Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ TÌNH TRẠNG NGỪNG HOẠT ĐỘNG HAY GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN MẤY NĂM GẦN ĐÂY. NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG NÀY VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.55 KB, 21 trang )

1
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
LUẬT KINH TẾ
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VÀ TÌNH TRẠNG NGỪNG HOẠT ĐỘNG
HAY GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN MẤY NĂM GẦN ĐÂY.
NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG NÀY VÀ GIẢI
PHÁP
GVHD: PGS.TS. BÙI XUÂN HẢI
NHÓM 15
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC NGỪNG
HOẠT ĐỘNG HAY GIẢI THỂ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3
1.1 Phân biệt giải thể và ngừng hoạt động của doanh nghiệp 3
1.2 Phân tích đánh giá các quy định của pháp luật về việc ngừng hoạt động và giải thể của doanh
nghiệp Việt Nam 3
2 CHƯƠNG 2 : TÌNH TRẠNG GIẢI THỂ HAY NGỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
CHO TÌNH TRẠNG TRÊN 9
2.1 Tình trạng giải thể và ngừng hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần
đây (2011 – 2013 ) 9
2.2 Nguyên nhân và giải pháp của tình trạng giải thể doanh nghiệp và ngưng hoạt động của các
doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây 14
3
CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
VIỆC NGỪNG HOẠT ĐỘNG HAY GIẢI THỂ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
1.1 Phân biệt giải thể và ngừng hoạt động của doanh nghiệp


- Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp cả về mặt pháp
lý cũng như trên thực tế, theo một trình tự, thủ tục và điều kiện do pháp luật quy
định. Khi doanh nghiệp giải thể, mọi hoạt động của doanh nghiệp được chấm dứt,
các nghĩa vụ của doanh nghiệp phải được giải quyết hoàn tất và tài sản còn lại của
doanh nghiệp được phân chia cho các thành viên chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Tạm ngừng hoạt động là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản
xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian
đó doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường. Trong thời gian này doanh
nghiệp không cần báo cáo thuế định kỳ.
1.2 Phân tích đánh giá các quy định của pháp luật về việc ngừng hoạt động và
giải thể của doanh nghiệp Việt Nam
- Nhìn chung, những quy định của pháp luật về việc tạm ngừng hoạt động hoặc giải
thể doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, chủ nợ và nghĩa vụ
nộp thuế của doanh nghiệp giải thể. Thế nhưng những quy định của pháp luật chỉ
quy định các trường hợp được ngừng hoạt động hoặc giải thể và trình tự thủ tục sơ
bộ mà không có giải pháp kiểm tra tính chính xác những thông tin mà doanh nghiệp
kê khai cũng như những quy định cụ thể về các hình thức xử lý nếu doanh nghiệp
không thực hiện đúng quy định, các vấn đề xác minh hay kiểm tra lại không được
đề cập trong luật.
1.2.1 Ngừng hoạt động doanh nghiệp
a. Những văn bản pháp luật điều chỉnh
- Điều 156 Luật doanh nghiệp năm ngày 12/12/2005 quy định về việc tạm ngừng
kinh doanh của doanh nghiệp một cách khá rõ:
♦ Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng
văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ
quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước
ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.
4
♦ Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu
cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
♦ Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế
còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng
đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ,
khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.
- Điều 43 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ quy định
hướng dẫn thực hiện thủ tục về tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp đầy đủ, cụ thể.
Một số điểm chính:
♦ Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho
Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ
quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
♦ Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 (một)
năm. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 (hai) năm
♦ Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi
- Khoản 3 Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ
hướng dẫn sửa đổi:
♦ Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
♦ Phòng đăng ký kinh doanh nhập thông tin doanh nghiệp ngừng hoạt động
vào hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để theo dõi.
=> Nghị định mới quy định thoáng hơn cho doanh nghiệp khi sửa đổi thời gian tạm
dừng tối đa 2 năm thành tối đa liên tục 2 năm. Giúp cho doanh nghiệp có thể tạm
dừng nhiều lần hơn. Việc lưu thông tin về các doanh nghiệp đang tạm dừng hoạt
động là một bước tiến mới giúp cho cơ quan quản lý dễ dàng tra cứu thông tin
doanh nghiệp tạm dừng ở mọi nơi một cách nhanh chóng.
- Nghị định số 05/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Điều 57 Nghị định
số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ :
♦ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, hộ kinh
doanh đã đăng ký tạm ngừng hoạt động
=> Nghị định này làm thủ tục thêm rườm rà, không cần thiết phải cấp giấy phép

