Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Tìm hiểu thực trạng nghèo đói của người dân xã thái ninh huyện thanh ba, tỉnh phú thọ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.62 KB, 48 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đã có
bước chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân hầu khắp các quốc gia đã được
nâng lên rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó đói nghèo vẫn là vấn đề xã hội bức xúc của các
quốc gia trên thế giới. Số liệu điều tra cho thấy mỗi ngày trên thế giới có đến 35000
trẻ em phải chết vì những căn bệnh có thể chữa khỏi bằng các phương pháp dinh
dưỡng và sự chăm sóc y tế sơ đẳng nhất. Các quốc gia phát triển, giàu có cũng
không tránh khỏi điều đó. Liên minh châu âu (EU) có 12% số hộ sống dưới mức
nghèo. Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ những năm 80 của thế kỷ 20 đã có thêm 4
triệu trẻ em rơi vào cảnh bần hàn. Nhưng nạn nghèo đói đặc biệt nghiêm trọng ở
các quốc gia đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh như vậy. Trên
thực tế, từ sau đại hội đại biểu lần thứ VI (T12/1986) toàn Đảng, toàn dân tiến hành
công cuộc đổi mới và đã đạt được thành tựu đáng kể. Cũng chính sự thay đổi đó đã
khiến nhiều người Việt Nam có thể cải thiện được cuộc sống của mình hay bắt đầu
sự cải thiện đó. Các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế, xã hội cũng như
các công ty ngày càng kiểm soát được nguồn lực phát triển. Song song với điều đó
là sự có mặt ngày càng tăng của các loại hàng hóa dịch vụ. Tuy vậy ở nước ta vẫn
tồn tại những yếu kém nhất định về kinh tế xã hội: một số nhóm lại không ở vị thế
tốt để có thể tận dụng được các thị trường và kiểm soát nguồn lực. Sự thay đổi của
nền kinh tế đã gây nên sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các giai tầng xã hội. Vì
vậy trong xã hội xuất hiện sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Nhóm
giàu tập chung chủ yếu ở đô thị. Nhóm nghèo tập chung chủ yếu ở nông thôn, trung
du, miền núi. Hiện nay ở Việt Nam mức nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo
về tình hình phát triển quốc tế của ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam vẫn đứng
thứ 19 kể từ nước nghèo nhất (1999). Qua nguồn số liệu điều tra mức sống dân cư
ở Việt Nam các năm 1993 và 1998, WB đã xác định ngưỡng nghèo chung theo
mức chi tiêu tối thiểu 96.700đ (1993) và 149.156đ (1998) 1người/tháng. Theo cách
tính này thì Việt Nam năm 1993 có58,1% và 1998 vẫn còn 37,4% dân cư nghèo
đói. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với một số nước lân cận như Trung Quốc (10%),
Inđônêxia (15%), Philipin (21%), Thái lan (16%). Ở Việt Nam, trong những năm


gần đây Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xóa đói giảm nghèo.
Trong 10 năm qua, hầu như 1/3 tổng dân số đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Vậy thì
để tiến tới xóa bỏ dần vấn đề này phải cần nhìn nhận thực trạng của nó đúng về bản
chất và xem xét nó trong bối cảnh mới. Như Vivien Wee- Giám đốc chương trình
Engender và Neoleen Heyer. Giám đốc Quỹ phát triển phụ nữ của Liên Hiệp Quốc
đã viết: “Chúng ta không thể giải quyết nạn nghèo đói mà không hiểu các quá trình
đã làm cho người nghèo thành nghèo và người giàu thành giàu”.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, ở đây không có điều kiện phát triển du
dịch, thông thương buôn bán. Do điều kiện địa hình điều kiện kinh tế chưa được
phát triển. Diện tích đất trống đồi núi trọc nhiều, diện tích đất quảng canh không
cao. Người dân sống bằng nông nghiệp chủ yếu với phương thức tự cung tự cấp.
Do vậy ở tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhiều vùng xa xôi hẻo lánh, sống xa rời đô
thị, có nhiều xã sống trong cảnh nghèo. Thái Ninh là một xã như vậy. Mặc dù trong
những năm gần đây, chính quyền xã đã có nhiều biện pháp và phương thức trong
việc xóa đói giảm nghèo nhưng tình trạng nghèo vẫn là vấn đề bức xúc.
Tất cả những vấn đề trên đã gợi nên trong tôi ý tưởng nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu thực trạng nghèo đói của người dân xã Thái Ninh huyện Thanh Ba, tỉnh Phú
Thọ hiện nay”
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1.Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết của xã hội học đại cương
như bất bình đẳng xã hội, cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, biến đổi xã hội và các
chuyên ngành xã hội học: Xã hội học kinh tế như lý thuyết tăng trưởng kinh tế, lý
thuyết về phân hóa giàu nghèo.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp ta hiểu rõ thực trạng nghèo của một xã
trung du miền núi. Từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng nghèo chung của
cả nước. Đề tài cũng góp phần nhỏ bé trong việc giúp nhà nước đưa ra những chính
sách đưa đến những người dân ở vùng trung du miền núi. Từ đó chính quyền địa
phương thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của tốt hơn. Đề tài cũng giúp

