung cấp một lượng đối thủ mới gia nhập với cách
tiếp cận mới trong cạnh tranh.
- Các công ty trong nước hoạt động trong các ngành liên quan thường chia sẻ hoạt
động, thỉnh thoảng còn hơn cả các liên minh chính thức. Việc một nước có các
ngành công nghiệp liên quan thành công có thể cũng thúc đẩy nhanh sự phát
triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành này.
- Một ngành thành công quốc tế cũng có thể thúc đẩy cầu cho các sản phẩm và

dịch vụ bổ sung. Ví dụ, việc bán các máy tính của Mỹ ra nước ngoài dẫn đến
cầu nước ngoài cho các thiết bị máy tính ngoại vi, phần mềm và dịch vụ cơ sở
dữ liệu của Mỹ. Mối quan hệ công việc gần gũi giữa các công ty sản xuất sản
phẩm bổ sung có thể cũng mang đến việc sản phẩm tốt hơn.
- Mức độ ảnh hưởng kéo theo này khác nhau giữa các ngành và ảnh hưởn gnafy
lớn khi sự phụ thuộc kỹ thuật giữa các sản phẩm có liên quan càng lớn. Ảnh
hưởng kéo theo có xu hướng mạnh nhất khi mới bắt đầu vòng đời của các ngành
có liên quan. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các sản phẩm bổ sung có thể tạo ra
những lợi thế của người đề xuất đầu tiên.
Lợi thế cạnh tranh
Page 13
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
- Thành công của một nước trong mọt ngành nhất định dễ xảy ra nếu nước đó có
lợi thế cạnh tranh trong một số ngành liên quan. Ý nghĩa nhất là những ngành
quan trọng đối với trong ngành đó hoặc những ngành cung cấp cơ hội chia sẻ
hoạt đọng then chốt. Ví dụ, trước ngành sản xuất máy fax nổi lên, Nhật Bản đã
dẫn đầu về máy photocopy, những máy văn phòng khác.
- Tuy nhiên những lợi ích của các ngành phụ trợ và liên quan trong nước phụ
thuộc vào những nhân tố còn lại của mô hình kim cương.
4. Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa (FIRM STRATEGY,
STRUCTURE AND RIVALRY).
- Nhân tố quyết định thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngành chính
là hoàn cảnh mà các công ty trong nước hình thành, tổ chức và quản lý cũng như
bản chất của cạnh tranh trong nước.
- Mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức của các công ty trong các ngành khác
nhau khá lớn giữa các quốc gia.
- Lợi thế quốc gia có được từ một sự hài hòa giữa các lựa chọn này và các nguồn
lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định.
- Hình mẫu cạnh tranh trong nước cũng đóng một vai trò sâu rộng trong quá trình

