Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Đề tài SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHICAGO – CME ( SÀN b2b )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHĨM
MƠN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đề tài: SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHICAGO – CME
( SÀN B2B )
    Họ và tên sinh viên – MSV

  :   

Nguyễn Thị Bình – 11180676
Nguyễn Thị Minh Hòa – 11181863
Nguyễn Gia Khiêm - 11182432
Trần Kiều Trinh - 11185291

                  Chuyên ngành                            :

Hải quan

                  Lớp                                             :

Hải quan 60

                  Hệ

Chính quy

                  :



                  Giảng viên hướng dẫn                :

ThS. Dương Thị Ngân

HÀ NỘI, 10/2021


Mục lục
1 Khái niệm........................................................................................................................ 1
1.1. Định nghĩa Sở giao dịch hàng hóa...........................................................................1
1.2.  Vai trị của sở giao dịch hàng hố...........................................................................2
1.2.1. Xác định và điều tiết giá trên thị trường hàng hoá.............................................2
1.2.2. Quản lý được rủi ro về giá.................................................................................2
1.2.3. Kênh đầu tư của nền kinh tế..............................................................................2
1.2.4. Hỗ trợ giao dịch hàng hoá vật chất....................................................................3
1.2.5. Hỗ trợ tài chính cho các đối tượng tham gia giao dịch......................................3
1.2.6. Hỗ trợ phát triển thị trường hàng hóa................................................................4
1.3. Đặc điểm của SGD (gắn với mô hình KD TMĐT B2B)..........................................4
2. Giới thiệu về CME Group & CME................................................................................9
2.1. Tên, vị thế................................................................................................................ 9
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của sàn giao dịch CME.........................................9
2.3. Vai trò của sàn CME..............................................................................................17
2.4. Sàn CME vận hành như thế nào.............................................................................18
2.5 List product.............................................................................................................20
2.6. Market Data...........................................................................................................23
2.7. Membership...........................................................................................................25
Tài liệu tham khảo:........................................................................................................... 27



1 Khái niệm
1.1. Định nghĩa Sở giao dịch hàng hóa
SGDHH là một loại thị trường đă ̣c biê ̣t được hình thành và phát triển đã từ lâu ở
những nước có nền kinh tế thị trường. SGDHH là mơ ̣t trong những tổ chức giao dịch mua
bán cổ truyền nhất trong thương mại, trong tiếng Anh SGDHH có nhiều tên gọi khác
nhau như: Commodity Exchange, Commodity Future Market, Corn Exchange,…
SGDHH xuất hiê ̣n ở châu Âu từ thế kỷ 11 đến thể kỷ 14 và nó được phát hiê ̣n ở Nhật Bản
vào thế kỷ 17, SGDHH hiê ̣n đại bắt nguồn ở Chicago, Mỹ giữa thế kỷ 19. 
Trên thế giới hiê ̣n nay có trên 40 quốc gia có SGDHH hiê ̣n đại được nới mạng
giao dịch tồn cầu, chủ yếu tập trung ở các nước phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh hoă ̣c
có các hàng hóa mũi nhọn như: Mỹ, Anh, Pháp, Nhâ ̣t, Nga, Trung Quốc, Nam Phi,… 
Ban đầu SGDHH là thị trường hàng hóa tâ ̣p trung đầu tiên ra đời để phục vụ cho
nhu cầu tiêu thụ nông sản của nông dân, giúp họ tránh được những rủi ro cho hàng hóa
nông sản. Dần dần, các cơ sở giao dịch đã vượt xa khỏi giới hạn ban đầu trở thành mô ̣t
trong những công cụ đầu tư hữu hiê ̣u nhất trong ngành tài chính. Yếu tố này của Sở giao
dịch đến các giai đoạn sau trở thành tiền đề để thiết lập nên những Sàn giao dịch khác,
hình thành nên một chuỗi các sở trên thế giới. Có thể kể đến các Sở giao dịch nổi tiếng
trên thế giới như: Brazilian Mercantile and Futures Exchange – BMF (Brazil); CME
Group - CME (Chicago, US); New York Mercantile Exchange – NYMEX (New York,
US); NYSE Euronext (Europe); London Metal Exchange – LME (London, UK); Risk
Management Exchange – RMX (Hannover, Deutschland);...
Mặc dù đã có quá trình lịch sử ra đời và phát triển lâu dài, khái nhiệm Sở giao dịch
hàng hóa không phải chỉ có duy nhất và được thống nhất chung. Mỗi một giai đoạn phát
triển, thậm chí mỗi quốc gia lại có khái niệm khác về Sở giao dịch hàng hóa.
Đứng về góc độ pháp lý của Việt Nam, Sở giao dịch hàng hóa được quy định tại
Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật Thương mại 2005, theo đó: “Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành
lập và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần theo quy
định của Luật Doanh nghiệp và quy định của Nghị định này”. 
Như vậy ta có thể hiểu rằng, Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách

pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kỹ

1


thuật cần thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những quy
tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.
1.2.  Vai trị của sở giao dịch hàng hoá
1.2.1. Xác định và điều tiết giá trên thị trường hàng hoá
Xác định giá là cơ chế thông qua đó giá phản ánh các thông tin về thị trường. Các
mức giá được thiết lập trên thị trường mở, qua đó phản ánh chính xác thực tế cung cầu
đối với thị trường hàng hoá trên cả thị trường giao ngay theo phương thức giao hàng ngay
và trên thị trường kỳ hạn và tương lai theo phương thức giao hàng trong tương lai. Lợi
ích của việc phát hiện giá có được từ quá trình thiết lập giá hiệu quả hơn, từ nguồn cung
lớn và dựa trên thông tin thị trường chính xác hơn.
1.2.2. Quản lý được rủi ro về giá
Sở giao dịch hàng hóa có thể cung cấp các giải pháp quản lý rủi ro về giá bằng
cách đưa ra các sản phẩm giao dịch hàng hoá tương lai và các hợp đồng quyền chọn.
Những công cụ này sẽ giải quyết được bất cập của thị trường khi Nhà nước không trực
tiếp can thiệp vào các hoạt động kinh doanh và khi các đối tượng tham gia thị trường phải
đối mặt với với những biến động của giá ngày càng phức tạp.
Việc sử dụng các công cụ liên kết hàng hoá giúp hạn chế rủi ro giá các mặt hàng
có thể mang lại sự ổn định hơn và cho phép hoạt động đầu tư sản xuất dài hạn và tăng
khả năng sản xuất với rủi ro cao hơn nhưng mang lại lợi ích cao hơn. Mặc dù, thực tế về
dài hạn sẽ có sự sụt giá của các mặt hàng, khả năng ngăn chặn sự vận động của giá trong
ngắn hạn mang lại cho người sản xuất nông nghiệp có tầm nhìn nhằm điều chỉnh việc sản
xuất và phân tán các rủi ro sẵn có.
1.2.3. Kênh đầu tư của nền kinh tế
Trong những năm gần đây, thị trường giao dịch hàng hoá phái sinh qua Sở giao
dịch hàng hóa đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Đóng góp sự tăng trưởng trên là do việc

thu hút các đối tượng tham gia thị trường hàng hoá vật chất. Tuy nhiên, các nhà đầu tư
tham gia thị trường với khối lượng lớn hơn nhờ việc giá hàng hoá tăng và sự không ổn
định của thị trường.
Sở giao dịch hàng hóa tạo ra nhiều lợi ích, là địa điểm được tổ chức dành cho hoạt
động đầu tư. Thứ nhất, trung tâm thanh toán bù trừ của Sở giao dịch hàng hóa hoạt động
như một đối tác dành cho tất cả giao dịch, giảm rủi ro vỡ nợ và tạo ra môi trường đầu tư
an toàn và tin cậy. Thứ hai, các quy định của Sở giao dịch hàng hóa, luật định và thủ tục
của Chính phủ kết hợp với những người xây dựng quy định và các đơn vị trung gian cung
cấp một nền tảng pháp lý, theo đó các hoạt động đầu tư có thể tăng lên và các tranh chấp
2