người dân hiểu rõ hơn về thực trạng của mình để họ có thể phát triển kinh tế gia
đình, thoát khỏi cảnh nghèo
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng nghèo đói nghèo của xã Thái Ninh huyện thanh ba tỉnh
Phú Thọ
- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình nghèo đói của xã
Thái Ninh huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
Xu hướng đề xuất và đề xuất những khuyến nghị mang tính khả thi
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng nghèo đói của người dân xã Thái Ninh huyện Thanh Ba tỉnh Phú
Thọ
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Hộ gia đình xã Thái Ninh huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Xó Thỏi Ninh huyn Thanh Ba tnh Phỳ Th
5. Phng phỏp nghiờn cu
Phng phỏp phng vn bng bng hi
Tng s bng hi c phỏt ra l 100 bn v thu v 100 bn. Bng hi
cp n vn thu nhp, chi tiờu ca cỏc h gia ỡnh, cỏc ngnh ngh, trỡnh hc
vn v cỏc iu kin sinh hot, cỏc phng tin sinh hot trong cỏc h gia ỡnh.
Ngoi ra bng hi cũn cp n nguyờn nhõn ca thc trng nghốo úi, ỏnh giỏ
ca ngi dõn v mc sng v kinh t ca mi h gia ỡnh. Quỏ trỡnh iu tra bng
bng hi c tin hnh nh sau: Trc tiờn vic chn mu cn c vo c cu ngh
nghip chớnh trờn a bn, ngi tr li ch yu l nhng i tng cú kh nng
ỏnh giỏ v di sng vt cht cng nh tinh thn ca gia ỡnh. Trong quỏ trỡnh
phng vn hu ht cỏc cõu hi v cõu tr li c a ra mt cỏch khỏch quan rừ
rng, sau ú ghi chộp chớnh xỏc phng ỏn la chn ca ngi tr li. Vỡ vy,
phn ln kt qu thu c t bng hi l ý kin ỏnh giỏ thc t ca ngi dõn a
phng. Tuy nhiờn trong quỏ trỡnh nghiờn cu ti a bn, bờn cnh s giỳp ca

b con nhõn dõn v chớnh quyn a phng thỡ tụi vn gp mt s khú khn sau:
Mt s ngi dõn ngi tr li cỏc cõu hi vỡ h s liờn ly, nh hng n li ớch cỏ
nhõn. ng thi v mt s mt thỡ do tõm lý ngi dõn ngi nờu iu kin khú
khn, h li tr li khiờm tn mt s cõu hi v i sng, mc thu nhp V mt
khú khn khỏc l cú mt s cõu hi khụng phự hp vi thc t ti a bn.Qua thc
t iu tra v x lý s liu tụi thu c c cu mu sau:

Thành phần mẫu Số lợng ngời Tỷ lệ( %)
Tuổi của ngời trả lời
18 -25 1 1
25 -40 36 36
41 -60 31 31
>60 32 32
Trình độ học vấn của ngời trả lời
Mù chữ
1 1
TiÓu häc
49 49
THCS
41 41
THPT
9 9
NghÒ nghiÖp
Trồng trọt 94 94
Chăn nuôi 2 2
Công chức
1 1
Thủ công nghiệp 1 1
Khác 2 2


5.1 Phương pháp phỏng vấn sâu:
Là phương pháp thu thập thông tin bằng tác động tâm lý xã hội trực tiếp giưa
người đi hỏi và người trả lời. Phỏng vấn hoàn toàn tự do trong cách dẫn dắt nhằm
thu thập được thông tin mong muốn nhằm để hiểu sâu, hiểu kỹ hơn vấn đề nghiên
cứu. Từ đề tài này có thể tìm hiểu nguyên nhân thực trạng nghèo của người dân địa
phương.
5.2. Phương pháp phân tích bảng hỏi:
Dựa trên số liệu đã xử lý, tiến hành phân tích số liệu để từ đó thấy được số liệu
định lượng cho đề tài nghiên cứu. Đồng thời đọc qua sách báo, internet nhằm làm
phong phú vấn đề nghiên cứu
5.3. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là tất cả cách thức, quy tắc để tiếp cận và thu nhận được
các thông tin thực nghiệm từ thực tế xã hội. Trong đề tài là quan sát hình thức nhà
ở, các phương tiện, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình có trong gia đình được phỏng
vấn, quan sát toàn xã nghiên cứu
6. Giả thuyết
- Mức thu nhập, chi tiêu của các gia đình còn ít
- Gia đình nghèo đói thường đông con
- Đói nghèo ở xã Thái Ninh có xu hướng giảm dần
7. Khung lý thuyết
Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
Phú Thọ
Vai trò của cơ quan
chính quyền địa
phương
Đặc điểm hộ gia
đình
Chính sách kinh
tế của Đảng và
Nhà nước