tạm dừng.
b. Hạn chế về mặt pháp lý của các quy định ngừng hoạt động doanh nghiệp
5
 Không có quy định giới hạn số lần doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010
của Chính phủ về tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 2
năm. Thế nhưng không có một biện pháp chế tài nào về giới hạn số lần doanh
nghiệp đăng ký ngừng hoạt động.
 Không có quy định chế tài đối với những cửa hàng của doanh nghiệp vẫn hoạt
động trong thời gian xin tạm dừng hoạt động : doanh nghiệp vẫn hoạt động và
một số cửa hàng, kiot nhỏ vẫn tiếp tục bán các sản phẩm. Hiện tại vẫn chưa có văn
bản pháp luật quy định cụ thể và các biện pháp xử lý về trường hợp này.
1.2.2 Giải thể doanh nghiệp :
a. Những văn bản pháp luật điều chỉnh :
- Điều 157 Luật doanh nghiệp ngày 12/12/2005 quy định về các trường hợp và điều kiện
giải thể doanh nghiệp.
- Điều 158 Luật doanh nghiệp ngày 12/12/2005 quy định về thủ tục giải thể doanh
nghiệp
- Điều 159 Luật doanh nghiệp ngày 12/12/2005 quy định về các hoạt động bị cấm kể từ
khi có quyết định giải thể doanh nghiệp.
- Khoản 3 Điều 40 Nghị định 102/2010 NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số
điều của Luật Doanh nghiệp.
- Điểm m khoản 2 điều 47 Luật doanh nghiệp nêu rõ quyền và nhiệm vụ của Hội
đồng thành viên là “Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty” (đối với
công ty TNHH hai thành viên trở lên), điểm m khoản 1 và điểm d khoản 2 điều 64
Luật doanh nghiệp quy định chủ sở hữu công ty có quyền “Quyết định tổ chức lại,
giải thể và yêu cầu phá sản công ty” (đối với công ty TNHH MTV).
- Điểm i khoản 3 điều 135 Luật doanh nghiệp quy định quyền và nhiệm vụ của Hội
đồng thành viên “Quyết định giải thể công ty” (đối với công ty hợp danh).
- Điểm i khoản 2 điều 96 quy định quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông về

“Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty” (đối với công ty cổ phần).
- Điều 68 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư hoặc bị Toà án tuyên bố giải thể.
- Điều 28 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/9/2007 quy định về giải
thể doanh nghiệp.
- Điểm 8 mục IV Thông tư số 10/2006/TT-BTC (14/02/2006) của Bộ tài chính hướng
dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg (4/4/1998) của Thủ tướng Chính phủ).
6
- Nghị định số 05/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Điều 8c Nghị định
số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về.
- Văn bản số 2571/BCT-XNK của bộ công thương ngày 27 tháng 03 năm 2013 v/v
xuất khẩu hàng hoá thanh lý do giải thể.
b. Hạn chế về mặt pháp lý của những quy định giải thể doanh nghiệp:
 Tính không khả thi trong luật:
- Theo quy định tại khoản 2 điều 157 Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được
giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản.
- Yêu cầu này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, chủ nợ và nghĩa vụ nộp
thuế của doanh nghiệp giải thể. Nhưng thực sự điều này là không khả thi vì thông
thường các doanh nghiệp giải thể đa phần là do hoạt động kém hiệu quả dẫn đến
mất thanh khoản, không còn khả năng chi trả các khoản nợ nữa. Do đó một thực
trạng xảy ra trong thực tế là hàng ngàn các doanh nghiệp âm thầm ngừng hoạt động,
biến mất trên thị trường.
 Khe hở trong luật:
- Theo quy định tại khoản 3 điều 158 LDN 2005 : Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể
từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh
doanh, tất cả các chủ nợ (kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ; thời hạn,
địa điểm và phương thức thanh toán nợ; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại
của chủ nợ); người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong
doanh nghiệp.
- => Đây cũng là một trong những khe hở của luật, bởi vì trên thực tế các doanh

nghiệp đều muốn giải thể bằng cách có lợi nhất nên việc trong chờ vào tính tự giác
trả nợ của doanh nghiệp là điều không tưởng. Bên cạnh đó, ngoại trừ DNTN và
công ty hợp danh thì các loại hình doanh nghiệp khác chỉ chịu trách nhiệm trả nợ
bằng hoặc thấp hơn khoản vốn điều lệ của doanh nghiệp. Do đó, các chủ nợ sẽ phải
chịu rủi ro bị giật nợ bởi khe hở luật pháp này. Hơn thế nữa, cơ quan chức năng
không có một căn cứ nào để kiểm tra tính chính xác của danh sách các chủ nợ mà
doanh nghiệp kê khai, vì vậy nhiều DN chỉ thông báo về các khoản nợ đối với các
cơ quan nhà nước, giấu những khoản nợ còn lại với các chủ nợ cá nhân, lương của
người lao động
7
- Theo quy định tại khoản 3 điều 158 LDN 2005: quy định về việc niêm yết công
khai thông tin tại trụ sở chính của doanh nghiệp và trong những trường hợp luật
định thì doanh nghiệp mới phải đăng báo viết hay báo điện tử trong ba số liên tiếp.
- => Nếu doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định phải đăng báo thì doanh
nghiệp đó sẽ giấu được thông tin giải thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể
có liên quan và quan hệ hợp tác với doanh nghiệp.
 Thủ tục giải thể phức tạp:
- Thủ tục giải thể phức tạp khiến cho các doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện
các thủ tục giải thể mà phải nhờ đến các văn phòng luật hoặc các môi giới và đây
cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh những tiêu cực trong công tác hành
chánh Nhà nước. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay nhiều doanh nghiệp lâm vào
cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất buộc phải ngừng hoạt động. Tuy nhiên, không
phải doanh nghiệp muốn giả thể là được mà phải làm nhiều thủ tục phức tạp, mất
nhiều thời gian (có những doanh nghiệp mất thời gian hơn 2 tháng mà vẫn chưa
xong) vì phải thông qua nhiều cơ quan ban ngành, chi phí tiến hành thủ tục không
nhỏ. Chính vì điều này đã làm nảy sinh ra dịch vụ chạy thủ tục giải thể doanh
nghiệp, trong đó có cả phần xin để được dãn, giảm nợ thuế nếu doanh nghiệp chưa
giải quyết được các khoản nợ với cơ quan thuế. Chứng tỏ đâu đó trong các chính
sách về thuế vẫn còn lỏng lẻo và vẫn còn một số cán bộ có tư cách đạo đức không
tốt.

