Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Duc thanh tan vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.73 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND xã Tân Lập



BQL tơn tạo di tích Đình Lưa



TĨM TẮT LỊCH SỬ ĐÌNH LƯA



Hồi ấy ở động Lăng Xương bên bờ sông Đà, có hai vợ chồng ơng Nguyễn Cao Hành và vợ là
bà Nguyễn Thị Đen, sinh được một người con trai dáng mạo khôi ngô tuấn tú khác thường, ông
bà đặt tên con là Nguyễn Tuấn ( về sau đổi thành Nguyễn Tùng)


Năm 12 tuổi, Nguyễn Tùng theo học tại nhà cụ Dương Đường tiên sinh và được dạy thành
thần đồng


Năm 16 tuổi, Nguyễn Tùng sống với lão bà Ma Thị ở núi Tản Viên.


Một đêm, Nguyễn Tùng gặp được Sơn Tinh đại thần là Thái Bạch Tử Vi Thiên Tướng và
được thần trao cho lĩnh tượng và thần chú, sau đó lấy được cơng chúa Ngọc Hoa và được truyền
ngôi báu. Bấy giờ bộ chỉ Ai Lao là Thục Phán cũng là tầng phái họ Hùng, cùng các nước đem
quân tiến đánh giành lấy ngôi


Hùng Duệ Vương cho gọi Tản Viên tới bàn kế đánh giặc, Tản Viên triệu tập các tướng đi
tuần tiễu các đạo đề phòng giặc, đi đến đâu cũng được nhân dân hưởng ứng.


Một hôm, đến Trang Thể Cần (là Tân Lập ngày nay) thấy địa thế rồng tuần hổ phục, dưới
chân núi có nhiều dịng suối nhỏ bao quanh, bốn phía có rừng cao, rậm rạp như thành lũy. Tản
Viên truyền lệnh đóng quân, hạ trại. Từ đây xuất trận và chiến thắng trở về. Tản Viên cho mở
hội khao quân ăn mừng chiến thắng.


Cuộc chiến chấm dứt, Tản Viên thưa với Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán.


Truyền tụng về Tản Viên Sơn Thánh được nhân dân trong vùng lập đền thờ ghi dấu tích lớn


lao của Người trong cơng cuộc dựng nước và giữ nước. Nhân dân Lưa Hạ (Tân Lập) dựng đền
thờ Thánh Tản Viên (gọi là Đình Lưa) và suy tơn là Thành hồng làng. Trong đình thờ Tản Viên
Sơn Thánh được đặt trên ban thờ cao nhất; ngồi ra đình cịn thờ Thổ cơng Quan Lang là người
đã có cơng khai sáng vùng đất này.


Trải qua bao thời gian thăng trầm của lịch sử, ngôi đền cũ khơng cịn nữa, chỉ cịn lại dấu tích
của phần nền ngơi đình cũ cùng với những bút tích chứng chỉ của các triều đại phong kiến trước
kia được gia tộc dòng họ Đinh trong làng lưu giữ qua nhiều đời.


Với những giá trị lịch sử văn hóa tâm linh sâu sắc, ngày 06 tháng 10 năm 1998 (Tức 16/8
năm Mậu Dần) Đình Lưa đã được UBND Tỉnh Phú Thọ xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp
tỉnh.


Hàng năm, Đình Lưa là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa của nhân dân xã Tân Lập và du khách
thập phương về cội nguồn tổ tiên xưa, tưởng nhớ đến công ơn đức anh linh của Tản Viên Sơn
Thánh, cầu nguyện đấng bậc tối linh phù hộ cho Quốc thái dân an, nhà nhà được ấm no hạnh
phúc.


Đình Lưa có 5 kỳ lễ tết:


- Ngày mùng 07 tháng Giêng (ÂL): Tết khai xuân cho dân làng vinh an.
- Ngày mùng 12 tháng Hai (ÂL): Lễ mừng công Tản Viên thắng trận.
- Ngày mùng 7 tháng Bảy (ÂL): Lễ thượng điền.


- Ngày mùng 10 tháng Mười (ÂL): Lễ xôi mới.


- Ngày 25 tháng Mười hai (ÂL): Lễ khóa cửa rừng cho dân bản ăn tết vui vẻ.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×