Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cách tạo ấn tượng tốt trong ngày làm việc đầu tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.78 KB, 6 trang )

Cách tạo ấn tượng tốt trong ngày
làm việc đầu tiên

Theo Diane Decker, Victoria Hoevemayer và Marianne Rowe – Dimas, các tác
giả của cuốn sách nổi tiếng Survival Guide (Bài học tồn tại) (JIST, 2006) thì trong
ngày làm việc đầu tiên, dù ở bất kỳ phòng ban nào, bạn cũng chỉ có từ 7 giây đến 4
phút để thuyết phục giám đốc và các đồng nghiệp rằng mình là một nhân viên mới
tiềm năng.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, bạn sẽ là tâm điểm của mọi sự chú ý và
là đề tài bàn luận của đồng nghiệp. Họ sẽ chú ý từ sự tự tin, các tố chất, trình độ học
vấn cho đến rất nhiều những thứ khác. Và cho dù bạn có thể vượt qua cuộc sát hạch
này một cách êm đẹp thì bạn vẫn phải trải qua một tuần kế tiếp làm việc dưới con mắt
giám sát của giám đốc và đồng nghiệp, những người đang đánh giá để quyết định xem
bạn có thực sự phù hợp với công việc mới này hay không.

“Ấn tượng đầu tiên của người khác về bạn là cực kỳ quan trọng, vì dù thời gian
để tạo ra ấn tượng là rất ngắn nhưng nó sẽ còn lại mãi mãi. Bạn hầu như không có cơ
hội để thay đổi hay sửa chữa ấn tượng đầu tiên không mấy tốt đẹp của người khác đối
với bạn”, các tác giả của
Survival Guide cảnh báo.

Là một nhân viên mới của công ty, bạn sẽ không tránh khỏi lo lắng trong một
vài ngày làm việc đầu tiên, nhưng bạn có thể yên tâm rằng mình sẽ được khoan dung
và thông cảm do vẫn còn chưa quen với văn hóa công ty và sự kỳ vọng của Ban giám
đốc. Tuy nhiên, có một số vấn đề bạn cần lưu ý để các đồng nghiệp không có ấn tượng
xấu về mình.

Những loại phục trang cần tránh

Quyết định cách phục trang trong tuần làm việc đầu tiên là một công việc khó
khăn khi bạn vẫn đang còn chưa nắm rõ văn hoá công ty. Tuy nhiên, bạn nên tránh


những kiểu thời trang rườm rà, những trang phục dị hợm hoặc đầu tóc sặc sỡ, hay bất
kỳ kiểu quần áo nào quá màu mè, quá ngắn, quá trễ, hở hang hoặc nhăn nhúm.

Nếu bạn vẫn cảm thấy băn khoăn về cách ăn mặc của mình, thi thông thường
người quản lý có thể cung cấp cho bạn những quy định cụ thể về trang phục. Nếu bạn
không nhận được những chỉ dẫn này trước ngày đi làm đầu tiên thì hãy liên lạc với
phòng nhân sự để được họ hướng dẫn.

Đi làm muộn

Đó là ấn tượng xấu nhất. Trên thực tế, đi làm đúng giờ hoặc thậm chí sớm hơn
vài phút là một trong những yếu tố để hình ảnh của bạn trở nên tốt hơn trong mắt sếp.
Để khỏi rơi vào tình cảnh trớ trêu này, hãy ước lượng thời gian từ nhà tới cơ quan dôi
ra một chút, đề phòng những sự việc bất ngờ, tắc đường, cấp cứu hoặc thời tiết thay
đổi đột ngột có thể làm chậm trễ hành trình của bạn.

Không tìm hiểu kỹ về công ty
Dĩ nhiên là bạn đã tìm hiểu về công ty trước khi đến phỏng vấn nhưng chắc
chắn rằng bạn sẽ phải tốn nhiều công sức để học cách biến mình từ một nhân viên mới
trở thành thành viên của một tổ chức. Thông qua những tài liệu được cung cấp, hãy
tìm hiểu thật kỹ về lịch sử hình thành, giá trị, nhiệm vụ, tầm nhìn và những điểm khác
biệt với đối thủ cạnh tranh của công ty bạn. Ngoài ra những nguồn thông tin khác như
website của công ty, báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu, các nhân viên cũ, thậm chí
là người quen của nhân viên cũ của công ty cũng là những kênh thông tin đáng lưu ý.

