Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DHTHA K4Nguyen Thi Thuy DungKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.07 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI. ĐỀ TÀI: Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT. MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC Khoa: Sư phạm Tiểu học – Mầm non Giảng viên hướng dẫn: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG Lớp: Đại học Tiểu học A-K4 Mã số sinh viên: 1141070010. Năm học: 2016 - 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đề tài: Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Ở PHÂN MÔN TẬP ĐỌC. I. Lý do chọn ý tưởng. Trong đợt thực tập vừa qua, em được sắp xếp vào lớp lớp 3/5 Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương. Dưới sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn và những gì em học hỏi được trong những tiết hội giảng và giờ lên lớp sinh hoạt, những điều đó đã giúp ít nhiều cho công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm của em sau này. Trong bốn tuần thực tập, tuy không phải là một thời gian dài, nhưng cũng đã giúp em một phần nào nắm được các phương pháp giảng dạy ở trường. Em đã được hội giảng của các giáo viên trong trường và ở lớp được nghe giáo viên hướng dẫn dạy, em nhận thấy để có một tiết dạy tốt thì người giáo viên phải không ngừng sáng tạo để thiết kế ra những bài giảng thu hút học sinh. Trong quá trình thực tập và chuẩn bị các bài giáo án thì em cũng đã hình thành cho mình một vài ý tưởng hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học một cách hứng thú, mới lạ. Sau đây em xin trình bày ý tưởng của mình. II. Nội dung ý tưởng mới trong bài Tập đọc “Cảnh đẹp non sông” (SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 97 - 98).  Kiểm tra bài cũ - Vì học sinh thường hay cảm thấy áp lực về phần kiểm tra bài cũ nên thay vì hỏi trực tiếp học sinh thì giáo viên sẽ tổ chức một số trò chơi có lồng ghép các câu hỏi liên quan đến bài học trước, bài “Nắng phương Nam”. Cách thực hiện: - Giáo viên thực hiện trên powerpoint. - Giáo viên kiểm tra bài cũ của học sinh qua trò chơi “Ô số bí mật”. - Có 3 ô số:. 1. 2. 3. Đằng sau mỗi ô số là 1 câu hỏi ở bài học trước, học sinh sẽ chọn bất kì 1 ô và trả lời câu hỏi đó:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Em hãy mời thêm 2 bạn và đọc cùng em bài “Nắng phương Nam”. Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân?. Em học được điều gì qua bài “Nắng phương Nam”?.  Tìm hiểu bài: - Vẫn duy trì đúng quy trình một bài dạy Tập đọc. Ở phần tìm hiểu bài mới thay vì giáo viên thay vì đọc câu hỏi và học sinh sẽ trả lời. Nhưng em sẽ để học sinh tự tìm hiểu bài và giáo viên sẽ chỉ là người hướng dẫn bằng cách cho học sinh tham gia trò chơi trò chơi “Du lịch Việt Nam”.  Giúp các em linh hoạt, có hứng thú hơn trong tiết học, làm cho tiết học đạt hiệu quả hơn. Ngoài việc học tập các kiến thức liên quan đến nội dung bài dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, bên cạnh đó còn mở rộng thêm cho học sinh về một số cảnh đẹp ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam. Cách thực hiện: - Giáo viên thực hiện tiết dạy bằng powerpoint. - Giáo viên giới thiệu hôm nay cả lớp sẽ là hành khách ngồi trên chiếc xe buýt mang số hiệu 3/5, còn giáo viên sẽ là người hướng dẫn viên du lịch sẽ đưa học sinh đi du lịch trên khắp đất nước Việt Nam.. - Chiếc xe buýt dừng đến một trạm nào đó thì giáo viên sẽ bấm câu ca dao lên, giáo viên sẽ hỏi học sinh các câu hỏi và học sinh sẽ trả lời. - Ví dụ:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trạm đầu tiên. Trạm đầu tiên. Đồng Đăng có phố Kì Lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.. Câu ca dao trên nói đến vùng nào? Vùng đó có cảnh đẹp gì?. + Khi học sinh trả lời xong câu hỏi câu ca dao trên nói đến vùng nào và vùng đó có cảnh đẹp gì thì giáo viên đồng thời chiếu hình ảnh và cảnh đẹp của vùng đó lên. Ví dụ: Câu ca dao trên nói đến Lạng Sơn.. Và có các cảnh đẹp như:. Phố Kì Lừa. Nàng Tô Thị.