Nhận thức và hành động của người
dân xã Thái Ninh trong sản xuất
Mức sống của người dân xã
Thái Ninh
Hệ thống dịch
vụ xã hội
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác -Lê nin mà cốt lõi là học thuyết về sự phát triển xã hội, là lý luận chung nhất
để nhận thức thế giới khách quan dựa trên chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa
duy vật biện chứng
Với đề tài này người viết lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận
nhận thức vấn đề nghiên cứu. Như vậy theo phương pháp này khi tiếp cận đề tài
nghiên cứu cần tuân thủ những yêu cầu sau:
+ Nhận thức không chỉ bên ngoài sự vật hiện tượng mà phải nhận thức được
bản chất bên trong cũng như vận động và kết quả của nó.
+ Khi xem xét các hiện tượng cần đặt chúng trong mối liên hệ biện chứng với
nhau. Bởi vì mọi sự vật hiện tượng nảy sinh không do một nguyên nhân xảy ra.
+ Cần phải nhìn nhận xem xét đối tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử
riêng biệt của nó chứ không nhìn nhận một cách siêu hình.
Các lý luận và phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu các sự kiện, các quá
trình xã hội phải đặt trong hoàn cảnh, điều kiện lịch sự cụ thể hay các sự kiện, hiện
tượng, quá trình đó phải đặt trong một phạm vi không gian nhất định, khoảng thời
gian cụ thể và trong một mạng lưới các quan hệ xã hội xác định. Lý luận và phương
pháp luận Mác xít ngoài yêu cầu nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong mối liên
hệ biện chứng, còn đòi hỏi xem xét chúng trong sự vận động biến đổi. Có nghĩa là
chúng ta phải nghiên cứu vấn đề từ trong mối liên hệ qua lại đến những biểu hiện

đang diễn ra và xu thế vận động biến đổi của chúng trong tương lai.
Áp dụng vào đề tài ta thấy để hiểu rõ được thực trạng nghèo đói thì không thể
xem xét bên ngoài thực trạng mà phải xem xét được bản chất bên trong của hành
động đó, tức là tìm hiểu nguyên nhân. Đó là quy luật của cuộc sống. Và khi xem
xét thực trạng đó ta phải đặt chúng trong mối liên hệ biện chứng bởi vì tìm hiểu
một vấn đề nhất là thực trạng nghèo đói không chỉ do một nguyên nhân. Xem xét
vấn đề nghèo đói trong quá trình thay đổi của thời kỳ mới và trong xu thế vận động
biến đổi của nó ở tương lai Và phải đặt chúng trong bối cảnh lịch sử riêng biệt của
Phú Thọ
Nhìn nhận quan điểm lịch sử khi tìm hiểu vấn đề nghèo đói ở nông thôn xã
Thái Ninh ta sẽ có được các chỉ báo kinh tế xã hội, phong tục tập quán và đặc trưng
văn hóa rất cụ thể của nó. Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, toàn cầu hóa thì thực trạng nghèo được đặt ra là hết sức bức
thiết không chỉ một quốc gia nào. Nhất là Việt Nam- Nước có nền kinh tế kém phát
triển. Thực trạng nghèo cần được quan tâm hơn nữa.
1.1.2. Lý thuyết áp dụng
Xuất phát từ lý luận chung đó, người viết sử dụng một số lý thuyết xã hội học
để tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Tăng trưởng kinh tế, lý thuyết cơ cấu xã hội, bất
bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội.
Lý thuyết kinh tế của Marx: Lý thuyết kinh tế của Marx không tách biệt ra
khỏi xã hội. Trong lý luận của mình, Marx coi kinh tế là nền tảng, là huyết mạch
chi phối và làm biến đổi toàn bộ toàn bộ xã hội. Marx chỉ ra vai trò quyết định của
yếu tố vật chất, của lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất đối với hành động
và ý thức của cá nhân, nhóm xã hộ. Điều này được phản ánh rõ trong luận điểm của
Marx: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Khái niệm phân tầng được xã hội học sử dụng thuật ngữ này để nói tới trạng
thái phân chia xã hội ra thành các tầng lớp. Tuy nhiên xét vào bản chất thì khái
niệm này nhấn mạnh yếu tố “tĩnh” trong khi xã hội luôn luôn biến đổi. Hơn nữa,
trong xã hội không có sự phân biệt rạch ròi giữa các tầng lớp mà thường xuyên có
sự chuyển hóa lẫn nhau do tính cơ động tạo nên. Mặc dù vậy, thuật ngữ phân tầng

