Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh học viện tài chính (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.92 KB, 12 trang )

Họ và tên: Trần Thị Ngọc Mai

Mã sinh viên: 1973403010151

Lớp tín chỉ: CQ57/21.05LT1

Lớp niên chế: CQ57/21.04

STT: 19

ID phịng thi: 581 058 0005

Ngày thi: 22/6/2021

Giờ thi: 9h15

BÀI THI MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian: 3 ngày
CHỦ ĐỀ: GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI,
HỘI NHẬP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
BÀI LÀM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
1.1.Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.................................2
1.1.1.Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc.........................................................................................................................2


1.1.2.Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân........3
1.1.3.Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để........3
1.1.4.Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ...............3
1.2.Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc............................4
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY..........................................................................................................5
2.1.Sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
trong giai đoạn đổi mới, hội nhập ở nước ta hiện nay ...................................5
2.2. THỰC TRẠNG...........................................................................................5
2.2.1. Thành tựu....................................................................................................5
2.2.2. Hạn chế.......................................................................................................7
2.3.Nguyên nhân..................................................................................................7
2.4. Giải pháp.......................................................................................................8
KẾT LUẬN CHUNG...........................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng
sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam, là sự kết kinh tinh hoa văn hóa của dân tộc và trí tuệ của thời đại nhằm giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là tư tưởng cốt lõi, gắn liền với
Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Độc lập dân tộc là mối quan
tâm hàng đầu của Người.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, nước ta còn phụ

thuộc quá nhiều vào nguồn cung bên ngoài cùng với đó là âm mưa diễn biến hịa
bình của các thế lực thù địch nhắm vào nước ta thì giá trị tư tưởng về độc lập dân
tộc của Người là vô cùng quan trọng và cần thiết, là đường lỗi lãnh đạo Đảng và
Nhà nước trong giai đoạn đổi mới và hội nhập. Do đó, em chọn đề tài “Giá trị lý
luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong giai
đoạn đổi mới, hội nhập ở nước ta hiện nay” để tập trung nghiên cứu và làm rõ
nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, từ đó xác định giá trị thực
tiễn mà tư tưởng đem lại, tầm quan trọng phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong đổi mới nước ta hiện nay. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và tìm ra giải
pháp nhằm phát huy và khắc phục giúp đất nước ta đổi mới và hội nhập có hiệu
quả.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong giai đoạn
đổi mới, hội nhập ở nước ta hiện nay.


2

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
1.1. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
1.1.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các
dân tộc
Thông qua hai bản tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776) và bản Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791) Hồ Chí Minh đã tìm
hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người để từ đó khái qt nên chân
lí bất di bất dịch về quyền cơ bản của các dân tộc như quyền bình đẳng, quyền
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Dân tộc Việt Nam cũng vậy,
phải có quyền được hưởng độc lập, tự do bình đẳng như các dân tộc khác trên
thế giới. Năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khẳng định

quyền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Người nói: “Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn
thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của
cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [2, tr.3].
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới hội nghị Véc xây bản “Yêu sách 8
điểm” với hai nội dung chính là địi quyền bình đẳng về mặt pháp lí và địi quyền
tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân Việt Nam. Năm 1930, trong Chánh cương
vắn tắt của Đảng, Người xác định rõ mục tiêu chính trị của Đảng là “ đánh đổ đế
quốc chủ nghĩa Pháp và phong kiến; làm cho nước Nam được hoàn toàn độc
lập”[1, tr.1]. Năm 1941, Người chủ trì hội nghị trung ương 8 của Đảng, viết thư
Kính cáo đồng bào và chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao
hơn hết thảy” [1, tr.230]. Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần
thứ hai, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người nhấn mạnh: “Không!
Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ” [2, tr.534]. Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến
tranh ở Việt Nam: Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lí thời đại, một tuyên ngôn


