Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.65 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI ----------------. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN : PPDH Tiếng Việt. Giảng viên : Trần Dương Quốc Hòa Họ và tên sinh viên : Nguyễn Ngọc Minh Trân Lớp : Tiểu học C – k40. NĂM HỌC 2016 – 2017.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Biên hòa , ngày 24 tháng 11 năm 2016 Trong thời gian thực tập ở trường tiểu học Quang Vinh , em đã đươc dự giờ các tiết học và các giờ sinh hoạt lớp , và cũng rút ra một số kinh nghiệm giúp ích được cho em trong công tác giảng dạy , công tác chủ nhiệm để nắm bắt phần nào tâm tư tình cảm của học sinh. Trong bốn tuần thực tập, tuy không dài nhưng em cũng học tập được một số phương pháp giảng dạy ở trường . Em đã được dự giờ các tiết dạy của giáo viên trong trường , được họp và rút kinh nghiệm cùng giáo viên hướng dẫn và được dạy 1 tiết lấy điểm . Mỗi người có một phương pháp dạy học riêng và các phương pháp đó đều có một điểm chung là học sinh hứng thú với tiết học. Sau đây là ý tưởng của em về bài Câu hỏi và dấu chấm hỏi : 1. Phần kiểm tra bài cũ : - Theo cách dạy truyền thống thì giáo viên luôn kêu một hay hai học sinh lên làm bài trong sách hoặc kiểm tra vở của học sinh xem đã làm bài chưa . - Theo em , thì với mục tiêu như hiện nay lấy học sinh làm trung tâm và tạo được hứng thú cho các em thì chúng ta nên tổ chức một trò chơi có lien quan đến bài học cũ để học sinh cảm thấy hấp dẫn và tích cực hơn . Chúng ta có thể cho học sinh chơi trò “Chiếc hộp bí mật” , học sinh sẽ lên bóc thăm trong chiếc hộp xem điều gì sẽ xảy ra . Giáo viên tận dụng trò chơi để lồng vào các câu hỏi lien quan đến bài “MRVT : Ý chí Nghị lực” ở tiết trước . 2. Phần bài mới : - Giáo viên thường hay giới thiệu tên bài rồi mới vô bài mới . Đó là phương pháp giới thiệu bài trực tiếp , nhưng theo em chúng ta nên giới thiệu bài một cách gián tiếp sẽ hay hơn . - Đầu tiên chúng ta sẽ cho học sinh thảo luận nhóm đôi để làm Câu 1 , 2 , 3 ở phần nhận xét vào một phiếu học tập và 1 nhóm sẽ làm vào bảng phụ đã được kẻ sẵn khung : Câu hỏi. Nguyễn Ngọc Minh Trân. Của ai. Để hỏi ai. 1. Dấu hiệu.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Sau khi thảo luận xong chúng ta cho học sinh tự đối chiếu bài của nhóm mình và nhóm làm trên bảng phụ và nhận xét . - Để học sinh nhớ bài lâu hơn , giáo viên nên soạn kỹ vào giáo án các câu hỏi lien quan đến phần ghi nhớ trong sách giáo khoa . - Học sinh đọc xong phần ghi nhớ , giáo viên giới thiệu “Đây cũng là phần nội dung của bài học mới ngày hôm nay của chúng ta , hôm nay chúng ta học bài Câu hỏi và dấu chấm hỏi” Tạo cho học sinh tính năng động , mạnh dạng phát biểu ý kiến của mình . 3. Phần thực hành ( luyện tập ): - Giáo viên nên cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập 1 vào phiếu bài tập hoặc bảng phụ đã được kẽ sẵn cột như trong sách giáo khoa. - Bài 2 , cả lớp sẽ thảo luận nhóm 4 để tìm các câu hỏi trong bài, sau đó chia ra 2 nhóm A và B thi “Ai nhanh hơn” cử ra một số học sinh để lên điền vào 2 bảng phụ trên bảng đáp án đã thảo luận . - Bài 3 học sinh phải làm vào tập của mình , tự đặt câu hỏi ( nên cho học sinh đặt 2 câu : hỏi người khác và tự hỏi mình). Sau khi hoàn thành bài trong vở , giáo viên nên cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên” để trình bày bài làm của mình cho cả lớp nghe và nhận xét . Tạo cho không khí lớp học sôi động , giáo viên cũng nắm bắt được học sinh có tiếp thu bài tốt hay chưa , còn chỗ nào khó khăn hay không. 4. Củng cố : - Ở phần này thì em thấy giáo viên đi khá nhanh vì sợ cháy giáo án còn có người thì đi rất lâu vì phải tổ chức nhiều trò chơi vì sợ ướt giáo án . Riêng em thì phần này là phần khá quan trọng để kiểm tra học sinh xem đã nắm được bài chưa . Yêu cầu 1 đến 2 học sinh đọc lại phần ghi nhớ của bài , giáo viên chuẩn bị một số câu mẫu gồm : câu kể , câu cảm , câu hỏi ,… cho học sinh nhận dạng và phân biệt từng loại. - Kết thúc tiết dạy . Chú ý : Nên sắp xếp thời gian để tiết dạy không bị ướt hoặc cháy.. Nguyễn Ngọc Minh Trân. 2.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>