Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN soạn giảng giáo án điện tử với sự kết hợp violet và powerpoint

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.98 KB, 25 trang )

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNTT
GAĐT
CPU

Công nghệ thông tin
Giáo án điện tử
Central Processing Unit

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Danh mục chữ cái viết tắt

1

Mục lục

2

Phần I: Đặt vấn đề

5

Phần II: Giải quyết vấn đề


5

1. Cơ sở lí luận

6

2. Thực trạng của vấn đề

7

3. Các biện pháp mới đã thực hiện để giải quyết vấn đề

21

4. Hiệu quả của SKKN

22

Phần III: Kết luận và kiến nghị

24

Tài liệu tham khảo

25

2


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:
Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói
chung đang được sự quan tâm đặc biệt của Ngành giáo dục. Thực tế đó địi hỏi
cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những
ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành cơng cụ hiệu quả
phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần
đây đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình
dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để
tiến tới “Xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đạo tạo đóng vai trò quan trọng
thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho
CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học,ngành học theo hướng dẫn học
CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học
ở các môn”. Hơn nữa năm học 2017- 2018 này là năm CNTT.
Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi
mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh với sự
trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại.
Ở nhà trường tiểu học công nghệ thông tin đã được sử dụng vào hầu hết các
bộ môn với sự hỗ trợ của các phần mềm: PowerPoint, Violet, Paintbrush…. Tuy
nhiên, trong quá trình ứng dụng CNTT – nhất là đối với việc thiết kế giáo án
điện tử - vẫn cịn gặp khơng ít những khó khăn như: Việc thiết kế bài giảng một
cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các trang trình chiếu là một
điều khơng phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi
hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi chưa phải giáo viên nào cũng
thành thạo vi tính. Số tiết thực dạy của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang

3


thiết bị còn thiếu nên giáo viên còn ngại áp dụng CNTT vào công tác chuyên

môn nghiệp vụ. Mặt khác một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn
giảng bằng giáo án điện tử nên chưa có những kinh nghiệm xử lý sao cho bài
giảng tốt nhất, tốn ít thời gian mà hiệu quả cao. Vì những khó khăn trên mà việc
sử dụng giáo án điện tử trong dạy học cịn hạn chế. Chính vì thế, trong đề tài này
tơi xin trình bày một biện pháp nhỏ nhằm thiết kế một giáo án điện tử có hiệu
quả mà đỡ tốn thời gian bằng việc kết hợp phần mềm PowerPoint và Violet cùng
một số phần mềm hỗ trợ trong thiết kế một giáo án điện tử. Đây là một cơng việc
dễ dàng và mang lại nhiều tiện ích vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm công
sức cho giáo viên.
Năm học 2016 - 2017 và đầu năm học 2017 - 2018 này tôi đã sử dụng phần
mềm ViOlet, PowerPoint cùng một số phần mềm hỗ trợ để thiết kế giáo án điện
tử và đã đạt được kết quả nhất định. Microsoft PowerPoint là một phần mềm
trình diễn giúp cho các giáo viên có thể tự xây dựng được các giáo án điện tử
theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng vì hầu hết các thao tác
tương tự như phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word rất quen thuộc với
hầu hết giáo viên. Với phần mềm này cho phép các giáo viên tạo ra các bài giảng
và thể hiện các bài giảng một cách linh hoạt, nhịp nhàng. Đặc biệt điểm mạnh
của phần mềm này là cho phép liên kết với tất cả các chương trình được tạo ra từ
các công cụ tạo bài giảng khác. Đồng thời phần mềm cho phép tạo ra các bài
giảng có âm thanh, hình ảnh chuyển động và tương tác với các hiệu ứng hết sức
phong phú… Nhờ vậy thông qua phần mềm bài giảng giáo viên hồn tồn có thể
tạo ra được các giáo án theo phương pháp bài giảng của mình.
Ngồi ra để có một bài giảng điện tử hồn thiện thì ta cần phải có thêm một
số phần mềm hỗ trợ khác như ViOlet, SketchPad, Math Type, Crocodile…
Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các
bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. ViOlet rất chú trọng