- Do thủ tục giải thể phức tạp và mất nhiều thời gian nên hiện nay nhiều DN không
tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc đang kinh doanh nhưng không tiếp tục kinh
doanh không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp. Việc này để lại những hậu quả rất
lớn cho công tác quản lý doanh nghiệp của Nhà nước cũng như chính các thương
nhân.
=> Vì vậy quy trình về giải thể doanh nghiệp hoặc tạm ngừng hoạt động hiện nay cần đơn
giản hơn nữa để khuyến khích các doanh nghiệp, vì một lý do nào đó mà không hoạt động
nữa sẽ tiến hành thủ tục giải thể, bởi vì, nếu thủ tục quá phức tạp, doanh nghiệp sẵn sàng
“biến mất” mà không cần thông qua thủ tục giải thể. Khi đó, việc bảo vệ quyền lợi của các
chủ thể có liên quan sẽ trở nên khó khăn hơn.
8
9
2 CHƯƠNG 2 : TÌNH TRẠNG GIẢI THỂ HAY NGỪNG HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN GẦN ĐÂY. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH
TRẠNG TRÊN
2.1 Tình trạng giải thể và ngừng hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam
trong thời gian gần đây (2011 – 2013 )
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giởi năm 2008 đã kéo dài đến hôm nay và thật sự
những hệ lụy của nó đã thực sự thể hiện trong nền kinh tế nước ta trong những năm gần
đây. Bắt đầu cuộc khủng hoảng vào cuối năm 2008 đến hết năm 2009 và qua năm 2010,
nền kinh tế cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp gồng mình gánh chịu và hy vọng sự
khởi sắc từ kinh tế thế giới cũng như hiệu quả từ chính sách của chính phủ. Trong những
năm gần đây, kinh tế nước ta luôn phải chiến đấu với lạm phát ở mức cao, gây không ít
khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. và như một hệ quả tất yếu, và
đến khi không còn gồng gánh được nữa thì các doanh nghiệp đã phải chấp nhận đầu hàng.
Các chủ doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động để trong chờ vào tương lai tốt hơn, hay
tệ hơn là chấp nhận giải thể doanh nghiệp của mình.
Năm 2012 khép lại, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ở mức 5,03%, được xem là mức
thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Kết thúc quý 1 năm 2013, các chỉ số cũng không cho

thấy một sự lạc quan nào. Bên cạnh đó là ngổn ngang những thách thức như đầu tư trực
tiếp nước ngoài sụt giảm, bất động sản đóng băng, tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân
hàng cao ngất, kéo theo là sự phá sản của hàng chục ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ.
Bảng 1: Số lượng các doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động qua các năm
2011 2012 Quý 1/2013
Số DN giải thể 7.611 9.355 -
Số DN ngừng hoạt động 41.089 44.906 -
Tổng số DN giải thể & dừng hoạt động 48.700 54.261 15.200
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt (VCCI) nếu trong năm
10
2011 số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động khoảng 48.700 (trong đó số DN giải
thể là 7.611 doanh nghiệp, ngừng hoạt động là 41.089 doanh nghiệp). Năm 2012 cùng với
những khó khăn chung của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt
động đã có sự gia tăng đáng kể. Tính đến ngày 31/12/2012 thì tổng số doanh nghiệp dừng
hoạt động và giải thể trong năm 2012 là 54.261 doanh nghiệp tăng 11,42 % so với năm
2011 (trong đó có 44.906 doanh nghiệp dừng hoạt động và 9.355 doanh nghiệp giải thể).
Bước sang năm 2013, trong quý I/2013, tính đến ngày 15/3, có tới 15.200 doanh nghiệp
giải thể, ngừng hoạt động, tăng 2.200 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước. Qua bảng
số liệu chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ các doanh nghiệp giải thể là thấp hơn so với số
doanh nghiệp ngừng hoạt động, điều này có thể thấy rằng sự hy vọng đối với hoạt động
kinh doanh của các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp là rất nhiều. Họ đang trông chờ
vào một chính sách tốt hơn, phù hợp hơn và hổ trợ tốt hơn cho hoạt động sản suất. Một
thực tế rằng những con số trong các báo cáo này vẫn chưa phản ánh thực sự các doanh
nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động. Vì số các doanh nghiệp chưa nộp thuế nhưng đã
tháo chạy khỏi thị trường là không hề nhỏ và cũng rất khó khăn cho các cơ quan chức
năng quản lý hết được tình trạng này.
Ngoài ra trong một cuộc khảo sát của Tổng cục thống kê, điều tra 9331 doanh nghiệp
trên cả nước trong năm 2012, cơ quan thống kê phát hiện số doanh nghiệp thực tế đang
hoạt động chiếm 91,6%, số doanh nghiệp phá sản, giải thể và doanh nghiệp ngừng sản

