Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

(triết học) LÝ LUẬN ĐỊA TÔ TRONG HỌC THUYẾT C.MARX VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG “ĐƯỢC MÙA MẤT GIÁ” VÀ VẤN ĐỀ ÁP THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ HOA KỲ ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.21 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HOC

CHỦ ĐỀ SEMINAR

LÝ LUẬN ĐỊA TÔ TRONG HỌC THUYẾT C.MARX VÀ VIỆC
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
CỦA HIỆN TƯỢNG “ĐƯỢC MÙA MẤT GIÁ” VÀ VẤN ĐỀ ÁP
THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ HOA KỲ ĐỐI
VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:
Học viên thực hiện:

Hà Nội, năm 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỊA TÔ CỦA HỌC THUYẾT CỦA C.MARX
VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN...........................................................2
1.1. Địa tô, bản chất của địa tô Tư bản chủ nghĩa................................................2
1.1.1. Tư bản kinh doanh nông nghiệp.............................................................2
1.1.2. Khái niệm địa tô Tư bản chủ nghĩa........................................................2
1.1.3. Bản chất của địa tơ tư bản chủ nghĩa......................................................3
1.2. Các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa....................................................4
1.2.1. Địa tô chênh lệch....................................................................................4
1.2.2. Địa tô tuyệt đối.......................................................................................6
1.2.3. Các loại địa tô khác................................................................................7
1.3. Ý nghĩa lý luận về địa tô của C.Mac đối với nước ta trong giai đoạn hiện


nay .......................................................................................................................9
1.3.1. Vấn đề quyền sở hữu và sử dụng ruộng đất...........................................9
1.3.2. Chính sách giao ruộng đất lâu dài cho nông dân để canh tác...............11
1.3.3. Xác định thuế nông nghiệp...................................................................12
1.3.4. Giải quyết vấn đề đất xây dựng............................................................13
CHƯƠNG 2. HIỆN TƯỢNG “ĐƯỢC MÙA MẤT GIÁ” VÀ VẤN ĐỀ ÁP
THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ HOA KỲ ĐỐI VỚI MỘT
SỐ HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM...........................................................15


2.1. Hiện tượng “Được mùa mất giá”...................................................................15
2.1.1. Thực trạng hiện tượng “được mùa mất giá”............................................15
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “được mùa mất giá”..........................16
2.2. Vấn đề áp thuế chống bán phá giá của Chính phủ Hoa Kỳ với một số hàng
thủy sản của Việt Nam..........................................................................................19
2.2.1. Thực trạng vấn đề áp thuế chông bán phá giá đối với một số hàng thủy
sản Việt Nam của Chính phủ Hoa Kỳ...............................................................19
2.2.2. Nguyên nhân vấn đề áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy
sản Việt Nam của chính phủ Hoa Kỳ................................................................20
KẾT LUẬN............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................24


MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi đất nước đang trên đà phát triển thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế để đạt được những bước tiến dài hơn, mạnh hơn thì những quan hệ sản xuất
đã dần được hồn thiện. Để có những quan hệ sản xuất và nền kinh tế ngày nay là
do Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa, phát huy những gì đó có mà chính tư tưởng
của Mác đã làm kim chỉ nam dẫn đường cho những bước phát triển. Trong thời đại
mới, khi mà quá trình quốc tế hóa, tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra

mạnh mẽ chúng ta thường quan tâm đến những vấn đề của kinh tế phát triển như
cổ phần hóa doanh nghiệp, thị trường chứng khốn, kinh tế thị trường… mà mấy ai
quan tâm đến vấn đề “Địa tơ” hay hiện nay thường được gọi là “Phí sử dụng đất
đai”. Tưởng chừng như đây là vấn đề riêng của nơng nghiệp nhưng thực tế hồn
tồn khác, đây là một trong những vấn đề quan trọng trong dự án phát triển kinh tế.
Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Đất đai thuộc sở hữu của ai? Quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất? Thuê đất ở đâu để kinh doanh? Tiền thuê đất như
thế nào? Hay khi kinh doanh nơng nghiệp thì tiền th đất là bao nhiêu?... chúng ta
phải phân tích những lý luận về địa tơ của Mac, từ đó tìm hiểu xem Nhà nước ta đã
vận dụng ra sao và đề ra những quy định, hạn mức gì? Chính vì vậy mà em chọn
đề tài: “Lý luận Địa tô trong học thuyết của C.Marx và việc vận dụng vào thực
tiễn. Phân tích nguyên nhân của hiện tượng “được mùa mất giá “ và vấn đề
áp thuế chống bán phá giá của CP Hoa Kỳ đối với một số hàng thủy sản của
Việt Nam.”

1


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỊA TÔ CỦA HỌC THUYẾT CỦA C.MARX
VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
1.1.

Địa tô, bản chất của địa tô Tư bản chủ nghĩa

1.1.1. Tư bản kinh doanh nông nghiệp
Trong chủ nghĩa tư bản, nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư của
tư bản, cũng được kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp muộn hơn
trong thương nghiệp và công nghiệp. Chủ nghĩa tư bản xuất hiện trong nông
nghiệp bằng cả con đường phân hóa của những người nơng dân, hình thành tầng

lớp giàu có (phú nơng, tư bản nơng nghiệp) kinh doanh nông nghiệp theo phương
thức tư bản chủ nghĩa và bằng cả sự thâm nhập của các nhà tư bản đầu tư vào nông
nghiệp.
Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một nền nông nghiệp hợp lý, xã hội hóa, áp dụng
tiến bộ khoa học và cơng nghệ một cách phổ biến; nâng cao năng suất cây trồng và
vật ni, chất lượng sản phẩm nơng nghiệp… Nhưng nó đạt được tiến bộ đó bằng
cách làm phá sản hàng loạt người sản xuất nhỏ và bằng cách bóc lột người lao
động làm thuê trong nông nghiệp.
1.1.2. Khái niệm địa tô Tư bản chủ nghĩa
Trong quá trình sản xuất, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê,
mướn ruộng đất của địa chủ và thuê công nhân để tiến hành sản xuất. Do đó nhà tư
bản phải trích một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra để trả cho chủ đất
dưới hình thức địa tơ. Nhưng giai cấp tư sản vẫn bóc lột người cơng nhân để tạo ra
giá trị thặng dư, một phần sẽ nộp cho địa chủ và phần cịn lại, nhà tư bản chiếm
khơng.