đổi mới và những triển vọng thành công quốc tế.
a. Chiến lược và cấu trúc của các công ty trong nưFc.
- Cách thưc quản lý công ty và lựa chọn để cạnh tranh chịu ảnh hưởng bởi hoàn
cảnh quốc gia. Trong khi không một quốc gia nào có được sự đồng đều ở tất cả
các công ty, bối cảnh trong nước tạo những xu hướng khá mạnh, dễ dàng nhận
thấy bởi bất kỳ người quan sát nào.
- Không có một hệ thống quản lý nào thích hợp trên toàn cầu. Các quốc gia có xu
hướng thành công trong những ngành thực tiễn quản lý và mô hình tổ chức phù
hợp với môi trường của quốc gia đó, môi trường quốc gia cũng phù hợp với
nguồn lực của lợi thế cạnh tranh trong ngành đó. Ví dụ, các công ty Ý là những
công ty hàng đầu thế giới trong nhiều ngành bị phân đoạn như đèn chiếu sang,
đồ nội thất, giày, thời trang…, trong đó lợi thế nhờ quy mô là nhỏ hoặc có thể
vượt qua thông qua hợp tác giữa các công ty liên kết lỏng lẻo.
- Sự khác nhau quan trọng giữa các quốc gia trong thực tiễn quản lý và cách tiếp
cận xuất hiện trong những lĩnh vực như đào tạo, kiến thức và định hướng của
các nhà lãnh đạo, phong cạch làm việc nhóm hay kiểu thứ bậc, sức mạnh của
sang kiến cá nhân, những công cụ cho việc ra quyết định, bản chất của mối quan
hệ với khách hàng.
- Nhiều khía cạnh của một quốc gia (thực sự là có quá nhiều nên không thẻ tổng
quát hóa được) ảnh hưởng lên cách các công ty được tổ chức và quản lý. Một
vài khía cạnh quan trọng nhất là thái độ đối với chính quyền, các quy tắc tương
tác giữa các cá nhân, thái độ của công nhân đối với người quản lý và ngược lại,
các quy tắc xã hội của hành vi cá nhân hay nhóm. Hiện tượng các thành viên
trong gia đình điều làm việc trong cùng một công ty rất phổ biến, và thay vì mở
rộng các công ty hiện có lên trên một mức độ nhất định, các công ty mới được
thành lập ra cho con trai và con gái.
- Định hướng của các công ty về cạnh tranh toàn cầu đóng vai trò đáng kể trong
cạnh tranh quốc tế và xứng đang nhận được nhiều chú ý hơn. Sự mong muốn và
Lợi thế cạnh tranh
Page 14

TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
khả năng cạnh tranh quốc tế của các công ty phụ thuộc một phần vào các nhân
tố quyết định khác như áp lực từ sự bão hòa của thị trường trong nước hoặc
cạnh tranh nội địa và tác động kéo theo của cầu quốc tế.
- Kỹ năng ngôn ngữ và thái độ hướng tới việc học những ngôn ngữ mới cũng ảnh
hưởng đáng kể lên trên các ông ty chấp nhận một cái nhìn toàn cầu.
- Chính sách của chính phù thường đóng vai trò ảnh hưởng đến việc tạo lợi nhuận
hay khó khăn trong việc quốc tế hóa các công ty trong nước, và vị vậy ảnh
hương đến ngành công nghiệp mà nước đó thành công. Một ví dụ rõ ràng là việc
kiểm soát ngoại hối hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Lập trường của chính sách quốc gia cũng đóng một vai trò cơ bản trong việc
khuyến khích toàn cầu hóa trong những ngành nhất định.
b. Mục tiêu công ty.
- Những khác biệt sâu sắc tồn tại trong và giữa các quốc gia về mục tiêu mà các
công ty tìm kiếm cũng như động cơ thúc đẩy nhân viên và nhà quản lý của họ.
Các quốc gia sẽ thành công trong những ngành mà mục tiêu và động cơ cua rhoj
phù hợp với những nguồn lợi thế cạnh tranh.
- Mục tiêu của các công ty: được quyết định chủ yếu bởi có cấu sở hữu, động
cơ của chủ sở hữu và chủ nợ, đặc điểm của việc quản lý công ty, và cac quá
trình khuyến khích hình thành động cơ của các nhà quả lý cấp cao. Mục tiêu của
công ty cổ phần phản ánh những đặc điểm của thị trường vốn của quốc gia.
- Mục tiêu của cá nhân: động cơ của những người quản lý và làm công trong các
công ty có thể làm tăng hoặc giảm thành công trong những ngành sản xuất nhất
định.
- Nhân tố quyến định quan trọng hành vi cá nhân và nỗ lực là hệ thống thưởng
cho hoạt động của nhân viên. Một khía cạnh của hệ thống này là các giá trị xã
hội ảnh hưởng đến hành vi làm việc và quy mô ảnh hưởng của lợi ích tài chính,
những yếu tố này ở các nước rất khác nhau.
- Sự ảnh hưởng của uy tín/Ưu tiên quốc gia lên các mục tiêu: chất lượng