xuất kinh doanh, đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể (gọi chung là doanh nghiệp phá
sản, giải thể) chiếm 8,4%. Trong đó số doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục phá sản, giải
thể chiếm 4,1%, số doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chờ hoàn
thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 4,3%.
Bảng 2: Tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động và doanh nghiệp phá sản, giải thể trong số
các doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
Tỷ lệ sụt giảm DN trong từng ngành
Doanh nghiệp hoạt động 91,6%
Doanh nghiệp phá sản, giải thể 8,4%
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2012
2.1.1 Tình trạng giải thể và ngừng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp và
hình thức sở hữu doanh nghiệp
11
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức doanh nghiệp
hoạt động với quy mộ khác nhau. Không phải sức chịu đựng của doanh nghiệp nào cũng
giống nhau trong giai doạn khủng hoảng tinh tế. tuy nhiên nhìn chung thì số các doanh
nghiệp giải thề hay ngừng hoạt động vẫn tập trung vào một số đối tượng chủ yếu.
Trong số các DN giải thể và ngừng hoạt động năm 2012, Công ty TNHH từ 2 thành
viên trở lên có số DN giải thể nhiều nhất, có 20.352 DN; tiếp đến là DN tư nhân có số DN
giải thể là 18.450 DN; Công ty TNHH 1 thành viên có 12.850 DN giải thể; Công ty cổ
phần có 2.608 DN và 1 Công ty hợp danh bị giải thể.
Bảng 3: Số lượng các DN giải thể và dừng hoạt động theo loại hình công ty năm 2012
Loại hình công ty Số lượng doanh nghiệp giải thể và
ngừng hoạt động
Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên 20.352
DN tư nhân 18.450
Công ty TNHH 1 thành viên 12.850
Công ty cổ phần 2.608
Công ty hợp doanh 1
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Một thực tế là trong thời gian qua, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là nhóm
đứng đầu về tỷ lệ giải thể hay ngừng hoạt động. Đó là một kết quả tất yếu của nền kinh tế
khi liên tục chống chọi với lạm phát. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho
xuất khẩu khó khăn, kinh tế có dấu hiệu thụt lùi, các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế
mạnh mẽ còn gặp rất nhiều khó khăn thì những con tàu nhỏ không thể chống chọi với
biển lớn đã chấp nhận dừng bước khỏi nền kinh tế.
Ngoài ra, xét theo hình thức sở hữu doanh nghiệp Trong ba loại hình doanh nghiệp thì
doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ phá sản, giải thể cao nhất tới 9,1%, tiếp đến là khu
vực doanh nghiệp nhà nước 2,7% và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài với 2,4%.
Bảng 4: Tỷ lệ các doanh nghiệp phá sản, giải thể theo hình thức sở hữu
12
Loại hình doanh nghiệp Tỷ lệ DN phá sản, giải thể
Doanh nghiệp ngoài nhà nước 9,1%
Doanh nghiệp nhà nước 2,7%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2,4%
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2012
2.1.2 Tình trạng giải thể và ngừng hoạt động theo ngành nghề kinh doanh
Xét theo ngành nghề kinh doanh, nếu như giữa đầu năm 2011, những doanh nghiệp
trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản gặp khó khăn do thị trường đóng băng, thì nay hầu
như tất cả mọi ngành, nghề đều đứng trước nguy hiểm. Trong năm 2012 các ngành có số
doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động nhiều nhất là Bất động sản; khai khoáng;
nông,lâm,ngư nghiệp, thủy sản và xây dựng. Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và
xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính trong năm 2012 thì 20% doanh nghiệp
thủy sản phải phá sản vì thị trường xuất khẩu khó khăn, khó tiếp cận vốn vay. "Đại gia"
thủy sản Bình An đang tính đến phương án bán cả nhà máy và một số bất động sản để trả
nợ, Công ty TNHH Thủy sản An Khang (Cần Thơ) vừa vỡ nợ 500 tỷ đồng, doanh nghiệp
tư nhân Vạn Hưng (Sóc Trăng) có giám đốc bị bắt vì vỡ nợ hàng chục tỷ đồng… Ngoài
ra, các doanh nghiệp ở những ngành nghề khác cũng gặp khó không kém và đang đứng
trước nguy cơ bị phá sản.