4



trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương
tác… phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp
và phần phụ trợ đều bằng tiếng Việt, nên rất phù hợp với giáo viên không giỏi tin
học và ngoại ngữ. ViOlet cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file
dữ liệu Multimedia (hình ảnh, màu sắc, âm thanh, phim, hoạt hình Flash…), sau
đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng
chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng. Với những
tính năng trên khi thể hiện bài giảng được thiết kế với phần mềm này, giờ học sẽ
trở nên sống động, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài dạy. Đây cũng là cơ sở
để học sinh phát huy tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập.
Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm của mình, nếu kết hợp được các phần
mềm đó với nhau thì rất có hiệu quả. Từ suy nghĩ trên với việc được tham gia tập
huấn các lớp bồi dưỡng tin học tôi đã sử dụng và kết hợp một số phần mềm tiện
ích trong việc thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho công tác chun mơn của
mình. Cách làm đó cịn có tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập ở nhà trường Tiểu học.
2 – Phạm vi đề tài:
ViOlet và PowerPoint là những phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có
thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu
quả.
Với đề tài này, tơi khơng có tham vọng viết tất cả công dụng của các phần
mềm trong thiết kế giáo án điện tử. Từ thực tế những việc đã làm được tôi mạnh
dạn đưa ra những ý kiến để đồng nghiệp trao đổi bàn bạc, rút ra kinh nghiệm và
vận dụng một cách có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào cơng tác chun
mơn nghiệp vụ. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Soạn giảng giáo án điện tử
với sự kết hợp Violet và PowerPoint ”

5



PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Như tơi đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm và kết hợp các phần mềm
tiện ích vào thiết kế giáo án điện tử là phương pháp dạy học mới cần được ứng
dụng để đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó cịn là một cách tiếp
cận cơng nghệ thơng tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và
sử dụng tin học trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh.
1.1. Có thể nói khó khăn lớn nhất khi thực hiện giáo án điện tử (GAĐT) đó
là trang thiết bị, phương tiện. Mặc dù trong xu thế CNTT phát triển như vũ bão
hiện nay nhưng việc trang bị những phương tiện giảng dạy như máy tính xách
tay, máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) vẫn cịn là một u cầu rất
khó khăn với các nhà trường.
1.2. Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng GAĐT vì cho rằng mất nhiều thời
gian.
Để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện bài giảng một cách công phu
bằng các dẫn chứng sống động trên màn chiếu (slide) là một điều không phải là
dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiểu
thời gian chuẩn bị trong khi số tiết của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang
thiết bị cịn thiếu nên giáo viên ít khi nghĩ đến điều này. Giáo viên còn ngại sử
dụng GAĐT thì nhà quản lý giáo dục cũng chưa mặn mà lắm với việc đầu tư
những trang thiết bị đắt tiền trên cho dạy học.
1.3. Ngồi kiến thức chun mơn, để thực hiện được GAĐT, giáo viên cần
phải trang bị cho mình những kiến thức căn bản về tin học , sử dụng thành thạo
phần mềm Power point, biết khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ nhiều nguốn
khác nhau như sưu tầm trên Internet, từ các đĩa phim tài liệu… Cơng việc này
địi hỏi giáo viên phải có niềm đam mê thật sự với công việc, sự sáng tạo, sự
nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn. Trong khi trình độ sử

6



dụng máy vi tính , sử dụng các phần mềm tiện ích và khai thác thơng tin từ mạng
Internet của đa số giáo viên nên cịn hạn chế thì đây cũng là một trở ngại không
nhỏ đến việc dạy học bằng GAĐT.
1.4. Một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng GAĐT
nên chưa có những kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất. Nhiều bài dạy
đang còn quá rườm rà, xa rời nội dung hoặc làm gián đoạn bài học do sử dụng
quá nhiều hiệu ứng hoặc hình ảnh, phim minh hoạ cho nên giờ dạy lại thiên về
việc trình diễn những kỹ xảo tin học. Ngược lại, nhiều bài giảng lại quá đơn
điệu, sơ sài do đó khơng nâng cao được chất lượng giờ dạy.
- Hầu hết các trường học trên địa bàn thành phố đã được trang bị phịng
máy vi tính, mạnh dạn kết nối Internet vì giá cước hiện nay rất rẻ, và đã phổ biến
rộng rãi cho giáo viên toàn trường. Tuy nhiên việc sử dụng soạn giảng giáo án
điện tử mất q nhiều thời gian và cơng sức, vì thế nên giáo viên ngại làm, từ đó
khơng nhận thấy được hiệu quả của việc giảng dạy ở những địa phương khác,
giáo viên cũng khơng có điều kiện để tìm hiểu về kỹ năng sử dụng GAĐT…
- Hầu hết giáo viên đều chưa biết cách sử dụng máy chiếu nên khi cần sử
dụng để dạy GAĐT, giáo viên phải nhờ lắp đặt và trình chiếu sẵn. Chưa kể đến
những lỗi nhỏ thường gặp khi sử dụng máy chiếu mà giáo viên thường chưa biết
sửa chữa.
Chính vì những khó khăn trên mà việc sử dụng GAĐT trong dạy học trên
địa bàn thành phố nói chung và trong trường tiểu học nói riêng còn rất nhiều hạn
chế. Với số lượng máy chiếu đa năng trong trường cịn rất ít như hiện nay thì
việc đa số giáo viên sử dụng thành thạo GAĐT để dạy học là một mục tiêu mà
cần phải một thời gian nữa mới có thể đạt được.
2. Thực trạng của vấn đề.
Xuất phát từ những thực tế trên, trong q trình cơng tác giảng dạy, tơi nhận
thấy có một số kết quả sau:


7


- Giáo viên rất ngại sử dụng GAĐT. Nhiều giáo viên tỏ ra bi quan khi nhắc
đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học, thậm chí có người cịn cho rằng khơng
thể làm được. Chính vì thế khơng phát huy được tính ưu việt của GAĐT trong
dạy học.
- Việc vận dụng những phương pháp dạy học mới trong những năm vừa qua
cũng đã đem lại những kết quả cao, song nhìn chung chất lượng học sinh chưa
thật sự tốt, học sinh nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên, các em chỉ học được
những gì cơ bản nhất chứ chưa có sự đầu tư, tìm tịi những tri thức mới, chưa
thực sự hiểu nội dung bài học.
- Rất nhiều học sinh chưa được tiếp cận với cách học tập mới và rất hứng
thú này. Có thể nói đây là một thiệt thịi của các em.
- Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp
dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại dù có cao
song cũng khơng đồng đều giữa các lớp, hứng thú học tập của học sinh cũng
chưa cao.
- Kết quả thu được từ phía học sinh sau một thời gian tiếp cận với các bài
giảng điện tử cho thấy rõ ràng không thể phủ nhận thành công của các phương
pháp dạy học truyền thống song kết quả khảo sát của các em là thực sự chưa
đồng đều so với kết quả khảo sát của các em được học bằng GAĐT.
3. Các biện pháp mới đã thực hiện để giải quyết vấn đề .
 Tham mưu cùng tổ chuyên môn và Ban Giám hiệu, đề nghị các cấp quản
lý giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực
hiện GAĐT như máy tính, máy chiếu đa năng (Multimedia projector).
 Tổ chức một số buổi tập huấn, học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết
lập trình chiếu trong PowerPoint, ViOlet cho giáo viên để họ có thể tự
thiết kế GAĐT cho mình.


8


 Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong
việc sử dụng GAĐT để làm phong phú thêm những dạng bài tập khác
nhau.
 Tham gia các buổi thao giảng để thu nhận những góp ý chân thành từ
đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng đạy theo phương pháp mới.
 Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được
thực chất, chất lượng của các em.
Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có, lịng u nghề và ham học hỏi
cộng thêm bồi dưỡng một ít về kiến thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể
thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp
phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
* Các biện pháp tổ chức thực hiện.
Biện pháp 1: Ngồi kiến thức chun mơn cần phải trang bị những kiến
thức tin học cơ bản nhất.
Mặc dù GAĐT chưa được các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự
phổ biến nhưng bước đầu nó đã tạo ra một khơng khí học tập và làm việc khác
hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng GAĐT
sẽ giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần “Click” chuột! Thực sự, muốn
“Click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải bỏ cơng tìm
hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải:
-

Có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính.

-

Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint, ViOlet.


-

Biết cách truy cập và khai thác tài nguyên Internet.

-

Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động,
cắt các file âm thanh.... đơn giản.

-

Biết cách sử dụng máy chiếu (projector).

9


Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự để sử dụng GAĐT vào giảng
dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là khơng. Tùy
thuộc vào tính chất của mỗi mơn học, mỗi bài học mà có các yêu cầu khác nhau
được đặt ra cho giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được hết các yêu cầu trên thì
thật tuyệt vời, các hoạt động của giáo viên trong giờ dạy sẽ rất phong phú và hấp
dẫn, lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị bài.
Biện pháp 2: Khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng.
Từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng
đen làm thế nào để chúng trở thành các GAĐT được trình bày trên máy chiếu?
Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint. Đây là một phần
mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính.
Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng
về màu sắc, font chữ, thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên

nếu chỉ có thế thì chúng ra chưa thực sự khai thác hết sức mạnh của PowerPoint
cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này.
Những tư liệu minh họa cho các nội dung bài học tương đối nhiều trên
Internet. Thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung,
hình ảnh cần minh họa cho bài giảng thì đó là điều rất nên làm bởi lẽ nó vừa
cung cấp cho chúng ta tư liệu bài giảng lại vừa giúp ta nâng cao kỹ năng sử dụng
máy tính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy
cập Internet để khai thác thông tin. Tuy nhiên, khơng phải hình ảnh nào chúng ta
lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta.
Chẳng hạn khi cần minh họa ta dùng máy tìm kiếm Google
www.google.com.vn và tìm được nhiều nguồn tư liệu với chủ đề cần tìm, vấn đề
cịn lại là phải lựa chọn thích hợp để đưa vào bài giảng. Ta cũng có thể tìm kiếm
hình ảnh minh họa này ở địa chỉ: www.tulieu.bachkim.vn. Để có được những tư
liệu trên và nhiều hơn nữa, giáo viên cần phải có sự sưu tầm và mạng Internet là
nơi sưu tầm phong phú nhất. Các bạn có thể sưu tầm được rất nhiều tài liệu từ

10


các địa chỉ như: www.tulieu.bachkim.vn. Dạy học intel.org hoặc tìm kiếm trong
www.google.com.vn với từ khóa (nội dung cần tìm)...
Biện pháp 3: Đưa ra các tư liệu cần thiết vào bài dạy.
Khi đã sưu tập được những tư liệu cần thiết cần phải có sự chọn lọc phù
hợp để đưa vào bài giảng của mình. Khơng nên sử dụng q nhiều hình ảnh tư
liệu mà chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh làm phân tán sự tập chung của
học sinh.
- Sau khi đưa hình ảnh minh họa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi
người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng
sinh động, mang lại khơng khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng nên sử
dụng một cách đơn giản để không làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức của

học sinh. Bên cạnh đó giáo viên có thể sử dụng ViOlet để thiết kế được nhiều
kiểu bài tập khác nhau rất phong phú và hấp dẫn như: Trị chơi ơ chữ, lựa chọn
đáp án, kéo thả chữ... rất dễ dàng. Ngoài ra, việc làm này còn giúp cho giáo viên
tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, treo bảng phụ... nội dung hiển
thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các
em học sinh hiểu bài sâu hơn.
Để soạn một bài giảng bằng GAĐT với sự hỗ trợ của phần mềm trình chiếu
PowerPoint và kết hợp ViOlet có thể thực hiện như sau:
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MS POWERPOINT 2010
Chúng ta khơng nên sử dụng chương trình PowerPoint XP, 2003 vì nó
khơng có nhiều hiệu ứng cho chúng ta lựa chọn. Vì vậy tơi xin giới thiệu chương
trình PowerPoint 2010 (hoặc PowerPoint 2007)
I. Giới thiệu tổng quan
1. Khởi động chương trình
Start / Programs / Microsoft Office / Microsoft Office PowerPoint 2010

11


Vùng soạn thảo

2. Màn hình chính

Vùng soạn tiêu đề

Bảng chọn

Vùng nội dung

Trang trình chiếu

được thu nhỏ

3. Cách tạo một tập tin trình diễn
Vào bảng chọn File / New (Ctrl − N)

(Muốn thêm mới một trang trình chiếu)
Vào bảng chọn, chọn thẻ Home/ nháy chọn nút lệnh New Slide.
(Cách gõ nội dung trong phần mềm PowerPoint tương tự cách gõ nội dung
trong phần mềm Word)
4. Xóa trang trình chiếu:
C1: Nháy nút phải chuột vào trang trình chiếu cần xóa/ Chọn Delete Slide
C2: Chọn trang trình chiếu cần xóa/ Bấm phím Delete trên bàn phím.
5. Lưu tập tin

12


File/ Save (Ctrl + S)
6. Thốt khỏi chương trình
File/ Exit (Ctrl + Q)
II. Thay đổi bố cục, phông chữ, kiểu chữ, căn lề:
1. Thay đổi bố cục trang trình chiếu:
- Nháy chuột vào trang trình chiếu cần thay đổi bố cục.
- Trong thẻ HOME chọn nút lệnh Layout.
- Danh sách bố cục hiện ra, chọn kiểu bố cục cho trang trình chiếu.
2.Cách thay đổi phơng chữ, cỡ chữ, căn lề nội dung trong trang trình chiếu
trên phần mềm PowerPoint tương tự cách thay đổi phông chữ, cỡ chữ, căn lề
nội dung trong trang soạn thảo trên phần mềm Word.
3. Nhập dữ liệu là Text
Cách 1: Tạo Text từ Slide layout


