Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.74 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết CT 51 Tuần: 13 HDĐT:. TREO BIỂN LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (Truyện cười) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết:- Khái niệm truyện cười. - Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển, Lợn cưới áo mới. - Cách kể hài hước về người hành động không suy xét không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.(VB1) HS hiểu: -Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.(VB2) - Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên.(VB2) 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện cười. - Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện. - Kể lại được các truyện cười. 3. Thái độ: Giáo dục HS tinh thần ý thức và làm chủ bản thân; Giáo dục HS tinh thần ý thức không nên khoe của, sống cần khiêm tốn là tính tốt. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Định nghĩa truyện cười Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười truyện Treo biển, Lợn cưới, áo mới III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, tranh 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản: trả lời câu hỏi SGK/125 và SGK/127 IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: ? Truyện ngụ ngôn là gì? Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng nêu ra bài học gì? Truyện Treo biển và Lợn cưới áo mới thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt của nó?(10đ) - Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người,nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống. - Rút ra bài học từ truyện:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. - Kiểm tra vở ghi bài, vở BT 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt đông1(2 phút): Vào bài: Hoạt đông 2(3 phút): Hướng dẫn HS tìm hiểu về định nghĩa truyện cười. HS:Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. GV: Chúng ta có thể phân chia truyện cười với nhiều tiêu chí khác nhau nhưng căn cứ vào nội dung chúng ta có thể chia truyện cười thành hai tiểu loại:+Truyện thiên về ý nghĩa I. Định nghĩa truyện cười: phê phán (châm biếm, trào phúng) + Truyện thiên về ý nghĩa mua vui, giải * Chú thích (SGK)/124 trí( truyện khôi hài,hài hước). Hoạt động 3(20 phút): Hướng dẫn HS đọc,tìm hiểu văn bản. **Truyện cười sáng tác ra là để cười. Vậy chúng ta cười ai, cười về việc gì?cười để làm gì thì chúng ta tìm hiểu truyện đầu tiên đó là truyện: “Treo biển” * Hướng dẫn HS đọc: giọng đọc hài hước, chú ý từ “bỏ ngay” được lặp đi lặp lại 4 lần. * Gọi HS đọc và nhận xét về cách đọc. ?Truyện xoay quanh về những sự việc gì? I. Đọc, tìm hiểu tìm hiểu văn HS: 2 sự việc: bản: - Treo biển (p1) A. Treo biển - Chữa biển và cất biển (p2) ? Tấm biển đề treo ở cửa hàng có nội dung là gì? có mấy yếu tố? nêu vai trò của từng yếu tố? - biển đề treo ở cửa hàng có bốn yếu tố, thông báo bốn nội dung: - “Ở đây”: thông báo địa điểm cửa hàng -“Có bán”: thông báo hoạt động của cửa hàng 1. Nội dung tấm biển -“Cá”: thông báo loại mặt hàng. -“Tươi”: thông báo chất lượng hàng. - Có bốn yếu tố, thông báo bốn nội.