Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

LS 6 Tuan 26 Tiet 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.06 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 26 Tiết: 25. Ngày soạn: 01/03/2016 Ngày dạy: 03/03/2016. BÀI 23: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII-IX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau bài học học sinh cần: - Biết được những thay đổi lớn về chính trị- kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường - Trình bày được những diễn biến chính trên lược đồ và kết quả của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan - Trình bày được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trên lược đồ - Rút ra được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng 2. Thái độ: Tự hào về tinh thân, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng trình bày diễn biến của một cuộc khởi nghĩa trên lược đồ, kĩ năng liên hệ, so sánh, nhận xét. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh có liên quan. 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập, học bài theo yêu cầu của giáo viên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp học: Lớp 6A1………………………………….Lớp 6A2………………………………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đã học (thế kỉ I đến thế kỉ VI). 3. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Từ khi đất nước rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân ta liên tục đấu tranh để giành độc lập, tinh thần bất khuất, quyết tâm giành độc lập dân tộc sẽ tiếp tục được thể hiện qua những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX mà hôm nay các em sẽ được tìm hiểu. GV: giới thiệu bố cục của bài học 4. Bài mới: (37 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình chính trị kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường (8 phút) GV: năm 679, nhà Đường đô hộ nước ta ? Em hãy cho biết chế độ cai trị của nhà Đường đối với nước ta?(về tổ chức đơn vị hành chính, sắp đặt bộ máy thống trị, giao thông đường xá) HS: dựa vào SGK, trả lời- nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, các châu huyện do người Trung Quốc cai trị. GV: nhà đường chia lại đơn vị hành chính nước ta, cho học sinh xem lược đồ đơn vị hành chính nước ta dưới thời Đường, hướng dẫn học sinh quan sát, xác định sự thay đổi về đơn vị hành chính, xác định phủ đô hộ nhà Đường đặt ở Tống Bình Chuẩn kiến thức ? Tại sao nhà Đường lại cho sửa sang đường bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận huyện? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Để thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta dễ dàng hơn và bóc lột được nhiều hơn của cải của nhân dân. 1. Tình hình chính trị- kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường. - Năm 679, nhà Đường đổi nước ta thành An Nam đô hộ phủ, nhà Đường trực tiếp cai trị đến các huyện. - Cho sửa sang đường xá, xây thành đắp lũy, tăng quân số..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ta. ? Nhà Đường đã thực hiện chính sách bóc lột nhân dân ta như thế nào? HS: Dựa vào SGK, trả lời: chính sách thuế khóa, cống nạp GV: chuẩn kiến thức, cho học sinh xem các hình ảnh về những sản vật quý giá mà dân ta phải cống nạp cho nhà Đường đặc biệt là vải quả một đặc sản của nước ta được các vua Đường rất ưa chuộng Giáo viên giới thiệu về chính sách thuế của nhà Đường: Tô, Dung, Điệu ? Em có nhận xét gì về chính sách thống trị của nhà Đường đối với nước ta? HS: chính sách tham lam tàn bạo GV: Nhà Đường siết chặt thêm bộ máy đô hộ, tăng cường bóc lột tàn bạo hơn, điều đó dẫn tới đời sống nhân dân ngột ngạt, kinh tế nước ta kiệt quệ. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (12 phút) GV: Khái quát một số nét chính về Mai Thúc Loan ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ? HS: dựa vào SGK, nêu ngắn gọn nguyên nhân GV: Bấy giờ đang mùa vải quả, bọn thống trị bắt nhân dân cống nạp và đi phu để gánh vải sang triều cống nạp cho nhà Đường. Một ngày đầu hè oi ả, Mai Thúc Loan cùng đoàn phu gánh vải đi nộp cống. Đường xa, nắng gắt, càng mệt mỏi, lòng người oán giận quân đô hộ. Mai Thúc Loan hô hào mọi người không đi nữa mà trở về chuẩn bị nổi dậy chống bọn đô hộ. Mọi người đồng lòng nghe theo.... chốt, do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Đường, cụ thể là chính sách cống nạp vải, bắt nhân dân gánh vải quả sang cống nạp Đọc, phân tích khái quát đoạn thơ trong SGK GV: Treo lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa, giải thích các kí hiệu, trình bày diễn biến chính cuộc khởi nghĩa trên lược đồ HS: theo dõi GV trình bày, sau đó trình bày lại GV: chốt, ghi bảng, nhấn mạnh nhân dân tôn Mai Thúc Loan là Mai Hắc Đế. - Đặt nhiều loại thuế, tăng cường cống nạp sản vật quý đặc biệt là vải quả.. 2. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan - Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ - huyện Thach Hà - tỉnh Hà Tĩnh, thủa nhỏ đi ở cho nhà giàu, chăn trâu, kiếm củi. - Diễn biến: Thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng, Mai Thúc Loan xưng đế, chọn Sa Nam làm căn cứ Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm Pa tấn công thành Tống Bình, viên đô hộ phải chạy về Trung Quốc. ? Trình bày kết quả của cuộc khởi nghĩa? - Kết quả: Năm 722, nhà Đường HS: dựa vào SGK, trả lời sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất GV: chuẩn kiến thức bại Hoạt động 3: Tìm hiểu diễn biến của cuộc khởi nghĩa 3. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng Phùng Hưng (12 phút) ? Trình bày những hiểu biết của em về Phùng Hưng? - Tiểu sử: Phùng Hưng quê làng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS: Dựa vào SGK, giới thiệu đôi nét về xuất thân và con người của Phùng Hưng GV: Nêu khí phách, phẩm chất tốt đẹp của Phùng Hưng Năm 776 cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nhân dân khắp nơi hưởng ứng ? Vì sao cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi hưởng ứng? HS: Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, người lãnh đạo được nhân dân mến phục GV: Treo lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng. Giới thiệu các kí hiệu, trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa HS: Theo dõi, trình bày lại được diễn biến của cuộc khởi nghĩa GV tích hợp GDBVMT giới thiệu kênh hình 50 SGK chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn di tích lịch sử. GV: Năm 791, Phùng An (con trai của Phùng Hưng) ra hàng Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa (5 phút) GV: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là các cuộc khởi nghĩa lớn và tiêu biểu nhất trong các thế kỉ VII- IX mặc dù chưa giành được thắng lợi hoàn toàn nhưng các cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa to lớn ? Theo em các cuộc khởi nghĩa trên có ý nghĩa gì? HS: Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa GV: Chuẩn kiến thức. Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), là quan lang. + Ông hay giúp đỡ người nghèo, ai cũng mếm phục. - Diễn biến: + Năm 776, Phùng Hưng, Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm, được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân bao vây Tống Bình, viên đô hộ cố thủ trong thành rồi bệnh chết, Phùng Hưng chiếm thành, sắp xếp việc cai trị + Năm 791, Phùng An ra hàng * Ý nghĩa: thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của tổ quốc. 5. Củng cố: (1 phút) - GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học 6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) - Học và trả lời theo câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị bài mới: Bài 24, Nước Cham – Pa từ thể kỉ II đến thế kỉ X. IV. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×