2


Giá cả ruộng đất là hình thức địa tơ tư bản hố. Bởi ruộng đất đem lại địa tơ,
tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền nên nó được xem như một loại tư
bản đặc biệt. Cịn địa tơ chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy giá cả ruộng đất chỉ
là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó tỷ lệ
thuận với địa tơ và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi vào ngân hàng.
Địa tơ tư bản chủ nghĩa có các hình thức là địa tơ chênh lệch, địa tơ tuyệt đối
và địa tô độc quyền.
Địa tô tư bản chủ nghĩa có điểm giống với địa tơ phong kiến thơng thường
đó đều là kết quả của bóc lột đối với người lao động và quyền sở hữu ruộng đất
được thực hiện về mặt kinh tế (bóc lột trên cơ sở ruộng đất, gắn với ruộng đất).
Tuy vậy có nó khác ở chỗ địa tô phong kiến phản ánh mối quan hệ đơn

thuần giữa hai giai cấp địa chủ và nông dân, trong khi địa tô tư bản chủ nghĩa biểu
hiện quan hệ tay ba giữa ba giai cấp trong xã hội là địa chủ, tư bản kinh doanh
nông nghiệp và cơng nhân nơng nghiệp. Bên cạnh đó, địa tơ phong kiến gồm tồn
bộ sản phẩm thặng dư do nơng dân tạo ra, đôi khi cả một phần sản phẩm tất yếu.
Trong khi địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông
nghiệp tạo ra (một phần giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận cho tư bản cơng
nghiệp).
Như vậy có thể rút ra khái niệm của địa tô tư bản chủ nghĩa như sau: “Địa
tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngồi lợi nhuận bình
qn của tư bản đầu tư trong nông nghiệp (tư bản nông nghiệp) do công
nhânnông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp địa
tô cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất”.
1.1.3. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
Trong chủ nghĩa tư bản, người thực sự canh tác ruộng đất là những người lao
động làm thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh. Số tiền mà nhà tư
bản phải trả cho địa chủ - người sở hữu ruộng đất theo hợp đồng – để được sử dụng
3


ruộng đất trong một thời gian nhất định là địa tô tư bản chủ nghĩa. Cũng như địa tô
phong kiến, cơ sở của địa tô tư bản chủ nghĩa là quyền sở hữu ruộng đất, đó là
“hình thái dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, tức là
đem lại thu nhập”, là số tiền nào đó mà địa chủ thu được hằng năm nhờ cho thuê
một mảnh của địa cầu. Mặc dù có sự giống nhau đó, nhưng địa tơ tư bản chủ nghĩa
hồn tồn khác với địa tơ phong kiến.
Nếu địa tơ phong kiến biểu hiện quan hệ giữa giai cấp, trong đó địa chủ bóc
lột nơng dân, thì địa tơ tư bản chủ nghĩa biểu hiện quan hệ giữa “ba giai cấp cấu
thành cái bộ xương sống của xã hội cận đại – người công nhân làm thuê, nhà tư
bản công nghiệp và địa chủ”.
Nếu địa tô phong kiến dựa trên sự cưỡng bức siêu kinh tế của địa chủ với

nông dân, thì địa tơ tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa địa chủ
với tư bản và giữa tư bản với lao động làm thuê.
Nếu địa tơ phong kiến bao gồm tồn bộ lao động hay sản phẩm thặng dư của
nông dân, địa tô phong kiến là hình thái tồn tại hay biểu hiện duy nhất của sản
phẩm thặng dư, thì địa tơ tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần của giá trị thặng dư do
cơng nhân nơng nghiệp tạo ra, vì một phần của giá trị thặng dư đã phải chuyển
thành lợi nhuận cho nhà tư bản (người đầu tư vào nông nghiệp cũng phải thu được
lợi nhuận bình quân như mọi lĩnh vự đầu tư khác).
Địa tô TBCN là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân làm thuê trong
nông nghiệp tạo ra (tức bộ phận giá trị thặng dư sau khi trừ đi lợi nhuận bình quân
của tư bản đầu tư vào nông nghiệp) và do nhà tư bản thuê đất nộp lại cho người sở
hữu ruộng đất.
1.2.

Các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa
Trong tổng số địa tô hay tổng số tiền mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ

gồm các bộ phận khác nhau, thuộc các hình thức địa tơ khác nhau:
1.2.1. Địa tơ chênh lệch
4


Khi phân tích về địa tơ, trước hết phải giả thuyết rằng, nông sản cũng được
đem bán theo giá cả sản xuất như mọi hàng hóa khác, nghĩa là phải đảm bảo cho
nhà tư bản thu hồi được chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận bình qn.
Trong nơng nghiệp cũng như trong cơng nghiệp đều có lợi nhuận siêu ngạch
do sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của thị trường và giá cả sản xuất cá
biệt của một số doanh nghiệp. Nhưng trong công nghiệp, do cạnh tranh lợi nhuận
siêu ngạch không tồn tại ổn định ở một doanh nghiệp nhất định.
Trái lại, trong nông nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch tồn tại thường xuyên và ổn

định hơn ở những doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi. Địa tô chênh leehcj trong
chủ nghĩa tư bản là số dư ngồi lợi nhuận bình qn do các cơ sở kinh doanh có
điều kiện sản xuất thuận lợi hơn thu được so với các cơ sở kinh doanh có điều kiện
sản xuất kém hơn, gắn liền với sự độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản
chủ nghĩa. Đó là sự chênh lệch giữa cả sản xuất chung nông phẩm được quyết định
bởi điều kiện không thuận lợi nhất với gái cả sản xuất cá biệt ở những nơi có điều
kiện sản xuất thuận lợi, do đó năng suất lao động được nâng cao.
Xét về cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và việc chuyển hóa lợi nhuận
siêu ngạch thành địa tô, địa tô chênh lệch được chia làm hai loại:
 Địa tô chênh lệch I
Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện
thuận lợi. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo cho tư bản nơng nghiệp có năng suất cao
hơn bao gồm:
- Độ màu mỡ của đất;
- Vị trí của đất đai gần hay xa nơi tiêu thụ.
Hai yếu tố làm cơ sở xuất hiện địa tô chênh lệch I (độ màu mỡ và vị trí
ruộng đất) có thể phát sinh tác dụng ngược chiều nhau: đất tốt nhưng ở xa hoặc
ngược lại.