có thể được hoà giải, xử lý. Thứ ba, lợi ích của hoạt động đầu tư tạo ra tính thanh khoản
giúp hoạt động bảo hiểm rủi ro đạt hiệu quả.
1.2.4. Hỗ trợ giao dịch hàng hoá vật chất
Các đối tượng tham gia thị trường mới hoặc chưa có kinh nghiệm tham gia thị
trường thường đối mặt với ba yếu tố không chắc chắn: (i) Có thể thực hiện mua hoặc bán
hàng hoá khi cần; (ii) Đối tác có thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng (iii)
Hàng hoá khi nhận có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu. Sở giao dịch hàng hóa
có thể đáp ứng các yếu tố trên như là một phương án cuối của kênh giao hàng. Mặc dù,
phần lớn các hợp đồng tương lai thường không dẫn đến giao hàng hoá vật chất, nhưng
năng lực thực hiện giao hàng hoá của Sở giao dịch hàng hóa sẽ đảm bảo các đối tượng
tham gia thị trường có một kênh để thực hiện mua bán hàng hoá vật chất. Hơn nữa, Sở
giao dịch hàng hóa được coi là trung tâm của các đối tượng tham gia thị trường sẽ đưa ra
các điều kiện cụ thể tại hợp đồng niêm yết, do vậy, sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng
tham gia thị trường khi thực hiện giao dịch.
1.2.5. Hỗ trợ tài chính cho các đối tượng tham gia giao dịch
Chứng chỉ gửi hàng được sử dụng như là một loại ký quỹ là mô hình dễ dàng ứng
dụng nhất để thu hút nguồn tài chính để thực hiện giao dịch. Chứng chỉ kho hàng mang
lại cho các nhà tài chính khoản ký quỹ an toàn với tính thanh khoản cao. Sở giao dịch

hàng hóa cung cấp cho các nhà tài chính cơ chế để xác định giá trị khoản ký quỹ nhằm
thực hiện bảo hiểm rủi ro do sự biến đổi về giá trị và làm tăng tính thanh khoản của
khoản ký quỹ. Sở giao dịch hàng hóa có thể tăng mức độ an toàn trong quá trình xử lý
thông qua việc định giá đối với hàng hoá vật chất được lưu giữ. Các yếu tố phụ thuộc
trong mô hình này bao gồm khả năng giao dịch của chứng chỉ kho, hệ thống các đơn vị
quản lý kho hàng và ký quỹ đáng tin cậy và sự chấp nhận ngân hàng tham gia thị trường
hàng hoá tương lai.
Một phương thức để lựa chọn khác đó là Sở giao dịch hàng hóa có thể hỗ trợ các
nhà sản xuất tiếp cận trực tiếp tài chính hàng hoá thông qua các nhà đầu tư tại thị trường
vốn. Công cụ là các thoả thuận được mua lại trao đổi, giao dịch và thường gọi là “repos”.
Phương thức thứ ba để các đối tượng tham gia kinh doanh hàng hoá nhằm tìm
kiếm nguồn tài chính thông qua nghiệp vụ arbitrage giao ngay. Việc sử dụng nghiệp vụ
arbitrage giao ngay sẽ thiết lập lại giá ở mức được cân bằng bởi các yếu tố cơ bản của thị
trường.
(* Nghiệp vụ Arbitrage theo nghĩa nguyên thủy là việc lợi dụng sự chênh lệch tỷ giá giữa
các thị trường Forex khác nhau để thu lời thông qua hoạt động mua và bán. Trong trường
3


hợp mua ngoại hối tại thị trường rẻ nhất đồng thời bán số ngoại hối đó tại thị trường đắt
nhất thị gọi là Arbitrage.)
Cuối cùng, có nhiều cách để tạo mối liên hệ giữa tài chính và quản lý rủi ro về giá
trong các thoả thuận tài chính, cũng như trong các hợp đồng giao dịch hàng hoá vật chất.
Cách thức thứ nhất là mối liên kết giữa điều kiện thanh toán các khoản vay nợ của người
sản xuất hàng hoá với giá của một hàng hoá cụ thể có sử dụng các công cụ phái sinh.
Trong trường hợp giá giảm, người sản xuất sẽ trả lãi ít hơn và ngược lại. Cách thức thứ
hai là khi người xuất khẩu và người mua thoả thuận mức giá cố định đối với một khối
lượng hàng hoá định sẵn.
1.2.6. Hỗ trợ phát triển thị trường hàng hóa
Sở giao dịch hàng hóa tạo ra thị trường mà tại đây nhiều người mua và người bán