Trong những năm 2007 – 2009, thị trường bất động sản sôi nổi bao nhiêu thì đến
năm 2010 – 2012 thị trường lại ảm đạm và nhưng băng mùa đông làm đau đầu rất nhiều
nhà quản lý kinh tế. cụ thể cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là nhóm có
tỷ lệ đứng đầu về giải thể hay ngừng hoạt động trong thời gian qua. chúng ta đang loay
hoay phá cái lớp băng đó để giải cứu cho nền kinh tế bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến
riêng bản thân mà còn quan hệ trực tiếp đến các ngành nghề khác như xây dựng , công
nghiệp hay mật thiết nhất vẫn la thị trường tài chính mà cụ thể là các khoản nợ không hề
nhỏ tại các ngân hàng.
Tiếp tục khó khăn của nền kinh tế thì hoạt động cuả ngành nông lâm ngư nghiệp và
đặc biệt là thủy sản càng rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn. Các thị trường xuất khẩu tiềm
năng như EU hay Mỹ ngày càng trở nên khó khăn khi chính họ cũng phải giảm tiêu dung
và thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, trong khi đó yêu cầu và cạnh tranh thì ngày
13
lại càng cao hơn. bài toán chống bán phá giá và các yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật, an
toàn thực phẩm càng làm đuối sức các doanh nghiệp. và kết quả cụ thể đã được thể hiện
qua bảng số liệu dưới đây
Bảng 5: Tỷ lệ sụt giảm DN trong từng ngành 2012
Ngành Tỷ lệ sụt giảm DN trong từng ngành
Kinh doanh bất động sản - 44,0%
Khai khoáng - 42,8%
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản - 24,3%
Xây dựng - 22,6%
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Không có thống kê cụ thể của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mà họ
chỉ đưa ra tỷ lệ sụt giảm của doanh nghiệp trong từng ngành, qua đó cũng thấy được tỷ lệ
doanh nghiệp trong ngành kinh doanh bất động sản đã giảm đi gần một nữa, nhưng trên
thực tế thì số doanh nghiệp còn hoạt động có đảm bảo 50 %. Ngành khai khoáng đứng
thứ 2 với tỷ lệ các doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động hay giải thể là 42,8 % , kế đến
là các ngành nông lâm ngư nghiệp và xây dựng. tất cả đều là một trog những ngành chủ
chốt của nền kinh tế.

2.1.3 Tình trạng giải thể và ngừng hoạt động doanh nghiệp theo khu vực địa lý
Kết quả điều tra cũng cho thấy vùng đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ doanh
nghiệp phá sản, giải thể cao nhất với 13,6% tổng số doanh nghiệp điều tra; tiếp đến là khu
vực Tây Nguyên 9,9%; Đông Nam Bộ 8,6%; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
8,2%; Trung du và miền núi phía Bắc 7,2% và thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng
6%.
Bảng 6: Tỷ lệ các doanh nghiệp phá sản, giải thể theo khu vực địa lý
Khu vực Tỷ lệ doanh nghiệp giải thể hay ngừng
hoạt động
Đồng bằng sông Cửu Long 13,6%
Tây Nguyên 9,9%
Đông Nam Bộ 8,6%
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 8,2%
Trung du và miền núi phía Bắc 7,2%
14
Đồng bằng sông Hồng 6%
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2012
Thống kê cho thấy doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động tập trung chủ yếu ở
khu vực đồng bằng song Cửu Long nơi tập trung nhiều khu đô thị và khu công nghiệp
nhất cả nước. Nhưng nếu tính trên vị trí tỉnh thành phố thì 2 trung tâm lớn của cả nước là
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi có số doanh nghiệp giaỉ thể hay ngừng hoạt
động nhiều nhất. đây là một điều không khó để biết khi đây luôn là 2 địa điểm đứng đầu
cả nước về số lượng doanh nghiệp đang kí mới cũng như giải thể và ngừng hoạt động.
2.2 Nguyên nhân và giải pháp của tình trạng giải thể doanh nghiệp và ngưng
hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây
2.2.1 Nguyên nhân
Tình trạng doanh nghiệp không ngừng giải thể, phá sản hay ngừng hoạt động đang
ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của nền kinh tế. Vấn để
phân tích các nguyên nhân của Tình trạng trên để có những giải pháp cứu doanh nghiệp
cũng chính là cứu nền kinh tế . Có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:

- Theo như “Kết quả điều tra thực trạng và tình hình khó khăn của doanh nghiệp” vào
tháng 04/2012 do Tổng cục Thống kê thực hiện với mẫu là 10.120 doanh nghiệp
thuộc các loại hình sở hữu thì nguyên nhân chủ yếu theo biểu đồ sau:
15
- Do tác động rất lớn của tình hình suy thoái kinh tế thế giới và ở trong nước. Tiếp
đến là việc triển khai nghị quyết 11 của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, cùng với
đó là thắt chặt tín dụng đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp đồng loạt thiếu vốn
cho sản xuất. Vấn đề này có liên quan đến tốc độ tăng trưởng và thậm chí là tốc độ
tăng trưởng tín dụng còn ở mức âm. Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được đến
vốn vay ngân hàng một phần vì do lãi suất cao, nhưng còn có phần thuộc về bản
thân doanh nghiệp.
- Chính sách ưu đãi trong đầu tư, tín dụng thiếu công bằng đã đẩy hàng loạt doanh
nghiệp tư nhân và một số doanh nghiệp nhỏ của địa phương vào tình trạng kiệt quệ
khi không có cách nào tiếp cận nổi với nguồn tín dụng, vốn cũng đang duy trì ở
mức lãi suất rất cao từ 15-17%. Nếu doanh nghiệp nào may mắn tiếp cận được vốn
vay thì với mức chi phí vốn quá cao và đầu ra quá hẹp như hiện nay, làm ra được
đồng doanh thu nào cũng chỉ đủ bù đắp chi phí vốn. Vô hình chung, các doanh
nghiệp đang nai lưng ra nuôi ngân hàng.
- Các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, đặc biệt trong việc tiếp cận nguồn vốn thị
trường, dẫn đến hoạt động đình trệ hoặc phải ngưng sản xuất. Thực tế cũng cho thấy
đang hình thành một số dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, mà nổi bật là ở khu vực
doanh nghiệp trong nước, nợ nần chồng chất, hàng tồn kho lớn, kéo theo tình trạng
chiếm dụng tiền thuế làm vốn kinh doanh, chiếm dụng vốn.
- Có những doanh nghiệp bị ngân hàng đốc thúc thu hồi nợ đành phải đi cầm cố vay
nợ nóng bên ngoài để mong thanh khoản cho ngân hàng. Doanh nghiệp nghĩ rằng
sau đó sẽ được vay tiếp, song lại bị ngân hàng trở quẻ khiến cho Doanh nghiệp lâm
vào cảnh túng bấn khôn cùng và liên tục bị các chủ nợ ngoài ráo riết tìm đến để hỏi
nợ.
- Chưa khi nào mà các doanh nghiệp cùng một lúc phải đối mặt với muôn vàn khó
khăn như hai năm nay. Nhất là chi phí cho đầu vào hết sức cao như giá xăng dầu,

