Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.16 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>60 CÂU HỎI LUYỆN TẬP- MÔN ĐỊA LÝ Câu 1. Nội thuỷ là : A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển. B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở. C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí. D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí. Câu 2.Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt. A. Cầu Treo. B. Lạng sơn. C. Mộc Bài. D. Lào Cai. Câu 3 .Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu : A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y. B. Cầu Treo, Cha lo, Lao Bảo, Bờ Y. C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang. D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y. Câu 4.Phần lãnh thổ đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lý: A..23023’B-8030’ B 102010’Đ-109024’Đ . B.23020’ B-8030’B 102010Đ- 109024’Đ C.23023’B-8034’B . 102009’Đ- 109024’Đ . D.23023’B-8030’B.102010’Đ109020’Đ Câu 5.Đây là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta : A. Núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãn thổ. B. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ. C. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ. D. Tất cả các đặc điểm trên. Câu 6. Địa hình vùng núi Đông Bắc có hướng núi: A.Tây Bắc – Đông Nam B Đông Bắc – Tây Nam C.Vòng cung D.Cả a và b đúng Câu 7. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc có hướng núi: A. Tây Bắc – Đông Nam .B.Đông Bắc – Tây Nam C.Tây Nam – Đông Bắc D.Vòng cung Câu 8. Vùng núi Đông Bắc có mùa đông đến sớm là do: A.Nằm ở tả ngạn sông Hồng B.Địa hình thấp dần từ Tây Bắc – Đông Nam C.Bốn cách cung núi lớn mở rộng ra phía Bắc và phía Đông D.Địa hình cao nhất nước. Câu 9: So sánh đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình giống nhau là: A. Đều có địa hình là đồi núi và đồng bằng, trong đó diện tích đồi núi chiếm ưu thế. B. Đều có địa hình là đồi núi và đồng bằng, trong đó diện tích đồng bằng chiếm ưu thế. C. Đều có địa hình là đồi núi. D. Đều có địa hình là đồi núi và đồng bằng Câu 10.Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ Cửu Long có chung một đặc điểm là: A. Có địa hình thấp và bằng phẳng. B. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông. C. Hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông.D. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Câu 11.Dãy Bạch Mã là : A. Dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam. B. Dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. C. Dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Câu 12.Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ. B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên. C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên. D. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Câu 13. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa A.Nằm trong vùng nội chí tuyến và giáp biển Đông B. Giáp biển Đông và nằm trong vĩ độ từ 8 23”B- 23 23”B C. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và giáp biển Đông D. Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 14. Giả sử không có gió mùa mùa Đông thì tự nhiên nước ta sẽ thay đổi như thế nào? A. Biên độ nhiệt độ năm sẽ thấp, không có rét đậm rét hại B. Biên độ nhiệt độ năm sẽ cao , có rét đậm rét hại C. Miền Bắc sẽ có mùa Đông lạnh khô mưa ít , có rét đậm D. Biên độ nhiệt năm sẽ cao,không có rét đậm rét hại Câu 15 : Biên độ nhiệt năm ở phái bắc cao hơn ở phía nam , vì phía bắc : A. Gần chí tuyến B. Có một mùa đông lạnh C. Có một mùa hạ bị ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam D. Câu A+ B đúng Câu 16: Đặc trưng khí hậu của vùng lãnh thổ phía bắc là : A.Nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh B.Cận nhiệt gió mùa có mùa đông lạnh C.Cận xích đao gió mùa . D.Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh Câu 17 : Tác động của gió mùa đông bắc mạnh nhất ở : A. Tây Bắc B. Đông bắc C. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng bắc bộ . Câu 18: Sự phân hóa đai địa hình : vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo : A. Bắc – Nam B. Đông – Tây C. Độ cao D. Câu A + B đúng Câu 19 : Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ(bắc–nam )là sự phân hóa của A. Địa hình B. Khí hậu C. Đất đai D. Sinh vật. Câu 20. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam nước ta là do miền Bắc: A. Nằm ở vĩ độ cao hơn. B. Có mưa phùn. C. Nằm gần biển. D. Nằm gần chí tuyến Bắc. Câu 21: Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực: A. Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. B. Tây Nguyên. C. Duyên hải Nam Trung Bộ . D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên Câu 22 : Từ Bắc vào Nam , nhiệt độ có sự thay đổi tăng dần phù hợp với lượng bức xạ mặt trời lớn hơn là do:. A.Càng gần xích đạo , khoảng cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh dài hơn. B.Càng vào nam , càng gần xích đạo , góc chiếu mặt trời lớn hơn. C.Càng vào nam tác động của gió mùa đông bắc yếu hơn. D.Câu A+ B đúng. Câu 23: Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan xâm nhập trực tiếp vào nước ta , gây mưa lớn cho : A. Đồng bằng Nam Bộ .B. Tây Nguyên .C.Câu A+B đúng . D. Đồng bằng Bắc Bộ.. Câu 24. Tiếp giáp với Biển Đông, nên nước ta: A. Có độ ẩm không khí quá lớn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp B. Thường xuyên tiếp nhận những cơn bão từ Biển Đông đổ bộ vào C. Nhiều vùng bờ biển khúc khuỷu khó khăn cho sự phát triển giao thông D. Có tất cả các ý trên Câu 25.Tác động của biển Đông đến khí hậu nước ta : A. Mưa nhiều, mưa theo mùa B. Độ ẩm không khí cao C Giảm tính khắc nghiệt của thời tiết D. Mang tính hải dương, điều hòa Câu 26.Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía : A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan. B. Phía đông Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam. C. Phía đông Việt Nam và tây Phi-líp-pin..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> D. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a. Câu 27: Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa là: A.Mùa hạ nóng nhiệt độ trung bình trên 250 C. B.Độ ẩm thay đổi tùy nơi , từ khô , hơi khô, hơi ẩm , đến ẩm . C.Tổng nhiệt độ năm trên 45000 C. D.Câu A+B đúng . Câu 28: Trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên của miền bắc và đông bắc bắc bộ là : A.Bão , lũ , trượt lở đất , hạn hán . B.Nhịp điệu mùa của khí hậu , sông ngòi thất thường , thời tiết không ổn định. C.Xói mòn , rửa trôi đất , lũ lụt , thiếu nước nghiêm trọng về mùa mưa . D.Động đất , lũ quét , lũ ống , hạn hán . Câu 29: Số lượng loài động thực vật quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam là A. 340 loài thực vật, 350 loài động vật. B. 360 loài thực vật, 350 loài động vật. C. 360 loài thực vật, 340 loài động vật. D. 350 loài thực vật, 360 loài động vật Câu 30 : Mặc dù diện tích rừng đang dần tăng lên , nhưng tài nguyên rừng vẫn suy thoái, vì: A.Rừng giàu hiện nay còn rất ít . B.Chất lượng rừng không ngừng giảm sút . C.Diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn. D.Diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng lên Câu 31 : Việc bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta có ý nghĩa chủ yếu về mặt. A.Giá trị kinh tế . B.Cảnh quan môi trường tự nhiên. C.Cân bằng môi trường sinh thái .D.Câu A+ B đúng . Câu 32: Theo quy hoạch , ở vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng (%) A. 50-60 B. 60-70 C 70-80 D. 80-90 Câu 33 : Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính cục bộ địa phương , nhưng diễn ra thường xuyên và cũng gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân . A. Bão B. Ngập úng , lũ quét và hạn hán. C. Động đất D. Lốc , mưa đá , sương muối Câu 34 : Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho ĐBSCL chịu ngập lụt là : A.Địa hình đồng bằng thấp và không có đê sông , đê biển . B.Xung quanh các mặt đất thấp có đê bao bọc . C.Mưa lớn kết hợp với triền cường . Câu 35: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là : A. Ở miền Bắc muộn hơn miền Nam B. Ở miền Trung sớm hơn miền Bắc D. Chậm dần từ Bắc vào Nam D. Chậm dần từ Nam ra Bắc.. Câu36. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào của nước ta chịu ảnh hưởng của bão với tần suất nhiều nhất? A. Đông Bắc Bộ. B. Trung và Nam Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 37: Thiên tai nào sau đây không phải là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa ở nước ta . A. Động đất B. Ngập lụt C. Lũ quét D. Han hán Câu 38: Ở nước ta, khu vực có thời kì trong năm hạn hán kéo dài nhất là: A. Tây Bắc B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Tây Nguyên.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> D. Ven biển cực Nam Trung Bộ. Câu 39: Từ bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm nước ta, rút ra nhận xét: Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình tháng 1(°C) tháng 7(°C) Năm (°C) Lạng Sơn 13.3 27.0 21.2 Hà Nội 16.4 28.9 23.5 Huế 19.7 29.4 25.1 Đà Nẳng 21.3 29.1 25.7 Quy Nhơn 23.0 29.7 26.8 TP Hồ Chí Minh 25.8 27.1 27.1 A.Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam đều cao hơn 25°C, và có sự giảm dần từ Bắc vào Nam. . B.Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam đều cao hơn 20°C, và có sự tăng dần từ Bắc vào Nam. C.Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam đều cao hơn 13.3°C, và có sự giảm dần từ Bắc vào Nam . D.Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam đều cao hơn 13.3°C, và có sự tăng dần từ Bắc vào Nam Câu 40: Dựa vào bảng số liệu về diện tích rừng và đất tự nhiên của các vùng nước ta năm 1995, kết quả tính được độ che phủ rừng : Vùng Diện tích rừng(nghìn ha) Diện tích đất tự nhiên(Triệu ha) Đông Nam Bộ 611 2,35 A.36%. B.26%. C.46%. D.16%. Câu 41. Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là : A. Sông Hồng và Trung Bộ. B. Cửu Long và Sông Hồng. C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai Câu 42“Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng : A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam Câu 43.Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung. A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2. B. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng. C. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn. D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát Câu 44.Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì : A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn. B. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn. C. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước. D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn. Câu 45: Với tình trạng biến đổi khí hậu dẫn tới mực nước biển dâng cao như hiện nay. Đồng bằng nào ở Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất? A.Đồng bằng sông Hồng B.Đồng bằng Bắc TrungBộ. C.Đồng bằng sông Cửu Long D. Đồng bằng Nam Trung Bộ Câu 46 : Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta A.Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền . B.Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông mở rộng C.Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng . D.Thềm lục địa miền trung thu hẹp tiếp giáp với vùng biển nước sâu Câu 47: Khí hậu vùng núi Tây Bắc khác với Đông Bắc ở điểm : A.Mùa đông bớt lạnh , nhưng khô hơn . B.Mùa hạ đến sớm , đôi khi có gió tây , lượng mưa giảm . C.Mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp ..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> D.Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình . Câu 48: Dựa vào bảng số liệu về diện tích rừng và đất tự nhiên của các vùng nước ta năm 1995, kết quả tính được độ che phủ rừng : Vùng Diện tích rừng(nghìn ha) Diện tích đất tự nhiên(Triệu ha) Tây Nguyên 3224,8 5,56 A.58%. B.28%. C.48%. D.18% Câu 49: Dựa vào bảng số liệu về diện tích rừng và đất tự nhiên của các vùng nước ta năm 1995, kết quả tính được độ che phủ rừng : Vùng Diện tích rừng(nghìn ha) Diện tích đất tự nhiên(Triệu ha) Trung Du-MNPB 2469,6 10,29 A.54%. B.44%. C.24%. D.34% Câu 50: Dựa vào bảng số liệu về diện tích rừng và đất tự nhiên của các vùng nước ta năm 1995, kết quả tính được độ che phủ rừng : Vùng Diện tích rừng(nghìn ha) Diện tích đất tự nhiên(Triệu ha) Duyên hải Miền 3220,1 9,6 Trung A.53,5%. B.23,5%. C.43,5%. D.33,5% Câu 51: Mưa bão lớn , nước biển dâng , lũ nguồn đã làm cho nhiều vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ bị ngập úng mạnh vào các tháng . A. 8-9 B. 9-10 C. 10-11 D. 8-11. Câu 52: Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương , liền kề với 2 vành đai sinh khoáng nên Việt Nam có : A. Nhiều tài nguyên sinh vật quý giá B. Nhiều tài nguyên khoáng sản C. Nhiều vùng tự nhiên trên lãnh thổ D. Nhiều bão và lũ lụt hạn hán . Câu 53. So với các nớc cùng một vĩ độ, nớc ta có nhiều lợi thế hơn hẳn về: A.Trồng đợc các loại nho, cam, ô liu, chà là nh Tây á. B.Ph¸t triÓn c©y cµ phª, cao su C.Trồng đợc lúa, ngô khoai D.§Èy m¹nh th©m canh, t¨ng vô quanh năm các loài cây lơng thựcvà cây công nghiệp nhiệt đới. Câu 54. Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì : A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển. C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu. D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a. Câu 55.Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ : A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. B. Địa hình 85% là đồi núi thấp. C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa. D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển). Câu 56. Điều nào sau đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở. B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp. C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng. D.Đồng bằng được bồi tụ phù sa, miền núi bị chia cắt. Câu 57.Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác. A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam. B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối. C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở. D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng. Câu 58.Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú là nhờ : A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B ,nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật Câu 59.Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường : A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí. B. Nối các điểm có độ sâu 200 m..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ. Câu 60.Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do : A. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định. B. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên. C. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển. D. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>