giao dịch qua các hợp đồng niêm yết bởi Sở giao dịch hàng hóa. Điều này giúp tiết giảm
chi phí tìm kiếm khách hàng là người mua hoặc người bán. Vai trò của trên còn được
phát huy trong bối cảnh thực hiện các giao dịch quốc tế. Chi phí thực hiện giao dịch mua
bán quốc tế có xu hướng lớn hơn so với mua bán trong nước và chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố như khoảng cách, thông tin bất đối xứng, các hàng rào thuế quan, sự khác biệt tập
quán kinh doanh, ngôn ngữ và văn hoá. Vì vậy, Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò là
một trung tâm để tiến hành giao dịch xuyên biên giới, thiết lập liên kết giữa các đối tượng
tham gia ngành hàng có môi trường pháp lý khác nhau, qua đó khuyến khích giao dịch
quốc tế. 
1.3. Đặc điểm của SGD (gắn với mơ hình KD TMĐT B2B)
Đặc trưng cơ bản của SGD
 Về chủ thể tham gia:
– Các khách hàng thông qua thành viên kinh doanh hoặc môi giới của Sở giao dịch hàng
hóa.
– Các thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa tự kinh doanh.
(Các khách hàng khơng trực tiếp thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở mà phải
thông qua thành viên kinh doanh.)
 Về đối tượng:
Giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa không có hàng hoá bán ra, mà chỉ mua bán hàng
hoá theo mẫu và quy cách. Đối tượng của hoạt động mua bán hàng hóa khơng cố định.
Tùy theo tiêu chuẩn, chất lượng và chủng loại mà hàng hóa đó trở thành đối tượng cụ thể

4


của từng Sở giao dịch. Tuy nhiên, hàng hóa được mua bán trên Sở giao dịch là những
hàng hóa được giao kết với số lượng lớn và có biến động về giá cả.
 Về hình thức:
Chỉ có giá trị pháp lý đối với hình thức thực hiện bằng văn bản. Trong đó, có một hợp
đồng phái sinh từ hợp đồng kia (hợp đồng quyền chọn mua hoặc bán) giúp nhà đầu tư

giảm thiểu rủi ro vì họ chỉ mất phí mua quyền, cịn lợi nhuận thì rất lớn.
Tại Sở giao dịch hàng hóa, việc mua bán thường không gắn liền với việc di chuyển
thực tế của hàng hoá, mà chỉ là mua bán quyền sở hữu hàng hoá. Do đó, Sở giao dịch
hàng hóa mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho
hoạt động đầu cơ của các nhà tài chính. 
Phân biệt Sở giao dịch Hàng hóa và Sàn giao dịch Hàng hóa
Sở giao dịch Hàng hóa là tổ chức pháp nhân vận hành và quản lý Sàn giao dịch
Hàng hóa theo quy định Nhà nước và pháp luật. Sở giao dịch Hàng hóa là nơi cung cấp
các thơng tin giao dịch cần thiết, dữ liệu thị trường để nhà đầu tư an tâm mua bán hợp
đồng tương lai trên Sàn giao dịch Hàng hóa. 
Do đó, Sở giao dịch Hàng hóa được xem là thị trường trung gian giúp nhà đầu tư
giao dịch hàng hóa theo thỏa thuận của 2 bên tham gia.
Ví dụ: Sở giao dịch hàng hóa Chicago thuộc Tập đồn CME (CME Group), bao
gồm bốn sàn giao dịch lớn là: CME, CBOT, NYMEX và COMEX.
Đặc trưng cơ bản của mô hình KD TMĐT B2B
TMĐT B2B (Business to business e-commerce) còn được định nghĩa là sự trao đổi
hàng hoá, dịch vụ hoặc thông tin giữa các doanh nghiệp với nhau qua mạng Internet. Các
website TMĐT B2B được phân thành các loại sau: website của doanh nghiệp, website
trao đổi, mua sắm và cung ứng sản phẩm, các website tìm kiếm chuyên biệt và các
website tổ chức các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp. 
Đây là loại hình TMĐT có sự liên kết chặt chẽ về CNTT qua nền tảng internet
giữa các doanh nghiệp. Khoảng 90% TMĐT theo loại hình này và phần lớn các chuyên
gia dự đoán rằng TMĐT B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn cả loại hình B2C. Thị
trường TMĐT B2B có hai thành phần chính đó là cơ sở số hoá và thị trường số hoá 