nguyên vật liệu, giá thuê đất, lãi suất ngân hàng, tiền lương công nhân… đã khiến
cho các doanh nghiệp luôn đứng trong thế bí vốn để tái sản xuất.Tiếp đến, Chính
phủ cho tăng lương khối doanh nghiệp, cùng một lúc doanh nghiệp gánh rất nặng
các khoản như: lãi suất ngân hàng cao, lương công nhân tăng, bảo hiểm tăng, tiền
thuê đất cao.
- Ngoài yếu tố là vốn thì hiện tượng này cũng cho thấy những cách làm cũ, mô hình
cũ của doanh nghiệp đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay. Phá sản
16
là chuyện bình thường của cơ chế thị trường, hàng loạt doanh nghiệp phá sản nhưng
tổng các yếu tố không đổi, tổng con người, tổng tài sản trong quốc gia không đổi.
doanh nghiệp phá sản hàng loạt cũng là một cơ hội để thay đổi hình thức quản lý,
hình thức sở hữu.
- Cũng phải kể đến một yếu tố quan trọng khác Việt Nam là một trong những nước
phụ thuộc rất lớn vào giá trị xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực. Tuy nhiên trong
giai đoạn khủng hoảng, sức tiêu thụ của thị trường giảm, thị trường tiêu thụ có xu
hướng thu hẹp. Nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, khủng hoảng. Nền
kinh tế các nước đều có xu hướng phát triển chậm lại, nợ công Châu Âu gia tăng,
….Sức tiêu thụ của các mặt hàng xuất khẩu giảm sút. Thị trường tiêu thụ tại các thị
trường truyền thống, thị trường tiềm năng, ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của
doanh nghiệp. cùng với đó là việc thực hiện các cam kết hội nhập về giảm dần thuế
quan và cắt bỏ hàng rào phi thuế quan, dẫn đến áp lực cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài rất lớn, trong khi đó khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nước chưa cao. Tỷ lệ tồn kho nói chung của toàn ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo vẫn đang ở mức cao làm ảnh hưởng đến mối quan hệ an toàn giữa các khâu
sản xuất - tiêu thụ và tồn kho của sản xuất công nghiệp. Điều này cũng thể hiện sự
khó khăn của doanh nghiệp hiện nay.
- Một yếu tố khác xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp. Khi nền kinh tế đang
tăng trưởng nóng, nhiều doanh nghiệp mải mê chạy theo doanh số, lợi nhuận, quên
mất việc xây dựng nền tảng sức khỏe cho mình. Hệ thống quản lý rời rạc, thiếu tính
hệ thống, nguồn nhân lực yếu kém, không theo kịp với sự phát triển của doanh