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> ? Em có nhận xét gì về nội dung tấm biển? - Nội dung đầy đủ, đáp ứng đủ thông tin cân thiết cho người mua. ? Theo em, chủ nhà hàng cá treo biển nhằm mục đích gì? **Nếu như sự việc chỉ có như trên thì chưa trở thành truyện để cười. Vậy chuyện gì diễn ra tiếp theo sau đó ta tìm hiểu ở nội dung thứ hai. ? Từ khi tấm biển được treo lên có mấy người góp ý về cái biển? Nội dung góp ý là gì? + HS Có bốn vị khách góp ý về cái biển: - Lần 1: đề nghị bỏ chữ “tươi” - Lần 2: đề nghị bỏ chữ “ở đây” - Lần 3: đề nghị bỏ chữ “có bán” - Lần 4: đề nghị bỏ chữ “cá” ? Em có nhận xét gì về cách góp ý của 4 người?cách nhìn của họ như thế nào, giống với câu chuyện nào chúng ta đã học? - không nghiêm túc, không cay nghiệt: cười, bảo, nói, góp ý mang tính chất cá nhân, chủ quan (bắt bẻ chữ nghĩa không có cơ sở, thiếu hiểu biết, góp ý trái với bình thường.) HS: giống truyện “ thầy bói xem voi”. Họ không xem xét, nhìn nhận một cách tổng thể, toàn diện. Mỗi người chỉ quan tâm đến một hoặc một số thành phần của câu quảng cáo mà họ cho là quan trọng, không thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của thành phần khác ở tấm biển. ? Sau mỗi lần góp ý chủ nhà hàng đã làm gì? HS: Chủ nhà hàng: thay đổi tấm biển theo từng lời góp ý của khách hàng:3 lần đầu chủ nhà hàng nghe nói, bỏ ngay,lần 4 dẹp luôn tấm biển -> nghe theo một cách máy móc. ? Em có nhận xét gì về hành động của chủ nhà hàng? - hành động của chủ nhà hàng rất đáng cườihành động làm theo không hề suy nghĩ như một cái máy.Chúng ta cười nhiều nhất về hành động của chủ nhà hàng ở cuối truyện. Khách qua đường bắt bẻ về cái biển đến nỗi. dung.. => Đủ thông tin cần thiết cho một tấm biển quảng cáo.. 2. Các lời góp ý và phản ứng của nhà hàng: - Bốn lời góp ý =>mang tính cá nhân, chủ quan.. - Sau mỗi lần góp ý, chủ nhà hàng nghe nói, bỏ ngay. Cuối cùng dẹp luôn tấm biển. gây cười.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> trên biển chỉ còn trơ trọi một chữ “cá”. Đến đây không chỉ chủ nhà hàng mà cả người theo dõi cũng nghĩ rằng chẳng còn gì để góp ý nữa nhưng ngược đời vẫn còn người góp ý về cái biển ngay lập tức chủ nhà hàng đã biến cái có thành cái không dẹp luôn tấm biển. Ta cười vì chứng tỏ chủ nhà hàng không biết suy nghỉ không hiểu những điều viết trên biển là để làm gì và có ý nghĩa gì? ? Nếu em là chủ nhà hàng, em sẽ giải quyết ra sao trước những lời góp ý? HS: Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của họ bằng cách cám ơn họ, sau đó suy nghĩ cẩn thận rồi để y nguyên tấm biển. GV liên hệ giáo dục HS:Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiểng ba chân.Khi được người khác góp ý, không nên vội vàng làm theo ngay khi chưa suy xét. Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. ? Qua đây em rút ra được bài học gì về cách dùng từ? HS: hiểu được nghĩa của từ, từ dùng phải có nghĩa, có thông tin cần thiết, không dùng thừa từ. ? Để gây được tiếng cười cho người đọc, truyện đã xây dựng thành công nghệ thuật gì? HS:-Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí ( cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà 3. Nghệ thuật. hang. - Sử dụng yếu tố gây cười. - Sử dụng những yếu tố gây cười. - Kết thúc truyện bất ngờ. - Kết thúc truyện bất ngờ: chủ nhà hàng cất luôn tấm biến. ? Hãy nêu ý nghĩa của truyện? bài học rút ra cho bản thân?. - Truyện hài hước, tạo tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến 4. Ý nghĩa của truyện. khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý *Ghi nhớ SGK/125 kiến khác. * Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK/125.