3

bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc lập tự do trên thế giới: “Khơng có gì
q hơn độc lập tự do” [3, tr.131].
1.1.2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do của nhân dân. Hồ Chí Minh đánh
giá cao học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc
lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Sau thắng lợi của cuộc tổng khởi
nghĩa tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh một lần nữa nhấn mạnh độc lập dân tộc
phải gắn liền với tự do. Người nói: “Nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh
phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì” [2, tr.64].
Độc lập dân tộc gắn liền với hạnh phúc của nhân dân. Giải phóng dân tộc

nếu chỉ dừng lại ở cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân
dân thì sự nghiệp cách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường nhỏ. Bởi có
độc lập, có tự do mà nhân dân vẫn đói khổ thì nền độc lập tự do ấy chả có ý
nghĩa gì. Trong bài phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban nghiên cứu kế
hoạch kiến quốc, Người nói: “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi
mà dân được ăn no, mặc đủ” [2, tr.175].
1.1.3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập hồn tồn, triệt để.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là nền độc lập hồn tồn, triệt để
trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao, quân sự,.... Người nói,
chúng ta quyết kháng chiến đến cùng, đấu tranh cho kì được thống nhất và độc
lập, thống nhất và độc lập thật sự chứ không phải cái thứ thống nhất và độc lập
bánh vẽ mà thực dân vừa thí cho bọn bù nhìn. Thống nhất mà bị chia sẻ thành
“nước Nam Kỳ”, “nước Tây Kỳ”, “Liên bang Thái”, v.v.. Độc lập mà khơng có
qn đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không
thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy.
1.1.4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ


4

Theo Hồ Chí Minh, Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ. Sau cách mạng tháng 8, miền Bắc nước ta bị quân Tưởng giới thạch chiếm
đóng, miền Nam thì bị thực dân pháp xâm lược, và sau khi độc chiếm hoàn toàn
Việt Nam, một lần nữa thực dân pháp lại bày ra cái gọi là Nam Kì tự trị nhằm
chia cắt nước ta một lần nữa. Trong hồn cảnh đó, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi
đồng bào Nam bộ nhằm khẳng định: “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam.
Sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lí đấy khơng bao giờ thay đổi”. Năm
1954, hiệp định giơneve được kí, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai niềm Nam,
Bắc. Song, Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt
Nam là một”. Dù có khó khăn đến đâu, dân tộc Việt Nam quyết dùng sương máu

của mình để thống nhất dân tộc, giữ gìn từng tất đất mà ông cha ta đã để lại.
Trong Di chúc, Người khẳng định: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng
bào Nam Bắc nhất định sum họp một nhà”.
1.2. Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là kết quả của quá trình vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt
Nam. Góp phần làm phong phú thêm kho tàng lí luận Mác-Lênin.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở, nền tảng để Đảng đề ra những đường lối,
chủ trương đúng đắn trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc. Mặc dù hiện nay,
chúng ta đang sống trong hịa bình nhưng vẫn cịn rất nhiều thế lực muốn âm
mưu xâm chiếm nước ta. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc sẽ là
ngọn đèn sáng dẫn lối Đảng và Nhà nước ta có những chiến lược đúng đắn để
giữ gìn nền độc lập dân tộc.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc đã được thực tiến
của Cách mạng Việt Nam chứng minh là đúng đắn và còn nguyên giá trị đối với
công cuộc Xây dựng và Bảo vệ Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai
đoạn đổi mới, hội nhập của nước ta hiện nay.


5

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC
LẬP DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY.
2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Hiện nay, đất nước ta vẫn đang từng ngày đi trên con đường hoàn thiện và
đổi mới, hội nhập quốc tế. Những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường
cùng với đó là các thế lực thù địch quốc tế và những kẻ phản động tay sai trong