5


Trong thực tế có nhiều cách kết hợp hai yếu tố này. Hơn nữa, độ màu mỡ và
vị trí thuận lợi của đất không phải là cố định mà phụ thuộc vào tiến bộ khoa học
của sản xuất, của khoa học, công nghệ và sự phát triển của giao thông vận tải tạo ra
những giao thông mới, trung tâm dân cư và khu kinh tế mới. Những điều đó tạo
nên sự tác động đa dạng tới sự hình thành địa tô chênh lệch I.
 Địa tô chênh lệch II
Địa tô chênh lệch II gắn liền với hiệu quả khác nhau của số tư bản đầu tư
them trên cùng một diện tích ruộng đất, tức là gắn liền với việc thâm canh trong

nông nghiệp.
Địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II đều là lợi nhuận siêu ngạch, hình
thành rủi ro hiệu quả đầu tư khác nhau của những tư bản khác nhau. Một đằng do
đầu tư trên những thửa ruộng có điều kiện khác nhau (quảng canh), một đằng do
hiệu quả những lần đầu tư khác nhau trên cùng một thửa ruộng (thâm canh), cịn
giá cả có tác động điều tiết thị trường nông sản vẫn do giá cả sản xuất của tư bản
đầu tư có hiệu quả thấp nhất quyết định.
Nhưng sự chuyển hóa lợi nhuận siêu ngạch đó thành địa tơ chênh lệch I và
địa tơ chênh lệch II lại có sự khác nhau. Địa tơ chênh lệch I được xác định trong
các hợp đồng thuê đất giữa nhà tư bản và địa chủ. Trong thời hạn hợp đồng, lợi
nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại vẫn thuộc về nhà tư bản kinh doanh
ruộng đất, tức biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thành địa tô
chênh lệch II.
Đây chính là lý do làm cho địa chủ muốn rút ngắn thời hạn cho thuê đất còn
nhà tư bản lại muốn kéo dài thời hạn đó để hưởng tồn bộ kết quả đầu tư vào ruộng
đất.
1.2.2. Địa tô tuyệt đối

6


Khi nghiên cứu địa tơ chênh lệch thì dường như đất canh tác xấu nhất không
phải nộp địa tô. Nhưng trên thực tế, đất canh tác xấu nhất cũng phải nộp địa tơ. Đó
chính là địa tơ tuyệt đối.
Địa tơ tuyệt đối là một phần giá trị thặng dư mà địa chủ thu được dựa vào sự
độc quyền tư hữu ruộng đất. Đó là số dư của giá trị so với giá cả sản xuất xã hội
của nông phẩm.
Địa tô tuyệt đối cũng là khoản lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình
quân do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp
mà nhà tư bản thuê ruộng đất phải nộp cho địa chủ.

Trong thực tế, địa tơ tuyệt đối là tồn bộ số chênh lệch giữa giá trị và giá cả
sản xuất hay chỉ bằng một phần của số chênh lệch ấy thì điều này hoàn toàn phụ
thuộc vào quan hệ cung – cầu. Như vậy, giá cả nơng sản có thể cao hơn giá cả sản
xuất của chúng nhưng vẫn thấp hơn giá trị của chung và không phải trả giá đắt lên
ngun nhân sinh ra địa tơ, mà chính địa tơ là nguyên nhân làm cho giá cả nông
phẩm đắt lên. Sự thiệt hại cho xã hội là nguồn gốc làm giàu cho giai cấp địa chủ.
Khi độc quyền tư hữu ruộng đất bị thủ tiêu thì địa tơ tuyệt đối cũng bị xóa bỏ. Giá
cả nơng phẩm sẽ hạ xuống có lợi cho xã hội.
1.2.3. Các loại địa tơ khác
Ngồi những loại địa tơ trên cịn có các loại địa tô khác như địa tô về cây
đặc sản , địa tô về hầm mỏ , địa tô về các bãi cá , địa tô về đất rừng , thiên nhiên …
a.Địa tô về cây đặc sản:
Là địa tô thu được trên những đám đất trồng những cây quí mà sản phẩm có
thể bán với giá độc quyền , tức là giá cao hơn giá trị. Người tiêu thụ những sản
phẩm trên phải trả địa tô này .
b.Địa tô hầm mỏ:

7


Đất hầm mỏ_đất có những khống sản được khai thác cũng đem lại địa tô
chênh lệch và địa tô tuyệt đối cho người sở hữu đất đai ấy.Địa tô hầm mỏ cũng
hình thành và được quyết định như địa tơ đất nông nghiệp.
c.Địa tô đất xây dựng:
Địa tô đất xây dựng về cơ bản được hình thành như địa tơ đất nơng nghiệp.
Nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng:
+Thứ nhất,trong việc hình thành địa tơ xây dựng ,vị trí của đất đai là yếu tố
quyết định,còn độ màu mỡ và trạng tháI của đất đai không ảnh hưởng lớn.
+Thứ hai,địa tơ đất xây dựng tăng lên nhanh chóng do sự phát triển của dân
số,do nhu cầu về nhà ở tăng lên và do những tư bản cố định sát nhập vào ruộng đất

ngày càng tăng lên.
d.Địa tô độc quyền:
Địa tô luôn luôn gắn liền với độc quyền sở hữu ruộng đất,độc chiếm các
đIều kiện tự nhiên thuận lợi, cản trở sự cạnh tranh của tư bản, tạo nên giá cả độc
quyền của nơng sản.Tuy nhiên,có những loại đất có thể trồng những loại cây cho
những sản phẩm quý hiếm,có giá trị cao(như những vườn nho có thể cho những
thứ rượu đặc biệt)hay có những khống sản đặc biệt có giá trị,thì địa tơ của những
đất đai đó sẽ rất cao,có thể xem đó là địa tơ độc quyền .Nguồn gốc của địa tô độc
quyền này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền cao của sản phẩm thu
được trên đất đai ấy mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ - người sở hữu những đất
đai đó.
Các địa tơ như địa tơ về đất xây dựng, địa tô địa tô về hầm mỏ, địa tô về các
bãi cá , địa tô về đất rừng thiên nhiên ... tuy là địa tô thu được trên những đám đất
phi nông nghiệp nhưng đều dựa trên cơ sở của địa tô nông nghiệp theo đúng nghĩa
của từ này.Chúng bao gồm cả hai loại địa tô: địa tô tuyệt đối và địa tơ chênh lệch.
Mac nói :” Bất kì ở đâu có những sức tự cho nhà cơng nghiệp lợi dụng những sức
tự nhiên ấy , chẳng kể đó là thác nước ,là hầm mỏ giàu khoáng sản, là những nơi
8


nhiều cá hay là đất để xây dựng có vị trí tốt ,thì số lợi nhuận siêu ngạch đó của nhà
tư bản hoạt động cũng đều bị kẻ có cái giấy chứng nhận về quyền sở hữu những
của cải tự nhiên ấy chiếm đoạt dưới hình thái địa tơ".
1.3.