Cách 2: Tạo Text từ Text box
* Chú ý: Theo tôi, chúng ta nên xóa hết tất cả các khung Text từ Slide
layout. Hãy tự thiết kế các Text từ Text box theo ý của mình
Cách 3: Tạo chữ nghệ thuật Word Art
3. Nhập dữ liệu là tranh ảnh
a. Chọn ảnh trong Clip Art: Vào Insert / chọn Picture hoặc Clip art.
b. Chọn ảnh ở một thư mục nào đó: Vào Insert − Picture − Photo Album
4. Nhập dữ liệu là bảng (Table)
Insert −Table
5. Nhập dữ liệu là đồ thị, biểu đồ (Chart)
Insert − Chart
6. Nhập dữ liệu là sơ đồ
Insert − Diagram
7. Nhập dữ liệu là đoạn phim, âm thanh

13


Insert / Video (Audio)
Mục Movie from file: Chọn đoạn phim từ file trong máy
Mục Sound from file: Chọn âm thanh từ file trong máy
Record sound: Ghi âm từ Mic
III. Làm việc với khung Slide
1. Chèn thêm 1 Slide mới
− Click chuột vào vị trí muốn chèn
− Insert / New Slide (Ctrl + N)
2. Xoá Slide
− Chọn Slide cần xoá
− Nhấn phím Delete trên bàn phím

3. Copy Slide
− Chọn Slide cần copy
− Edit / Copy (Ctrl + C)
− Click chuột vào vị trí cần copy
− Edit / Paste (Ctrl + V)
4. Di chuyển Slide
− Chọn Slide cần di chuyển
− Edit / Cut (Ctrl + X)
− Click chuột vào vị trí cần di chuyển
− Edit / Paste (Ctrl + V)
5. Đặt màu nền cho Slide
− Insert − Background
(Trong này có nhiều mục để lựa chọn, tơi xin để các bạn tự tìm hiểu).
IV. Trình chiếu Slide
1. Trình chiếu từ đầu tới cuối
− Nhấn phím F5.

14


− Có thể dùng phím mũi tên lên, xuống để di chuyển qua lại các Slide.
−Thốt khỏi trình chiếu, nhấn phím Esc.
2. Trình chiếu Slide hiện hành
Nhấn vào nút
3. Dùng bút để gạch chân, khoanh tròn các vấn đề quan trọng cần thuyết
minh thêm.
Trong quá trình trình chiếu, nhấn chuột phải chọn Pen (chúng ta có thể
chọn màu cho Pen)
V. Xây dựng hiệu ứng cho Slide:
1. Hiệu ứng chuyển động cơ bản:

− Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng (Text, hình ảnh, đoạn phim,…)
− Chọn thẻ Animation / Mở ra danh sách hiệu ứng, chọn hiệu ứng.
2. Hiệu ứng chuyển động nâng cao:
− Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng (Text, hình ảnh, đoạn phim,…)
− Chọn thẻ Animation / Custom Animation/Add Effect/ chọn hiệu ứng từ
danh sách.
3. Tạo hiệu ứng âm thanh, thay đổi tốc độ hiển thị hiệu ứng:
- Trong thẻ Animation, ở mục Transition Sound: chọn 1 trong danh sách hiệu
ứng âm thanh.
- Trong thẻ Animation, ở mục Transition Speed: chọn 1 trong các kiểu hiển thị
tốc độ của hiệu ứng trong danh sách.
(Ở đây, tôi chỉ giới thiệu sơ lược về hiệu ứng, còn tinh chỉnh hiệu ứng cho
đúng ý của mình thì các bạn tự nghiên cứu)
Trên đây chỉ là phần giới thiệu cơ bản nhất để các bạn tập làm quen với
việc tạo một tập tin trình chiếu.
Ngồi ra, chúng ta cịn thể tạo ra các nút lệnh cho chương trình bằng cách
sử dụng ngơn ngữ lập trình Basic. (Đây là phần nâng cao)

