NGHỆ THUẬT TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Cập nhật: 09/03/2013 11:35:00 SA
Bản in
More Sharing ServicesChia sẻ
Bạn phải luôn lên kế hoạch để có thể vượt qua những câu hỏi phỏng vấn và trả lời chúng
bằng những kĩ thuật tốt nhất của mình đồng thời kết hợp mọi thứ lại một cách chặt chẽ
vào trong câu trả lời của bạn. Dưới đây là một vài câu hỏi phỏng vấn thường gặp mà nhà
tuyển dụng thường hay hỏi và kèm theo là những gợi ý giúp bạn chuẩn bị thật tốt câu
trả lời của mình trước buổi phỏng vấn.
- Hãy nói về bản thân bạn.
Trả lời
– ( câu trả lời của bạn nên tập trung vào những kĩ năng và kiến thức mà bạn có
hơn là kể về cuộc sống riêng tư). Hãy nói về nghề nghiệp hiện tại của bạn, những kinh
nghiệm bạn đã có trong các công việc trước đây, điều gì đã thúc đẩy và tại sao bạn lại
thích công việc này.
- Điểm mạnh của bạn là gì?
Trả lời
- Chuẩn bị đưa ra những dẫn chứng hoặc chứng minh điểm mạnh của bạn là gì.
Hãy nói về kĩ năng bán hàng của bạn, cách bạn đàm phán với khách hàng; cách bạn
phát triển việc kinh doanh và tuyển dụng những nhân viên mới cho công ty. Bạn có khả
năng làm việc tốt dưới áp lực và sở hữu những kĩ năng tổ chức tốt hay không. Bạn có
phải là người năng động không? Có thể bạn sẽ tạo nên sự hòa hợp một cách nhanh
chóng và có được những kĩ năng giao tiếp hoàn hảo.
- Những thành tựu mà bạn đã đạt được trong sự nghiệp của mình cho tới thời
điểm này là gì?
Trả lời
– chọn những thành tựu liên quan đến công việc càng gần đây nhất càng tốt.
Một vài dẫn chứng có thể là sự thành công trong công việc hoặc những mục tiêu đạt
được và có khả năng được tiến cử vào thành viên trong ban quản trị của công ty. Trúng
thầu cho một hợp đồng mới, hoặc mang về cho công ty những khách hàng quan trọng.
Sự thăng tiến nhanh chóng trong công ty trước đây.
- Những điểm yếu của bạn là gì?
Trả lời
– một lỗi thường thấy là bạn nói bạn không có điểm yếu nào cả - điều này chỉ
khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ bạn nhiều hơn và nó có thể vô tình làm cho bạn trở
thành người tự cao tự đại. Cố gắng chỉ đề cập đến một điểm yếu “ tốt ” và nó cũng có
thể sẽ trở thành điểm mạnh của bạn, chẳng hạn “ tôi gặp khó khăn khi phải làm việc với
những người thiếu trách nhiệm trong công việc; tiêu chuẩn làm việc của tôi rất cao và tôi
cho rằng người khác cũng phải làm việc tương tư như tôi. Tôi đang học cách nói thẳng
và yêu cầu người khác đóng góp nhiều hơn nữa trước khi tôi cảm thấy giận dữ bởi lượng
công việc mà họ làm không tương xứng với lượng công việc của tôi”.
- Tại sao bạn lại tìm công việc mới?
Trả lời
– giải thích là bạn đang muốn tìm một thử thách mới, một tương lai nghề nghiệp
tốt hơn hoặc bạn muốn thay đổi môi trường làm việc mới. Nên nhớ đây không phải là lúc
để bạn nói những điều không tốt về ông chủ trước đây của mình, bạn phải giữ nguyên
thái độ tích cực về họ trong suốt buổi phỏng vấn và nếu bạn không biết nói những điều
theo hướng tích cực thì tốt hơn hết là bạn không nên nói gì cả.
- Một vài câu hỏi khác bạn có thể chuẩn bị trước buổi phỏng vấn;
-Bạn thích gì về việc tuyển dụng?
-Điều gì bạn cho là có thể khiến bạn trở thành một nhà tư vấn tuyển dụng thành công?
-Bạn làm cho mình trở nên năng động bằng cách nào? Mục tiêu cá nhân và nguyện vọng
nghề nghiệp của bạn là gì?
-Làm cách nào bạn có thể làm việc dưới áp lực và đảm bảo rằng bạn đáp ứng những
mục tiêu của mình?
-Bạn đang muốn tìm kiếm điều gì trong công ty mới của bạn?
-Bạn cảm thấy thế nào khi phải làm việc trong một thời gian dài?
-Bạn có phải là một người năng động?
-Làm thế nào bạn có thể đóng góp thêm lợi nhuận vào cho công ty?
-Theo bạn, trong 5 năm tới nữa vị trí của bạn sẽ là gì?
TẠO ẤN TƯỢNG CHO HỒ SƠ XIN VIỆC
Mỗi nhà tuyển dụng có thể nhận được hàng trăm hồ sơ dự tuyển cho một vị trí. Và trong
số hàng trăm hồ sơ "thượng vàng hạ cám" ấy, chỉ có vài hồ sơ nổi trội khỏi đám đông.
Bạn có muốn hồ sơ tuyển dụng của mình bắt mắt nhà tuyển dụng? Hãy chú ý đến những
lời khuyên sau:
1. Hồ sơ xin việc của bạn là yếu tố đầu tiên đập vào mắt nhà tuyển dụng. Những hồ sơ
xin việc rõ ràng, sạch sẽ, sử dụng phông chữ dễ đọc, hoặc viết tay rõ ràng sẽ khiến nhà
tuyển dụng thích thú đọc hơn.