cũng mô tả được trạng thái nhiều tầng lớp của xã hội trong điều kiện thời gian và
không gian nhất định. Đề tài nghiên cứu thực trạng nghèo cũng thể hiện rõ sự phân
tầng. Trong xã hội, có thể tạm chia tầng lớp giàu và tầng lớp nghèo. Tuy nhiên khi
xem xét tầng lớp nghèo thì không thể xét chúng trong trật tự “tĩnh”, tức là không có
sự biến đổi. Khi xã hội phát triển đến một mức độ nào đó, tầng lớp nghèo có thể sẽ
thay đổi. Họ sẽ không còn ở vị trí nghèo nữa mà có thể di chuyển đến tầng lớp
giàu. Đó là sự thay đổi về thời gian. Sự biến đổi giàu nghèo cũng thể hiện ngay
trong chính không gian vùng địa lý nào đó, vùng này với vùng khác. Hay sự biến
đổi đó diễn ra ngay trong lòng vùng nghèo. Có thể nói phân tầng xã hội dựa vào sự
biến đổi, sự vận động của xã hội.
- Nhìn chung nói đến phân tầng xã hội, một số tác giả đề cập đến bất bình
đẳng xã hội. Bất bình đẳng là sự không bình đẳng (không bằng nhau) về cơ hội
hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau nằm trong một nhóm hoặc nhiều
nhóm xã hội. Phân hóa giàu nghèo gắn liền với sự phân hóa xã hội, phân tầng xã
hội và bất bình đẳng xã hội. Tất cả các hiện tượng này với các nguyên nhân, hình
thức biểu hiện, hậu quả và xu hướng biến đổi của chúng đều là những chủ đề trọng
tâm của nghiên cứu xã hội nói chung và xã hội học kinh tế nói riêng. Học thuyết
Marx nhấn mạnh các nguyên nhân kinh tế của sự phân chia giai cấp và sự phân
tầng xã hội. Lý thuyết của Weber vạch ra các nhân tố kinh tế, phi kinh tế và tình
huống thị trường của sự phân tầng xã hội. Thuyết chức năng của Davis và Moore
và thuyết hệ thống xã hội của Parsons nhấn mạnh các yếu tố chức năng của sự phân
tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội. Thuyết mâu thuẫn của Dahrendorf và Collins
tập trung làm rõ vai trò của mầu thuẫn quyền lực đối với bất bình đẳng xã hội.
Bất bình đẳng xã hội là sự phân hóa xã hội đến mức làm tăng lợi ích của tầng
lớp xã hội này với cái giá của sự phương hại lợi ích của nhóm xã hội khác trong
cấu trúc phân tầng xã hội nhất định. Sự phân hóa xã hội luôn dẫn đến sự khác nhau
thậm chí sự phân tầng xã hội nhưng không phải là phân tầng xã hội nào cũng là bất
bình đẳng xã hội. Ví dụ sự khác nhau về năng lực và trình độ học vấn và tay nghề
có thể dẫn đến sự khác nhau về thu nhập giữa các nhóm người. Nhưng ở đây chưa
chắc đã là sự bất bình đẳng xã hội bởi vấn đề còn nằm ở chỗ xã hội học tập và cơ

hội việc làm cũng như nhiều yếu tố khác.
Bất bình đẳng xã hội diễn ra trên cấp độ cá nhân, hộ gia đình, nhóm xã hội,
trong phạm vi một cộng đồng, một vùng, một quốc gia. Đồng thời giữa các quốc
gia, giữa các khu vực trên thế giới cũng xảy ra sự phân tầng xã hội, trong đó một số
nước lâm vào cảnh đói nghèo, lạc hậu và một số nước trở nên phồn vinh.
Nhìn chung quan điểm của các nhà khoa học quanh vấn đề kinh tế, bất bình
đẳng và phân tầng xã hội là khác nhau, thậm chí độc lập nhau. Chẳng hạn như
Kuznets với giả thuyết cho rằng: Trong lịch sử phát triển nhiều nước, sự bất bình
đẳng thường tăng dần ở giai đoạn đầu, đến giai đoạn phát triển kinh tế phát triển
đạt trình độ nhất định thì sự bất bình đẳng sẽ giảm đi. Những phân tích gần đây của
Adelman và Moris (1987) ở một số nước đang phát triển lại cho thấy giả thuyết
trên không hoàn toàn đúng. Các ông cho rằng phát triển kinh tế và công bằng xã
hội là 2 mục tiêu không hoàn toàn mâu thuẫn và có thể giải quyết được bình đẳng
xã hội ngay trong giai đoạn đầu của sự phát triển.
- Cách tiếp cận chu trình cuộc sống: Theo quan niệm này, hành vi cá nhân bị
tác động bởi nhiều yếu tố mà cá nhân đó sống trong xã hội. Khi xã hội biến đổi thì
nhu cầu của mỗi người sẽ biến đổi theo từng thời điểm lịch sử cụ thể. Theo cách
tiếp cận này thì thực trạng nghèo ở mỗi vùng, mỗi nơi sẽ không giống nhau. Khi
kinh tế của tỉnh nói chung và xã nói riêng thay đổi sẽ làm cho thực trạng nghèo
thay đổi: Số lượng nghèo sẽ ít đi, đời sống của đại bộ phận dân cư xã Thái Ninh sẽ
khá lên.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghèo đói trước khi đổi mới không được quan tâm nhiều. Theo cơ chế
tập chung bao cấp, mọi người cùng làm cùng hưởng theo cách “ Bình quân chủ
nghĩa” hầu như các hộ gia đình có điều kiện kinh tế đều như nhau hay nói cách
khác là “ Chia đều sự nghèo đói”.Từ ngày đổi mới, kinh tế đất nước phát triển
nhưng kéo theo đó là hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh, trong đó sự phân hóa giàu
nghèo. Trên thực tế, chỉ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 vấn đề nghèo đói mới được
nghiên cứu 1 cách khoa học. Hiện nay vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đang
được quan tâm chú ý.