nguồn nhân lực được thu hút vào những ngành nhất định và động cơ của các cá
nhân và thậm chí cổ đông chịu ảnh hưởng bởi uy tín hoặc những ưu tiên quốc
gia.
- Tài năng xuất chúng là nguồn lực hiếm của bất kỳ quốc gia nào cho dù quy mô
có thể khác nhau. Sự thành công một quốc gia phụ thuộc không hề nhỏ vào loại
hình giáo dục mà những tài năng này lựa chọn để theo đuổi và nơi mà họ chọn
để làm việc.
- Tầm quan trọng của cam kết lâu dài: Mục tiêu của công ty và các cá nhân
được phản ánh trong đặc điểm của cam kết về vốn và nguồn nhân lực đối với
một ngành, một công ty và của người làm công việc đối với nghề nghiệp.
- Sai lầm trong suy nghĩ truyền thống về tính di động của nguồn lực và giả định
hiệu quả sự dụng các nguồn lực trong một ngành là nhu nhau.
c. Canh tranh trong nưFc.
- Một trong những phát hiện thực nghiệm mạnh mẽ nhất từ nghiên cứu là liên
quan giữa cạnh tranh trong nước mạnh mẽ và việc tạo ra và duy trì lợi thế cạnh
tranh trong một ngành công nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh
Page 15
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
- Cạnh tranh trong nước trở nên mạnh hơn cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài
khi đổi mới và sáng tạo, chứ không phải hiệu quả tĩnh, được thừa nhận là những
nguyên liệu cần thiết cho lợi thế cạnh tranh trong một ngành.
- Cạnh tranh giữa các nhóm đối thủ trong nước rất khác biệt và thường đem lại
nhiều lợi ích hơn so với cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
- Cũng giống như các hình thức cạnh tranh khác, cạnh tranh trong nước tạo ra áp
lực cải tiến và đổi mới với các công ty. Cạnh tranh nội địa buộc các đối thủ phải
giảm chi phí, nâng cao chất lượng và dịch vụ, tạo ra những sản phẩm sản xuất
và quá trình mới.
- Thực tế cạnh tranh nội địa không chỉ hạn chế trong giá cả, cạnh tranh theo

những hình thức khác như công nghệ cũng có thể dẫn tới lợi thế cạnh tranh bền
vững hơn.
- Cạnh tranh nội địa gay gắt không chỉ mài dũa lợi thế ở thị trường trong nước mà
còn gây áp lực bán hàng ra nước ngoài để phát triển.
5. Vai trò sự kiện lịch sử và sự ngẫu nhiên (CHANCE).
- Những sự kiện ngẫu nhiên là những việc xảy ra không có liên quan gì tới hoàn
cảnh đất nước và thường ảnh hưởng hoàn toàn ngoài tầm sức mạnh của công ty.
- Một vài ví dụ đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh là:
+ Sự ra đời của những sự phát minh thuần túy.
+ Sự gián đoạn của công nghệ quan trong ( ví dụ công nghệ sinh học, công nghệ
điện tử vi mô)
+ Sự gián đoạn về chi phí đầu vào như khủng hoảng dâu lữa.
+ Sự dịch chuyển lớn của thị trường tài chính thế giới hoặc thị trường tỷ giá hối
đối
+ Sự bùng nổ của nhu cầu khu vực hoặc trên thế giới.
+ Những quyết định chính trị của chính phủ nước ngoài.
+ Chiến tranh
- Các nhân tố quyến định đến lợi thế cạnh tranh quốc gia cũng vận hành như một
hệ thống nhằm duy trì lợi thế. Tuy nhiên, theo một chừng mực nhất định hệ
thống này được “điều chỉnh” theo một cấu trúc ngành cụ thể.
- Những sự kiện ngẫu nhiền có thể ảnh hưởng khác nhau giữa các quốc gia khác
nhau.
- Trong những sự kiện ngẫu nhiên có thể cho phép sự chuyển đổi về lợi thế cạnh
tranh trong một ngành công nghiệp, thuộc tính của một quốc gia đóng vai trò
quan trọng trong việc quốc gia đó khai thác chúng như thế nào.
Tính sáng tạo, tinh thần kinh doanh và sự ngẫu nhiên.
- Tính sáng tạo và tinh thần kinh doanh là trung tâm của lợi thế cạnh tranh quốc
gia. Một gài người tin là những hoạt động có tính ngẫu nhiên cao, những nười
có tầm nhìn xa rộng hoặc các nhà đầu tư có thể xuất hiện ở bất kỳ quốc gia nào,
điều này có nghĩa là các ngành công nghiệp có đẳng cấp thế giới có thể ra đời