Ý nghĩa lý luận về địa tô của C.Mac đối với nước ta trong giai đoạn hiện
nay
Ý nghĩa: Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của Marx không chỉ vạch rõ bản

chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nơng nghiệp mà cịn là cơ sở

khoa học để xây dựng các chính sách kinh tế liên quan đến thuế, đến điều tiết các
loai địa tô, đến giải quyết các quan hệ đất đai. Nhằm kết hợp hài hòa các lợi ích,
khuyến khích thâm canh, sử dụng đất đai tiết kiệm, phát triển một nền nơng nghiệp
hàng hóa sinh thái bền vững.
Học thuyết về giá trị thặng dư của C.Mac đã vạch trần bản chất bóc lột của
chủ nghĩa tư bản. Và trong giai đoạn hiện nay, học thuyết này vẫn còn mang ý
nghĩa thời đại sâu sắc trong việc liên hệ đối với những vấn đề ruộng đất ở nước ta
hiện nay.
1.3.1. Vấn đề quyền sở hữu và sử dụng ruộng đất
Quyền sở hữu và quyền sử dụng nói chung được quy định trong các bộ luật
như luật dân sự, các luật về sở hữu trong công nghiệp hay có thể ngay cả trong
Hiến pháp…
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền là quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền sử dụng là quyền của
chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chỉ là một trong
ba quyền của chủ sở hữu.
Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, mọi cơng
dân, tổ chức, cơng ty… chỉ có quyền sử dụng đất đai. Hiểu theo khái niệm địa tô
trên đây thì những người đang có quyền sử dụng đất khơng có quyền gì trong việc
9


thu địa tô hay địa tô thặng dư, mà quyền này thuộc về Nhà nước. Điều này trên
thực tế làm cho Nhà nước có một vai trị độc quyền trong việc định giá đền bù khi
thu hồi đất đai, và khi các chính sách định giá đền bù chưa hợp lý dễ gây ra phản
ứng của người sử dụng cũng như tạo kẽ hở để một số người làm giàu bất chính từ
đất.
Đất đai thuộc sở hữu tồn dân và Nhà nước là đại diện sở hữu trực tiếp, vì
vậy cần có quan niệm rõ rang về quyền sở hữu đặc biệt này. Trong nông ngiệp,

ruộng đất thuộc sở hữu tồn dân, được Nhà nước giao cho hộ nơng dân sử dụng lâu
dài. Nhà nước quy định bằng pháp luật vấn đề chuyển quyền sử dụng ruộng đất,
không thể tư hữu hóa ruộng đất, vì như vậy, phân hóa lớn về giai cấp, cản trở việc
quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất khác làm căng thẳng
them vấn đề tranh chấp ruộng đất vốn đã phức tạp.
Quan điểm cho rằng, muốn phát triển sản xuất phải tư hữu hóa ruộng đất là
hết sức sai lầm. Theo Lenin, những tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng: “dưới bất
cứ hình thức chiếm hữu ruộng đất nào, nhà nước tư bản chủ nghĩa cũng vẫn nảy
sinh và phát triển”. Và về mặt lý luận, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể hồn
tồn đi đơi với việc khơng có chế độ tư hữu về ruộng đất, với việc quốc hữu hóa
ruộng đất, tức là khi mà khơng có địa tơ tuyệt đối, cịn địa tơ chênh lệch thuộc về
nhà nước. Nhân tố kích thích sự tiến bộ về nơng học khơng vì thế mà yếu đi, trái
lại còn được tăng cường lên rất nhiều.
Nếu trao quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân thì khơng chỉ làm cho việc
tranh chấp ruộng đất them gay gắt, mà còn xuất hiện sự đầu cơ ruộng đất, sự phân
hóa giai cấp càng tăng nhanh. Tuy nhiên, khơng loại trừ việc cho phép chuyển
quyền sử dụng ruộng đất khi một người nào đó tìm được nghề khác hoặc khơng có
người thừa kế sử dụng ruộng đất. Người được quyền sử dụng ruộng đất phải trả
cho người chuyển nhượng một khoản bồi thường hoa màu và chi phí cải tạo đất.
Khoản bồi hồn này khơng phải là giá cả ruộng đất và thấp hơn giá cả ruộng đất.
10


Để khuyến khích nơng dân đầu tư thâm canh, ứng dụng công nghệ mới
nhằm thu địa tô chênh lệch II, cần trao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và quy
định được quyền thừa kế. Tuy vậy, quyền thừa kế cũng làm nảy sinh mâu thuẫn
giữa việc bảo đảm đủ phần ruộng khoán cho tất cả mọi hộ với việc duy trì quy mơ
đất canh tác tối ưu, nhất là quy mô nông trại. Trong điều kiện dân số tăng nhanh,
bình qn ruộng đất tính theo nhân khẩu rất thấp, quyền thừa kế tất yếu dẫn đến
làm tăng sự phân tán manh mối ruộng đất, chỉ có thể khắc phục tình trạng ấy bằng