Chúng ta có thể kể ra rất nhiều chương trình tiêu biểu được thực hiện bởi các
nhà khoa học thuộc các cơ quan, đơn vị có uy tín như: Trung tâm khoa học xã hội
và nhân văn quốc gia, Bộ lao động, thương binh xã hội, tổng cục thống kê… Đó là
“khảo sát Xã Hội Học về phân tầng xã hội” đề tài KX 04-02 do PGS Tương lai làm
chủ nhiệm; “ Về phân tầng xã hội ở nước ta giai đoạn hiện nay” đề tài KX 07-05 do
PGS. PTS Đỗ Nguyên Phương làm chủ nhiệm; “Khảo sát XHH về nhà ở của người
nghèo ở Hà Nội” Viện Xã Hội Học, tháng 12 -1994; “Chương trình xóa đói giảm
nghèo ở Hà Nội” Viện Xã Hội Học, tháng 12 -1994; “ Chương trình xóa đói giảm
nghèo” của Bộ lao động thương binh xã hội (1992); Điều tra tình trạng nghèo ở
Việt Nam, tổng cục thống kê, 1993; Ngân hàng thế giới (WB). 1998, “Việt Nam:
Proverty Assessment” an Stategye”; Save the children UK ( 1999); Chương trình
phát triển nông thôn miền núi Lào Cai (MRDP): “ Báo cáo đánh giá về nghèo khổ
với sự tham gia của cộng đồng ( 1999); Nhóm nghiên cứu Trịnh Duy Luân, Vũ
Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai: “ Nghèo khổ và các vấn đề xã hội ở Hải Phòng”.
Những công trình tiêu biểu kể trên đã đặt nền móng , là cơ sở cho các nghiên
cứu tiếp theo. Trên tinh thần đó đề tài này chỉ là một nghiên cứu bổ xung với hy
vọng góp phần bé nhỏ làm cho việc nghiên cứu vấn đề nghèo đói được nhìn nhận
hoàn chỉnh hơn, mới mẻ hơn.
1.3. Một số khái niệm liên quan
1.3.1. Nghèo đói
Một số học giả người nước ngoài cho rằng: nghèo đói là tình cảnh mà trong đó
sự tăng lên chậm chạp của thu nhập đẩy các cá nhân hoặc gia đình tới chỗ tồi tệ
hơn bao giờ hết, như là hậu quả của sự mất những quyền lợi và lợi ích khác nhau.
Chẳng hạn những người có thu nhập thấp ở Anh, họ không chỉ được chọn cho trợ
cấp an toàn xã hội mà còn được giảm tiền đóng thuế thu nhập và bảo hiểm quốc
gia. Thu nhập tăng lên không đáng kể có thể dẫn đến mất an toàn xã hội và đặt họ
vào chỗ phải trả tiền thuế thu nhập và bảo hiểm quốc gia cao. Sự tăng lên chậm
chạp của thu nhập có thể xem là ít hơn khoản phụ trội mà họ phải trả cho thuế thu
nhập, bảo hiểm xã hội và sự mất an toàn xã hội của họ.
Sự tồn tại nghèo đói dường như là không thể tránh khỏi ở những nơi mà có

một hệ thống phương tiện kiểm soát các lợi ích cộng đồng xã hội.
Tương tự như vậy, đối với các bà mẹ cô đơn có thể coi là nghèo đói khi họ
phải làm việc liều lĩnh để có thêm thu nhập chỉ vì một lý do chính đáng là chi trả
cho chăm sóc con cái bằng cách kiếm thêm việc ngoài giờ hoặc từ bỏ mọi việc
làm .Bà ta có thể chăm sóc con cái nhưng chắc chắn sẽ mất đi những lợi ích nghề
nghiệp, gồm cả lương hưu (trợ cấp) cũng như tiền đồ sự nghiệp.
Hội nghị quốc tế về xóa đói giảm nghèo tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan),
tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa “Nghèo” như sau: nghèo là tình trạng của một
bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người, mà nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã
hội và phong tục tập quán địa phương.
Từ đó ta có định nghĩa về nghèo đói:
* Nghèo đói là khái niệm chỉ nấc thang đầu tiên (dưới cùng) trong hệ thống
thang bậc của mức sống. Những người có mức sống nằm trong giới hạn của nấc
thang này được coi là nghèo đói.
* Hiện nay những người dễ phải nghèo đói là người già, người ốm, người tàn
tật, gia đình lớn, gia đình một cha một mẹ, người thất nghiệp và lương thấp với
nghề không đảm bảo.
1.3.2. Nghèo tương đối, nghèo tuyệt đối
* Nghèo tương đối:
Giáo sư Tương Lai: “ Nói chung những người được coi là nghèo tương đối là
những người trong số 40% dân số xã hội có mức thu nhập thấp nhất”
Ngân hàng Châu Á lại cho rằng: nghèo tương đối là tình trạng dân cư có mức
sống dưới trung bình của một cộng đồng trên một địa bàn và trong thời điểm đang
xem xét.
Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: “Con người bị nghèo khó khi
mà thu nhập của họ ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại rơi xuống rõ rệt dưới
mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong
cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mực”
Đề tài về cơ bản thống nhất với cách xác định của Giáo sư Tương Lai. Nghèo