2. Có thể bạn đã nghe rất nhiều về điều này: viết đúng chính tả là một việc nhỏ nhặt
nhưng quan trọng. Một bộ hồ sơ xin việc viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, không tẩy
xóa, không bỏ trống khoảng trắng sẽ giúp bạn lọt qua "vòng gác cổng". Bạn có biết,
mỗi lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp từ những gì bạn viết sẽ khiến chúng tôi ngừng lại, suy nghĩ
về tính cẩn thận và quan tâm đến từng chi tiết của bạn. Nếu vị trí bạn muốn nộp đơn là
công việc đòi hỏi tính cẩn thận như: kế toán, thư ký coi như bạn đã bị loại ngay từ
vòng đầu. Đừng để chúng tôi phải nghĩ ngợi khi đọc hồ sơ của bạn.
3. Đủ thông tin liên lạc. Bạn phải ghi đầy đủ số điện thoại di động, điện thoại nhà, địa
chỉ email (nhưng bạn nhớ phải thường xuyên kiểm trang email) và địa chỉ liên hệ nào mà
chúng tôi có thể dễ dàng liên lạc với bạn nhất. Tôi đã nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc
trong đó chỉ có mỗi số điện thoại nhà. Và điều gì sẽ xảy ra khi chúng tôi cần gọi cho bạn
để hẹn cuộc phỏng vấn, nhưng bạn đi vắng không có ở nhà. Có thể, bạn sẽ bị bỏ lỡ một
cơ hội nơi công ty chúng tôi.
4. Xác định "mục tiêu" rõ ràng. Vì mục tiêu của bạn chính là cơ sở để chúng tôi biết được
về kỹ năng, kinh nghiệm, đặc điểm và những nhu cầu mà chúng tôi, những nhà tuyển
dụng, đang tìm kiếm có nằm ở con người bạn hay không. Phải làm sao để nhà tuyển
dụng có thể nhìn vào mục tiêu của bạn là biết chính xác bạn đang vươn tới điều gì. Đừng
viết những câu chung chung kiểu: "Tôi đang tìm kiếm một cơ hội thử thách, mong muốn
làm việc với một người sếp cấp tiến, người có thể cho tôi nhiều cơ hội phát triển". Thực
tế là tôi đã nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc trong đó viết: "Tôi đang tìm kiếm vị trí
nhân viên marketing ở công ty quý vị, vị trí mà tôi tin là tôi có thể tận dụng được hết khả
năng của mình trong việc phát triển quảng cáo, các loại hình marketing khác, thiết kế và
viết lời cho trang web. Trong lúc này, tôi cũng hy vọng là tôi có thể thu thập kinh nghiệm
về nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh trong dịch vụ internet và phân
khúc thị trường". Với những mục tiêu thiếu tập trung như vậy, bạn nghĩ là tôi có gọi điện
thoại mời ứng viên đó đến phỏng vấn không?
5. Trong phần "năng lực nghề nghiệp", bạn nên dành để đưa ra những điểm mạnh của
mình về kinh nghiệm nghề nghiệp, những kỹ năng nghề nghiệp của riêng bạn, đặc điểm
cá nhân mà bạn cho rằng nó phù hợp với ngành nghề bạn đang muốn làm trong tương
lai và một vài công việc hiệu quả liên quan đến vị trí dự tuyển mà bạn đã làm từ trước
đến nay.
6. Hãy liệt kê những vị trí bạn đã từng làm qua ở các công ty cũ. Chúng sẽ cho chúng tôi
hình dung một phần nào về công việc trước đây của bạn. Sau đó, hãy ghi rõ cho chúng
tôi biết nếu bạn được nhận vào vị trí tuyển dụng của công ty chúng tôi, bạn sẽ có đóng
góp những gì. Đừng bắt nhà tuyển dụng phải tra cứu mọi thông tin về bản thân bạn. Họ
không có nhiều thời gian đến thế đâu.
7. Đừng quên liệt kê những thành tích của mình ở công ty cũ. Hãy nêu chúng như thể đó
là lý do khiến chúng tôi phải tự hào vì chúng tôi sắp có được một nhân viên giỏi việc.
8. Trong phần "Bằng cấp", hãy ghi ra tất cả những bằng cấp và khóa học mà bạn đã trải
qua. Hãy ghi luôn cả những chức vụ, vị trí bạn làm trong suốt thời gian đi học. Ví dụ:
"Lớp trưởng lớp ", "Thư ký nhóm hoạt động tình nguyện ". Những điều ấy sẽ giúp nhà
tuyển dụng chúng tôi có được cái nhìn toàn thể về các hoạt động ngoại khoá của bạn.
Chúng tôi sẽ ấn tượng hơn nếu biết rằng ngoài việc học, bạn còn hoạt động xã hội tích
cực. Những công việc xã hội bạn từng làm trong thời gian đi học thường được các nhà
tuyển dụng đánh giá cao là: tình nguyện viên, hoạt động tổ chức từ thiện, lãnh đạo lớp,
tổ chức xã hội, tham gia các đội thể thao, hoặc có thành tích thể thao cá nhân Ngay cả
khi bạn làm việc part-time để kiếm tiền đi học cũng là một thành tích đáng để ghi vào hồ
sơ xin việc của mình.