ở bất cứ đâu.
- Các nhân tố quyết định đóng vai trò chủ yếu trong việc xác định nơi mà tính
sáng tạo và tinh thần kinh doanh dễ xảy ra nhất trong một ngành công nghiệp.
Các cơ chể tạo thành yếu tố sản xuất quốc gia ảnh hưởng tới nguồn kiến thức và
tài năng.
Lợi thế cạnh tranh
Page 16
TH: Phan Trung Thái
Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Nguyễn Hùng Phong
- Đôi khi, sự sáng tạo lại hoàn toàn bị tách khỏi các đặc trưng quốc gia khác.
- Do đó một công nghệ cơ bản được phổ biến rộng rãi, một phát minh có thể đạt
tới đỉnh cao và thành công ở bất kỳ nơi nào đó.
6. Vai trò của chính phủ (GOVERNMENT).
- Chính phủ được bàn luận kỹ càng trong nghiên cứu về cạnh tranh quốc tế.
- Người ta có xu hướng coi chính phủ là nhân tố quyến định thứ năm. Tuy nhiên,
điều này không đúng cũng như không phải là cách thức tốt nhất để hiểu về vai
trò của chính phủ trong cạnh tranh quốc tế.
- Chính phủ có thể tác động (và chịu tác động) bởi mỗi nhân tố trong bốn nhân tố
quyết định theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
- Chính phủ có thể định hình bối cảnh của các ngành công nghiệp có liên quan và
các ngành công nghiệp bổ theo vô số những cách khác nhau.
- Chính phủ cũng có thể tác động tới chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của công
ty, thông qua những phương thức như quy định về thị trường vốn, chính sách
thuế và luật lệ chống độc quyền.
- Ngược lại chính sách của chính phủ cũng có thể chịu ảnh hưởng từ những nhân
tố quyết định. Ví dụ, lựa chọn địa điểm đầu tư giáo dục bị tác động bởi một số
đối thủ cạnh tranh trong nước.
- Ảnh hưởng của chính phủ lên những nhân tố quyến định cơ bản của lợi thế cạnh
tranh quốc gia được chứng minh là có thể tích cực hoặc tiêu cực.
- Vài trò tích cực và tiêu cực của chính phủ trong quá trình hình thành lợi thế

cạnh tranh được nêu bật và làm rõ thông qua việc nhìn nhận chính phủ như là
một yếu tố ảnh hưởng tới mô hình “viên kim cương” quốc gia.
- Chính phủ có một ảnh hưởng quan trọng tới lợi thế cạnh tranh quốc gia mặc dù
vai trò đó chắc chắn chỉ là một phần. Chính sách của chính phủ sẽ thất bại nếu
nó duy trì nguồn lợi thế cạnh tranh quốc gia duy nhất. Các chính sách thành
công có hiệu quả trong những ngành công nghiệp mà có các nhân tố quyết định
lợi thế cạnh tranh hiện diện và trong các ngành mà chính phủ cũng cố nhân tố
này.
Lợi thế cạnh tranh
Page 17
TH: Phan Trung Thái

×