tương đối là nhóm người trong con số những chục, phần trăm dân số xã hội có mức
thu nhập thấp nhất. Tuy nhiên, không nên quy định một con số chính xác là phải
“40%” mà tùy thuộc vào mục đích và hoạt động thực tiễn, ta có thể nâng những
chục đó lên hoặc đẩy xuống miễn sao đạt hiệu quả cao nhất cho việc giải quyết các
vấn đề xã hội đang đặt ra.
* Nghèo tuyệt đối: Theo ngân hàng Châu Á thì nghèo tuyệt đối là tình trạng
một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì
cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những đảm bảo ở mức tối thiểu nhu cầu thiết yếu về
ăn, mặc ở và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại và
giao tiếp.
1.3.3. Hộ, gia đình , hộ gia đình
* Hộ theo Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO):
“Là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một
ngân quỹ”.
Hội thảo quốc tế về quản lý nông thôn tại Hà Lan (1980) đã đưa ra định nghĩa
Hộ như sau: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất
đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”.
Ông Mc Gee - giám đốc viện nghiên cứu châu Á thuộc đại học tổng hợp
Britiah Columbia lại xác định: “Ở các nước châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ
là một nhóm người cùng chung huyết thống hay không cùng chung huyết tộc, ở
chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ”.
* Khái niệm gia đình, đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng gia đình
là một nhóm người mà các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân,
quan hệ huyết thống hoặc nhận con nuôi, vừa nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng
tư của họ, vừa thỏa mãn nhu cầu xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác
lẫn tinh thần.
* Khái niệm hộ gia đình, theo giáo sư Phan Đại Doãn: “Hộ gia đình là khái
niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng.
Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có tính chất hành chính và địa lý”.
Như vậy, khái niệm hộ, gia đình và hộ gia đình đã được giới khoa học đưa ra

các định nghĩa để xác định nội hàm và ngoại diên của chúng. Nhìn chung, khái
niệm hộ được hiểu nghiêng về phía kinh tế học, trong khi khái niệm gia đình lại
nghiêng về xã hội học. Trong đề tài sử dụng khái niệm hộ gia đình vừa như là đơn
vị kinh tế tự chủ, vừa là đơn vị với những điểm riêng của nó. Điều này được xác
định bởi tính chất liên ngành của xã hội học và kinh tế học. Nói cách khác có thể
gọi đề tài này là xã hội học về kinh tế.
* Khái niệm nghèo khổ là khái niệm dùng để chỉ trạng thái thiếu một cách
tuyệt đối và các phương tiện để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của các cá nhân,
nhóm xã hội.
* Nghèo khổ tuyệt đối là tình trạng không có đủ phương tiện sinh hoạt để tồn
tại với tư cách là một con người.
* Nghèo khổ tương đối là tình trạng thiếu một cách tương đối các phương tiện
sinh hoạt so với mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con người trong
một xã hội nhất định (Xã hội học kinh tế).
1.3.4. Các chỉ tiêu xác định tiêu chuẩn nghèo đói
- Nghiên cứu về nghèo, xóa đói giảm nghèo như chúng ta đã trình bày đang là
một trào lưu lớn. Tuy nhiên lại khó sử dụng kết quả để so sánh cũng như theo dõi
những biến động về tỉ lệ và khoảng cách các nhóm mức sống. Có một số lý do
nhưng trước hết cần phải nói là sự không thống nhất về chỉ tiêu (tiêu chuẩn) xác
định giàu nghèo. Các cuộc khảo sát về giàu nghèo ở Việt Nam thường sử dụng
những chỉ tiêu sau:
* Tiêu chuẩn nghèo đói tính bằng tiền gạo: Nguyễn Văn Tiêm (chủ biên)
1993; Tổng cục thống kê, 1993; Viện xã hội học, 1992-1994.
* Tiêu chuẩn tương đối 20% thu nhập hoặc chỉ tiêu được áp dụng rộng rãi , ủy
ban kế hoạch nhà nước và tổng cục thống kê, 1999-2000.
* Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp mức sống: Trịnh duy Luận, 1992;Đỗ thiên
kính (chủ biên 1994).
- Bộ lao động thương binh và xã hội ( Molis đã 4 lần điều chỉnh tiêu chuẩn
nghèo đói, 2 lần gần đây nhất.
* Năm 1997 theo Molis, hộ đói là hộ có thu nhập bình quân dưới 13 kg gạo