nghiệp, môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp có nhiều bất cập, chiến lược
kinh doanh được xây dựng tự phát theo cảm tính… khi gặp sự cố dễ làm cho doanh
nghiệp bị “đột quỵ”, bất chấp doanh nghiệp đang ở thế lớn mạnh cỡ nào. Quản trị
tài chính và quản trị doanh nghiệp còn hạn chế như nhiều doanh nghiệp kinh doanh
dàn trải, đa ngành nghề, phụ thuộc nhiều vào vốn vay, không đủ năng lực hấp thu
vốn, giá trị gia tăng thấp là nguyên nhâ tạo nên khó khăn cho doanh nghiệp
- Trong bối cảnh khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tính toán
và đưa ra mức lợi nhuận đạt được chỉ khoảng 15%/năm sau khi đã trừ tất cả các chi
phí. Trong khi đó, nếu tích gộp cả việc trích quỹ dự phòng rủi ro và trả lãi cho ngân
hàng thì doanh nghiệp hụt vào lãi. Hệ quả là cầm chắc phá sản. Từ giữa tháng
17
3/2013 dòng vốn cho vay khối sản xuất kinh doanh bắt đầu được hé mở theo sự chỉ
đạo của ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại còn dành ưu tiên cho
một số nhóm ngành nghề vay với lãi suất chỉ từ 16%/năm. Tuy nhiên trên thực tế,
mặc dù lãi suất tín dụng đã hạ nhiệt nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng dễ
dàng tiếp cận được nguồn vốn. Nhưng câu chuyện doanh nghiệp khó vay vốn ngân
hàng cũng không nóng bằng câu chuyện một số doanh nghiệp "thờ ơ’’ với vốn. Khả
năng "hấp thụ vốn” tín dụng của doanh nghiệp khó khăn.
- Trong bối cảnh hiện nay, không có vốn để đầu tư sản xuất đã là khó khăn song cũng
có không ít doanh nghiệp dùng vốn tự có để đầu tư vào sản xuất mà vẫn thất bại. Đó
là việc sản phẩm làm ra của các doanh nghiệp không tiêu thụ được, bởi sức mua rất
kém. Chính điều này đã tác động đến tâm lý, tư tưởng của chủ doanh nghiệp và rất
nhiều người lao động. Tuy rằng chủ lao động không bị sức ép về tiền lãi ở ngân
hàng như các doanh nghiệp có vay vốn thì ở những doanh nghiệp dùng vốn tự có
này cũng đau đầu vì sản phẩm làm ra không tiêu thụ được khiến cho đời sống người
lao động bị ảnh hưởng, trong khi chi phí cho đầu vào là rất cao.
- Có không ít doanh nghiệp sau khi được thành lập, việc đầu tiên là lập dự án để vay
vốn ngân hàng. Khi gặp điều kiện khó khăn, sản xuất trì trệ, doanh nghiệp mất khả
năng trả nợ, không đóng nộp được thuế và bảo hiểm, công nhân mất việc làm và
không có lương… dẫn đến doanh nghiệp khốn đốn và động thái đầu tiên của họ là

xin tạm dừng hoạt động rồi xù nợ rồi bỏ trốn.
2.2.2 Giải pháp
Giải cứu cho các doanh nghiệp là điều đang được chính phủ quan tâm và coi trọng
bậc nhất trong thời gian gần đây.
 Các chính sách từ chính phủ
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, có cơ chế kiểm soát giá nhiên
liệu, điện, nguyên vật liệu đầu vào.
- Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, để giảm chi phí nhập khẩu các nguyên vật
liệu phục vụ sản xuất.
- Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển: qua các chương trình hỗ trợ lãi suất cho
các doanh nghiệp sản xuất, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho doanh nghiệp
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho
18
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hội chợ triển
lãm, kích cầu tiêu dùng.
- Đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các cơ chế về giảm thuế xuất khẩu, có chính sách
ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Thúc đẩy thị trường trong nước, đưa hàng hóa dịch vụ về nông thôn.
Ở nước ta, nhà nước và cả hệ thống chính trị cũng được kêu gọi vào cuộc để cùng
nhau tìm hướng thoát khỏi khó khăn kinh tế chung. Ngoài việc Chính phủ thực hiện các
biện pháp thắt chặt chi tiêu công (như tinh thần trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày
24/2/2011 “Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Nhà nước còn thực hiện hàng loạt biện pháp quan trọng.
Trong số đó, phải kể tới các giải pháp sau đây:
 Các giải pháp về chính sách tiền tệ: Chẳng hạn, trong nỗ lực giảm lãi suất cho
vay, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều quyết định quan trọng khống chế mức lãi
suất huy động trong thời gian qua. Chẳng hạn, trước áp lực chạy đua lãi suất huy
động, ngày 3/3/2011 Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư buộc các Ngân
hàng thương mại huy động vốn không được vượt quá mức lãi suất 14%; ngày
13/3/2012 lãi suất huy động tối đa đã giảm từ 14% xuống còn 13%; 28/5/2012 lãi

suất huy động tối đa đã giảm từ 13% xuống còn 11%; ngày 11/6/2012 lãi suất huy
động tối đa đã giảm từ 11% xuống còn 9%. Đến những tháng cuối năm 2012 và
đầu năm 2013, lãi suất đã được hạ đến mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua chỉ
còn 7.5% cho lãi suất huy động vốn, chỉ thị của chính phủ cũng yêu cầu các ngân
hàng ưu tiên cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp dễ dàng hoạt động, tìm kiếm cơ hội. Tất nhiên, việc dùng mệnh lệnh
hành chính để áp đặt lãi suất như vậy đã phải là giải pháp tối ưu hay chưa cũng là
vấn đề gây tranh luận trong giới các nhà kinh tế và những người hoạch định chính
sách (nhất là trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường).
 Các giải pháp về chính sách thuế:
Nghị quyết 11/NQ-CP cũng nêu rõ định hướng việc điều hành chính sách thuế của nhà
nước trong bối cảnh khó khăn kinh tế hiện thời như sau:
+ Chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý về thuế, phí để điều tiết lợi
nhuận do kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng như thép, xi măng… thu được từ việc
19
được sử dụng một số yếu tố đầu vào giá hiện còn thấp hơn giá thị trường.
+ Xem xét, miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập
khẩu phục vụ sản xuất, xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên
liệu như dệt may, da giầy, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,…; tiếp tục thực hiện tạm
hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011.
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt theo cam kết tại các thoả thuận thương mại tự do, các chính sách ưu đãi về thuế
tại các khu phi thuế quan theo đúng quy định. Rà soát để giảm thuế đối với các mặt hàng
là nguyên liệu đầu vào của sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được; nghiên cứu tăng
thuế xuất khẩu lên mức phù hợp đối với các mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, tài
nguyên, nguyên liệu thô.
Trong Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về “một số giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường”, Chính phủ đã ban hành các biện pháp
gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (6 tháng) đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc
doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực; gia hạn thời hạn nộp thuế thu

