Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Sở Giáo Dục và Đào Tạo Trường Đại Học Đồng Nai Khoa Sư Phạm Tiểu Học- Mầm Non. Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT. Giảng viên: Trần Dương Quốc Hòa Sinh viên thực hiện: Triệu Hồng Tuyên Lớp : Đại học Tiểu học B – khóa 4.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Năm học 2016-2017. Thời gian vừa qua em có về thực tập tại trường Tiểu học Nguyễn Thị Định, được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho đi dự giờ các tiết học của giáo viên để cọ sát với môi trường sư phạm và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi trẻ thường quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh trò chơi. Tưởng tượng của học sinh lớp 1 đã phát triển nhưng vẫn còn đơn giản, chưa bền vững, các e rất dễ nhớ nhưng cũng lại mau quên, điều này khiến học sinh lúng túng và dễ nhầm lẫn giữa các âm, vần với nhau. Như vậy cần phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách “ biến” những kiến thức “ khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để quá trình nhận thức phát triển. Từ những quan điểm trên, giáo viên cần tăng cường tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, vận dụng ứng dụng CNTT, tranh ảnh, ĐDDH để giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm đã có của học sinh để phát huy khả năng tự học để tìm tri thức mới..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> ( sưu tầm). Sau đây em xin có ý tưởng về giáo án tiết dạy môn Tập đọc bài “ cây xoài của ông em” với nội dung hoàn chỉnh và trình tự đúng theo 1 tiết dạy môn Tập đọc. Nội dung ý tưởng. I.Mục tiêu: -Kiến thức: biết nghỉ hơi sau các dấu câu, bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. -Kĩ năng: Hiểu được nội dung bài: tả cây xoài của ông trồng và tình cảm thương nhớ ông của hai mẹ con bạn nhỏ. Thái độ: kính trọng, yêu thương, biết ơn những người giúp đỡ mình. GDKNS: biết bảo vệ và chăm sóc cây xanh, kính trọng người trồng cây “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> II.Chuẩn bị -GV: Giáo án điện tử. -HS: SGK III.Các hoạt động dạy- học 1.Kiểm tra bài cũ sẽ thay bằng củng cố lại bài tập đọc Bà cháu. -Cho HS đọc lần lượt từng đoạn và trả lời câu hỏi trong SGK. - Cần có thêm câu hỏi trắc nghiệm để HS củng cố lại kiến thức. +Trước khi gặp cô tiên ba bà cháu sống với nhau như thế nào? a)Sống giàu sang, hạnh phúc. b)Nghèo khổ, đầm ấm, hạnh phúc. c)Giàu sang, không thương yêu nhau. +Sau khi Bà mất hai anh em sống ra sao? a)Vui vẻ, hạnh phúc. b)Giàu sang, hạnh phúc. c)Giàu sang, nhưng buồn bã vì nhớ bà +Qua câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? (yêu quý kính trọng ông bà vì tình cảm ông bà dành cho con cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu) 2. Hướng dẫn HS luyện đọc. -Kết hợp cho HS xem tranh trong SGK và GV mang những quả xoài chín trực tiếp lên lớp cho HS quan sát và kết luận “ có nhiều loại xoài khác nhau, nhưng tại sao bạn nhỏ trong bài lại thích cây xoài này đến vậy. Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu bài tập đọc “ cây xoài của ông em”..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> -Chỉ cần cho 1 HS nhắc lại tên bài học, không cần cho lần lượt các em đứng lên nhắc lại đến khi cô viết xong tên bài học, gây ồn và nhiều em không chú ý vì không đến lượt mình đọc. Hoạt động 1: hướng dẫn HS luyện đọc câu. -GV đọc mẫu trước. -HS lần lượt đọc câu nối tiếp 2-3 lượt. Trong khi HS đọc GV cần chú ý nhắc nhở các em đọc sai, nếu HS đọc sai từ nào nhiều GV cần rút từ lên bảng và cá nhân HS, tập thể lớp đọc lại “ lúc lỉu, dịu dàng, lẫm chẫm”. -GV hướng dẫn HS đọc, ngắt, nghỉ đúng nhịp các câu dài, nhấn mạnh các từ gợi cảm “ lẫm chẫm, lúc lỉu, dịu dàng, đậm đà, trảy, xôi nếp hương”. -Hoạt động 2 : GV cần hướng dẫn HS chia đoạn trước rồi mới cho HS đọc đoạn bài văn chia làm 3 đoạn: +Đoạn 1: “ Ông em trồng cây xoài ….bàn thờ ông”. +Đoạn 2: “ Xoài thanh ca,…………....quả lại to” . +Đoạn 3 : “ Ăn quả xoài ……………..quà gì ngon bằng”. -GV cho HS đọc đoạn nối tiếp: +Luyện đọc đoạn lần thứ nhất kết hợp với luyện phát âm/ từ khó. +Luyện đọc đoạn lần thứ hai : hiểu và giải thích các từ khó “ lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trẩy”, ngoài ra có thể rút thêm các từ “ lúc lỉu, xoài tượng, xoài cát, xôi nếp hương” -GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm: +GV cho 3 HS thi đọc từng đoạn với nhau trong nhóm..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> +GV cho HS thi đọc từng đoạn trước lớp. +GV theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. -Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài: +Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : “cây xoài cát của ông em trồng đẹp như thế nào?” ( cuối đông hoa nở trắng cành, đầu hè quả sai lúc lỉu, chùm quả to đu đưa theo gió) nếu có ứng dụng CNTT dạy học cần có hình ảnh kết hợp với câu trả lời. Cuối cùng cần cho HS trả lời lại toàn bộ câu hỏi.. +Cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi “ Quả xoài cát chín có mùi, vị, màu sắc như thế nào? ( mùi xoài thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to)..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> “ Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông? ( để tưởng nhớ biết ơn ông đã trồng cây xoài). +Cho HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi “ tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất? ( vì xoài cát rất thơm, ngon, bạn đã quen ăn từ nhỏ, lại gắn liền với tuổi thơ của bạn) -GV chốt ý và rút ra nội dung bài học “ miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất”. -Hoạt động 4: Luyện đọc lại: cho HS đứng lên đọc to, rõ bài tập đọc và nhận xét. -Tổng kết- dặn dò: Giáo dục kĩ năng sống “qua bài tập đọc các em học được những gì?” + Kính trọng, yêu thương ông bà. + Phải lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô, và những người lớn tuổi. + Biết ơn những ai đã giúp đỡ ta. + Biết bảo vệ và chăm sóc cây xanh. Kính trọng người trồng cây “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. -Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi -Chuẩn bị bài “ người liên lạc nhỏ” -Nhận xét tiết học. Trên đây nội dung ý tưởng soạn giáo án hoàn chỉnh theo các bước của bài tập đọc, mong thầy đọc, chỉnh sửa và giúp đỡ em nhiều hơn trong việc soạn giáo án của mình. Cảm ơn thầy..
<span class='text_page_counter'>(8)</span>