/người/ tháng tương đương với 45 ngàn VNĐ. Còn nghèo lại chia các vùng với các
tiêu chuẩn khác nhau. Nông thôn, hải đảo, miền núi: Dưới 15kg gạo/ người/
tháng( 55ngàn VNĐ); Nông thôn đồng bằng trung du: Dưới 20 kg gạo/ người /
tháng( 70 ngàn VNĐ) ; Thành thị: <25 kg gạo/ người/ tháng( 90 ngàn VNĐ).
* Giai đoạn 2001-2005 Molis cho rằng Việt Nam không còn hộ đói, do vậy
đưa ra chỉ tiêu cho hộ nghèo theo 3 vùng này: Nông thôn, miền núi, hải đảo: 80
ngàn VNĐ/ người/ tháng; Nông thôn đồng bằng: < 100 ngàn VNĐ/ người/ tháng;
Thành thị: 150 ngàn VNĐ/ người/ tháng.
Ngân hàng thế giới và tổng cục thống kê đã xây dựng ngưỡng nghèo cho các
nước đang phát triển. Giới hạn 2100 kcalorie/ người/ ngày được chọn làm ngưỡng
nghèo lương thực thực phẩm, khi đó nghèo chung( nghèo đói) sẽ bằng ngưỡng
nghèo lương thực thực phẩm cộng ngưỡng nghèo phi lương thực thực phẩm. Đối
với các nước đang phát triển thì ngưỡng này là 1 USD/ người/ ngày.
Trong nghiên cứu của mình, chúng ta sử dụng kết hợp giữa đánh giá tổng hợp
mức sống và tiêu chuẩn giàu nghèo tuyệt đối tính bằng tiền. Cụ thể chúng tôi sẽ sử
dụng tiêu chuẩn giàu nghèo tuyệt đối tính bằng tiền (theo thu nhập) để xác định tỷ
lệ các nhóm mức sống. Nhưng để đưa ra nhận xét, kết luận cho thực trạng nghèo
đói, chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp mức sống.
Về tiêu chuẩn nghèo tuyệt đối trong nghiên cứu này, chúng tôi không sử dụng
giới hạn nghèo đói của ngân hàng thế giới và tổng cục thống kê vì nó đưa ra kết
luận quá chung chung, không thấy rằng các nhóm nghèo ở Việt Nam đang trong
quá trình biến chuyển và phân hóa. Đề tài cũng không sử dụng chỉ tiêu của Molis vì
nó tỏ ra quá thấp không phù hợp với giá cả hiện hành và nó cho ta đánh giá khá lạc
quan về tình hình nghèo đói, làm giảm ý chí chiến đấu với thảm họa toàn cầu này.
Trên cơ sở kết hợp và phân tích đó, chúng ta sử dụng một số chỉ tiêu (ngưỡng)
nghèo hợp lý hơn cho nghiên cứu của mình. Giới hạn nghèo đói là nhóm có thu
nhập dưới 200 ngàn VNĐ/ người/ tháng. Tính theo cách tính mới năm 2004.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng,

cách thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh - Những trung tâm công nghiệp,
thương mại hàng đầu của cả nước khoảng 100km nằm trong hành lang kinh tế Côn
Minh - Hải Phòng. Đồng thời Phú Thọ có vị trí tiếp giáp với các tỉnh miền núi
nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,
lại có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy rất thuận lợi nối với
các vùng này nên Phú Thọ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và giao lưu văn
hóa.
Phú Thọ sau gần 20 năm đổi mới và hơn 7 năm tái lập vẫn là một tỉnh còn
nhiều khó khăn nhưng một diện mạo mới thì đã được định hình với 2 tiểu vùng
kinh tế rõ rệt: Tiểu vùng thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên lập và phía tây huyện
Cẩm Khê là vùng có cơ sở hạ tầng còn kém phát triển. Tuy nhiên , ở vùng này có
tiềm năng về lâm nghiệp và khoáng sản. Còn tiểu vùng đồi gò, bát úp xen kẽ đồng
ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng, hữu ngạn sông Lô, tả ngạn sông đà
và đồng bằng tương đối tập chung ở huyện Lâm Thao là vùng được khai thác từ lâu
đời, có khả năng phát triển thành nguồn nguyên liệu giấy, cây công nghiệp và chăn
nuôi.
Mặc dù mới tái lập, song kinh tế Phú Thọ thời gian qua đã có mức tăng trưởng
khá. Thu nhập quốc nội tăng bình quân giai đoạn 2000-2004 đạt 9,5%. Giá trị nông
nghiệp có nhịp độ tăng trưởng khoảng 4,2%/ năm. An ninh lương thực được đảm
bảo. Diện tích cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm đều có bước phát
triển. Các ngành dịch vụ luôn vượt kế hoạch đề ra so với mức tăng trưởng bình
quân giai đoạn khoảng 12,5%. Hoạt động thương mại, tài chính, ngân hàng và các
ngành dịch vụ khác đều đảm bảo và có bước nhảy vọt nhanh chóng. Cơ cấu kinh tế
của Phú Thọ đang chuyển dịch đúng hướng, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát
triển. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn để
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2004 là 20%/ năm. . Các thành
phần kinh tế được khuyến khích, tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh. Đặc biệt sau
hơn 7 năm tái lập, Phú Thọ đã thu hút được hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài vào hoạt động trên địa bàn tỉnh. Phú Thọ cũng chủ trương đẩy mạnh
hợp tác với các nước trong khu vực và châu Á, ban hành các chính sách ưu đãi đầu