khai hoang tăng vụ, thâm canh và tổ chức dịch vụ, phát triển các ngành nghề khác
để rút bớt lao động ra khỏi trồng trọt chứ không phải bằng cách tư hữu hóa và tùy
tiện mua bán ruộng đất.
1.3.2. Chính sách giao ruộng đất lâu dài cho nông dân để canh tác
Ở Việt Nam sau khi đất nước độc lập, trước thời kỳ đổi mới, toàn bộ tư liệu
sản xuất của nông dân đã được tập thể hóa dưới danh nghĩa sở hữu tập thể. Chế độ
tư hữu đã bị triệt tiêu, do đó khơng có địa tô trước hết là địa tô tuyệt đối. Hơn nữa
người đầu tư chính cho sản xuất là nhà nước, nơng dân khơng có điều kiện đầu tư
và thực tế cũng không muốn đầu tư bởi ruộng đất không phải của họ.
Từ khi bắt đầu đổi mới, nhờ việc giao đất đến người lao động, làm cho mỗi
mảnh đất đã có chủ quản lý cụ thể, được sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn. Người
lao động quan tâm hơn đến việc nâng cao và bồi dưỡng đất đai chứ không chỉ khai
thác làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất. “Theo luật đất đai năm 1993 người nông dân
được trao quyền ổn định đất lâu dài với thời gian 20 năm đối với cây hằng năm và
50 năm với cây lâu năm (người sử dụng được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, thừa kế, thế chấp đất được giao”. Bên cạnh quyền sử dụng đất lâu dài,
người sử dụng đất được chuyển từ nơi kém hiệu quả sang nơi sử dụng hiệu quả
hơn. Giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nơng dân đã khơi dậy tính cần cù, chịu
khó và tăng sự gắn bó của nơng dân với ruộng đất. Nhờ chính sách giao khốn theo
sản phẩm, chính sách khoán 10 cho người dân khiến họ yên tâm đầu tư cho sản
11


xuất. Địa tơ chênh lệch II trở thành địn bẩy kinh tế quan trọng và chính nó đảm
bảo đất đai được sử dụng hợp lý, có hiệu quả.
“Qua 5 năm thực hiện (1993 – 1998) luật đất đai 1993 đã phát huy nhiều mặt
tích cực trong sản xuất và đời sống. Đến cuối năm 1997, khu vực nông thôn đã có
64,6% số hộ sử dụng đất nơng nghiệp và 34,4% số hộ được cấp giấy công nhận
quyền sử dụng đất. Nhờ những đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước như
tăng đầu tư cho nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, quan tâm đến

đầu ra của nông phẩm… mà ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, nước ta
từ một nước thiếu đói đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Tuy vậy, cịn một số khó khăn nhất định như đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp,
các chính sách cịn chưa đồng bộ, đầu ra của nơng phẩm cịn khó khăn, kém sức
cạnh tranh… Điều đó đặt ra cho Nhà nước phải tìm biện pháp để sản phẩm của
nơng nghiệp có thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng để có khả năng xuất
khẩu…
1.3.3. Xác định thuế nông nghiệp
Trong kinh tế học, đất bao gồm tất cả các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên,
chẳng hạn như vị trí địa lý của khu vực đất đai, các tài nguyên khoáng sản dưới
long đất, và thậm chí các thành phần của phổ điện từ. Trong kinh tế học cổ điển nó
được coi là một trong các yếu tố sản xuất, các yếu tố khác là tư bản và sức lao
động.
Vì đất khơng được sinh ra, thị trường đất đai phản ứng đối với việc đánh
thuế khác hẳn so với thị trường lao động và thị trường hàng hóa do con người sản
xuất ra. Thuế giá trị đất hoàn thiện một cách lý tưởng có thể khơng ảnh hưởng tới
chi phí cơ hội trong việc sử dụng đất, thay vì thế nó có thể làm giảm giá trị của
quyền sở hữu đất hợp pháp.
Nền sản xuất nông nghiệp gắn liền với tư liệu sản xuất cơ bản là đất đai nên
xác định thuế giá trị đất ở nước ta hiện nay là một việc làm hết sức quan trọng
12


trong việc quản lý kinh tế. Chính sách thuế cịn thể hiện mối quan hệ giữa nhà
nước và người nông dân trong việc phân chia lợi ích kinh tế. Nên muốn có nền sản
xuất nơng nghiệp phát triển, cần thiết phải xây dựng một chính sách thuế hợp lý và
mang ý nghĩa khuyến khích, tạo điều kiện cho người nơng dân đầu tư vốn sản xuất.
Trong thời kỳ tập thể hóa nơng nghiệp trước đây, tồn bộ là sở hữu tập thế.
Như vậy, chế độ tư hữu bị triệt tiêu, khơng có địa tơ. Trước khi đổi mới, người đầu
tư chính để phát triển nơng nghiệp là nhà nước chứ khơng phải là nơng dân. Do đó

địa tơ chênh lệch nếu có được nhà nước thu lại thơng qua thủy lợi phí, thu thuế.
Mức thuế thu căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Nói cách khác, thuế
nơng nghiệp chính là địa tơ mà nơng dân canh tác trên ruộng đất thuộc sở hữu toàn
dân phải trả cho nhà nước. Địa tô chênh lệch II đảm bảo cho đất đai không bị sử
dụng cạn kiệt mà luôn được bổ sung, bồi dưỡng độ phì nhiêu. Qua nhiều lần sửa
đổi, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với các đối tượng khác, các trang trại
có hiệu lực từ năm 2003, xem xét giảm thuế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất
định, để khuyến khích nơng dân bằng cái lợi hữu hình hơn nữa. Việc giảm thuế sẽ
tạo điều kiện để nơng dân có thêm thu nhập: một phần thu nhập đầu tư vào sản
xuất nông nghiệp… từ đó thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói
riêng. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, không nước nào coi thu thuế vào nông
dân là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước… có chính sách thuế kích thích
sản xuất, khuến khích các cơ sở chế biến nông sản phẩm nhằm thúc đẩy sản xuất
trong khu vực nông nghiệp phát triển. Thiết nghĩ, kinh nghiệm của các quốc gia
trên thế giới là phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.3.4. Giải quyết vấn đề đất xây dựng
Hiện nay các vấn đề liên quan đến đất xây dựng ở nước ta cũng gặp rất
nhiều khó khăn. Sự tăng lên và đứng ở mức cao của bất động sản đã tác động đến
bốn mặt. Một lượng vốn lớn của xã hội đã không được trực tiếp sử dụng vào sản
xuất kinh doanh, một bộ phận đất nông nghiệp đã bị chuyển mục đích sử dụng và
13


một bộ phận nơng dân đã trở thành khơng có việc làm. Nhà nước trên danh nghĩa
chủ sở hữu đất đai phải chi ra một lượng vốn lớn khi thu hồi để giải phóng mặt
bằng, chẳng khác nào mua lại đất của chính mình. Có một thực tế là đất ngày càng
bị thu hẹp trong khi đó nhu cầu đất xây dựng lại tăng mạnh. Nhu cầu nhà ở, mặt
bằng sản xuất, đất để xâu dựng các cơng trình, cơ sở hạ tầng ngày càng cần thiết.
Nhà nước cần phải có những điều chỉnh, quy hoạch chi tiết để giải quyết hợp lý
tình trạng đất xây dựng hiện nay. Để tài ngun đất khơng bị lãng phí và được sử

dụng đúng mục đích.