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Chùa Tam Thanh. + Tương tự đối với các trạm dừng còn lại (các câu ca dao còn lại), giáo viên cũng sẽ chiếu hình ảnh tương ứng sau khi học sinh trả lời xong các câu hỏi. + Khi chiếc xe buýt 3/5 dừng ở trạm cuối cùng thì lúc đó, người hướng dẫn viên du lịch sẽ là người đưa ra câu hỏi cuối cùng. Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng tươi đẹp hơn?. - Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh biết thêm một vài cảnh đẹp trên đất nước ta (có kèm theo hình ảnh minh họa) như Ruộng bậc thang, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long…..  Học thuộc lòng. - Trong qúa trình thực tập em thấy, khi dạy phân môn Tập đọc giáo viên cho học sinh học thuộc thì sẽ đọc theo dãy, tổ, cá nhân; giáo viên sẽ hô khẩu lệnh. Nhưng nếu là em thì em sẽ dùng những kí hiệu là hiệu lệnh để học sinh làm theo. Em chỉ cần gọi đại diện tên của một học sinh và chỉ lên kí hiệu thì học sinh sẽ đọc theo yêu cầu của em. Cách thực hiện: - Em sẽ quy ước trước với học sinh ngay từ tiết học đầu tiên và chỉ cần dán các kí hiệu lên bảng (không cần ghi giải thích kí hiệu)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Khi em chỉ vào kí hiệu nào thì học sinh sẽ đọc theo hiệu lệnh có trên kí hiệu đó.. Cả lớp đọc. A B. Dãy A đọc Dãy B đọc. 1. Tổ 1 đọc. 2. Tổ 2 đọc. 3. Tổ 3 đọc. 4. Tổ 4 đọc.  Củng cố bài học. - Để giúp học sinh nắm tốt bài vừa học và ghi nhớ sâu kiến thức, giáo viên sẽ tổ chức trò chơi “Bí mật Doremon”. Cách thực hiện: - Giáo viên thực hiện trên powerpoint. - Chia lớp thành 2 dãy A và B, 2 dãy sẽ thi đua với nhau xem dãy nào tìm được nhiều hình giống nhau và trả lời câu hỏi đúng nhất. Nếu dãy nào trả lời sai thì dãy kia được quyền trả lời. - Cuối trò chơi, giáo viên sẽ nhận xét và phát phần thưởng cho dãy nào tìm được nhiều cặp hình giống nhau và trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất. - Trò chơi như sau: sẽ có 6 cặp hình giống nhau ẩn sau 12 chú mèo máy Doremon.. + Học sinh ở cả 2 dãy sẽ có nhiệm vụ là đi tìm các cặp hình giống nhau..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Khi học sinh tìm ra được các cặp hình giống nhau thì trên máy chiếu hiện lên câu hỏi đằng sau cặp hình đó: Ruộng bậc thang: Em đã được đi du lịch ở nơi nào rồi? Ở đó có cảnh đẹp gì mà em nhớ nhất? Vịnh Hạ Long: Đây là cảnh đẹp ở vùng nào? Hồ Gươm: Quê em có những cảnh đẹp gì? Kể tên những cảnh đẹp đó? Đồng Tháp Mười: Em hãy đọc to một câu ca dao nói về Đồng Tháp Mười? Phố cổ Hội An: Nơi em đang sống có những cảnh đẹp gì? Kể tên những cảnh đẹp đó? Động Phong Nha: Qua bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu thêm về điều gì? Trên đây là ý tưởng của em về tổ chức một hoạt động dạy để giúp học sinh hứng thú hơn với một tiết học Tập đọc. Bài làm của em còn nhiều thiếu sót, em mong thầy có những góp ý để em có thể sửa chữa và có những ý tưởng tốt hơn để hoàn chỉnh bài làm của em. Em cảm ơn thầy đã đọc..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×