nhập doanh nghiệp (9 tháng) của các loại doanh nghiệp kể trên, giảm 50% tiền thuê đất
phải nộp của năm 2012 đối với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương
mại, dịch vụ, gia hạn thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ dự án có khó khăn về
tài chính. Theo Bộ Tài chính cho biết, “gói giải pháp hỗ trợ cho DN” kể trên có trị giá
khoảng 29.000 tỷ đồng, “nhắm tới tất cả các DN trong những ngành có khó khăn” chứ
không phải bỏ qua những DN đang “hấp hối”. Trong đó thông qua giãn thuế sẽ hỗ trợ cho
DN được 16.000 tỷ đồng, miễn, giảm thuế và các giải pháp tài chính trực tiếp giảm chi
phí cho DN (là miễn thuế khoán hộ và môn bài) 4.500 tỷ đồng, giảm 50% tiền thuê đất
cho các DN thương mại và dịch vụ 1.500 tỷ đồng, lùi thời hạn thu phí sử dụng đường bộ
thu theo đầu phương tiện (cho Quỹ bảo trì đường bộ) sẽ giảm nghĩa vụ nộp thuế cho DN
khoảng 3.200 tỷ đồng; các giải pháp chỉ tiêu khác khoảng 2.700 tỷ đồng… Đối với biện
pháp giãn thời hạn nộp tiền sử dụng đất 12 tháng cho những nhà đầu tư thực sự khó khăn
sẽ do HĐND và UBND các tỉnh quyết định theo tình hình thực tế của từng địa phương.
Tổng gói hỗ trợ này tác động đến thu ngân sách năm 2012 khoảng 9.000 tỷ đồng (vì các
biện pháp giãn thuế vẫn được thực hiện trong năm). Chính phủ cũng sẽ chi ngân sách để
đẩy nhanh quá trình phân bổ và giải ngân để tiêu thụ các sản phẩm xi măng, sắt thép, điện
20
tồn kho, bổ sung 1.000 tỷ đồng cho vay để kiên cố hóa kênh mương, hạ tầng nuôi trồng
thủy sản, giao thông nông thôn, cho phép các DN sử dụng kinh phí tạm dừng mua sắm
của năm 2011 theo Nghị quyết 11 chuyển sang 2012…
Một trong những giải pháp giải cứu doanh nghiệp, xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng hiện nay cũng đã được nhiều người đề nghị là thành lập thêm các công ty mua bán
nợ xấu của hệ thống ngân hàng nhằm làm cho tình trạng nợ xấu của ngân hàng được cải
thiện hơn. Biện pháp này có thể góp phần nâng cao năng lực quản trị nợ xấu của hệ thống
ngân hàng.
 Về phía các doanh nghiệp
Về phía các doanh nghiệp, việc “tĩnh tâm” chăm lo cho sức khỏe doanh nghiệp là
hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tư
duy và đánh giá lại chính mình, từ đó có kế hoạch nâng cấp sức khỏe để đối phó với
khủng hoảng trước mắt cũng như tạo nền tảng sức khỏe lâu dài về sau. Khủng hoảng cũng

tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp thu hút được nhân tài với chi phí đầu tư vừa phải
khi nhiều công ty lớn, kể cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài bị buộc phải cắt giảm nhân
sự.
Khủng hoảng đương nhiên là nguy cơ. Nhưng trong khủng hoảng cũng có rất nhiều
cơ hội. Nắm bắt được cơ hội trong khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ làm được nhiều việc
hơn, với chi phí thấp hơn so với giai đoạn bình thường.
Nhà doanh nghiệp phải có ý thức nhanh chóng rút ra bài học từ những thất bại,
không lặp lại những sai lầm đã dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Tiết giảm chi phí , cơ cấu
lại sản xuất là cách mà nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn. Thuốc "lãi suất” và "lạm
phát” đã được chỉ ra như cứu cánh cho doanh nghiệp. Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng,
cộng đồng doanh nghiệp đang rơi vào giai đoạn "sống thực vật”. Do vậy đổ "thuốc” vào
thời điểm này có khi còn nguy hiểm hơn. Binh pháp hiệu quả nhất cho doanh nghiệp hiện
nay được các chuyên gia chỉ ra là tự thay đổi chính bản thân mình, thêm kích thích từ
chính sách nhà nước.
Trước hết các doanh nghiệp cần lưu ý đến những thất bại của một số lĩnh vực
ngành hàng mà đã vấp phải để chọn nước đi cho chính mình. Khi đó, tái cấu trúc trong nội
tại doanh nghiệp phải theo xu hướng cơ cấu kinh tế 2 tầng. Tầng 1 là các doanh nghiệp
chủ động thay đổi mô hình quản trị, nhân sự, tiết giảm chi phí. Tầng 2 là chủ động chuyên
21
môn hóa sâu và có quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp khác, tham gia liên
kết vào các khâu của chuỗi giá trị kinh doanh toàn cầu.

×