5


Hình 1.1. Các thành phần tham gia vào hệ thống giao dịch TMĐT
Hình 1.1 cho thấy các thành phần cơ bản tham gia vào hệ thống giao dịch TMĐT

như sau:
- (1) Hệ thống máy chủ mạng
- (2) Hệ thống máy chủ của đơn vị bán hàng
- (3) Dữ liệu của doanh nghiệp bán hàng trên website
- (4) Phần mềm tin học xử lý thông tin giao dịch
- (5) Trình duyệt internet của doanh nghiệp mua hàng
- (6) Hệ thống máy chủ kết nối các tiện ích cho phép TT trực tuyến 
- (7) Ngân hàng của doanh nghiệp bán hàng
- (8) Ngân hàng của doanh nghiệp mua hàng

6


Ngoài ra khi các doanh nghiệp tiến hành giao dịch qua bên thứ 3 thì xuất hiện
thành phần trung gian đó là bên trung gian. Bên trung gian này tổ chức hệ thống cơ sở kỹ
thuật để doanh nghiệp mua hàng và doanh nghiệp cung ứng tham gia giao dịch trên hệ
thống điện tử của doanh nghiệp trung gian này. Do đó, xuất hiện Ngân hàng của bên
trung gian trong hệ thống các thành phần cơ bản tham gia vào hệ thống giao dịch TMĐT
B2B. Các thông tin giao dịch trên thị trường hàng hóa được bên bán và bên mua đưa lên
mạng internet nhằm hỗ trợ hoạt động mua bán khiến cho thị trường ở đây được số hóa
phù hợp với nhu cầu mua bán trong môi trường kết nối mạng internet.
TMĐT B2B thực hiện một cách trực tiếp giữa bên mua và bên bán với nhau hoặc
việc mua bán được tiến hành thông qua một đối tác KD trực tuyến trung gian. Trung gian
đứng ra thực hiện chức năng tổ chức trung gian này có thể là tổ chức, là người hoặc là
một thế thống điện tử. 

Hình 1.2. Chuỗi cung cấp hàng hóa
Hình vẽ trên cho thấy tổng quan về chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp. Đặc điểm khác biệt so với chuỗi cung cấp hàng hóa truyền thống ở đây đó là
7



khách hàng chính là các doanh nghiệp. B2B truyền thống giao dịch thông tin dựa vào
điện thoại, máy fax hoặc EDI, trong khi đó B2B điện tử được thực hiện thông qua mạng
internet.
TMĐT B2B có hai loại giao dịch cơ bản: mua hàng ngay lập tức (spot buying) và
mua hàng chiến lược (strategic sourcing). Mua hàng ngay lập tức là cách thức mua hàng
hóa và dịch vụ theo giá thị trường, mức giá được thiết lập trên cơ sở cung và cầu thực tế.
Như vậy, cách thức mua hàng này thì bên mua và bán không biết nhau. Trong khi đó,
mua hàng chiến lược là việc giao dịch mua bán thông qua các hợp đồng dài hạn và trên
cơ sở thỏa thuận với nhau. Nếu có hỗ trợ bởi SGD của bên thứ ba thì cách thức mua hàng
chiến lược sẽ có hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với cách mua hàng ngay lập tức. 
Đặc điểm này của mô hình KD TMĐT B2B có nét tương đồng với đặc trưng cơ
bản của SGD đã được nêu ở trên. 