15


Cuối cùng của phần giới thiệu, tơi xin nói rằng Power Point là chương
trình ứng dụng, ai làm cũng được cả bởi vì nó khơng khó. Chỉ khó là cách thiết
kế, cách thể hiện ý tưởng của mỗi người mà thôi.
PHẦN 2 : ỨNG DỤNG CỦA MS POWERPOINT
I. Giới thiệu
Chức năng chính của chương trình là thuyết trình, trình diễn một vấn đề
nào đó trong các buổi hội thảo. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nó cũng giúp ta trong
việc tạo ra các trị chơi bằng cách mơ phỏng theo các game show như “Rung
chng vàng”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Đường lên đỉnh Olympia”, “Trị chơi ơ

chữ”…
Trong hoạt động giáo dục, chúng ta có thể sử dụng để thiết kế “Giáo án
điện tử” dành cho công việc giảng dạy của Giáo viên.
Ở đây, tôi xin tập trung vào việc thiết kế “Giáo án điện tử”.
II. Dạy học với “giáo án điện tử”
1. Khái niệm
Dạy học với “Giáo án điện tử” hiện nay đang trở thành một phong trào sôi
nổi ở các trường Phổ thơng.
Vậy “giáo án điện tử” là gì? Có lẽ chưa có một định nghĩa chính thức nào
từ ngành Giáo dục cho khái niệm này. Nhưng theo nhận xét riêng của chúng tôi,
hiện nay ở các trường phổ thông, khi nói đến sử dụng “giáo án điện tử” trong
dạy học thì hầu như có nghĩa là giáo án được biên soạn trên máy tính bằng một
phần mềm chuyên dụng, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu (projector) kết nối với
máy tính, để xuất nội dung giáo án ra màn ảnh lớn cho học sinh xem trong quá
trình dạy học.
2. Phần mềm thiết kế “Giáo án điện tử”
Có nhiều phần mềm khác nhau có thể dùng cho mục đích này, nhưng
được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là phần mềm PowerPoint của Microsoft. Sở dĩ
PowerPoint được ưa dùng trong mục đích này là nhờ:

16


- Ưu thế về tính tương thích cao với hệ điều hành Windows (là hệ điều
hành phổ biến trên các máy PC ở Việt Nam).
- Khả năng hỗ trợ multimedia rất mạnh.
- Sự đa dạng về hiệu ứng, nhưng sử dụng hiệu ứng lại đơn giản.
- Tính nhất quán trong bộ MS Office giúp người đọc biết dùng WinWord
dễ dàng sử dụng PowerPoint.
3. Vị trí của PowerPoint trong q trình dạy học với giáo án điện tử:

- Có thể xem q trình dạy học như một q trình thơng tin 2 chiều:
- Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ Giáo viên đến học sinh và
thông tin phản hồi từ học sinh đến Giáo viên. Chú ý rằng kênh thông tin phản hồi
không chỉ diễn ra sau tiết dạy mà cịn có thể (và cần thiết) diễn ra thường xuyên
ngay trong tiết dạy.
- Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được Giáo viên chuyển
giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc, nói, viết,…và
thơng tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các phương tiện đó.
Trong dạy học với giáo án điện tử, kiến thức được lưu trữ trong tập tin của
PowerPoint và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm thanh,…
trên màn hình trình chiếu. Tuy nhiên, vì PowerPoint khơng được thiết kế để giao
tiếp với người xem, nên tính tương tác với người xem hầu như khơng có. Do vậy
để thiết lập kênh thơng tin phản hồi, trong dạy học dùng giáo án điện tử, phương
tiện truyền thống: nói, viết,... thật ra vẫn cần thiết.
4. Các kiểu giáo án điện tử dùng PowerPoint:
Quan sát một số giáo án điện tử, chúng tơi thấy có thể tạm chia các giáo
án điện tử thành 2 kiểu:


Kiểu 1: Giáo viên chỉ sử dụng PowerPoint và thiết bị projector để thay thế

bảng và phấn một cách đơn thuần.


Kiểu 2: Khai thác tốt tính năng multimedia của PowerPoint. Giáo án kiểu

2 không chỉ thay thế bảng phấn, mà cịn thay thế rất sinh động giáo cụ trực quan,
thí nghiệm, tài liệu minh họa,..

17



5. Giáo án điện tử có lợi gì hơn?
Đối với các môn khoa học tự nhiên, giáo án điện tử dùng PowerPoint có
ưu thế rất lớn ở chỗ:
- Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “bảng phấn”
không thể làm được như: sơ đồ động, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến được
đến từng học sinh, …
-Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ
bộ môn.
- Giáo án điện tử cũng hỗ trợ tốt cho việc dạy các môn khoa học xã hội.
III. Xây dựng “Giáo án điện tử”
− Để thực hiện mơ hình dạy học với sự hỗ trợ của máy tính, người thầy
cần thực hiện một “giáo án điện tử” để thiết kế toàn bộ hoạt động dạy học của
mình
− Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có
điều kiện tăng cường đối thoại, thảo luận với người học, qua đó kiểm sốt được
người học. Người học được thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện
quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng
thú, sâu sắc hơn.
1. Cấu trúc bài giảng điện tử
Tên bài học