nước dùng mọi thủ đoạn, lợi dụng tồn cầu hóa nhằm phá hoại con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong hồn cảnh đó tư tưởng “Khơng có gì
q hơn độc lập tự do” của Hồ Chí Minh vẫn là chân lí của thời đại. Chúng ta
càng cần đề cao cảnh giác, phát huy thế mạnh của đất nước để có thể tham gia
vào q trình tồn cầu hóa, phát triển kinh tế-xã hội mà vẫn giữ được độc lập chủ
quyền dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
2.2. THỰC TRẠNG
2.2.1. Thành tựu
Đất nước Việt Nam đã giành được độc lập về mọi mặt từ chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội:
Về chính trị: có thể chế chính trị riêng, xây dựng được hệ thống pháp luật của
riêng mình, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, kiên định đi theo con đường
xã hội chủ nghĩa.
Về kinh tế: Độc lập tự chủ trong nền kinh tế thị trường, chủ động mở cửa, giao
lưu, hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Hợp tác song phương, đa
phương với các nước trên thế giới.Tích cực tham gia vào sự giao lưu, hợp tác,
phân công lao động quốc tế, phát triển nền kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế


6

quốc tế, tham gia vào diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
(APECT-1998), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO-2006), việc mở
rộng hợp tác quốc tế tạo đà cho kinh tế đối ngoại phát triển mạnh mẽ vào các
giao đoạn tiếp theo. Trong những năm qua tăng trưởng GDP đạt mức trung bình
7%/năm.
Về văn hóa: Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện,
thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; văn hóa gắn chặt với
đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan
trọng của phát triển.

Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật
tự, an tồn xã hội được giữ vững. Thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an
ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường,
nhất là trên các địa bàn chiến lược, xung yếu, phức tạp. Việt Nam kiên cường,
giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, hải đảo, các quyền và lợi ích hợp pháp
góp phần đảm bảo mơi trường hịa bình, ổn định cho cơng cuộc xây dựng và phát
triển đất nước.
Xây dựng nền độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà
nước không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân. Quy mô giáo dục
tiếp tục phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào tạo từng bước
đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực. Hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và
phát triển, nhờ đó người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế. Bên cạnh đó,
cơ sở vật chất,trang thiết bị y tế được chú trọng đầu tư, đáp ứng tốt hơn các nhu
cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Kiểm sốt tốt được nhiều dịch bệnh nguy
hiểm trong đó có covid 19. Cơng tác giảm nghèo của Việt Nam đạt con số ấn
tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm
2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm 2020.
2.2.2. Hạn chế


7

Nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển theo hướng bền vững. Do nước ta
quá độ lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm thấp, nền kinh tế còn tồn đọng
những lạc hậu nhất định, khoa học công nghệ chưa phát triển. Đó là những lí do
mà nền kinh tế thị trường nước ta còn phụ thuộc vào nền kinh tế của các nước
phát triển như vốn, khoa học cơng nghệ,...
Sự xâm nhập ồ ạt, khó kiểm sốt của những luồng văn hóa ngoại lai diễn
ra trên các khía cạnh của đời sống văn hóa đã và đang dẫn đến nhiều nguy cơ đe
dọa việc kế thừa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Đời sống của nhân dân ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều
khó khăn, họ khơng có đủ cơm ăn áo mặc, trình độ dân trí thấp, đối với nhiều trẻ
em dân tộc thiểu số để đến trường mỗi ngày vẫn là điều khó khăn, rất nhiều trẻ
em đã dừng lại việc học khi vừa chỉ vừa mới hoàn thành cấp tiểu học và trung
học cơ sở.
Vấn đề chủ quyền biển đảo cũng gặp những khó khăn nhất định khi những
thế lực thù địch vẫn lăm le xâm phạm chủ quyền biển đảo của nước ta. Năm
2014, vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 vào khu vự biển đông gần quần
đảo Hồng Sa là một hồi chng nhắc nhở chúng ta cần nâng cao tinh thần cảnh
giác đối với các thế lực thù địch
2.3. NGUYÊN NHÂN
2.3.1 Nguyên nhân của thành tựu
Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, những chính sách, chiến lược
Đảng và Nhà nước đề ra kịp thời, phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay trên thế
giới. Cùng với đó là sự kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về
độc lập dân tộc. Những tư tưởng của Người là bài học quý giá, là ngọn đèn chỉ
lối cho dân tộc Việt Nam cả hiện tại và tương lai sau này. Sự nỗ lực của cán bộ