14


CHƯƠNG 2. HIỆN TƯỢNG “ĐƯỢC MÙA MẤT GIÁ” VÀ VẤN ĐỀ ÁP
THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ HOA KỲ ĐỐI VỚI MỘT
SỐ HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

2.1. Hiện tượng “Được mùa mất giá”
2.1.1. Thực trạng hiện tượng “được mùa mất giá”
Trong thời gian qua, trên các phương tiện truyền thơng đưa nhiều thơng tin
về tình trạng “được mùa mất giá” trong nông nghiệp. Nào là dưa hấu rớt giá thê
thảm chỉ cịn lại 3.000 đồng/kg, thậm chí chỉ cịn 500 đồng/kg, nhiều nơi nơng dân
phải ngồi nhìn dưa thối mà xót xa; xồi Cát Chu, xồi Thanh Ca ở miền Tây vào
mùa thu hoạch rộ chỉ còn 1.000-3.000 đồng/kg nhưng không cách nào tiêu thụ;
nhãn lồng, thanh long, vải thiều, cam quýt, cà phê, khoai lang, sắn, gạo, mía
đường, muối, hành tây, hành tím… cũng lâm vào tình trạng trên. Cá ngừ đại dương
có lúc chỉ bán 60.000 đồng/kg, bằng 1/3 thời điểm được giá, tôm thẻ chân trắng
mất giá đến 30%, rồi đến cá ba sa, cá tra...
Nhiều loại cây trồng truyền thống không hiệu quả, cộng với thời gian qua
giá một số loại sản phẩm được mùa luôn đạt đỉnh nên người dân các địa phương
đua nhau chuyển sang trồng những loại sản phẩm đó, khiến diện tích loại cây này
tăng đột biến và đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cung vượt cầu, hoặc đối tác hạn chế thu
mua (như tình trạng cây cao su) thì người nơng dân sẽ lao đao...
Thực tế trên khiến cho nông dân, ngư dân đã nghèo lại càng nghèo thêm,
trong lúc đó thương lái trong nước và thương lái nước ngoài ép cấp, ép giá, phao
tin đồn nhảm lũng đoạn thị trường… các cơ quan quản lý cũng chưa có chính sách,
giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh.



2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “được mùa mất giá”
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hiện tượng “được mùa mất giá”. Tuy
nhiên trong đề tài này sẽ vận dụng Lý luận Địa tô trong học thuyết C.Marx để giải
thích.
Nơng nghiệp ở nước ta đa số đang ở kinh tế tiểu nông. Theo C. Mác, chế độ
sở hữu ruộng đất nhỏ phù hợp với điều kiện đa số dân cư sống ở nông thôn, trong
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kinh tế nông hộ là loại hình phổ biến, bản
thân những người sản xuất, tức là nông dân, tiêu dùng đại bộ phận sản phẩm nông
nghiệp, chỉ có phần dư ra mới đi vào giao lưu bn bán với thành thị với tư cách là
hàng hóa.
Ở đây, quyền chiếm hữu ruộng đất là một trong những điều kiện sản xuất,
còn quyền sở hữu ruộng đất là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phồn vinh của
phương thức sản xuất của những người sản xuất trực tiếp. Chế độ sở hữu của
những người nông dân tự canh tác cho phép họ trở thành kẻ sở hữu sản phẩm lao
động của mình và khơng phải nộp địa tơ. Người nào mà lao động được thực hiện
trong những điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn thì cịn thu được sản phẩm thặng dư
siêu ngạch nữa. Trong trường hợp này, quyền sở hữu ruộng đất là cơ sở để phát
triển sự độc lập cá nhân.
Thế nhưng, đến một trình độ nhất định, kinh tế tiểu nông sẽ phát huy hết
tiềm năng của nó và bộc lộ các nhược điểm khiến cho chế độ sở hữu ruộng đất nhỏ
bị sụp đổ. Những nhược điểm chủ yếu là:
Thứ nhất, nguồn vốn hạn hẹp, khó tiếp cận tín dụng, phần nhiều phải vay
nặng lãi. Trong khi đó, muốn mở rộng sản xuất thì phải mua thêm ruộng hoặc thuê
ruộng. Tiền mua ruộng sẽ hạn chế việc đầu tư vào thâm canh, thậm chí giá cả
ruộng đất có thể lên cao đến mức khiến cho việc sản xuất không thể tiến hành
được. Do năng suất lao động thấp, cho nên nếu thuê ruộng thì tiền thuê ruộng
nhiều khi không những “nuốt” hết phần lợi nhuận, nghĩa là phần lao động thặng