8


2. Giới thiệu về CME Group & CME
2.1. Tên, vị thế
CME Group là tên gọi tắt của Chicago Mercantile Exchange group - tập đoàn hàng
đầu thế giới về sở hữu và điều hành sàn giao dịch phái sinh. Thông qua các sàn giao dịch,
CME Group cung cấp phạm vi tiêu chuẩn rộng nhất trên tất cả các loại tài sản.
Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) là một trong 4 Sàn giao dịch Hàng hố lớn
thuộc Tập đồn CME, được xem là tổ chức có lịch sử ra đời lâu nhất trên thế giới, lớn
nhất của Mỹ. Đây là một sàn giao dịch có tổ chức để giao dịch các hợp đồng tương lai và
hợp đồng quyền chọn, trong các lĩnh vực nơng nghiệp, năng lượng, chỉ số chứng khốn,
ngoại hối, lãi suất, kim loại, bất động sản, và thậm chí cả lĩnh vực khí tượng thời tiết
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của sàn giao dịch CME
Qúa trình hình thành CME:

Sở Giao dịch Chicago ra đời vào năm 1898, hoạt động với tư cách là Chicago
Butter and Egg Board (Hội đồng Trứng và Bơ Chicago), trở thành đối thủ đáng gờm của
CBOT. Bấy giờ, sàn chỉ giao dịch 2 hợp đồng tương lai duy nhất là trứng và bơ.
Năm 1919 đổi tên thành CME.
Từ năm 70 của thế kỉ 20 trở đi CME trở thành 1 sàn giao dịch đa dạng cung cấp
hợp đồng phái sinh và tương lai dựa trên các sản phẩm tài chính và hàng hóa. 1961: phát
triển hợp đồng về mặt hàng thịt lợn ba chỉ (bacon), những hợp đồng đầu tiên dựa trên thịt
đơng lạnh, theo sau đó là trao đổi các mặt hàng sống - gia súc và lợn. 1969, công ty đã bổ
sung hợp đồng tương lai tài chính và tiền tệ, tiếp theo đó là hợp đồng lãi suất, trái phiếu
đầu tiên vào năm 1972.

9


Bảng đánh dấu bằng phấn của Hội đồng Thương mại Chicago, đầu những năm 1900.

Hợp đồng mặt hàng sống - heo được giới thiệu vào 1966.

10


11


Hợp đồng bạch kim được ra mắt vào 1956, vàng ra mắt vào 1975.
Từ hình thức phi lợi nhuận đến năm 2000, CME chính thức chuyển thành 1 cơng
ty cổ phần được giao dịch công khai và trở thành sàn giao dịch đầu tiên của nước Mỹ
niêm yết cổ phiếu.

 Sự thành lập của CME Group:

Năm 2007, CME được sáp nhập với Ủy ban Thương mại Chicago (CBOT) tạo
thành Tập đoàn CME sau hơn một thế kỷ cạnh tranh, và trở thành sàn giao dịch tài chính
lớn nhất thế giới.

12


Ban lãnh đạo CME Group rung chuông mở đầu cho ngày giao dịch đầu tiên hợp nhất.

13


Năm 2008, CME Group mua lại NYMEX Holdings – công ty mẹ của Sở giao dịch
hàng hóa New York (NYMEX), bổ sung năng lượng và kim loại quý vào các sản phẩm
đa dạng của mình và Sở giao dịch hàng hóa COMEX - 2 sở giao dịch hàng hóa lớn tại
Mỹ và trở thành sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới.
Trong năm 2010, khối lượng giao dịch ước tính đạt hơn 3 tỷ hợp đồng, trị giá $9
nghìn tỷ với 83% các giao dịch được thực hiện điện tử.
Cuối năm 2017, Sở giao dịch hàng hóa Chicago đã chính thức giao dịch bằng hợp
đồng tương lai Bitcoin.
Đến nay, Tập đoàn CME mở rộng hiện mang đến cơ hội quản lý rủi ro trên tất cả
các loại tài sản chính. 
VD: Thời tiết
CME Group xác định động lực bao trùm của nền kinh tế toàn cầu vào năm 1999
và giới thiệu các sản phẩm hợp đồng tương lai thời tiết. Các công cụ đầu tư thay thế này
dựa trên các dự đoán như nhiệt độ, bão, tuyết rơi và băng giá cho các thành phố trên khắp
thế giới. Khi thời tiết ảnh hưởng đến mọi thứ, từ năng suất cây trồng nông nghiệp đến
nhu cầu năng lượng, ngày càng nhiều doanh nghiệp thời vụ sử dụng các công cụ thời tiết
để chống lại các điều kiện khí hậu. 