Mục 1

Mục
1.1

Lý thuyết


Mục 2

Mục
1.2

Minh hoạ
Bài tập

Tóm tắt − ghi nhớ

18


2. Bài giảng điện tử cần thể hiện:
−Tính đa phương tiện (Multimedia)
−Tính tương tác giữa thầy và trị
3. u cầu đối với một “giáo án điện tử”
a. Yêu cầu về nội dung:
Trình bày nội dung với lý thuyết cơ đọng được minh hoạ sinh động.
b. Yêu cầu về phần câu hỏi − giải đáp:
*Bài giảng điện tử cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích:
− Giới thiệu một chủ đề mới
− Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung vừa trình bày khơng?
− Liên kết một chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp
Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích người
học vận động trí não để tìm câu trả lời. Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn
trong bài giảng điện tử
4. Yêu cầu về thể hiện khi thiết kế
− Đầy đủ
− Chính xác

−Trực quan
IV. Các bước xây dựng bài giảng điện tử
1. Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp:
Chúng ta sử dụng bài giảng điện tử trong các trường hợp sau đây:
+ Dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng trong đó học
sinh khó hình dung.
+ Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thơng qua hoàn thành
số lượng lớn các bài tập.
+ Xây dựng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí
nghiệm trong điều kiện khơng thể thực hiện thí nghiệm đó.
2. Bước đầu xây dựng kịch bản:

19


B1: Xây dựng mơ hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học.
B2: Mơ hình hố q trình dạy học.
B3: Hình dung việc thể hiện các thành tố trên màn hình, cách thể hiện
thơng tin, thể hiện hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học, thứ tự của các pha
dạy học.
B4: Mô tả các pha dạy học theo trật tự tuyến tính hố.
3. Kiểm thử:
Kiểm tra lại tồn bộ chương trình, thử lại các tương tác cùng hiệu ứng.
Biện pháp 4: Linh hoạt khi hướng dẫn học sinh học tập.
Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thơng qua máy
chiếu. Nghĩa là giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong
những yêu cầu bắt buộc, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của
máy tính hoặc kết nối với máy tính xách tay và điều chỉnh độ lớn (zoom), độ nét
(sharpness) trên màn hình giáo viên chắc hẳn sẽ có một bài giảng chất lượng,
học trị sẽ có khơng khí học thoải mái hơn. Thực tế cho thấy nhờ GAĐT mà giáo

viên đã tạo ra một khơng khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống . Học sinh đã
tập trung cao để nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ học.
Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên
thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là sẽ trình bày tất cả
những gì mình nói và viết vào slide. Điều này hồn tồn sai lầm vì thế học sinh
sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, khơng mở rộng kiến thức
ngồi, đồng thời nội dung trình chiếu sẽ rất dài, học sinh khó có thể ghi chép đầy
đủ vào vở để làm tài liệu học ở nhà.
Vì thế chỉ nên coi slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các ý
chính phục vụ cho bài giảng. Nếu slide cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm
kiếm hình ảnh để chèn vào. Cơng đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu
ý đến số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên các slide. Nhìn vào màn hình, giáo
viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng nó ra chứ khơng phải là đọc các

20


dịng chữ trên đó. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, giáo viên có thể thấy
khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì.
Khơng sao, để dễ dàng làm chủ q trình điều khiển học sinh, giáo viên có thể in
ra một bản cầm tay (hand out) để vừa giảng vừa nhìn vào đó mà xác định vấn đề
sẽ nói tiếp theo.
Biện pháp 5: Sử dụng GAĐT khơng có nghĩa giáo án truyền thống bị
lãng quên.
Trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày tất cả nội dung bài giảng.
Vậy thì đối với GAĐT chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khóa, hình
ảnh...thì làm thế nào mà giáo viên có thể quan sát hết các vấn đề cần được
giảng? Để giải quyết việc này, tốt nhất giáo viên phải xây dựng cho mình một đề
cương bài giảng. Đề cương ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương
ứng với các tiết học nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong mỗi tiết học là gì?

Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau? Vấn đề nào cần được trọng
tâm và nhấn mạnh? Dành thời gian cho từng vấn đề là bao nhiêu?... Sở dĩ cần
chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy là vì nếu tiết giảng dạy đó người giảng chưa nói hết
nội dung các slide hay đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa là đồng nghĩa
với việc “Cháy giáo án” và không đảm bảo được yêu cầu của bài dạy. Kết hợp
đề cương này cùng một bản in cầm tay một cách hợp lý chắc chắn sẽ không mắc
phải sự cố này.
Biện pháp 6: Trình chiếu theo phương pháp ghi bảng.
Mặc dù những nội dung cơ bản đã được giáo viên tóm lược và trình chiếu
trên màn hình, để khi kết thúc một đề mục hay bài học học sinh có thể hình dung
lại được hệ thống kiến thức của bài học thì ngồi soạn phải khéo léo trong khi
trình bày bài giảng. Vì vậy song song với quá trình trình chiếu nội dung tiếp
theo, giáo viên nên giữ lại những tiêu đề, đề mục của bài học trên trang kế tiếp
để cuối tiết học học sinh dễ hình dung lại nội dung kiến thức vừa lĩnh hội. Đồng

21


thời giáo viên có thể sử dụng phần tóm lược này để yêu cầu học sinh trình bày cụ
thể lại nội dung của từng ý.
Đối với những nội dung chính cần ghi chép vào vở, giáo viên khi đưa lên
màn chiếu nên chiếu chậm kết hợp giảng giải để học sinh có thể ghi chép lại
những kiến thức cơ bản trên dùng làm tư liệu học tập ở nhà.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một quá trình nghiên cứu và vận dụng trong các đợt tập huấn soạn
giảng GAĐT cho toàn thể giáo viên trường Tiểu học Bạch Hạc và giảng dạy
GAĐT cho học sinh để thử nghiệm và tôi đã thực hiện được nhiều tiết dạy bằng
GAĐT tại trường. Sau mỗi tiết dạy, tôi đã cùng các đồng chí giáo viên của tổ
thảo luận, góp ý, rút kinh nghiệm và đi đến nhận xét thống nhất: GAĐT đã góp
phần cải tiến rõ rệt chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng

nghiệp vụ của giáo viên. Đến thời điểm này toàn thể giáo viên trường Tiểu học
Bạch Hạc đã quan tâm đến GAĐT và trong năm học 2016 - 2017 cũng như năm
học 2017 - 2018 này hầu hết các tiết thao giảng của giáo viên đều sử dụng
GAĐT. Đồng thời Ban giám hiệu nhà trường cũng đã tạo mọi điều kiện về cơ sở
vật chất cũng như khuyến khích giáo viên sử dụng GAĐT, từ đó góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học của Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Bạch Hạc.

22


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
 Tham mưu cùng tổ chuyên môn và Ban giám hiệu, đề nghị các cấp quản
lý giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực
hiện GAĐT như máy tính, máy chiếu đa năng (Multimedia projector).
 Tổ chức một số buổi học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập trình
chiếu trong PowerPoint, ViOlet cho giáo viên để họ có thể tự thiết kế
GAĐT cho mình.
 Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong
việc sử dụng GAĐT để làm phong phú thêm những dạng bài tập khác
nhau.
 Tham gia các buổi thao giảng để thu nhận những góp ý chân thành từ
đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới.
 Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được
thực chất, chất lượng của các em.
 Với đề tài này được áp dụng cho tất cả các trường học nói chung và
trường Tiểu học nói riêng.
 Giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bằng giáo án điện tử.
2. Kiến nghị.
a) Với nhà trường.

- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục
và liên kết với phụ huynh học sinh để tăng cường hơn nữa các trang thiết bị hiện
đại phục vụ cho giáo dục.
- Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về GAĐT cho toàn thể giáo viên
giảng dạy.

23


- Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao
trình độ tin học và xây dựng ý thức vận dụng CNT Tvào dạy học.
b) Với Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về GAĐT trên địa bàn Thành phố
để học hỏi và nâng cao kỹ năng sử dụng.
- Tham mưu với các cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị, cơ
sở vật chất cho các trường trong thành phố, cần có những chính sách ưu tiên đầu
tư cho những đơn vị có thành tích giáo dục cao trong năm học, coi đó như là một
phần thưởng xứng đáng cho cả quá trình giáo dục của đơn vị.
Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hẹp,
vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm
và hạn chế của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Vì vậy, một lần nữa tôi rất
mong nhận được sự giúp đỡ cùng những góp ý chân thành từ các cấp lãnh đạo và
các bạn đồng nghiệp để sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 3 – NXB Giáo dục, năm 2017.
2. Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 4 – NXB Giáo dục, năm 2017.

3. Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 5 – NXB Giáo dục, năm 2017.
4- Tin học Quyển 1 – NXB Giáo dục, năm 2006.
5- Tin học Quyển 2 – NXB Giáo dục, năm 2007.
6- Tin học Quyển 3 – NXB Giáo dục, năm 2008.

25


×