tư và tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư.
Nếu như năm 1997 - năm đầu chia tách tỉnh, tỷ lệ hộ đói nghèo toàn tỉnh
chiếm 17,4% thì đến năm 2004 chỉ còn 7,2%. Đời sống vật chất, tinh thần của đại
bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể. Các chương trình văn hóa - xã hội như giáo
dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dân số - kế hoạch hóa gia đình được
tích cực triển khai. Tỉnh đã đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng khu vực đô thị, nâng
cấp một số tuyến đường giao thông, hệ thống điện và cấp thoát nước, mạng lưới
thông tin liên lạc được đầu tư hiện đại, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Tuy nhiên, cho đến này Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo. Cơ sở vật chất - kỹ
thuật còn khó khăn, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh
trên thị trường còn hạn chế. Mặt khác Phú Thọ có điểm xuất phát thấp, các tiềm
năng chưa phát huy hết, Như vậy năm 2005 và những năm tiếp theo Đảng bộ ,
chính quyền nhân dân Phú Thọ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Từ nay đến năm
2010, Phú Thọ cần khoảng 23000 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó dự kiến thu hút vốn
đầu tư trong và ngoài nước chiếm khoảng 60%. Chiến lược phát triển kinh tế của
tỉnh trong giai đoạn 2006-2010 là đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư. Đồng
thời lựa chọn những nhiệm vụ mới. Vấn đề nghèo đang được tỉnh quan tâm đầu tư
và có nhiều chính sách, tuy vậy ở một số huyện thì tỷ lệ nghèo vẫn còn cao. Việc
giải quyết vấn đề nghèo trong từng tỉnh là nhân tố quyết định sự thành công những
kế hoạch đặt ra. Để Phú Thọ: “ Hướng tới một trung tâm vùng cấp quốc gia.
Thái Ninh là một xã miền núi của huyện Thanh Ba thuộc tỉnh Phú Thọ. Về vị
trí địa lý: Phía đông giáp xã Năng Yên - Quảng Nạp. Phía bắc giáp xã Đông Lĩnh,
Đại An. Phía tây giáp thị trấn Thanh Ba. Phía nam giáp xã Ninh dân. Về giao
thông: Có trạm đường tỉnh lộ 2 với thị trấn của huyện, tuyến đường này mới được
nâng cấp 2004, sự thay đổi về chất lượng của tuyến quốc lộ này tạo điều kiện phát
triển kinh tế của toàn huyện nói chung và xã Thái Ninh nói chung. Các ngành dịch
vụ buôn bán phát triển, các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp có điều kiện
lưu thông thuận lợi sản phẩm hàng hóa. Nhìn chung, ở huyện Thanh Ba dân cư của
12/26 xã, thị trấn sống nhờ cây chè, với tổng diện tích 2000 ha và sản lượng hàng
năm có thể lên tới hàng triệu tấn. Xã Thái Ninh là nơi có diện tích trồng chè và sản

lượng thu hoạch sản phẩm chè lớn cho toàn huyện.
Diện tích tự nhiên của xã có 737 ha. Trong đó đất để sản xuất nông nghiệp là
308 ha. Diện tích đất lúa: 88ha. Dân số : 2.451 khẩu có 630 hộ. Người dân ở đây
sống chủ yếu bằng nông nghiệp chiếm 96%. Các ngành nghề chậm phát triển, xã
Thái Ninh không có nơi trao đổi buôn bán ( chợ) , ở xã không có nghề truyền
thống, mức sống bình quan thấp so với huyện, bình quân thu nhập năm 2005 là
4,21 triệu đồng/ năm.
Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, theo tiêu chuẩn xác định nghèo
mới nhất ( 2004) là dưới 200 ngàn đồng/ tháng thì vẫn còn 157 hộ chiếm 26,5 %.
2.2. Thực trạng nghèo đói
Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo so với cả nước. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2005 là
5%. Trong đó xã Thái Ninh có tỷ lệ hộ nghèo là 26,5%. Sau đây chúng ta đi vào
nghiên cứu tình hình nghèo đói của các hộ gia đình trên cơ sở thu nhập, chi tiêu,
điều kiện sinh hoạt để thấy rõ hơn mức độ nghèo đói của các hộ gia đình.
2.2.1. Thu nhập

×