Không chú tâm nhớ tên đồng nghiệp

Không thể kỳ vọng việc bạn bước vào cửa văn phòng ngày đầu tiên và nhớ
được hết tên cũng như họ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, như Dale Carnegie đã từng
nói: “Tên của ta là thứ âm thanh du dương hơn tất thảy”, vậy nên các đồng nghiệp sẽ

có cảm tình với bạn nếu bạn nhớ và gọi đúng tên của họ. Và đây là một lý do hoàn
toàn xác đáng để bạn nỗ lực nhớ tên những đồng nghiệp trong ngày làm việc đầu tiên.
Một thủ thuật nhỏ để nhớ tên một người là liên tưởng tên họ với ai đó hoặc cái gì đó dễ
dàng lưu lại trong óc bạn.

Sử dụng ngôn từ không phù hợp

Khi nói chuyện với bạn bè và gia đình, bạn không phải câu nệ khi sử dụng từ
ngữ “đặc thù” của mình và luôn thoải mái trong cung cách nói chuyện. Tuy nhiên nếu
sử dụng y nguyên các ngôn từ đó ở nơi làm việc, thì chắc chắn bạn sẽ gây phản cảm
cho giám đốc, đồng nghiệp và khách hàng. Đây là một lỗi ngớ ngẩn mà bạn hoàn toàn
có thể khắc phục. Những từ ngữ thô thiển, tiếng lóng, tuyệt đối nên tránh sử dụng ở
nơi làm việc.

Lạm dụng điện thoại

Điện thoại di động đã trở thành 1 phần tất yếu trong cuộc sống của chúng ta, nó
tự nhiên ến nỗi chúng ta cầm lấy chúng mà ko suy nghĩ gì, sử dụng chúng khi đi chợ,
trên xe ô tô hay trong nhà hàng. Chúng thậm chí còn xâm nhập ồ ạt vào công sở, tuy
vậy hãy lưu ý khi nào thì điện thoại của bạn trở thành sự phiền hà đối với người khác.
Nếu cần phải sử dụng điện thoại, hãy sử dụng 1 cách gọn gàng và tốt nhất là nên tìm 1
nơi nào đó kín đáo để tiện việc nói chuyện. Nếu bạn đang ở trong 1 buổi họp hoặc 1
bữa tiệc kinh doanh, hãy đặt điện thoại của bạn ở chế độ rung hoặc tắt hẳn nó đi. Nếu
cần phải mang theo điện thoại đi họp, hãy thông báo trước với các thành viên rằng bạn
đang mở điện thoại và lý do tại sao bạn cần phải làm thế.

Thái độ sai lầm

Rất nhiều nhân viên mới tỏ ra thiếu chú tâm vào giai đoạn huấn luyện và định
hướng công việc vì họ thấy chúng nhàm chán, hoặc là quá cơ bản nên được xem là phí

thời gian. Thái độ này không chỉ làm bạn bị đánh giá là thiếu nhiệt tình đối với nhiệm
vụ của mình mà còn khiến bạn mất cơ hội đề xuất những vấn đề có thể mang lại lợi ích
cho bạn sau này.

Nỗ lực không ngừng để thể hiện bản thân như một nhân viên nhiệt tình, năng
động sẽ được đền bù xứng đáng. Nếu đồng nghiệp của bạn có ấn tượng tích cực về bạn
trong lần gặp đầu tiên, thì điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đến cách nhìn của họ đối với
bạn trong tương lai. Tuy nhiên để duy trì những ấn tượng tích cực đó, bạn phải luôn nỗ
lực. Đây là lời khuyên của ba tác giả quyển sách “Survival Guide”.

“Hãy nhớ những người bạn tiếp xúc sẽ đánh giá bạn từng ngày. Đó là các khách
hàng, những người quản lý và đồng nghiệp của bạn. Bạn có thể biến những đánh giá

×