8

đảng viên và tập thể người dân Việt Nam trong cơng cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa cũng là đóng góp lớn cho những thành cơng mà ta đã đạt được.
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
Do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, chính sách phát triển kinh
tế chưa thực sự phù hợp với tình hình đất nước, khoa học kĩ thuật còn kém, kinh
tế chưa phát triển theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch khơng
từ bỏ âm mưu “diễn biến hịa bình” và hoạt động thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phá cách mạng nhằm làm suy yếu vai
trò lãnh đạo của Đảng ta…

2.4. GIẢI PHÁP
Tiếp tục kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập
dân tộc. Dựa trên những nền tảng tư tưởng của Người được đúc kết trong suốt
con đường hoạt động cách mạng chúng ta cần vận dụng sáng tạo và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh để phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kì.
Củng cố và tăng cường vai trị của Đảng trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội. Hồn thiện thể chế chính trị, hệ thống pháp luật. Đưa ra
những chính sách phát triển kinh tế phù hợp trong thời kì hội nhập kinh tế, mở
rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế và các nước trên thế giới. Đẩy mạnh
công cuộc phát triển khoa học, công nghệ, làm chủ nền kinh tế tránh phụ thuộc
quá nhiều vào nguồn cung bên ngoài. Đảng và Nhà nước cũng cần kiểm soát
hơn nữa những ảnh hưởng tiêu cực của việc du nhập văn hóa khơng có chọn lọc.
Nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân, nhất là những người dân vùng cao,
vùng dân tộc thiểu số bằng cách đưa những gói hỗ trợ, cải thiện cơ sở hạ tầng
như điện, đường, trường, trạm. Tuyên truyền về lợi ích của giáo dục, hỗ trợ chi
phí học tập giúp các em nhỏ có hồn cảnh khó khăn có cơ hội đến trường.
Luôn quan tâm chú ý đến vấn đề độc lập toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo
quốc gia. Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


9

KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc có những luận điểm sáng tạo,
đặc sắc có giá trị lí luận và thực tiễn cao. Hồ Chí Minh cả một đời Người dành
chọn cho nhân dân, cho đất nước, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người cho
rằng quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, cũng chính
điều đó đã ni dưỡng tâm hồn của mọi thế hệ người dân Việt Nam về tinh thần
yêu nước, về khát khao cháy bỏng giành lại độc lập dân tộc. Dù có phải đánh đổ
cả sương máu, những người con Việt Nam vẫn kiên cường đấu tranh để giữ vững

nền độc lập nước nhà, một nền độc lập hoàn toàn, triệt để, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ. Độc lập dân tộc cũng là điều kiện kiên quyết để mang lại một cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Trong thời kì đổi mới, hội nhập, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
đã được vận dụng sáng tạo và phát triển. Nhờ đó mà q trình đổi mới của nước
đã có những thành tựu nổi bật: chúng ta được làm chủ mọi mặt của đời sống từ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; chất lượng cuộc sống của người dân từng ngày
được nâng cao;... Bên cạnh đó thì vẫn cịn tồn đọng những vấn đề cần phải giải
quyết do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cùng với đó là
âm mưu diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch. Nó đặt ra một thách thức
lớn cho Đảng và cho toàn dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là kim chỉ nam, là đường lối
lãnh đạo đúng đắn cho dân tộc ta trong giai đoạn đổi mới, hội nhập.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3] Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4] Mạch Quản Thắng (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ giáo dục và
đào tạo, Hà Nội.
[5] Trịnh Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thành Long, Nhận thức về độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ Đại hội II của Đảng đến công cuộc đổi mới đất
nước – Gía trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn, Tạp chí Cộng Sản.



×