Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Y TUONG DHTHAK4 TRAN THI LANKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.75 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON. MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC GIẢNG VIÊN: ThS.TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA SINH VIÊN: TRẦN THỊ LAN LỚP: ĐẠI HỌC TIỂU HỌC A – K4. NĂM HỌC: 2016 – 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Biên hòa ngày 3 tháng 11 năm 2016. Môn : Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học Giảng viên: ThS. TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA Sinh viên: TRẦN THỊ LAN Lớp: ĐH Tiểu Học A – K4 MSSV:1141070036 Đề tài: Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu Học. Nội dung trình bày: Ý tưởng giới thiệu, dẫn dắt vào bài tập đọc bằng trò chơi. Trong quá trình thực tập dưới sự chỉ dẫn của thầy cô trường Tiểu Học Võ Thị Sáu và những gì em học hỏi được trong những tiết dự giờ và lên lớp sinh hoạt đã giúp ích rất nhiều trong công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm của em sau này. Môn Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc tiểu học, là phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức cho các môn học khác, môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành ngôn ngữ cho học sinh, thể hiện ở bốn kĩ năng nghe, nói,đọc, viết. Do đó môn Tiếng Việt đối với học sinh tiểu học là công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của học sinh.Chính vì thế mà em luôn quan tâm đến môn Tiếng Việt hơn trong các tiết dự giờ. Qua nhiều tiết dự giờ phân môn Tập Đọc em thấy được giáo viên có cách giới thiệu bài rất phổ biến như: - Giáo viên chuẩn bị tranh minh họa gắn với bài tập đọc ( tranh thường có trong SGK ). - Giáo viên hỏi học sinh tranh vẽ gì ? – Học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài mới. Ví dụ: bài Tập đọc “ Vẽ quê hương” lớp 3. - Giáo viên gắn tranh minh họa ( SGK/88 )..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Giáo viên hỏi tranh vẽ gì ? + Học sinh trả lời: Tranh vẽ cây tre, cây lúa,con sông, trường học ,ngôi nhà,.. - Giáo viên dẫn vào bài mới: Đây là tranh vẽ quê hương của một bạn nhỏ, vì sao bạn nhỏ này lại vẽ quê hương đẹp như vậy thì chúng ta cùng đi tìm hiểu bài Tập đọc Vẽ quê hương. - Cách dẫn dắt , giới thiệu này em thấy khá tốt và chi tiết nhưng nó đã rất quen thuộc với học sinh không tạo được sự mới lạ. - Do vây nên em đã có ý tưởng mới đó là chơi trò chơi để giới thiêu, dẫn dắt vào bài Tập đọc bằng cách lồng ghép các từ khóa có trong bài vào trò chơi. TRÒ CHƠI: AI TINH MẮT HƠN. - Ưu điểm trò chơi: + Hấp dẫn học sinh,tạo cho học sinh kỹ năng hợp tác với nhau. + Trò chơi hoạt động bằng trí tuệ giúp học sinh hứng thú, lớp học sôi nổi. - Hạn chế trò chơi: + Học sinh khó tìm ra các từ khóa mất nhiều thời gian. + Tùy vào bài Tập đọc để áp dụng trò chơi này. Ví dụ: Tập đọc “ Vẽ quê hương”. - Học sinh tìm ra các từ khóa có nghĩa ( các từ khóa được sắp xếp sao cho học sinh dễ quan sát nhất ).. T A C Q D T K L. R L R V B M L T. E À Q E R Y Ú R. X N U I K G A Ờ. A G R Â O G X I. N X Đ G U K A X. H Ó V Ă S L N A. T M Q E Y O H N. Y R H Q E P P H.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ để tìm ra từ khóa. - Dẫn dắt: Làng xóm, tre xanh ,lúa xanh, trời xanh là những cảnh vật mà bạn nhỏ đã vẽ, để xem bức tranh của bạn nhỏ còn có thêm những cảnh vật gì thì chúng ta cùng đi tìm hiểu bài Tập đọc “ Vẽ quê hương”. Đây là toàn bộ ý tưởng của em, em không biết ý tưởng này có khả thi,sáng tạo, mới mẻ hay không nhưng em cám ơn thầy đã đọc ạ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×