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> **Nếu truyện “Treo biển” chúng ta cười ở việc làm, hành động thiếu chủ kiến, thiếu suy nghĩ còn truyện “ Lợn cưới áo mới” chúng ta cười về điều gì? Hoạt động 4(15 phút): Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản “lợn cưới áo mới” Mời hai HS lên diễn lại văn bản * Gọi HS đọc và nhận xét. ? Thường của trưng ra để khoe phải là cái gì B. Lợn cưới, áo mới đó thật lớn lao, thật quý hiếm nhưng ở trong truyện của được khoe là gì?... ? Của được đem khoe là gì? Em có nhận xét gì về những của được đem khoe?Những thứ đó có đáng khoe hay không? - Một cái áo mới may - Một con lợn cưới -> Vật bình thường, không đáng để khoe ->gây cười GV chốt ý ?Truyện kể về ai khoe của? Em có cảm nhận chung gì về cách khoe của của hai nhân vật? HS: quá đáng, lố bịch. ? Cách khoe của quá đáng, lố bịch của hai nhân vật được biểu hiện ở những mặt nào? Tìm những chi tiết thể hiện thái độ, hành vi; lời nói, hành động của: anh khoe lơn.anh khoe áo? HS: Hành vi, thái độ: anh lợn cưới thì “ tất tưởi”., anh áo mới thì mặc áo mới, đứng hóng ở cửa, đợi người khen, chờ từ sáng đến chiều. - HS giải nghĩa từ “tất tưởi”( hoàn cảnh, bận rộn, bối rối, không còn tâm trí nào để khoe). Lời nói, hành động: * Cho HS phân tích yếu tố thừa của ở lời nói của hai nhân vật. Yếu tố thừa của hai đối thủ lại là nội dung, mục đích chính. Biến điều người ta không hỏi thành nội dung thông báo(anh áo mới). Không phải là từ thích hợp, thông tin cần thiết(anh lợn cưới). - GV diễn giảng thêm ở anh có áo mới. ?Đọc truyện Lợn cưới, áo mới vì sao em lại cười?.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> + HS trình bày: - Cười ở vật được đem khoe, của chẳng đáng là bao mà vẫn thích khoe. - Cười về hành động, ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của. Hành động và ngôn ngữ khoe của của các nhân vật đều quá đáng, lố bịch.Cười rõ nhật là ở điệu bộ, lời thoại của từng nhân vật. + Nhận xét, bổ sung ? Nghệ thuật đặc sắc của truyện là gì? - Tạo tình huống gây cười. - Miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của 2 nhân vật. - Sử dụng biện pháp nghê thuật phóng đại ? Nêu ý nghĩa của truyện?bài học rút ra cho bản thân? - Truyện chế giễu, phê phán người có tính hay khoe của là một tính xấu khá phổ biến trong XH. + HS nhận xét * Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK/128 + HS đọc Ghi nhớ. * Ghi nhớ SGK/128. 4. Tổng kết: - Nhắc lại định nghĩa truyện cười? - Ý nghĩa của hai truyện cười đã học? bài học rút ra cho bản thân? TL:Truyện treo biển gợi ra bài học về sự suy nghĩ chín chắn, biết cân nhắc trước sau, có lập trường chính kiến Truyện lợn cưới áo mới nhắc nhở mọi người biết sống khiêm nhường, biết tự hào chính đáng đừng nên khoe khoang mà làm méo mó cuộc sống. 5. Hướng dẫn học tập:. * Đối với bài học ở tiết học này: - Nắm được khái niệm về truyện cười - Nắm lại nội dung bài học. Học thuộc ghi nhớ. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài mới : ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN + Học thuộc các định nghĩa về các thể loại truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. + Kể lại các truyện theo 2 ngôi kể. + Kể tên các truyện đã học. + Nêu một số đặc điểm tiêu biểu từng thể loại. Lập bảng thống kê theo các cột sau: thể loại, tác phẩm, nhân vật, yếu tố kì ảo, cốt truyện, nội dung ý nghĩa..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết- cổ tích- ngụ ngôntruyện cười. V. PHỤ LỤC: VI.. RÚT KINH NGHIỆM: * Nội dung ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………............ * Phương pháp: ............................................................................................................................... ………………………………………………………………………………… * Phương tiện ………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(8)</span>