14


Hợp đồng tương lai sương giá được giới thiệu, 2005

Các hợp đồng tương lai của bão được giới thiệu, 2009

15


Các hợp đồng thời tiết liên quan đến nhiệt độ được giới thiệu, 1999
Với cam kết, mục tiêu: trung bình xử lí 3 tỉ hợp đồng trị giá hàng tỉ đô la mỗi năm.
Một số giao dịch tiếp tục diễn ra theo phương thức hô giá công khai, nhưng 80% các giao
dịch được thực hiện bằng điện tử thông qua nền tảng giao dịch điện tử CME Globex.
Ngoài ra, CME Group vận hành CME Clearing, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đối tác
trung tâm hàng đầu.

16


17


2.3. Vai trị của sàn CME
Có thể nói CME đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong Thị trường Tài chính thế
giới nói chung và Thị trường Tài chính Mỹ nói riêng. Sự ra đời của sàn giao dịch CME
đã cung cấp cho các Nhà kinh doanh và Nhà đầu tư trên thế giới một thị trường giao dịch
an toàn minh bạch. 
Ở đó, Nhà đầu tư có thể mua bán một hợp đồng tương lai với khối lượng lớn chỉ
trong thời gian rất ngắn. 

Hình thành tiêu chuẩn giao dịch: Tại CME sẽ ln có sự phân loại các cấp độ
thương mại. Các công ty sẽ phải đăng ký các nhãn hiệu khác nhau. Các giao dịch luôn
phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn của loại hợp đồng mẫu. Các công ty được cấp phép đấu
giá tại sàn CME chắc chắn đều sẽ là những công ty đã được kiểm duyệt chất lượng
Quy định mức giá cả: Tại CME sẽ diễn ra các giao dịch mua bán mỗi ngày với số
lượng vơ cùng lớn vì thế mà nó cũng có thể loại bỏ được các yếu tố bên ngoài thị trường
tác động lên giá cả của hàng hóa. Như vậy, giá cả của các mặt hàng tại CME sẽ gần như
sát nhất với thực tế cung và cầu của các bên. Hàng ngày, CME sẽ có báo giá cụ thể từng
loại hàng hóa và có báo giá trực tiếp, cơng khai trên các thị trường chứng khoán theo một
nguyên tắc mà được cả thị trường chấp thuận. Một điểm nữa là tại sàn giao dịch của
CME, tất cả các giao dịch đều được mở, kết với sự công khai tuyệt đối.
Không những thế, với mối quan hệ đối tác rộng rãi cùng rất nhiều Sở giao dịch
trên khắp thế giới, CME cung cấp đa dạng hóa danh mục đầu tư, đáp ứng mọi nhu cầu
của nhiều khách hàng. 
Thêm vào đó, sàn CME cịn cung cấp dịch vụ có tính thanh khoản cao, các chức
năng thanh toán, bù trừ và báo cáo giao dịch cho phép Nhà đầu tư giao dịch một cách
hiệu quả nhất.  
CME cũng sẽ là người đứng ra giải quyết các vấn đề tranh chấp, phát sinh trong
khi giao dịch các loại hàng hóa của các bên => như 1 trọng tài. CME sẽ có quan điểm
trung lập và đưa ra phương án xử lý theo đúng các nguyên tắc của sàn giao dịch.
2.4. Sàn CME vận hành như thế nào  
Sàn CME cung cấp nền tảng cho các giao dịch tương lai, cho phép Nhà đầu tư có
thể mua các loại hàng hóa với mức giá định trước. Sàn giao dịch sẽ trực tiếp tham gia vào
việc lập ra các quy tắc thương mại cũng như là nền tảng cung cấp các thông tin liên quan
đến thị trường để đảm bảo cơ chế của hoạt động thanh toán.

