Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.4 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 10 Tiết : 19. Ngày soạn: 22/10/2016 Ngày dạy: 24/10/2016. Bài 12. ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HOÁ ( Tiết 1 ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Dưới thời Lý, đất nước được ổn định lâu dài, thủ công nghiệp, nông nghiệp đã có chuyển biến và đạt một số thànhtựu quan trọng. - Việc buôn bán với nước ngoài phát triển. 2. Thái độ: - Khâm phục ý thức vươn lên trong cuộc sống, xây dựng đất nước của dân tộc ta vào thời Lý. 3. Kỹ năng: - Quan sát và phân tích các nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Giáo án, bài giảng điện tử. 2. Học sinh: - Đọc SGK trước ở nhà trả lời câu hỏi mực xanh vào vở soạn. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: (1/) 7A1………………………………………………; 7A2……………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: (3/) - Trả bài kiểm tra một tiết, nhận xét – đánh giá. 3. Giới thiệu bài: (1/) Như chúng ta đã biết, chiến thắng trên sông Như Nguyệt là một trong những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta, làm cho nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt, ta giữ vững được nền độc lập. Để xây dựng kinh tế, nhà Lý đã làm gì ? → cô và các em cùng tìm hiểu bài hôm nay. 4. Bài mới: (31/) Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt Hoạt động 1. Tìm hiểu sự chuyển biến về nông I. Đời sống kinh tế nghiệp. (15/) 1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp HS: đọc SGK mục 1 ? Ruộng đất dưới thời nhà Lý thuộc quyền sở hữu của ai, được phân bổ như thế nào ? GV giải thích: Danh nghĩa thuộc quyền sở hữu của nhà vua nhưng thực tế dân làng chia cho nhau cày cấy, nộp tô thuế, làm nghĩa vụ cho nhà nước → sự phân chia giàu nghèo chưa lớn, đến tuổi đinh đều có ruộng. HS: đọc đoạn trích chữ in nhỏ SGK GV giải thích: Lễ cày tịch điền là một lễ hội trong sản xuất nông nghiệp, vào mùa xuân các vua - Tổ chức lễ cày tịch điền thường xuống địa phương lập đàn tế thần nông sau đó cày những đường cày đầu tiên. GV: Chiếu hình ảnh minh lễ cày tịch điền và cung cấp thông tin ? Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào ? HS: cổ vũ, động viên khuyến khích nông dân phát.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> triển nông nghiệp, thể hiện sự gần gủi ? Ngoài ra nhà Lý còn có những biện pháp nào nữa để phát triển nông nghiệp ? ? Vì sao nông nghiệp thời Lý phát triển ? HS: Nhà nước quan tâm, nhân dân chăm lo sản xuất. GV: chiếu hình ảnh Đền Đô và hướng dẫn HS tìm hiểu về nó GV chuyển ý: Như vậy nông nghiệp thời Lý có bước phát triển mạnh, thủ công nghiệp có sự phát triển hay không ? nó được biểu hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu → mục 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu về thủ công nghiệp và thương nghiệp. (16/) ? Trong dân gian có những nghề thủ công nào ? GV: chiếu đoạn trích SGK in nhỏ trang 45 SGK. HS: yêu cầu HS đọc đoạn trích. Thảo luận nhóm theo cặp 2 phút: Qua việc làm trên của nhà Lý, em suy nghĩ gì về hàng tơ lụa Đại Việt thời đó ? Tại sao vua nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa ? HS: Hàng tơ lụa Việt Nam phát triển, vì muốn nâng cao giá trị của hàng tơ lụa trong nước, thể hiện ý thức tự chủ. GV: chiếu hình ảnh minh họa nuôi tằm, dệt lụa, làm mộc, đồ gốm đồng thời liên hệ thực tế địa phương. ? Em nhận xét gì về hình dáng hoa văn, đồ gốm thời kì này ? HS: Nét hoa văn tinh tế, chạm khắc công phu, hình dáng thanh thoát, nghệ thuật cao và đậm đà bản sắc dân tộc. ? Ngoài các nghề thủ công dân gian, thủ công nghiệp còn có những nghề nào ? GV: Trong thủ công nghiệp còn tạo ra bước phát triển mới, để giúp các em hiểu điều đó chú ý theo dõi máy chiếu → chiếu hình ảnh. ? Hãy kể tên công trình tiêu biểu ? HS: liệt kê công trình tiêu biểu. GV chuyển ý: cùng với thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý phát triển như thế nào ? → mục 2.b ? Việc buôn bán, trao đổi thời Lý đã diễn ra như thế nào ? Trung tâm buôn bán thời Lý nằm ở đâu ? HS : Dựa vào SGK trả lời. GV: Chiếu lược đồ vị trí địa lý Vân Đồn, hình ảnh Vân Đồn xưa và nay. ? Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở vùng hải đảo mà không tự do đi lại trong nội địa ?. - Khuyến khích khai hoang, làm thủy lợi - Ban hành luật cấm giết trâu bò bảo vệ sức kéo. → Nhà Lý có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất, làm cho nông nghiệp phát triển mạnh, nhiều năm bội thu.. 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp a. Thủ công nghiệp - Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa phát triển.. - Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức, làm giấy, rèn sắt … đều được mở rộng.. - Công trình nổi tiếng: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)… b. Thương nghiệp - Việc trao đổi trong và ngoài nước được mở mang - Vân Đồn là nơi buôn bán sầm uất..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS: cảnh giác với các âm mưu xâm lược. ? Nêu mối quan hệ nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp ? HS: có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển. 5. Củng cố: (7/) - Trả lời một số câu hỏi ngắn trên máy chiếu. - Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế nhà Lý: Đất nước độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc là động lực to lớn thúc đẩy phát triển. 6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2/) - Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp? - Nét chính sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp ? - Đọc bài mới mục II và trả lời câu hỏi mực xanh. IV. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(4)</span>