dư, cái phần mà đáng lẽ người nông dân được hưởng với tư cách là người sở hữu
công cụ lao động của mình, mà cịn ngốn mất một phần tiền công, nghĩa là phần
lao động tất yếu của họ.
Thứ hai, sức sản xuất thấp: Tư liệu sản xuất thô sơ, lao động sống chiếm ưu
thế, nhân lực bị lãng phí rất lớn, người lao động bị cơ lập, vì chế độ sở hữu ruộng
đất nhỏ loại trừ sự phát triển những sức sản xuất xã hội của lao động, loại trừ việc
trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn và việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào
nông nghiệp.
Nhận xét về phạm vi hạn hẹp của kinh tế tiểu nơng, C. Mác nhấn mạnh:
“Đối với người nơng dân có một mảnh đất nhỏ, giới hạn kinh doanh, một mặt,
không phải là lợi nhuận trung bình của tư bản, chừng nào bản thân anh ta là một
nhà tư bản nhỏ; và mặt khác, giới hạn đó cũng khơng phải là sự cần thiết phải nộp
địa tô, chừng nào người nông dân vẫn còn là kẻ sở hữu ruộng đất. Với tư cách là
một nhà tư bản nhỏ, giới hạn tuyệt đối duy nhất là tiền công mà anh ta tự trả cho
mình, sau khi đã trừ các chi phí theo đúng nghĩa của danh từ đó đi. Chừng nào giá
cả của sản phẩm cịn đem lại tiền cơng ấy cho anh ta thì anh ta vẫn sẽ cịn canh tác
mảnh đất của mình, thường thường cho đến khi chỉ mang lại có một tiền cơng tối
thiểu cần thiết để ni sống mình”.
Đó là lý do làm cho giá cả ngũ cốc trong những nước mà chế độ sở hữu
ruộng đất nhỏ chiếm địa vị thống trị thường thấp hơn so với những nước có nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Một bộ phận lao động thặng dư của những nông dân
làm việc trong những điều kiện bất lợi nhất, được “biếu” không cho xã hội. Như
vậy, giá cả thấp ấy là hậu quả của sự bần cùng của những người sản xuất, chứ
không phải là kết quả của năng suất lao động của họ.
Tình trạng trên gây trở ngại cho việc mở rộng phân công lao động xã hội và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi vì, theo quy luật, cùng với sự phát triển sản xuất,
nhân khẩu nông nghiệp sẽ dần dần giảm, cả theo nghĩa tuyệt đối và tương đối.


Muốn vậy, “tồn bộ lao động nơng nghiệp - lao động cần thiết và lao động thặng

dư - của một bộ phận xã hội phải đủ để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho
toàn thể xã hội, và do đó, cho cả những người lao động phi nơng nghiệp; do đó, để
cho sự phân cơng lớn giữa những người làm nông nghiệp, và những người làm
công nghiệp, cũng như sự phân công giữa những người làm nông nghiệp sản xuất
lương thực và những người làm nông nghiệp sản xuất nguyên liệu, có thể thực hiện
được”.
Thứ ba, sức cạnh tranh kém, không đương đầu được với sự phát triển của
sản xuất lớn. Thủ cơng nghiệp gia đình gắn với kinh tế hộ bị thủ tiêu do sự phát
triển của đại công nghiệp. Đại nông nghiệp không kể là được tiến hành theo kiểu
kinh tế đồn điền hay theo phương thức tư bản chủ nghĩa và những sự cải tiến kỹ
thuật nơng nghiệp, tuy địi hỏi những điều kiện sản xuất vật chất đắt tiền hơn với
tổng chi phí lớn hơn, nhưng lại làm cho giá nông phẩm hạ thấp.
Bởi vậy, những năm được mùa lại là một sự rủi ro cho những người nông
dân canh tác theo chế độ sở hữu ruộng đất nhỏ. Ngoài ra, việc thay đổi tập tính
canh tác, phá bỏ những nơng sản truyền thống để trồng những loại mang loại thu
nhập cao cũng dẫn đến việc thừa hàng khiến cho loại nông sản đó cho dù có được
mùa nhưng vẫn bị mất giá. Quyền chiếm hữu ruộng đất là một điều kiện của sản
xuất, vì ruộng đất là tư liệu lao động quan trọng của nơng nghiệp. Bởi vậy, để
khuyến khích thâm canh và trồng cây lâu năm, phải quy định thời hạn dài cho
quyền này.


2.2. Vấn đề áp thuế chống bán phá giá của Chính phủ Hoa Kỳ với một số hàng
thủy sản của Việt Nam
2.2.1. Thực trạng vấn đề áp thuế chông bán phá giá đối với một số hàng thủy
sản Việt Nam của Chính phủ Hoa Kỳ
Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên
phát triển và hiện nay đang là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, năm 2013
Việt Nam đứng thứ 7 trong top 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Kim
ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam qua các năm như sau : Năm 2010 đạt 2,737 tỷ

USD; Năm 2011 đạt 3,358 tỷ USD tương đương tăng 22,7% so với năm 2010;
Năm 2012 đạt 3,762 tỷ USD tương đương tăng 12,2% so với năm 2011; Năm 2013
đạt 4,562 tỷ USD tương đương tăng 21,26% so với năm 2012. Con số này giúp cho
ngành thuỷ sản là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và xếp hàng thứ 4 trong
các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, đồng thời khẳng định thuỷ sản là ngành kinh tế
hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Tuy nhiên, khi xuất khẩu các mặt hàng thủy sản qua Mỹ thì gặp phải một số
vấn đề nhất định. Cụ thể là vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với 02 mặt hàng
thủy sản của Việt Nam là Cá tra, cá basa (2002) và mặt hàng Tôm (2003). Kết quả
của các vụ kiện:
Đối với mặt hàng cá tra, cá basa: cơng ty tham gia vào q trình điều tra bán
phá giá của DOC gồm Agrifish, Cataco, Nam Việt, Vĩnh Hoàn sẽ chịu mức thuế từ
36.84 – 52.90%. Những đơn vị khác có liên quan nhưng chỉ trả lời các câu hỏi
phần A của DOC (bộ câu hỏi điều tra bán phá giá) như Afiex, Cafatex,… chịu mức
thuế 44.66%. Các đơn vị khác cũng tham gia xuất sản phẩm sang Mỹ nhưng không
theo kiện sẽ chịu mức thuế 63.88%.
Đối với mặt hàng tôm: Công ty Thủy hải sản Minh Quý, một trong hai công
ty bị kiện, sẽ phải chịu thuế suất 7,88%. Một công ty khác, Công ty Thủy sản Nha


Trang, sẽ phải chịu mức thuế 1,15%. Các công ty xuất khẩu còn lại của Việt Nam
chịu mức thuế 4,52%.
2.2.2. Nguyên nhân vấn đề áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy
sản Việt Nam của chính phủ Hoa Kỳ
Các vụ kiện của Mỹ đối với vấn đề chống bán phá giá của các mặt hàng thủy
sản Việt Nam đều tập trung vào nguyên nhân có các khoản tài trợ của Chính Phủ
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ dẫn đến triệt tiêu sự cạnh tranh mặt
hàng nội địa.
Mục đích của chống bán phá giá nhằm:
Bán phá giá bị coi là hành vi thương mại quốc tế không công bằng. Như vậy,

để tạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm
nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế
không lành mạnh, các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Do đó mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá là để bù đắp lại những thiệt
hại cho ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra.
Mặc dù, mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá được cho là để đảm
bảo sự công bằng trong thương mại quốc tế nhưng trên thực tế không đơn giản như
vậy. Đối với các nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil… sử dụng các biện pháp
chống bán phá giá để bảo vệ nền sản xuất còn non trẻ của chính mình. Đối với các
quốc gia phát triển, các biện pháp chống bán phá giá vừa là công cụ để hạn chế mở
cửa thị trường, hạn chế sự thâm nhập thị trường từ các quốc gia đang phát triển và
vừa là cái van an tồn cần thiết cho chính họ.
Các quốc gia có quyền tự do trong việc xây dựng các thủ tục để xác định
hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa
nhập khẩu vào nước mình. Dẫn đến, nhiều quốc gia đã lạm dụng các biện pháp
chống bán phá giá một cách tùy tiện để hạn chế nhập khẩu, hơn là để đạt được các


mục tiêu khắc phục có tính hạn chế mà Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho
phép.
Việc Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệ nền sản xuất
trong nước, Hoa Kỳ ban hành Luật chống bán phá giá cho phép chính quyền Hoa
Kỳ đánh thuế nhập khẩu đặc biệt, được gọi là “thuế chống bán phá giá” để bù lại
phần tổn hại do việc nhập khẩu hàng hóa với mức giá thấp ở mức được cho là
“khơng cơng bằng”.
Chính phủ Hoa Kỳ sử dụng thuế chống bán phá giá như một công cụ nhằm
bổ sung cho nguồn ngân sách và tạo ra sự cạnh tranh công bằng đối với các mặt
hàng thủy sản trong nước. Thuế này khác xa với địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tơ
phong kiến vì nó tập trung vào ngân sách đem lại lợi ích cho quốc gia đó, nó khơng
mang bản chất bóc lột của địa tơ phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa.

Đối với Hoa Kỳ đa số họ áp dụng theo phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Đó là việc các cơng ty Hoa Kỳ đã thu mua các sản phẩm thủy sản tại Việt
Nam với giá rẻ và đem tiêu thụ tại thị trường trong nước, dẫn tới các công ty sản
xuất các mặt hàng thủy sản tại Hoa Kỳ không thể tiêu thụ khiến cho các mặt hàng
này khơng cịn chỗ đứng trên thị trường. C. Mác nhận định: “Những công lao lớn
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là, một mặt thì hợp lý hóa nơng nghiệp,
việc hợp lý hóa này lần đầu tiên đã tạo khả năng kinh doanh nông nghiệp theo
phương thức xã hội, và mặt khác làm cho quyền sở hữu ruộng đất trở thành một
điều phi lý”.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, một mặt, đã tách hoàn toàn quyền sở
hữu việc sản xuất thủy sản ra khỏi mọi quan hệ thống trị và nơ lệ; mặt khác, tách
hồn tồn việc sản xuất thủy sản với tư cách là tư liệu lao động ra khỏi quyền sản
xuất thủy sản và người sản xuất thủy sản, đến mức là người chủ có thể suốt đời
sống ở tỉnh này trong khi việc sản xuất thủy sản của họ lại ở tỉnh khác, họ chỉ cần
thu được địa tơ. Địa tơ là hình thái mà trong đó, quyền sở hữu sản xuất thủy sản


được thực hiện về mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập. Cũng có trường hợp nhà tư
bản đồng thời là địa chủ hay địa chủ lại trực tiếp là nhà tư bản kinh doanh thủy sản,
nhưng đó chỉ là ngoại lệ, không phải là hiện tượng phổ biến.
Ở đây, nhà tư bản ngư nghiệp chỉ là người chiếm hữu việc sản xuất thủy sản
chứ không phải là người sở hữu, vì thế mà chỉ phải trả địa tơ, ngồi ra khơng phải
trả gì hết, khơng phải bỏ tư bản ra mua khu vực sản xuất thủy sản, nên tư bản hoạt
động trong ngư nghiệp tách rời với tư bản do địa chủ bỏ ra để mua khu vực sản
xuất thủy sản. Tiền mua việc sản xuất thủy sản khơng bao giờ lại có thể làm chức
năng tư bản nữa, tuy nó đem lại cho người mua cái quyền thu địa tơ, nhưng nó lại
hồn tồn khơng dính dáng gì đến việc sản xuất ra địa tơ ấy. Người chiếm hữu sẽ
được quyền kinh doanh và thu lợi nhuận; và khi bán ra thị trường thì có thể thu
được địa tô chênh lệch II trong thời hạn hợp đồng cịn hiệu lực. Cịn người trực
tiếp sản xuất là cơng nhân làm thuê. Như vậy, trong ngư nghiệp tư bản chủ nghĩa

tập hợp ba giai cấp cấu thành “bộ xương sống” của xã hội cận đại - địa chủ, nhà tư
bản và công nhân làm thuê.
Quyền tư hữu về việc sản xuất thủy sản cho phép người chủ thu địa tô tuyệt
đối, không những là một nguyên nhân làm tăng giá cả thủy sản mà còn là hàng rào
ngăn cản việc đầu tư và việc tự do sử dụng tư bản vào việc sản xuất thủy sản. Hàng
rào này khiến tư bản đầu tư vào ngư nghiệp không tham gia việc bình qn hóa tỷ
suất lợi nhuận. Do đó, giá cả thủy sản vận động xoay quanh giá trị thị trường của
nó chứ khơng được bán theo giá cả sản xuất. Vì cấu tạo hữu cơ tư bản trong ngư
nghiệp thấp hơn cấu tạo hữu cơ trung bình của tư bản xã hội, nên giá trị thị trường
nói trên cao hơn giá cả sản xuất. Khoản chênh lệch này hình thành địa tô tuyệt đối
để nộp cho địa chủ. Nhưng nếu cấu tạo trung bình của tư bản ngư nghiệp cao bằng
hoặc cao hơn cấu tạo của tư bản xã hội trung bình, thì những nhà sản xuất thủy sản
tại Hoa Kỳ sẽ khơng thu được khoản chênh lệch nói trên để nộp địa tô tuyệt đối
nữa, nên sẽ không thể tiếp tục kinh doanh.


×