18


VD: Ngành hàng không và dầu là nguyên liệu thiết yếu nhưng giá dầu lại rất dễ biến

động. Do vậy, việc dự trù chi phí ngun liệu để tính tốn và đưa ra mức giá phù hợp cho
vé máy bay trở nên khó khăn. Lúc này, CME cho phép các hãng hàng không mua trước
dầu với mức giá định sẵn, và có thể nhận sản phẩm khi có nhu cầu.
Ngồi dầu, rất nhiều loại hàng hóa đã được thiết lập nền tảng giao dịch tương lai
như cafe, dầu brent, dầu thơ, khí tự nhiên, vàng bạc đồng, các loại cổ phiếu,… đặc biệt có
cả Bitcoin, Ethereum. Đặc biệt, CME là sàn giao dịch tương lai duy nhất cung cấp các
công cụ phái sinh dựa trên các sự kiện thời tiết, cho phép các nhà giao dịch đặt cược vào
nhiệt độ lạnh, ánh nắng mặt trời hoặc lượng mưa.
Ví dụ về CME giúp quản lý rủi ro: Thị trường mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư
muốn kiếm lợi từ biến động giá cả. Rủi ro về giá xuất phát từ nhiều nguồn: thời tiết, dịch
bệnh, chính sách của chính phủ, quyết định chính trị, chiến tranh, chi phí nhiên liệu và
giá trị của đồng đô la Mỹ cũng làm tăng thêm sự không chắc chắn trên các thị trường này.
VD, một chủ trang trại chăn ni gia súc có thể lo ngại về giá thấp hơn tại thời
điểm động vật của anh ta sẽ sẵn sàng để đưa ra thị trường. Chủ trang trại đó có thể tính
tốn giá tiền mặt mà anh ta cần cho đàn gia súc của mình và bán gia súc sống của CME
Group để đảm bảo lợi nhuận của anh ta mặc dù giá thị trường cho đàn của anh ta giảm. 

19


2.5 List product
Truy cập để xem chi tiết List Product: /> Các sản phẩm chủ yếu trên sở giao dịch hang hóa CME:
Nhóm hàng hóa nơng nghiệp (Agriculture): Ngũ cốc, Đậu nành, Gia súc, Sữa loại IV,
Sữa loại III, Sữa bột khơng chất béo, Lúa mì khơ, Phơ mai, Bơ và Gỗ có chiều dài ngẫu
nhiên
Tiền ảo (Cryptocurrencies): Bitcoin, Ether: Kể từ tháng 12 năm 2017, hợp đồng
tương lai bitcoin được giao dịch, và hiện tại CME là nơi duy nhất mua bán hợp đồng
tương lai Bitcoin. Hợp đồng tương lai Ether được giao dịch kể từ tháng 2 năm 2021.
Sản phẩm chỉ số vốn chủ sở hữu (Equities)
20



Ngoại hối (Foreign Exchange)
Hợp đồng lãi suất tương lai (Interest Rate):

Vd: Bitcoin Futures

Chú thích:
Bitcoin futures and options: tên loại hàng
GLOBEX CODE: code giao dịch hàng hóa được quy định theo từng tháng.
21


LAST: trị giá 1 hợp đồng trong phiên gần nhất
CHANGE: thay đổi so với phiên gần nhất
VOLUME: Lượng hàng hóa khả dụng
as of September 28 2021, 07:12am CT: thời gian cập nhật số liệu trên
Over view: Tin tức mới, giới thiệu chung về mặt hang
Quotes + SETTLEMENTS: bảng kê những biến động về giá hàng hóa trong tương lai

VOLUME & OPEN INTEREST: biến động về số lượng và khối lượng mở
TIME & SALES: bảng ghi nhận biến đổi giá tính theo giây
SPECS: chi tiết hàng hóa

22


-CONTRACT UNIT: giá trị hợp đồng, VD: 1 hợp đồng Bitcoin futures tương ứng với 5
bitcoin (giá dựa trên CME CF Bitcoin Reference Rate (BRR) 1 bitcoin=$43474.39 => 1
hợp đồng giao dịch trị giá 5x $43474.39

- PRICE QUOTATION: đơn vị quy đổi VD => giá trị nhận được cuối cùng ko phải là
bitcoin mà là dollar
-TRADING HOURS: Thời gian giao dịch
- MINIMUM PRICE FLUCTUATION: giá tối thiểu
-PRODUCT CODE: mã gốc của hàng hóa
- LISTED CONTRACTS: quy tắc niêm yết hợp đồng
-SETTLEMENT METHOD: phương thức giải quyết
-TERMINATION OF TRADING: thời gian kết thúc giao dịch
- Phân còn lại là các quy tắc giao dịch chi tiết

23


×